Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tuần 1-2 - Trung thực trong học tập

KN:

-Xác định giá trị của thời gian là vô giá

-Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả

-Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày

-Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian

II. Đồ dùng dạy-học:

 

doc27 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tuần 1-2 - Trung thực trong học tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết 2 )
 Tiết 1: Ngày dạy, Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới 
Giới thiệu bài -ghi tựa 
Hoạt động 1
Nhận xét tình huống
v Tổ chức cho HS làm việc cả lớp 
F Nêu tình huống: Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em được nói bất kì điều gì. Theo em bố Tâm làm đúng hay sai ? Vì sao?
F Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em ?
F Vậy đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì?
Ä Kết luận :Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em
v HS trả lời 
F Như thế là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến
F Sai vì đi học là quyền của Tâm
F HS trả lời
F Chúng em có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến
Hoạt động 2
Em sẽ làm gì ? 
F Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
F Tổ chức làm việc cả lớp 
F Vì sao em chọn cách đó ?
F Vậy trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gi?
F Theo em, ngoài việc học tập còn có những việc gì có liên quan đến trẻ em?
Ä Kết luận: Những việc diễn ra xung quanh môi trường các em sống, chỗ các em sinh hoạt, hoạt động vui chơi, học tập, các em đều có quyền nêu ý kiến thẳng thắn, chia sẻ những mong muốn của mình.
F Các nhóm đọc 4 câu tình huống
F Các nhóm thảo luận theo hướng dẫn 
F Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét 
Ø TM1: Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giao cho việc khác hợp hơn với sức khỏe và sở thích
Ø TM2: Em xin phép cô giáo được kể lại để không bị hiểu lầm 
Ø TM3: Em hỏi bố xem bố mẹ có thời gian rảnh rỗi không ? nếu được thì em muốn bố mẹ cho đi chơi
Ø TM4: Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình 
 F Em có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẻ các mong muốn 
F Việc ở khu phố, ở chỗ ở, tham gia các câu lạc bộ, vui chơi đọc sách báo
Hoạt động 3
Bày tỏ thái độ
 F Tổ chức cho HS làm việc nhóm phát cho các nhóm 3 miếng bìa :xanh -đỏ-vàng
1. Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em
2.Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác
3. Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em
4.Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện 
F Tổ chức làm việc cả lớp 
 F Các nhóm thảo luận, thống nhất ý cả nhóm tán thành ( bìa xanh) không tán thành (bìa đỏ) phân vân ( bìa vàng)
F Các nhóm giơ bìa màu để thể hiện ý kiến của nhóm với mỗi câu
Ä Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác .Không phải mọi ý kiến của trẻ đều được đồng ý nếu nó không phù hợp
Hoạt động 4: Thực hành
F GV yêu cầu HS về tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó
Tiết 2: Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới 
 F Giới thiệu 
Hoạt động 1 Trò chơi: “Có không”
F Tổ chức hoạt động theo nhóm phát cho mỗi nhóm 2 miếng bìa
F Thảo luận các câu hỏi tình huống: sai (đỏ), đúng ( xanh)
Các tình huống
1. Côgiáo nêu tình huốn: Bạn Tâm lớp ta cần được sự giúp đỡ, chúng ta phải làm gì ? và cô giáo mời phát biểu (có)
2. Anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết (không)
3. Bố mẹ định mua cho An 1 chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An (có)
4. Bố mẹ quyết định cho Mai ở nhà bác mà Mai không biết (có)
5. Em tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam (có)
6. Bố mẹ quyết định chuyển Mai sang học ở trường khác nhưng không cho Mai biết ( không )
F Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan
F Em cần thực hịên quyền đó như thế nào?
FĐể những vấn đề phù hợp hơn với các em, giúp emphát triển tốt nhất, đảm bảo quyền được tham gia 
