Bài giảng Lớp 4 Môn Địa lý - Tuần 19 - Tiết 19: Đồng bằng Nam Bộ

Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.

- HS khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trunglại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.

-GDSDNLTKHQ: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nănglượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta

 

doc28 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 Môn Địa lý - Tuần 19 - Tiết 19: Đồng bằng Nam Bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Loại hàng nào có nhiều hơn?) 
Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ Việt Nam.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Thành phố nằm bên sông nào? Cách biển bao xa?
Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
Trước đây thành phố còn có tên gọi là gì? Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm nào?
Quan sát hình 1, cho biết thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp những địa phương nào?
Từ thành phố có thể đi tới các nơi khác bằng phương tiện giao thông nào? Thành phố có sân bay quốc tế & hải cảng nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Quan sát bảng số liệu so sánh với Hà Nội xem diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm đôi.
Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn
Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.
GV nhấn mạnh: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất, nơi thu hút được nhiều du khách nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.
GV treo bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
Các nhóm thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
HS chỉ vị trí & mô tả tổng hợp về vị trí của thành phố Hồ Chí Minh.
HS quan sát bảng số liệu trong SGK để nhận xét về diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh.
HS thực hiện so sánh.
HS thảo luận nhóm đôi
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Củng cố 
GV yêu cầu HS thi đua gắn tranh ảnh sưu tầm được (HS thi đua tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh)
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Cần Thơ. 
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 24
Ngày dạy:..../...../2013
 Tiết 24: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ;
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ).
HS khá, giỏi:
Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long : nhờ có vị trí địa lý thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV :bản đồ hành chính Việt Nam 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra +giới thiệu bài 
- GV cho HS chỉ vị trí của TPHCM trên bản đồ VN 
- Nêu dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm kinh tế ,văn hóa ,khoa học của đất nước 
- GV nhận xét giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long 
- GV cho HS dựa vào bản đồ trả lời câu hỏi ở mục 1 SGK
- Cho HS lên bảng chỉ vị trí của Cần Thơ trên bản đồ VN 
Hoạt động 3: Trung tâm kinh tế ,văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long 
- GV cho HS dựa vào tranh ,bản đồ VN ,SGK thảo luận các câu hỏi :
+ Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là :
- Trung tâm kinh tế 
- Trung tâm văn hóa ,khoa học 
- Trung tâm du lịch 	
 + Giải thích tại sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế ,văn hóa, khoa học của đồng bằng sông CL
- GV cho HS trình bày, và nhận xét 
GV nói thêm về bến Ninh Kiều :Bến Ninh Kiều nằm bên hữu ngạn sông Hậu, gần trung tâm thành phố Cần Thơ, Hằng ngày trên bến sông này có rất nhiều tàu thuyền xuôi ngược, chở đầy những sản vật của đồng bằng sông Cửu Long. 
Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò 
GV cho HS nêu phần tóm tắt cuối bài 
-GV dặn dò, nhận xét tiết học. 
HS lên bảng trả lời 
HS lên bảng chỉ vị trí của Cần Thơ
(bên sông Hậu )
HS thảo luận 
-Vị trí ở trung tâm đồng bằng sông CL 
-Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo ,trái cây ,thủy ,hải sản nhất cả nước ;đó là điều kiện cho phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ,các ngành công nghiệp sản xuất máy móc 
HS theo dõi 
3 em nêu 
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 25
Ngày dạy:..../...../2013
Tiết 25: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Chỉ hoặc điền được vị trí đồng bằng Bắc Bộ ,đồng bằng Nam Bộ ,sông Hồng ,sông Thái Bình ,sông Tiền ,sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Năm Bộ.
- Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội ,TPHCM, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của thành phố này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	GV :bản đồ hành chính Việt Nam 
 	 Lược đồ trống VN 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra +giới thiệu bài 
- GV cho HS chỉ vị trí của TP Cần Thơ trên bản đồ VN 
- Nêu dẫn chứng thể hiện TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông CL
- GV nhận xét giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập 
-GV gọi HS đọc câu hỏi 1,GV treo bản đồ trống VN lên bảng yêu câu HS lên bảng điền các địa danh nêu ở câu 1:đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông tiền, sông hậu, sông Đồng Nai 
- Sau khi HS điền xong GV cho HS trình bày kết quả
+ Tiếp theo GV cho các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng số liệu so sánh về thiên nhiên của đồng bằng BB và đồng bằng (theo câu hỏi 2 SGK)
GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng 
+ GV gọi HS đọc câu hỏi 3 SGK suy nghĩ trả lời 
Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò 
-GV cùng HS hệ thống bài 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS lên bảng trả lời 
HS lên bảng điền các địa danh vào bản đồ
HS thảo luận theo nhóm 4 và hoàn thành bảng so sánh 
- HS phát biểu kết quả của nhóm mình 
HS đọc và trả lời
a.S b.Đ
c.S d.Đ
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 26
