Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tuần 32, 33, 34: Dành cho địa phương: Sự hình thành và phát triển thành phố Hội An

GV gợi ý viết 1,2 chữ cái vào ô chữ hoặc thay bằng ô chữ khác)

GV phổ biến luật chơi

GV tổ chức chơi thử

GV nhận xét HS chơi

*Nội dung chuẩn bị của GV

1. Món chè bột mịn màu đen được chế biến từ lá mơ, rau má, mè đen (đã được giã mịn). (Có 4 chữ cái)

 

doc13 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4968 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tuần 32, 33, 34: Dành cho địa phương: Sự hình thành và phát triển thành phố Hội An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32,33,34: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ HỘI AN
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức: Giúp học sinh:
 -Hiểu được quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Hội An.
 -Hiểu được các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, lễ hội của Thành phố Hội An.
 -Hiểu Hội An là một Thành phố thuộc Tỉnh Quảng Nam, có nhiều khu phố cổ được xây dựng từ thế kỷ 16. Hội An được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào ngày 04 / 12 / 1999
2.Về kỹ năng: 
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ các di tích, môi trường.
- Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ Thành phố và thực hiện tốt các quy định của thành phố.
3.Về tình cảm, thái độ:
-Có ý thức bảo vệ, giữ gìn Thành phố Hội An.
-Đồng tình ủng hộ, noi gương những người có ý thức gìn giữ, bảo vệ Thành phố Hội An; Không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ Thành phố Hội An. 
 II.Tài liệu và phương tiện:
Nội dung một số thông tin về Hội An qua các thời kỳ, di tích, làng nghề, lễ hội  của Hội An
Tranh minh họa Phố cổ Hội An, các di tích lịch sử.
Tổ chức tham quan Chùa cầu, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Chùa Ông, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
Tiết 32 : Ngày dạy: 
HỘI AN VÀ CÁC DI TÍCH TIÊU BIỂU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Bài cũ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T2)
-Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
1. Em nhìn thấy một số bạn vứt vỏ cơm hộp ở góc đường phố?
2. Em nhìn thấy vòi nước ở công viên không khóa, nước chảy tràn lênh láng?
GV nhận xét 
Bài mới: HỘI AN VÀ CÁC DI TÍCH TIÊU BIỂU
Hoạt động 1: Trao đổi thông tin
GV yêu cầu HS trao đổi thông tin về phố cổ Hội An đã chuẩn bị trước ở nhà. (Theo nhóm 4)
 Phố cổ Hội An
GV nhận xét các thông tin mà HS thu thập được.
GV kết luận: Hội An là một Thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phổ cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. 
Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 4/ 12 / 1999. 
Chùa Cầu
Biểu tượng của đô thị cổ Hội An
Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
Chia lớp thành 6 nhóm cho đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi.
-Yêu cầu thảo luận theo các câu hỏi sau:
1. Kể tên ít nhất 3 di tích tiêu biêủ của Thành phố Hội An
2. Chùa Cầu còn có tên gọi khác là gì?
3. Sản phẩm thủ công của Hội An là gì?
4. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc nào của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Nhóm em hãy đề ra một số hoạt động để bảo vệ, giữ gìn Thành phố Hội An.
6. Chùa . là Biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Em cho biết địa chỉ của chùa này.
GV nhận xét câu trả lời của các nhóm
Kết luận: Các di tích nêu trên là những tài sản vô giá mang tính văn hóa truyền thống của nhân dân Hội An các em phải biết gìn giữ và bảo vệ.
Hội quán Phúc Kiến
Địa chỉ: 46 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 
Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu
Địa chỉ: 157 Nguyễn Duy Hiệu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 
Chùa Ông
Địa chỉ: 24 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 