F Em cần nêu ý kiến thẳng thắn 
mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng lắng nghe ý kiến người lớn, không đưa ra ý kiến vô lí, sai trái. 
Hoạt động 2
Em sẽ nói như thế nào? 
F Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
F GV đưa ra 4 tình huống để HS thảo luận
F Tổ chức làm việc cả lớp
Ä Kết luận: Bày tỏ ý kiến các em phải có thái độ như thế nào?
F Các nhóm tự chọn 1 trong 4 tình huống mà GV đưa ra sau đó cùng thảo luận để đưa ra các ý kiến, ý kiến đúng là 
Ø TM 1: Em sẽ nói em không muốn xa các bạn. Có bạn thân bên cạnh em sẽ học tốt
Ø TM 2:Em hứa sẽ vẫn giữ vững kết quả học tập thật tốt, sẽ cố gắng tham gia thể thao để được khỏe mạnh 
Ø TM 3: Em rất thương mến các bạn và muốn chia sẻ với các bạn 
Ø TM 4:Em nêu lên mong được vui chơi và rất muốn có sân chơi riêng 
F Các nhóm đóng vai 
Ø TH 1,2 ,3 vai bố mẹ và con
Ø TH 4 Vai em HS và bác tổ trưởng 
F Phải lễ phép, nhẹ nhàng tôn trọng người lớn
 Hoạt động 3
Trò chơi “phỏng vấn”
F Tổ chức HS làm việc cặp đôi các vấn đề 
Ø Tình hình vệ sinh lớp em, trường em 
Ø Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường
Ø Những công việc mà em muốn làm ở trường 
Ø Những nơi mà em muốn đi thăm 
Ø Những dự định của em trong mùa hè 
F Học sinh làm việc cả lớp 
Ä Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình do người khác để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất 
F Học sinh đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về chủ đề GV đưa ra 
F 2-3 HS lên thực hành. Các nhóm theo dõi
 TUẦN 7-8	
Tiết 7-8	 Tiết kiệm tiền của 
I.Mục tiêu:
 Giúp HS hiểu – biết :
Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của 
Biết đuợc lợi ích của tiết kiệm tiền của 
Sử dụng tiêt kiệm quần áo, sách vỡ, đồ, dùng, nước,...trong cuộc sống hàng ngày 
Nhắc nhỡ bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của 
II. GIÁO DUC KN 
KN:
-Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của
-Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân
GD:
-Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
III. Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ ghi các thông tin (HĐ1 tiết 1 )
Bìa xanh đỏ- vàng cho các đội (HĐ2 tiết 1)
Phiếu quan sát (hoạt dộng thực hành)
Tiết 1: Ngày dạy, Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
IV.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới 
Giới thiệu bài -ghi tựa 
Hoạt động 1
Tìm hiểu thông tin
Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi
F Yêu cầu HS đọc các thông tin
F Tổ chức làm việc cả lớp
F Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
F Họ tiết kiệm để làm gì?
F Tiền của do đâu mà có?
v Thảo luận đôi- lần lượt đọc cho nhau các thông tin, xem tranh và trả lời câu hỏi 
F Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
F HS trả lời câu hỏi 
F Không phải do nghèo 
F Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vấn đề giàu có
F Tiền của là do sức lao động của con người mới có
Hoạt động 2
Thế nào la tiết kiệm của?
F Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và phát bìa vàng- đỏ xanh .
F Yêu cầu HS nhận xét các kết quả của 6 đội đã hoàn thành 
F Thế nào là tiết kiệm của ?
F Lắng nghe câu hỏi của GV, nếu tán thành, gắn biển xanh, không tán thành gắn biển đỏ, phân vân gắn biển vàng vào bảng liệt kê trên bảng 
F HS nhận xét bổ sung ý kiến cho đúng kết quả 
Ø Câu 3,4,5,6,7,8,: tán thành 
Ø Câu 1,2,9,10 Không tán thành 
F Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi 
F Tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè xẻn
 Hoạt động 3
 Em có tiết kiệm ?
 F Tổ chức cho HS làm việc cá nhân 
F Yêu cầu HS trình bày ý kiến GV lần lượt ghi lại lên bảng 
(Chia làm 2 cột: Việc làm tiết kiệm – việc làm chưa tiết kiệm)
Ä GV chốt lại Nhìn vào bảng trên các em hãy tổng kết lại 
 Vậy: Những việc tiết kiệm là việc nên làm, còn những việc gây lãng phí, không tiết kiệm chúng ta không nên làm
 F Viết ra giấy 3 việc làm em cho làtíet kiệm của và 3 việc làm cho là chưa tiết kiệm tiền của
F Lần lượt nêu ý kiến của mình 
