Bài giảng Lớp 4 - Môn Môn: Lịch sử - Tết 3 - Nước văn lang

Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.

- Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt?

- Khen ngợi những hs nêu được nhiều phong tục.

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Môn: Lịch sử - Tết 3 - Nước văn lang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 1 tháng 9 năm 2014
Môn: LỊCH SỬ 
Tiết 3 NƯỚC VĂN LANG
I/ Mục tiêu: 
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đờ sống vật chấtvà tinh thần của người Việt cổ. 
 + Khoảng 700 năm trước Công nguyên TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trrong lịch sử dân tộc ra đời.
 + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
 + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
 + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,.
II/ Đồ dùng dạyhọc:
- Phiếu học tập, lược đồ Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
- Đọc câu ca dao:
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.
- Ngày giỗ tổ trong câu ca dao nhắc đến là ngày giỗ của ai?
- Em biết gì về các vua Hùng?
- Các vua Hùng là người đầu tiên gây dựng nên đất nước ta. Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta có tên là gì? ra đời vào khoảng thời gian nào? Để biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đầu tiên trong chương trình LS lớp 4, bài "Nhà nước Văn Lang"
2. Vào bài:
* Hoạt động 1: Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang
- Treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hãy thảo luận nhóm đôi, đọc SGK/11,12, xem lược đồ để hoàn thành các nội dung sau: (treo bảng phụ viết sẵn y/c)
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt
Tên nước
Văn Lang
Thời điểm ra đời
Khoảng năm 700 TCN
Khu vực h.thành
Sông Hồng, sông Mã, sông cả
- Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khu vực hình thành của nước Văn Lang.
Kết luận: Nhà nước đầu tiên trong LS nước ta là nuớc Văn Lang. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN trên khu vực sông Hồng, sông mã, sông cả, đây là nơi người Lạc Việt sinh sống.
* Hoạt động 2: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang
- Hãy đọc SGK thảo luận nhóm đôi để điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ. (vẽ sẵn sơ đồ trên bảng phụ).
- Gọi đại diện nhóm dán kết quả.
- Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp? Đó là những tầng lớp nào?
- Người đứng đầu trong nhà nước Văn lang là ai?
- Tầng lớp sau vua là ai? họ có nhiệm vụ gì?
- Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì?
- Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là tầng lớp nào? Họ làm gì trong xã hội.
Kết luận: Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp: Hùng Vương , Lạc hầu và Lạc tướng, Lạc dân, nô tì.
 Hoạt động 3: Đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt
- Y/c hs quan sát các hình trong SGK, GV giới thiệu từng hình, Y/c hs làm việc nhóm 4 để hoàn thành phiếu 
- Gọi đại dịện nhóm lên dán phiếu và trình bày 1 nội dung trước lớp.
- Dựa vào bảng, hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của em.
Nhận xét, tuyên dương hs trình bày tốt.
 Hoạt động 4: Phong tục của người Lạc Việt.
- Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.
- Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt?
- Khen ngợi những hs nêu được nhiều phong tục.
- Kết luận: Nhà nước đầu tiên của ta ra đời vào khoảng năm 700 TCN tên là nước Văn Lang, đứng đầu là Hùng Vương, người Lạc Việt biết làm rất nhiều việc, cuộc sống của họ rất vui tươi và có nhiều phong tục riêng
- Gọi hs đọc ghi nhớ
3. Củng cố, dặn dò:
- Trong một lần đến thăm Đền Hùng Bác Hồ nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước". Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ. 
- Giáo dục: Yêu quê hương, yêu sự thanh bình của đất nước
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Nước Âu lạc
- Là ngày giỗ tổ các vua Hùng.
- Các vua Hùng là người có công dựng nước.
- Lắng nghe
- HS làm việc nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên dán phiếu và trình bày, nhóm khác nhận xét.
1/ Xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang
2. Điền thông tin thích hợp vào bảng:
- HS lên bảng chỉ
- Lắng nghe
- HS làm việc nhóm đôi
Vua hùng
Lạc tường, lạc hầu
Lạc dân
Nô tì
- có 4 tầng lớp: Vua Hùng, Lạc tướng và Lạc Hầu, Lạc dân, nô tì.
- vua, gọi là Hùng Vương
- Lạc tướng, Lạc hầu, có nhiệm vụ giúp vua cai quản đất nước .
- Gọi là Lạc dân
- Nô tì, họ hầu hạ trong các gia đình giàu phong kiến.
- HS quan sát, thảo luận và hoàn thành phiếu
- Đại diện nhóm trình bày
- Lần lượt 3 hs trình bày
- Sự tích bánh chưng bánh dày, Sự tích Mai An Tiêm, ...
- tục ăn trầu, trồng khoai, tổ chức lễ hội vào mùa xuân, làm bánh chưng, bánh dày.
- Lắng nghe
- 3 hs đọc ghi nhớ.
- HS nêu suy nghĩ 
Đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt
Sản xuất
Ăn uống
Mặc và trang điểm
Ở
