Bài giảng Lớp 4 Môn Địa lý - Tiết 1 - Làm quen với bản đồ

HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở trong SGK để trả lời các câu hỏi.

HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy Hoàng Liên Sơn & mô tả dãy Hoàng Liên Sơn (vị trí, chiều dài, độ cao, đỉnh, sườn & thung lũng của dãy Hoàng Liên Sơn)

 

doc7 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3113 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 Môn Địa lý - Tiết 1 - Làm quen với bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 14/8/2012 
Ngày dạy:...................
Tiết 1 Làm quen với bản đồ
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	 - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. 
	 - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
 	 - GDHS có tinh thần tích cực học tập
 II. CHUẨN BỊ:
 - SGK
 - Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
	 1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Giới thiệu: 
* Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
-Các bản đồ này là hình vẽ hay ảnh chụp?
Nhận xét về phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo cách nhìn từ trên xuống.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
-Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
-Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ treo tường?
- GV giúp HS sửa chữa để hoàn thiện câu trả lời.
*Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
* GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo các gợi ý sau:
Tên của bản đồ có ý nghĩa gì?
- Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
- Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 3 & cho biết 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Bảng chú giải có tác dụng gì?
- Hoàn thiện bảng
- GV giải thích thêm cho HS: tỉ lệ là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ & ngược lại.
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & bảng chú giải.
*Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
-Hình vẽ thu nhỏ
-Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất - nước Việt Nam.
- Đại diện HS trả lời trước lớp
- HS đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo nhóm
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
Các nhóm khác bổ sung & hoàn thiện
- HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô
2 em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ?
 - Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3. 
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
TUẦN 2
Ngày soạn: 14/8/2012 
Ngày dạy:...................
Tiết 2: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ(lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bản số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nươc Việt nam.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: SGK,Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng.
- HS:SGK, Vở ghi
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV ghi tựa bài lên bảng
b. Khai thác nội dung hoạt động
 * Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng & sông Đà?
Dãy Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km?
Đỉnh núi, sườn & thung lũng ở dãy Hoàng Liên Sơn như thế nào?
Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là nóc nhà của Tổ quốc?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Dựa vào lược đồ hình 1, hãy đọc tên các đỉnh núi & cho biết độ cao của chúng.
Quan sát hình 2 (hoặc tranh ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng), mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng .
GV giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
 * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV tổng kết: Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc
- HS nhắc lại tựa bài
HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở trong SGK để trả lời các câu hỏi.
HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy Hoàng Liên Sơn & mô tả dãy Hoàng Liên Sơn (vị trí, chiều dài, độ cao, đỉnh, sườn & thung lũng của dãy Hoàng Liên Sơn)
HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
Khí hậu lạnh quanh năm
HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Việt Nam.
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2
 4. Củng cố- Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.( HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.)
GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn & giới thiệu thêm về dãy Hoàng Liên Sơn: Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên. Đây là dãy núi cao nhất Việt Nam & Đông Dương.
- Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
TUẦN 3
Ngày soạn:29/8/2012 
Ngày dạy: 5/9/2012
Tiết 3 MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
 I. MỤC TIÊU : 
-Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn : Thái, Dao ,Mông,
-Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. 
-Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- HS khá giỏi : giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở ;để tránh thú dữ và ẩm thấp. 
- GD học sinh tôn trọng văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn nói riêng và các dân tộc trên đất nước Việt Nam nói chung.
 II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh ảnh về nhà sàn, và trang phục của một số dân tộc ở vùng núi phía bắc.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 1. Kiểm tra:
 -Nêu một số đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn .
 -Tại sao nói đỉnh Phan –xi- păng là nóc nhà của Tổ quốc?
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu: 
*Hoạt động1: Hoạt động nhóm cặp đôi 
HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau dựa vào vốn hiểu biết của mình.
-Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
-Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. 
*GV chốt lại ý chính về đặc điểm dân cư ở Hoàng Liên Sơn: thưa thớt chủ yếu là các dân tộc ít người.
* GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp ,yêu cầu HS đọc bảng số liệu về địa bàn dân cư chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.và trả lời các câu hỏi:
-Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
-Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
-Người dân ở khu vực núi cao thường đi bằng phương tiện gì? Vì sao?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân 
-GV cho HS quan sát tranh ảnh về bản làng và hỏi:
+ Bản làng thường nằm ở dâu ?
+Bản có nhiều nhà hay ít nhà ?
-GV đưa ra ảnh nhà sàn, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi: 
+ Đây là cái gì ?
+ Em thường gặp hình ảnh này ở đâu?
+Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
+Theo em tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn dể ở?
-GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*Hoạt động 3: Cho HS thảo luận theo nhóm. Chia lớp làm 6 nhóm , tìm hiểu những nội dung chính về cuộc sống của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- GV giáo dục HS ý thức bảo tồn, giữ gìn những truyền thống văn hố lâu đời của dân tộc, ý thức bảo vệ thiên nhiên, mơi trường.
-HS tiến hành thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm vừa lên vừa chỉ bản đồ, vừa trả lời câu hỏi.
+Dân cư ở Hoàng Liên Sơn rất thưa thớt.
+Những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn là: dân tộc Dao, dân tộc Mông, dân tộc Thái.
- Dân tộc Thái, Dao, Mông.
- HS giải thích theo hiểu biết của bản thân.
-Phương tiện đi lại chủ yếu là bằng ngựa hoặc đi bộ vì địa hình núi cao, hiểm trở chủ yếu là đường mòm.
-HS cả lớp quan sát , trả lời các câu hỏi.
+ Ở sườn núi, thung lũng .
+ Ít nhà.
+Đây là nhà sàn.
+ Nhà sàn thường có ở nơi núi cao, là nơi ở của người dân tộc ít người.
+HS nêu .
+Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở ,để tránh ẩm thấp và thú dữ.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
+Nhóm và 6 : chợ phiên.
+ Nhóm 2 và 4 : lễ hội 
+ Nhóm 3 và 5: trang phục.
-HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 -GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
 - Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh

File đính kèm:

  • docdia ly tuan 1-3.doc