Hoạt động 3: Trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch
Yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với các bạn về số di tích tiêu biểu và mời các bạn đến tham quan Hội An 
GV theo dõi và nhận xét bổ sung. Đánh giá HS chơi
Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm tranh, ảnh di tích lịch sử ở Hội An
Chuẩn bị các tranh, ảnh về làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản của Hội An.
KT 2 HS
HS lớp lắng nghe, nhận xét
-Lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.(Tùy lượng thời gian và chất lượng thông tin mà HS thu thập được, GV tổ chức số lượng cho HS trình bày cho hợp lý)
VD: 
Hội An được công nhận là đô thị loại III
Hội An được gọi là Faifo
Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới
Hội An có Chùa cầu và nhiều nhà cổ
Hội An có Bãi biển Cửa Đại 
Hội An đã được công nhận là Thành phố
* Trưng bày tranh ảnh: Chùa Cầu, Phổ cổ, Chùa Ông.
HS lắng nghe, ghi chép nhớ
Tiến hành thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày
VD: 
1.di tích tiêu biểu của Thành phố Hội An: Chùa Cầu, Nhà cổ Tân ký, Nhà cổ Quân Thắng, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông, Chùa Ông.
2.  Cầu Nhật bản hay Lai Viễn Kiều
3. Đèn lồng
4. .20.000 đồng
5. Không xả rác bừa bãi, không viết bậy vẽ bậy lên tường các di tích, không leo trèo lên các di tích ở chùa, thực hiện tốt vệ sinh đường phố, giữ gìn môi trường đường phố xanh sạch đẹp
6. Chùa CầuĐịa chỉ: Tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam.
Các nhóm lắng nghe, nhận xét bổ sung
HS xung phong làm hướng dẫn viên du lịch, một số em đóng vai khách tham quan
VD: HDV giới thiệu: Chùa Cầu còn gọi là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Là tài sản vô giá và được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc Polymer 20.000 đồng
Mời bạn đến tham quan Nhà cổ Tấn Ký. Địa chỉ 101 NTH. Đây là một trong những ngôi nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất của Hội An
Lớp theo dõi, nhận xét các bạn thực hiện 
Tiết 33 : Ngày dạy: 
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ 
MÓN ĂN ĐẶC SẢN Ở HỘI AN 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Bài cũ: Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới ngày tháng năm nào?
Ngày 28 / 3 / 2008 Hội An diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Bài mới: LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ
 MÓN ĂN ĐẶC SẢN Ở HỘI AN
Hoạt động 1: Trao đổi thông tin
GV yêu cầu HS trao đổi thông tin (nhóm đôi) về nội dung, vật thật làng nghề truyền thống, các mon ăn đặc sản của Hội An đã sưu tầm được.
Lưu ý: Tùy lượng thời gian mà GV cho HS trao đổi nhiều hay ít.
GV cho HS giới thiệu các sản phẩm được làm ra từ làng gốm Thanh Hà Hội An (Các vật thật mà HS sưu tầm được) 
 Làng rau Trà Quế
 Mộc Kim Bồng
 Gốm Thanh Hà
 Cao lầu Xí mà Hội An
 Bánh su suê Bánh đậu xanh
 Bánh đập Cẩm Nam Hến trộn Cẩm Nam
 Bánh bao, bánh vạt
Nhận xét bài tập về nhà của HS
-Tổng hợp các ý kiến của HS
Hoạt động 2: Trò chơi: “Ô chữ kỳ diệu”
- Giáo viên đưa ra 3 ô chữ cùng lời gợi ý kèm theo. Nhiệm vụ của HS cả lớp là phải đoán xem ô chữ đó có những chữ gì?
(Lưu ý: Nếu sau 3 lần gọi, HS dưới lớp không đoán được. GV gợi ý viết 1,2 chữ cái vào ô chữ hoặc thay bằng ô chữ khác)
GV phổ biến luật chơi
GV tổ chức chơi thử
GV nhận xét HS chơi
*Nội dung chuẩn bị của GV
1. Món chè bột mịn màu đen được chế biến từ lá mơ, rau má, mè đen (đã được giã mịn). (Có 4 chữ cái)
X
Í
M
À
2.Một loại bánh có màu vàng, dẻo, vị ngọt, thơm được gói bằng lá chuối. (Có 5 chữ cái)
S
U
S
U
Ê
3.Món có sợi màu vàng được làm từ gạo ngâm với nước tro, nhân thịt xíu, hành tỏi phi ăn với rau sống, xì dầu, tương ớt. (Có 6 chữ cái)
C
A
O
L
Ầ
U
GV cung cấp thêm một số thông tin về các món ăn đặc sản của Hội An
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