Lễ hội
- Trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau, dưa hấu.
- Nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải
- Đúc đồng: giáo, mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày
- Làm gốm
-Đóng thuyền.
- cơm, xôi
bánh chưng, bánh dày
- uống rượu
- làm mắm
Nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình
- Búi tóc hoặc cạo trọc đầu
Phụ nữ đeo hoa tai, vòng tay bằng đá, đồng.
- Ở nhà sàn
- sống quây quần thành làng
- Vui chơi, nhảy múa
- đua thuyền
- Đấu vật.
Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2014
ĐỊA LÝ 
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I/ Mục tiêu: 
Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN
- Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
- Gọi 2 hs lên bảng TLCH:
1. Điền thông tin vào sơ đồ: 
 Vị trí: 
 Chiều dài: 
 Chiều rộng: 
 Độ cao: 
 Đỉnh: 
Hoàng Liên Sơn Sườn
 Thung lũng: 
 Khí hậu: 
 2. Tại sao nói đỉnh Phan-xi-păng là nóc nhà của Tổ quốc? 
Nhận xét, cho điểm
2. Dạy-học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Chúng ta đã biết về vị trí địa lí và một số đặc điểm tự nhiên của dãy Hoàng Liên Sơn. Hôm nay các em sẽ biết thêm về những đặc điểm lý thú về con người nơi đây.
b. Bài mới:
Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau:
+ Theo em, dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng.
+ Kể tên những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Gọi hs đọc bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
+ Kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?
+ Phương tiện gia thông chính của người dân ở những nơi núi cao của Hoàng Liên Sơn là gì?
Kết luận: Dân cư ở Hoàng Liên Sơn thưa thớt chủ yếu là dân tộc ít người: Dao, Mông, Thái, giao thông là đường mòn phải đi bộ hoặc đi bằng ngựa.
- Cho hs xem tranh ảnh về bản làng và hỏi:
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Bản có nhiều nhà hay ít?
Hoạt động 2: Bản làng với nhà sàn
- Gọi hs đọc mục 2 SGK
- Cho hs xem ảnh nhà sàn, hỏi:
+ Đây là gì?
+ Em thường gặp nhà sàn ở đâu?
+ Vì sao dân tộc ít người thường ở nhà sàn?
Kết luận: Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường sống ở nhà sàn để tránh thú dữ. Nhà sàn được làm bằng các vật như tre, nứa. Trong nhà sàn, bếp là nơi quan trọng nhất để đun nấu và sưởi ấm.
Hoạt động 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục
- Gọi hs đọc mục 3 SGK
- Yeu cầu hs hoạt động nhóm 6 .
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu chợ phiên
+ Nhóm 3,4: Lễ hội
+ Nhóm 5,6: Trang phục
- Gọi đại diện nhóm trình bày
+ Theo em ở chợ phiên bán những hàng hóa nào?
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động gì?
+ Hãy mô tả những nét đặc trưng trong trang phục người Thái, Mông, Dao?
+ Tại sao trang phục của họ lại có màu sặc sỡ?
Kết luận: Khí hậu ở Hoàng Liên Sơn rất lạnh vì thế họ thường mặc những màu sắc sặc sỡ để tạo cảm giác ấm áp hơn, ngoài ra do họ tự lấy lá cây để nhuộm áo, váy nên mới có màu như vậy.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/76
- Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Nhận xét tiết học.
Ở phía B, giữa Sông Hồng và Sông Đà
Khoảng 180 km
Gần 30 km
: cao và đồ sộ nhất VN
có nhiều đỉnh nhọn
rất dốc
hẹp và sâu
Lạnh
- Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta nên được coi là nóc nhà của Tổ quốc.
- HS lắng nghe
- Hs thảo luận.
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn rất thưa thớt
+ Dao, Mông, Thái...
- HS đọc bảng số liệu
+ Thái, Dao, Mông
+ Phương tiện giao thôngc hính là đi bằng ngựa hoặc đi bộ vì địa hình là núi cao, hiểm trở, chủ yếu là đường mòn.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
+ Ở sườn núi, thung lũng
+ Ít nhà.
- HS đọc
- HS quan sát tranh
+ Nhà sàn
+ Núi cao, nơi ở của người dân tộc
+ Tránh ẩm thấp và thú dữ.
- HS đọc mục 3 SGK
- HS hoạt động nhóm 6
- Đại diện nhóm trả lời.
+ Nhóm 1,2: Chợ phiên chỉ họp vào những ngày nhất định, là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và giao lưu văn hóa, gặp gỡ của nam nữ thanh niên
+ thổ cẩm, măng, mộc nhĩ, hoa quả đó là những sản phẩm do người dân tự làm và khai thác từ rừng.
+ Nhóm 3,4: Ở Hoàng Liên Sơn có những lễ hội như: hội chơi núi mưa xuân, hội xuống đồng.
+ có những hoạt động như ném còn, ném pao, nhảy sạp,..
+ Nhóm 5,6:
- Mỗi dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn đều có những trang phục riêng mang nét đặc trưng của dân tộc mình và đều được thêu, trang trí thổ cẩm màu sắc sặc sỡ.
+ Người Thái mặc áo trắng có hàng cúc phúa trước, váy màu đen, đội khăn màu sặc sỡ
+ Người Mông đội khăn, đeo vòng bạc, chân quấn xà cạp, mặc váy nhiều hoa văn sặc sỡ
+ Người Dao đội khăn mặc váy màu sặc sỡ
+ Vì để dễ nổi bật khi đi rừng và tạo cảm giác ấm áp.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 4,5 hs đọc
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao an lich su va dia li lop 4 tuan 3.doc