Ngày dạy:..../...../2013
Tiết 26: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
HS khá, giỏi :
+ Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
+ Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã. 
- Ham thích tìm hiểu về các vùng đất của Việt Nam
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV :bản đồ tự nhiên Việt Nam 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra +giới thiệu bài 
-GV cho HS chỉ vị trí của hai đồng bằng lớn đã được học trên bản đồ VN 
-GV nhận xét giới thiệu bài
Hoạt động 2: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.
-GV chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN tuyến đường sắt, đường bộ từ TPHCM đến Hà Nội qua suốt dọc duyên hải miền Trung; xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung ở phần giữa của lãnh thổ VN, phía Bắc giáp ĐBBB, phía nam giáp ĐBNB ,phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn.
- Tiếp theo GV yêu cầu các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên , vị trí , độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung.
-GVnhận xét bổ sung thêm: Các đồng bằng được gọi theo tên của tỉnh có đồng bằng đó. Dải đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các đồng bằng nhỏ hẹp, song tổng diện tích cũng khá lớn, gần bằng diện tích đồng bằng BB.
- GV yêu cầu HS một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đb duyên hải miền Trung.
-GV cho HS quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở đồng bằng duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây.(như cồn cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt giải đồng bằng.
Hoạt động 3: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.
-GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 và đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng. GV yêu cầu HS dựa vào hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân.
-GV cần nói thêm về sự khác biệt khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ .Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 20oC, trong khi ở Huế xuống dưới 20oC.
-GV giới thiệu về gió Tây nam cho HS nghe :gío thổi từ nước Lào sang mang theo hơi nóng .GV giới thiệu thêm ở miền Trung vào mùa mưa thường hay có lũ lụt và hướng các em để các em thông cảm với người dân ở miền Trung.
- Nêu cảm nghĩ của mình khi xem trên ti vi thấy cảnh lũ lụt mà người dân miền Trung phải hứng chịu.
Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò 
-GV cho HS chỉ trên bản đồ TNVN vị trí của đồng bằng duyên hải miền Trung, nhận xét đặc điểm của đb duyên hải miền Trung.
-GV cùng HS hệ thống bài 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS lên bảng chỉ
HS thảo luận theo nhóm 4 và phát biểu: các đồng bằng nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.
HS theo dõi
HS theo dõi
HS quan sát và chỉ
HS :Đèo Hải Vân nằm trên sườn núi, đường uốn lượn , một bên là sườn núi cao, một bên là vực sâu.
HS nêu cảm nghĩ của mình khi xem trên ti vi thấy cảnh lũ lụt mà người dân miền Trung phải hứng chịu.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 27
Ngày dạy:..../...../2013
Tiết 27: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I MỤC TIÊU
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- HS khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trunglại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
-GDSDNLTKHQ: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nănglượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta
- Tôn trọng & phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của vùng duyên hải miền Trung cũng như hoạt động sản xuất ở nơi đây.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV –HS: SGK
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1.Kiểm tra +giới thiệu bài 
-GV cho HS chỉ vị trí của đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ VN, nêu đặc điểm của đồng bằng này.
-GV nhận xét giới thiệu bài
Hoạt động 2: Dân cư tập trung khá đông đúc.
GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung và lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc , thị xã và thành phố ở duyên hải, song nếu so sánh với đồng bằng Bắc Bộ thì nơi đây vẫn không đông đúc bằng.
GV yêu cầu HS quan sát hình 1,2 nhận xét trang phục của phụ nữ người Kinh.
Hoạt động 3: Hoạt động sản xuất của nggười dân.
GV yêu cầu một số HS đọc , ghi chú các ảnh từ 3 đến 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất.
Cho 2 HS đọc lại kết quả
GV đề nghị HS đọc bảng: Các hoạt động sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất, sau đó yêu cầu HS các nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất và điều kiện để sản xuất từng ngành.
Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò 
-GV cho HS nhắc lại tên các dân tộc ở duyên hải miền Trung và nêu lí do vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này.
GVKL: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn , người dân miền Trung luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác.
-GV gọi 2 em đọc phần tóm tắt cuối bài. 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS lên bảng chỉ
HS theo dõi
HS nhận xét: Người Kinh mặc áo dài, cổ cao
HS hoàn thành bảng
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng , đánh bắt thuỷ sản
Ngành khác
Hình 4,5
Hình 6
Hình 3,8
Hình 7
HS đọc, trao đổi theo nhóm 4 và trình bày.
HS trả lời
HS theo dõi
2 em đọc
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 28
Ngày dạy:..../...../2013
Tiết 28: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (TT)
I. Mục tiêu :
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- HS khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trunglại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
-GDSDNLTKHQ: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nănglượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta
