Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức : Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kỳ I

)Tôi đang chơi cùng em bé thì Hương rủ sang chơi búp bê. Thì ra mẹ bạn ấy sắp mua cho bạn một con búp bê mới.

-GV, HS nhận xét.

3.Củng cố dặn dò.

- Nhận xét tiết học.

 

doc28 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức : Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng con.
C. Phương pháp và hình thức
 	 - Phương pháp:giảng giải, vấn đáp, thực hành, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp.
D.Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/Bài cũ : ( 4’)
+ Động từ là gì ? lấy DV
2/Giới thiệu bài :( 1’)
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 (9’) Tìm hiểu các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ : ( chú ý các từ in đậm )
VD : Rặng đào đã trút hết lá .
+Chỉ rõ các từ in đậm ấy bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào ? chúng bổ sung ý nghĩa gì ?
-GV nhận xét +chốt lại lời giải đúng .
*Tóm lại : từ sắp và từ đã, bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho động từ đến và động từ trút .
Bài 2(10’) Điền từ đã cho vào chỗ trống trong câu để hiểu được các từ đã,đang,sắp có ý nghĩa gì ?
+ Chú ý điền cho hợp lí .
a/Từ cần điền : đã 
b/Tìm từ cầ điền vào khổ thơ :
-GV giúp HS hiểu các từ :
+ sắp biểu thị hoạt động sắp xảy ra.
+ đã biểu thị hoạt động đã xảy ra.
+ đang biểu thị hoạt động đang xảy ra.
* Lời giải đúng: chào mào đã hót .., cháu vẫn đang xa ..,Mùa na sắp tàn .
Bài 3(8’) Đọc truyện vui Đãng trí.
+ Trong truyện vui Đãng trí có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng .Nhiệm vụ chữa lại cho đúng hoặc bỏ bớt từ đi cho đúng .
-GV nhận xét +chốt lại .
4/ Củng cố, dặn dò: (3’)
-GV nhận xét tiết học
-Kể lại truyện vui Đãng trí cho người thân nghe .
+ HS nêu miệng
+Từ đã bổ sung cho động từ trút, nó cho biết sự việc ( đào trút lá). 
+ Thảo luận nhóm 
- trình bày trên bảng nhóm.
+ Làm vở .
+ Một nhà bác học đang,.người phục vụ bước vào,.Nó đang đọc gì thế ?
Tiết 4: Kỹ thuật : 
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (T2)
A. Mục tiêu:
 - HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
 * Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.
B. Đồ dùng day - học:
- GV: mẫu thêu, vải, kim ,len, kéo, bút chì, thước...
- HS: vải, kim ,len, kéo, bút chì, thước...
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:trực quan, quan sát, luyện tập, thực hành.
 	- Hình thức: cá nhân, lớp.
D. Hoạt động dạy -học 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1 : (3’) Bài cũ
-Gọi HS nhắc lại thao tác kỹ thuật khâu
+Đột mau
+Đột thưa
-Nhận xét
Giới thiệu bài : Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu đột . 
*Hoạt động 2 : (7’) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
-Giới thiệu mẫu
-Yêu cầu HS nhận xét về đường gấp mép vải và đường khâu viền trên vải
-Nhận xét ,KL 
*Hoạt động 3 : (7’) HD thao tác kỹ thuật
-Yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3,4 và nêu các bước thực hiện
-Nhận xét , kết luận :
*Lưu ý : Khi gấp mép vải , mặt phải mảnh vải ở dưới gấp theo đường vạch dấu , miết kỹ đường gấp , cuộn đường gấp T1 vào trong đường gấp T2
*Hoạt động 3 : (10’) Thực hành vạch dấu , gấp mép vải theo đường vạch dấu 
-Yêu cầu HS thực hành vạch dấu và gấp mép vải theo đường vạch dấu 
-Theo dõi , giúp đỡ HS
*Hoạt động nối tiếp : (3’)
-Hệ thống bài
-HS đọc ghi nhớ 
-Dặn tiết sau thực hành
-Nhận xét tiết học
-HS nêu
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS quan sát 
-HS nhận xét mép vải được gấp 2 lần : Đường gấp mép vải ở mặt trái của mảnh vải 
-HS lắng nghe
-HS quan sát và nêu
+Gấp mép vải
+Khâu lược đường gấp mép vải
+Khâu đường viền mép vải bằng mũi khâu đột
-HS thực hành
-HS lắng nghe
-HS đọc
Tiết 5: Khoa học : 
BA THỂ CỦA NƯỚC
A. Mục tiêu : Sau bài học , hs biết :
-Nêu được nước tồn tại ở 3 thể : rắn, lỏng, khí 
-Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại .
*-HS yếu bước đầu nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
- HS khá, giỏi vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước .
B. Đồ dùng dạy - học :
-GV: -Hình 44,45 Sgk ,chai, lọ thuỷ tinh 
-Nguồn nhiệt (nến, đèn cồn ), ống nghiệm .
-Nước đá, khăn lau bằng vải .
- HS : VBT, SGK
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, trực quan, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 - Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1 : (1’) Giới thiệu bài : 
*Hoạt động 2 : (10’) Tìm hiểu về hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại . 
-Mục tiêu : Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí . Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại .
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi Sgk
+Nêu 1 số ví dụ về nước ở thể lỏng 
Vậy nước tồn tại ở những thể nào ?
GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS sờ tay lên bảng mới lau rồi nhận xét .
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm 3 ở Sgk trang 44 theo nhóm 4
-GV yêu cầu HS :
+Quan sát nước nóng đang bốc hơi. Nhận xét , nói tên hiện tượng vừa xảy ra .
+Úp đĩa lên 1 cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra .Quan sát nhận xét hiện tượng .
-Yêu cầu trình bày, nhận xét 
-Kết luận :
*Hoạt động 3 : (10) Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và ngược lại .
-Mục tiêu : Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại . Nêu ví dụ về nước ở thể rắn .
-Cho HS quan sát khay nước đá và thảo luận nhận xét .
+Nước trong khay ở thể gì ?
+Nhận xét hình dạng 
+Hiện tượng nước trong khay gọi là gì ?
-Nêu VD về thể rắn
-Nhận xét
*Hoạt động 4 : (6’) Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước 
-Mục tiêu: Nói về ba thể của nước. Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
-Nước tồn tại ở thể nào?
-Nêu tính chất chung và riêng của nước ở các thể .
-Nhận xét , cho vẽ sơ đồ .
*Hoạt động nối tiếp : (3’)
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết 
-Dặn HS đọc bài . 
-Nhận xét tiết học
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu
nước mưa, nước sông, nước suối 
-HS thực hiện theo yêu cầu 
-HS làm thí nghiệm theo nhóm 4
-Đại diện trình bày
-Nhận xét
-HS quan sát, thảo luận, trình bày
+Nước ở thể rắn 
+ Có hình dạng nhất định 
+Gọi là đông đặc
-HS nêu
-Nước ở 3 thể, nước trong suốt, không màu, mùi, vị 
-Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định .Ở thể rắn có hình dạng nhất định.
-HS đọc
-HS lắng nghe 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 : BD TOÁN.
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN.
A. Mục tiêu. 
 - Bồi dưỡng kiến thức về các bài toán về tính chất kết hợp của phép nhân. Làm được các bài tập trong bài.
B. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 - Hình thức: cá nhân, lớp.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I/ Luyện tập : 
Bài 1: Tính bằng hai cách.
 a)8 x 5 x 9 ; b) 6 x 4 x 25 
 c) 6 x 7 x 5 ; d) 2 x 3x 5
- GV nhận xét.
Bài2 :Mỗi cây bút giá 8500 đồng. Nếu mỗi học sinh mua 2 cây như thế thì 10 em mua hết tất cả bao nhiêu tiền?
- GV nhận xét.
Bài 3 : Trong hình bên có bao nhiêu góc vuông?
II/ Củng cố - dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau.
- Lớp làm vào bảng con.
- 4HS lên bảng làm.
- Lớp theo dõi nhận xét bài của bạn .
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét 
- HS đọc đề bài.
- HS nêu miệng kết quả.(16 góc vuông)
- Lớp nhận xét.
Tiết 2 HDTV: 
LUYỆN VIẾT ĐOẠN 3:BÀI :ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU.
A. Mục tiêu
- Rèn chữ viết cho HS giúp HS viết đúng chính tả, đúng tốc độ. Chữ viết tương đối đẹp và trình bày cẩn thận đoạn 3 trong bài “Ông trạng thả diều”.
* HS yếu nghe GV đọc và viết tương đối chính xác, trình bày khá rõ ràng đoạn văn.
- HS viết chữ đẹp biết trình bài viết sạch, đẹp. 
B. Lên lớp.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết.
- GV đọc đoạn viết HS đọc thầm.
- GV gọi HS đọc
 - Gọi một HS lên bảng viết từ khó
- GV nhận xét, sửa sai.
3.GV đọc HS viết:
 -GV gọi HS đọc lại đoạn cần viết.
- GV đọc HS viết.
 -HS soát lại bài.
 4, Chấm chữa bài:
 - GV thu 1/3 vở chấm
 - Nhận xét bài viết.
5, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài sau.
- Hai HS đọc đoạn cần viết.
- HS nêu các từ ngữ hay viết sai.
-Lớp viết vào bảng con.
- HS đọc lại các từ vừa viết.
- HS trả lời.