GV: Em biết gì về các làng nghề truyền thống và các món ăn đặc sản ở Hội An quê hương em và em sẽ làm gì?
GV nhận xét
GV giảng kiến thức mở rộng thêm về làng nghề truyền thống và món ăn đặc sản ở Hội An để giáo dục cho HS.
Hoạt động nối tiếp: Em hãy tìm hiểu, sưu tầm về lễ hội truyền thống đặc trưng tại Hội An
KT 2 HS
Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung
Nhóm đôi
HS Trao đổi, trưng bày..
Chẳng hạn:
Làng nghề truyền thống ở Hội An:
*Làng gốm Thanh Hà sản xuất: chiếc ấm chén,lọ hoa, ngói âm dương, chum, hũvà những con vật như trâu, bò, lợn, gà
*Làng rau Trà Quế ở tại Cẩm Hà: Chuyên trồng các loại rau thơm ngon mà không xử dụng các chất độc hại. (Rau sống Trà Quế)
*Làng mộc Kim Bồng ở tại Cẩm Kim chuyên chạm khắc trên gỗ ở các nhà cổ, tạc tượng, sản xuất đồ gỗ, làm hàng lưu niệm và trùng tu sửa chữa các di tích của khu phố cổ
* Các món ăn đặc sản: Cao lầu, xí mà, hến xào, bánh bông hồng trắng, Bánh đập, Bánh bao, Bánh vạc, 
Lớp nhận xét, bổ sung
HS cả lớp tham gia chơi
HS theo dõi lắng nghe câu khóa
HS đưa tay phát biểu
Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung
HS trả lời
Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung
HS lắng nghe, ghi nhớ
Lắng nghe thực hiện và chuẩn bị
Tiết 34 : Ngày dạy: 
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HỘI AN 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Bài cũ: LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ
 MÓN ĂN ĐẶC SẢN Ở HỘI AN
1.Hãy kể các làng nghề truyền thống ở Hội An mà em biết?
2.Món ăn đặc trưng ở Hội An là gì?
GV nhận xét
Bài mới: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HỘI AN 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
GV yêu cầu HS đọc thông tin vê các lễ hội truyền thống đặc trưng tại Hội An
Lễ Hội Long Chu:
Là Lễ hội của các làng biển quanh Hội An. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm ở các đình làng hoặc nhà chính quyền thôn. Trong dân gian Long Chu là thuyền rồng, một biểu tượng oai lonh để trừ ôn, tống dịch. Lễ hôi có tục rước “Long Chu” từ đinh đến bến nước, đẩy bè, thuyền trôi ra sông, biểnTrong lễ có hát bộ, hát hò khoan, xô cộ, các trò chơi dân gian khác
Lễ Hội Cầu Bông:
Được tổ chức vào một ngày đẹp trời, thuận tiện của mùa xuân hàng năm tại sông Hội An thuộc đoạn gần cửa Đại. Lễ hội có ý nghĩa như một nghi lễ mở màng cho một năm mới. Trong lễ hội luôn có tiết mục đua ghe vừa là thi trí, vừa để cầu cho dân được mùa, nhà nhà bình an và thịnh vượng.
Lễ tế Cá Ông:
Đây là lễ hội thường thấy ở những vùng ven biển, nơi có nhiều người sống bằng nghề đánh cá. Lế tế Cá Ông của các làng chài Hội An thường tổ chức vào dịp cầu ngư hàng năm (Vào khoảng hạ tuần tháng 2 âm lịch). Trong những ngày này, thường tổ chức chèo Bá Trạo – một loại hình văn nghệ dân gian với trang phục đặc biệt. Những câu hát điệu múa là lời ca tri ân Cá Ông đã cứu giúp người dân đi biển thoát khỏi hoạn nạn.
Lễ hội Đêm Phố cổ Hội An:
Lễ hội diễn ra vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Bắt đầu từ 18 giờ đến khuya, cả khu phố cổ rực rỡ đèn lồng, không có tiếng động cơ xe máy, mọi người cùng nhau dạo bộ giữa lòng phố. Bạn có thể đi bộ khắp khu phố cổ, ở đâu thấy đông, thấy lạ thì rẽ vào xem 
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, hãy bày tỏ ý kiến và giải thích lý do về các ý kiến đưa ra dưới đây:
1.Nhà hàng bật điện sáng vào đêm phố cổ Hội An
2.Ngày phố không có tiếng động cơ nhưng bác Lan vẫn chạy xe mô tô vào đường Trần Phú. 
3.Bạn Hùng định vớt đèn hoa thả trên sông Hoài trong đêm phố cổ Hội An 
GV nhận xét phần trình bày của HS
GV kết luận: Chúng ta là con, là người dân của Thành phố Hội An do đó mình cần phải tuân thủ mọi quy định của Phố cổ, có trách nhiệm nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và có ý thức trong việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa để Thành phố Hội An ngày một đẹp hơn.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6