- Tôn trọng & phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của vùng duyên hải miền Trung cũng như hoạt động sản xuất ở nơi đây.
II.Đồ dùng dạy học:
GV –HS: SGK
III. Hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra +giới thiệu bài 
-GV cho HS nêu các điều kiện để ĐB duyên hải miền Trung phát triển các ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, trồng trọt, chăn nuôi.
-GV nhận xét giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hoạt động du lịch
Cho HS quan sát hình 9 của bài và hỏi: Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì? 
Sau khi HS trả lời, cho một HS đọc đọc đoạn văn đầu của mục này ; yêu cầu HS liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi của SGK . GV nên dùng bản đồ VN gợi ý tên các thành phố, thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
GV khảng định điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động dịch vụ du lịch (phục vụ ăn, ở, chỗ vui chơi) sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này.
Hoạt động 3: Phát triển công nghiệp.
GV yêu cầu HS quan sát hình 10 và liên hệ bài trước để giải thích lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố.
GV khảng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn.
GV giảng cho HS hiểu về các công việc sản xuất mía đường cho HS biết. 
GV giới thiệu cho HS biết về kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây sẽ có cảng lớn ,có nhà máy lọc dầu và các nhà máy khác .
Hoạt động 4: Lễ hội.
GV cho HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang, sau đó yêu cầu HS quan sát hình 13 và mô tả khu Tháp Bà.
 3. Củng cố,dặn dò 
-GV gọi 2 em đọc phần tóm tắt cuối bài. 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS nêu
Để thu hút khách du lịch
HS kể tên một vài bãi biển đẹp ở miền Trung: bãi biển Nha Trang, Mũi Né
HS theo dõi
Do có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sửa chữa tàu.
HS theo dõi
HS mô tả
HS đọc
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 29
Ngày dạy:..../...../2013
Tiết 29: THÀNH PHỐ HUẾ
`I.MUÏC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
	- GDHS yêu quê hương đát nước
II.CHUẨN BỊ
Bản đồ hành chính Việt Nam
Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
	Khởi động: 
	Kiểm tra: Người dân ở duyên hải miền Trung.
	GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK (GV có thể làm phiếu luyện tập để kiểm tra kiến thức)
	GV nhận xét
	Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu & tên thành phố Huế?
Xác định xem thành phố của em đang sống?
Nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế?
Tên con sông chảy qua thành phố Huế?
Huế tựa vào dãy núi nào & có cửa biển nào thông ra biển Đông?
Quan sát lược đồ, ảnh & với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế?
Vì sao Huế được gọi là cố đô?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV chốt: chính các công trình kiến trúc & cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan & du lịch.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2.
GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hoá: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn); văn hoá ẩm thực (bánh, thức ăn chay).
Cho HS hát một đoạn dân ca Huế
HS quan sát bản đồ & tìm
Vài em HS nhắc lại
Huế nằm ở bên bờ sông Hương
Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) & có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông.
Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén
Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu)
Vài HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc lâu năm
HS quan sát ảnh & bổ sung vào danh sách nêu trên
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2, cần nêu được:
+ tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba
+ kết hợp ảnh nêu tên & kể cho nhau nghe về một vài địa điểm:
Kinh thành Huế: một số toà nhà cổ kính.
Chùa Thiên Mụ: ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa.
Cầu Tràng Tiền: bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp
Chợ Đông Ba:các dãy nhà lớn nằm ven sông Hương. Đây là khu buôn bán lớn của Huế.
Cửa biển Thuận An: nơi sông Hương đổ ra biển, có bãi biển bằng phẳng
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chọn & kể về một địa điểm đến tham quan. HS mô tả theo ảnh hoặc tranh.
HS thi đua hát dân ca Huế.
Củng cố - Dặn dò : 
GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam & nhắc lại vị trí này
Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch?
Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Nẵng.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
................
.................
...................
................
..................
................
..................
....................
...................
................
...............
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 30
Ngày dạy:..../...../2013
Tiết 30: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I-MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng.
HS khá, giỏi:
- Biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi đến các tỉnh khác.
	- GDHS yêu thích môn học và thích tìm hiểu về các vung miền của đất nước.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Một số hình ảnh về thành phố Đà Nẵng.
- Lược đồ hình 1 bài 24.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 Khởi động: 
 Kiểm tra: Thành phố Huế.
 Tìm vị trí thành phố Huế trên lược đồ các tỉnh miền Trung?
 Những địa danh nào dưới đây là của thành phố Huế: biển Cửa Tùng, cửa biển Thuận An, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu Tràng Tiền, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình.
GV nhận xét
 Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được:
+ Tên, vị trí của tỉnh địa phương em trên bản đồ?
+ Vị trí của Đà Nẵng, xác định hướng đi, tên địa phương đến Đà Nẵng

File đính kèm:

  • docdia ly tuan 19- 35.doc