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi
Tiết 3: HDTV. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
A. Mục tiêu
 - HS TB, yếu nhận biết được các động từ qua các bài tập
 	 - HS khá, giỏi biết đặt câu với các động từ.
B.Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành
 Bài 1: Gạch dưới động từ trong câu sau:
Vì nhớ ơn ấy, sau khi phục quốc, chúa liền sắc phong cho bà chức “Linh Sơn Thánh Mẫu”
- GV HD HS làm 
- GV, HS nhận xét.
Bài 2:Gạch dưới từ chỉ thời gian dùng sai trong mỗi câu sau và chữa lại cho đúng :
A)Tôi sẽ ngồi học bài trong phòng thì nghe tiếng cu Tí khóc ré lên.
B)Trời sẽ sang xuân mà tiết trời vẫn lạnh giá.
C)Tôi đang chơi cùng em bé thì Hương rủ sang chơi búp bê. Thì ra mẹ bạn ấy sắp mua cho bạn một con búp bê mới.
-GV, HS nhận xét.
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm vào vở.- HS đọc bài của mình.
- HS nhận xét.
Vì nhớ ơn ấy, sau khi phục quốc, chúa liền sắc phong cho bà chức “Linh Sơn Thánh Mẫu” 
- HS làm vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS đọc các câu của mình.- HS nhận xét.
+Tôi đang ngồi học bài trong phòng thì nghe tiếng cu Tí khóc ré lên.
+Trời đã sang xuân mà tiết trời vẫn lạnh giá
+Tôi đang chơi cùng em bé thì Hương rủ sang chơi búp bê.Thì ra mẹ bạn ấy đã mua cho bạn một con búp bê mới. 
Thứ tư , ngày 4 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Toán : 
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SÔ 0
A.Mục tiêu : Giúp HS :
-Biết cách nhân với các số tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
*HS yếu bước đầu biết cách thực hiện phép nhân với các số tận cùng là chữ số 0.
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3.
B. Đồ dùng dạy học :
- GV:Bảng phụ, Sách toán 4.
-HS: SGK, VBT, Vở trắng.
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: quan sát, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 	- Hình thức: cá nhân, lớp.
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/Bài cũ(4’)
- GV nhận xét.
1/Giới thiệu bài: (1’) 
2/H/D nhân với số tận cùng là chữ số 0: (8’ ) 
-VD1: 1 234 x 20 = ?
-Có thể nhân 1 234 với 20 như thế nào ?
-Hướng dẫn HS thực hiện :
-Vậy 1234 x 20 = ?
- 2 680 là tích các số nào ?
-Yêu cầu HS đặt tính và tính 
-Gọi HS nhắc lại cách nhân 1 234 với 20
4/ Nhân các số có tận cùng là chữ số 0 : (8’)
-VD 2 : 230 x 70
-1 HS thực hiện,lớp làm nháp( như SGK/62)
-Yêu cầu HS đặt tính
* Lưu ý để thực hiện 2 VD trên cần áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân và làm bài.
5/ Luyện tập thực hành : (16’)
*Bài tập1 : Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
 -Y/C HS phát biểu cách nhân .
-Yêu cầu HS làm bài vào vở 
-Nhận xét
*Bài tập 2 : Tiến hành như bài tập 1.
* Bài 3
6/Củng cố, dặn dò : (3’)
-Hệ thống bài
-Dặn HS học bài và làm BT vở VBT
-Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
-HS làm bài 3 VBT
- HS nhận xét.
-HS suy nghĩ
 20 = 2 x 10
 1 234 x 20 = 1 234 x 2 x 10
= (1 234 x 2 ) x 10 = 4 268 x 10 = 42 680
- Là tích của 1 234 và 20
 1234
 x 20
-HS nhắc lại 
-230 x 70 = (23 x 10) x ( 7 x 10)
= 161 x 100 = 161 000
 230
 x 70
 16100 
* HS yếu làm bài 1
* HS khá giỏi làm bài 1,2
-3HS phát biểu
-HS làm bài vào vở
- HS làm bài vào vở
- HS khá, giỏi làm vào vở.
Tiết 2: Tập đọc : 
CÓ CHÍ THÌ NÊN
A.Mục tiêu : 
-Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.	 
-Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. 
* HS khá, giỏi đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ .
B. Đồ dùng dạy -học :
-GV: Tranh minh họa bài đọc trong Sgk 
- HS: SGK
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: hỏi đáp, giảng giải, trực quan, kiểm tra, đánh giá, thực hành cá nhân.
 - Hình thức:cá nhân, lớp.
D.Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ (4’)
-KT bài “Ông trạng thả diều”và trả lời câu hỏi SGK
-GV nhận xét.
2/ Giới thiệu bài (1’)
a/ Luyện đọc (12’)(HS yếu,TB đọc)
* Đọc tiếp nói các câu tục ngữ 
-Luyện đọc từ ngữ dễ đọcsai:Sắt, quyết, tròn, vững, song..