GV đưa ra 3 tình huống cho đại diện mỗi nhóm bốc thăm chọn cho nhóm 1 tình huống, thảo luận giải quyết tình huống và sắm vai thể hiện cách giải quyết
Tình huống 1: Chiều thứ sáu trường tổ chức quét dọn đoạn đường em chăm, lớp em các bạn rủ về sớm để đi xem lễ hội.
Tình huống 2: Trường phân công lớp em tham gia văn nghệ chào mừng Hội An công nhận Thành phố, em tham gia tập văn nghệ nhưng bố mẹ không đồng ý.
Tình huống 3: Lễ hội Trung Thu các bạn tham gia rước đèn Trung Thu nhưng mẹ em không cho em tham gia bảo ở nhà học bài. 
GV nhận xét đánh giá
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
GV: Em hiểu biết gì về các lễ hội ở Hội An. Em thích nhất lễ hội nào? Vì sao?
Hoạt động nối tiếp: Thực hiện các nội dung yêu cầu đã học và chuẩn bị cho tiết sau thực hành cuối học kỳ 2 và cuối năm.
KT 2 HS
HS trả lời lớp lắng nghe và nhận xét
HS đọc
Mỗi HS đọc 1 thông tin
Lớp lắng nghe
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm trình bày ý kiến
1.Em sẽ có ý kiến với nhà hàng hoặc các chú phụ trách nói với nhà hàng không nên bật điện sáng trong đêm phố cổ mà chỉ thắp đèn lồng.
2.Em sẽ nhắc nhở bác Lan vì làm như vậy là vi phạm quy định của ngày không có tiếng động cơ xe máy.
3. Bạn Hùng làm như vậy là sai vì: - Rất nguy hiểm bạn dễ ngả xuống nước chết đuối và thả đèn là để phục vụ cho đêm phổ cổ đẹp hơn mình phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn không nên vớt
Lớp lắng nghe, nhận xét
HS thảo luận nhóm 6
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác xem và nhận xét.
HS trả lời
Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung
HS chú ý lắng nghe 
Tiết 35 : Ngày dạy: 
 THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HKII VÀ CUỐI NĂM 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Bài cũ: Hội An có những lễ hội nào? Kể 2 lễ hội mà em biết
Em sẽ làm gì để giữ gìn truyền thống của quê hương Hội An?
GV nhận xét đánh giá
Bài mới: 
 THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HKII VÀ CUỐI NĂM
GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học từ tuần 26 tuần 34.
Hoạt động 1: Xử lý tình huống (Hoạt động nhóm 4)
Em có thể làm gì trong các tình huống sau?
A, Nếu lớp em có bạn nhà nghèo, bố bạn lại mới bị tai nạn
B, Em nghe đài biết các huyện ở Trà My Tỉnh Quảng nam bị lũ quét, nhiều gia đình mất hết nhà cửa, đồ đạt
C, Trên đường đưa em đến trường bố em vừa đi xe máy vừa nói chuyện điện thoại di động
D, Trường em phát động phong trào kế hoạch nhỏ
Đ, Cô giáo phân công tổ em lao động vệ sinh đường phố
E, Đêm phố cổ mẹ em không thắp đèn lồng mà bật điện 
GV nhận xét – kết luận
Hoạt động 2: Cùng chơi trò chơi “Nếu thì” về các chủ đề đã học 
Lớp chọn 2 đội - 
VD: Đội A nêu: “ Nếu sang đường mà không quan sát”
 Đội B sẽ đáp lại: “Thì sẽ xảy ra tai nạn giao thông”
GV nhận xét tuyên dương đội chơi tốt.
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
GV yêu cầu HS lớp làm bài tập 
BT1: Trả lời các câu hỏi sau
1, Làm thế nào để đến trường an toàn?
2, Vì sao chúng ta trồng nhiều cây xanh?
3, Món ăn đặc sản của Hội An 
4, Em thích nhất lễ hội nào ở Hội An.
5, Biểu tượng của đô thị cổ Hội An là.
6, Kể 3 di tích lịch sử ở Hội An 
Hoạt động 4: Chia xẻ
HS trao đổi với nhau các thông tin ở bài tập vừa làm
GV cùng HS nhận xét đánh giá chữa bài tập
Hoạt động nối tiếp: Thường xuyên thực hiện các yêu cầu nội dung đã được học.
KT 2 HS
Lớp lắng nghe và nhận xét
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày, lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung
Lớp chọn mỗi đội 5 HS
HS tham gia
Lớp theo dõi nhận xét đánh giá ghi điểm
Cả lớp làm vào giấy 
TG: 10 phút
HS chữa bài
HS lắng nghe chữa bài

File đính kèm:

  • docDAO DUC 4 TU TUAN 32 - 35.doc
Giáo án liên quan