F Các nhóm giơ bìa màu để thể hiện ý kiến của nhóm với mỗi câu
Hoạt động 4:
Hướng dẫn thực hành
F GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành phiếu thực hành
Phiếu quan sát 
Họ và tên.
Lớp: 4.
Hãy quan sát trong gia đình em và liệt kê lại các việc làm tiết kiệm và chưa tiết kiệm vào bảng sau
STT
Việc đã tiết kiệm 
Việc chưa tiết kiệm
Tiết 2: Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới 
 F Giới thiệu 
Hoạt động 1
Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?
F Yêu cầu HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm
Ä Kết luận: Việc tiết kiệm tiền của không phải riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người. Các gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ có ích cho đất nước 
F Đếm xem số việc gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu .Nếu số việc chưa tiết kiệm nhiều hơn việc tiết kiệm tức là gia đình em đó chưa tiết kiệm tiền của 
Hoạt động 2
Em đã tiết kiệm chưa? 
F Tổ chức cho HS 
F Làm việc cả lớp 
Ø Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm 
 Trong các việc làm đó những việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm 
Ä Kết luận: Những bạn tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. Còn lại các em phải cố gắng thực hiện tiết kiệm hơn
F Làm bài tập 4,5 SGK 
 Ø Câu a,b,g,h,k,
Ø Câu c,d,đ,e,l,
F Đổi chéo vở kiểm tra bài
Hoạt động 3
Em xử lí thế nào?
v Tổ chức HS làm việc theo nhóm 
F Yêu cầu các nhóm trả lời
F Cần phải tiết kiệm như thế nào? 
F Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
v Đóng vai thể hiện cách xử lí chẳng hạn:
F TH 1:Tuấn không xé vở mà khuyên Bằng chơi trò khác 
F TH 2:Tâm đố em chơi các đồ chơi đã có. Như thế mới đáng là bé ngoan
F TH3: Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ tiết kiệm hơn 
F Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí, không lãng phí và biết giữ gìn đồ vật 
F Giúp ta tiết kiệm công sức để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn 
Hoạt động 4
Dự định tương lai
F Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi 
F Làm việc theo nhóm 
4.Củng cố – Dặn dò :
- Dặn HS về học bài 
- Chuẩn bị tiết sau 
F GV làm việc cặp đôi. Ghi dự định ra giấy sau khi trao đổi 
VD: Sẽ giữ gìn sách vở, dồ dùng ( đã tiết kiệm)
F Sẽ dùng hợp bút cũ cho đến khi hỏng ( đã tiết kiệm)
 F Mua lại bộ sách mới để dùng không muốn dùng đồ cũ ( chưa tiết kiệm)
F Sẽ tận dụng mặc lại quần áo của anh (chị) mình ( đã tiết kiệm )
F 2 –3 HS lên trước lớp nêu dự định của mình 
TUẦN 9-10	
Tiết 9-10	 Bài 5: Tiết kiệm thời giờ 
Giúp HS hiểu 
Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ
Biết đuợc lợi ích của tiết kiệm thời giờ 
Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,... hằng ngày một cách hợp lí 
KN:
-Xác định giá trị của thời gian là vô giá
-Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
-Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
-Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
II. Đồ dùng dạy-học:
Tranh vẽ minh họa (HĐ1 tiết 1 )
Bảng phụ ghi các câu hỏi, giấy màu cho các nhóm (HĐ2 tiết 1)
Bảng phụ (HĐ3-tiết 1 ), giấy màu cho mỗi HS, giấy viết, bút cho HS và nhóm
 Tiết 1: Ngày dạy, Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới 
Giới thiệu bài -ghi tựa 
Hoạt động 1
Tìm hiểu truyện kể
v Tổ chức cho HS làm việc cả lớp
F Kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Một phút” ( có tranh minh họa )
Ø Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
Ø Chuyện gì xảy ra với Michia ?
Ø Sau chuyện đó Michia đã hiểu ra điều gì?
Ø Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Michia ?
F Yêu cầu làm việc theo nhóm
F Yêu cầu 2 HS lên đóng vai kể lại câu chuyện của Mi-chi-a
Ä Kết luận Từ câu chuyện của Michia ta rút ra bài học gì?
v Cả lớp nghe GV kể chuyện, theo dõi tranh minh họa và trả lời câu hỏi 
Ø Thường chậm trễ hơn mọi người 
Ø bị thua cuộc thi trượt tuyết 
Ø Sau đó Michia hiểu rằng 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng và tiết kiệm thời gian
Ø Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ
Thảo luận chia các vai và thảo luận lời thoại rút ra bài học phải biết tiết kịêm thời gian 
F Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
F Cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút 
Hoạt động 2
Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
F Tổ chức cho HS làm việc nhóm chuyện gì xảy ra nếu
Học sinh đến phòng thi muộn
Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay
Đưa người đến bệnh viện cấp cứu chậm
2.Theo em việc tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đáng tiếc xảy ra hay không?
3.. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? 
 Ä Kết luận: Thời gian rất quý giá như câu nói “Thời giờ là vàng ngọc” Tiết kiệm thời giờ giúp ta làm được nhiều việc có ích, ngược lại, lãng phí thời giờ chúng ta sẽ không làm được việc gì?
F Thảo luận và trả lời câu hỏi 
Không được vào phòng thi 
Bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc
Có thể nguy hiểm đến tính mạng 
F HS trả lời 
F Giúp ta làm được nhiều việc có ích 
Hoạt động 3
Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ 
 F Tổ chức cho HS làm việc cả lớp phát cho mỗi HS 3 tờ giấy màu xanh, đỏ, vàng
F Lần lượt đọc các ý kiến và cho HS biết thái độ 
F Ghi lại kết quả vào bảng 
F Yêu cầu HS trả lời
Ø Thế nào là tiết kiệm thời giờ 
Ø Thế nào là không tiết kiệm thời giờ
Ä Kết luận Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, là sắp xếp công việc hợp lí, không phải là làm việc liên tục, không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc 1 lúc 
 Nhận giấy màu và theo dõi các ý kiến GV đưa trên bảng 
F Đọc và giơ giấy màu để bày tỏ thái độ 
F Nhắc lại các ý kiến 1,2,6,7 
F Nhắc lại các ý kiến 3,4,5
1 –2 HS nhắc lại bài học 
 Tiết 2:Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới 
 F Giới thiệu 
Hoạt động 1
Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ
F Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa 2 mặt xanh – đỏ
F Yêu cầu các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu: xanh – tình huống tiết kiệm thời giờ: đỏ 
F Làm việc cặp đôi: thảo luận các tình huống theo hướng dẫn của giáo viên, giơ tấm bìa
F TH1: Ngồi trong lớp Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè ( xanh)
 F TH2:sáng nào thức dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ giục mãi mới chịu đánh răng, rửa mặt ( đỏ)
 F TH3: lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà và bạn luôn thực hiện đúng (xanh)
 F TH4:Chỉ đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài (xanh)
F TH5: Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem tivi (đỏ)
 F TH6: Chiều nào Quang cũng đi chơi đá bóng. Tối về,lại xem ti vi đến khuya mới bỏ sách vở ra học (đỏ)
Hoạt động 2
Em có biết tiết kiệm thời giờ ?
F Yêu cầu HS làm việc cá nhân
F Tổ chức làm việc theo nhóm 
F Tổ chức cho HS làm việc cả lớp
Ø Em có thực hiện đúng không?
Ø Em có tiết kiệm thì giờ chưa ?
F Hỏi các HS đã thực hiện tốt thời gian biểu chưa? Em đã tiết kiệm thời giờ chưa? Nêu 1-2 Ví dụ
F Tự viết giấy thời gian biểu của mình 
F 2 HS đọc thời gian biểu 
F HS trả lời
F HS trả lời
F Trả lời và nêu 1-2 ví dụ của bản thân 
Hoạt động 3
Em xử lý thế nào?
F Tổ chức HS làm việc theo nhóm 
F Yêu cầu các nhóm nắm vai thể hiện xử lý tình huống 
Câu hỏi củng cố: Em học tập ai trong 2 trường hợp trên ? Tại sao?
F Đọc các tình huống – lựa chọn để giải quyết và cử các vai để đóng tình huống
 Ø TH1: Hoa làm thế là đúng vì phải biết sắp xếp công việc hợp lí- Không để công việc đến gần mới làm. Đó cũng là tiết kiệm thời giờ
F TH2:Minh làm thế là chưa đúng ,làm công việc chưa hợp lí. nam sẽ khuyên Minh đi học bài vì lúc đó là giờ học bài có thể xem tivi và đọc báo lúc khác
F 2 nhóm 
F HS trả lời câu hỏi và giải thích
Hoạt động 4
Kể chuyện “Tiết kiệm thời giờ”
F GV kể câu chuyện “Một HS nghèo vượt khó”
F Thảo có phải là người tiết kiệm thời gian hay không?
Ä Kết luận: Tiết kiệm thời giờ là 1 đức tính tốt. các em phải biết tiết kiệm thời giờ để học tập tốt hơn.
 F Thảo là người biết tiết kiệm thời giờ. Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhiều 
***************************
TUẦN 11	 Ngày dạy: Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tiết 11	 Ôn tập và thực hành kĩ năng (giữa kì 1)
TUẦN 12-13	 
Tiết 12-13	 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
 I. Mục tiêu:HS hiểu
 v Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta
v Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khỏe mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.
v Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.Biết quan tâm tới sức khỏe niềm vui công việc của ông bà cha mẹ 
KN:
-Xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu
-Lắng nghe lời dạy của ông bà cha mẹ
-Thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ
II. Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ ghi các tình huống (HĐ2 tiết 1)
Giấy màu xanh – đỏ – vàng. Cho mỗi HS (HĐ 2 tiết 1)
 Tiết 1: Ngày dạy, Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới 
Giới thiệu bài -ghi tựa 
Hoạt động 1
Tìm hiểu truyện kể
F Tổ chức cho HS làm việc cả lớp
Kể cho lớp nghe câu chuyện “phần thưởng”
F Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện
2.Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng?
3. Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào?Vì sao?
-Yêu cầu HS làm việc ca lớp 
Trả lời 3 câu hỏi 
1.Bạn Hưng rất yêu quý bà, biết quan tâm chăm sóc bà
2. Bà bạn Hưng sẽ rất vui 
3.Với ông bà, cha mẹ, chúng ta phải kính trọng, quan tâm, chăm sóc, hiếu thảo .Vì ông bà, cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng ta
-Trả lời câu hỏi –rút ra bài học 
Ä GV kết luận: Chúng ta phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ vì ông bà cha mẹ là những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người Vì vậy, các em phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
 “Công cha
 .mới là đạo con”
Hoạt động 2
Thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
F Cho HS làm việc cặp đôi
Treo bảng phụ ghi 5 tình huống
F Yêu cầu HS làm việc cả lớp 
Phát cho mỗi cặp HS 3 tờ giấy màu: Xanh – đỏ- vàng
Theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ
Ä Kết luận: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ, làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ, chăm sóc ông bà cha mẹ
 F Đọc cho nhau nghe lần lượt các tình huống xem cách ứng xử của bạn nhỏ Đ hay S hay không biết 
Ø TH1: Sai vì Sinh đã không biết chăm sóc mẹ khi mẹ đang ốm lại còn đòi đi chơi
Ø TH2: Đúng
Ø TH3: Sai-vì bố đang mệt
Ø TH4: Đúng
Ø TH5: Đúng 
F Đánh giá các tình huống bằng cách dò giấy màu: xanh: Đ ;đỏ- S;vàng- không biết
F Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, chăm sóc lúc ông bà bị mệt, ốm làm giúp ông bà cha mẹ những công việc phù hợp 
Hoạt động 3
Em đã hiếu thảo với ông bà cha mẹ hay chưa? 
-Yêu cầu HS làm việc cặp đôi
-Yêu cầu HS làm việc ca lớp
Ø Hãy kể những việc tốt em đã làm 
Ø Kể những việc chưa tốt mà em đã mắc phải?Vì sao chưa tốt?
Ø Vậy khi ông bà cha mẹ bị ốm mệt, chúng ta làm gì?
 Ä Kết luận: 
Ø Ông bà, cha mẹ đi ra về ta phải làm gì?
Ø Có cần quan tâm tới sở thích của ông bà cha mẹ không?
 F 2 HS lần lượt kể cho nhau nghe những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ và nêu 1 số việc chưa tốt – giải thích vì sao chưa tốt
Ø HS kể một số việc
Ø Chúng ta chăm sóc, lấy thuốc, nước cho ông bà uống, không kêu to, la hét 
Ø Lấy nước mát, quạt, cầm đồ đạc
Ø Quan tâm tới sở thích và giúp đỡ ông bà cha mẹ
Hoạt động thực hành
F Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các câu chuyện, câu thơ, ca dao, tục ngữ nói ề lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ
Tiết 2:Ngày dạy: Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới 
 F Giới thiệu 
Hoạt động 1
Đánh giá việc làm đúng hay sai
F Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
F Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ? Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà cha me, chuyện gì sẽ xảy ra ? 
F Tran

File đính kèm:

  • docDAO DUC.doc