-Đọc theo cặp:
-Đọc cả bài : 
* Giúp HS hiểu nghĩa từ ( SGK/108)
* GV đọc diễn cảm toàn bài
3 / Tìm hiểu bài (10’)
+ Đọc 7 câu tục ngữ .
H: Dựa vào nội dung các tục ngữ hãy xếp các câu tục ngữ vào ba nhóm sau :
a / Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công 
b / Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn 
c / Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn 
* GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng 
H : Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu ? Em hãy chọn ý đúng nhất trong các ý sau đây để trả lời :
a/ Ngắn gọn có vần điệu .
b/Có hình ảnh so sánh .
c/ Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh .
-GV chốt lại 
-Cho HS đọc lại 7 câu tục ngữ
H : Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì ?
 -GV chốt lại ý đúng, liên hệ giáo dục
4 / Đọc diễn cảm (9’)(HS khá, giỏi)
- GV đọc mẫu toàn bài
- Luyện đọc + Thi đọc 
- GV nhận xét .
5 / Củng cố , dặn dò :(4’)
-GV nhận xét tiết học
Về nhà luyện HTL cả 7 câu tục ngữ.
- Chuẩn bị bài “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
+ HS đọc yếu đọc và TLCH. 
+Mỗi lượt 2HS
-Nhóm 2 
-HS nhận xét bạn đọc sai, đọc trước lớp
-2HS đọc cả bài 
-2 HS đọc chú giải 
+ 1 HS
+ Thảo luận nhóm 2
- Câu 1,4 
- Câu 2,5 
- Câu 3,6,7 
+ Thảo luận nhóm 2
- Đại diện 2 nhóm trả lời.
- Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh .
+ + HS yếu có thể nêu
–HS khá,giỏi bổ sung.
- HS thi đọc diễn cảm.
 Tiết 3: Kể chuyện : 
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
A. Mục tiêu : -Rèn kỹ năng nói :
+Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu .
+Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
.	*HS yếu bước đầu kể được từng đoạn của bài kể chuyện.
* HS khá, giỏi kể chuyện tự nhiên có sáng tạo. 
B. Đồ dùng dạy - học :
-GV: Một số câu chuyên, SGK
- HS: SGK, một số câu chuyện.
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm.
 - Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
D.Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/Giới thiệu bài (1’)
2/ GV kể chuyện “Bàn chân kì diệu” (4’)
- GV kể lần 1 , không có tranh minh họa .Giọng kể thong thả chậm rãi , nhấn giọng ở những từ ngữ : thập th , mền nhũn, buông thõng, bất động, nhòe ướt, quay ngoắt, co quắp.
3/ Kể lần 2 : (5’)
-GV kể chuyện kết hợpvới việc sử dụng tranh.
4/ Học sinh kể chuyện : (22’)
a/Cho kể theo cặp(dựa vào gợi ý dưới tranh để kể.)
b/Cho HS thi kể 
+ Em học ở anh Nguyễn Ngọc Ký điều gì ?
GV : Tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên. 
-GV nhận xét + khen những HS kể hay 
5/ Củng cố, dặn dò : (3’)
-GV nhận xét tiết học
-Dặn về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
-Xem trước bài kể chuyện ở tuần 12.
- lắng nghe kể kết hợp quan sát tranh.
-Kể theo nhóm - kể nối tiếp nhau . Mỗi em kể 2 tranh, sau đó kể toàn truyện
- Một vài tốp HS thi kể từng đoạn .
- 2 đến 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện, 
+ Tự phát biểu 
Tiết 4: Anh văn
(GV bộ môn dạy)
Tiết 5: Địa lý : 
ÔN TẬP
A. Mục tiêu : 
-Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn đỉnh Phan- xi -păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam .
-Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; đan tộc, trang phục và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. 
*HS yếu bước đầu biết nêu một số đặc điểm chính về thiên nhiên,con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn , trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên . 
B. Đồ dùng dạy - học :
-GV:Tranh ảnh, bản đồ địa lý tự nhiên VN hoặc lược đồ.
-HS: sưu tầm tranh ảnh, SGK, VBT.
C. Phương pháp và hình thức
- Phương pháp:hỏi đáp, trực quan, quan sát, thực hành, luyện tập, thảo luận, kiểm tra, đánh giá.
- Hình thức:Nhóm, cá nhân, lớp.
D. Hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Khởi động : (4’) Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS lên trả lời câu hỏi Sgk.
-Nhận xét , ghi điểm .
*Hoạt động 1 : (8’) Miền núi và trung du
-Yêu cầu HS điền tên dãy núi HLS , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà lạt vào lược đồ .
-Nhận xét và KL 
*Hoạt động 2 :(8’)Con người và hoạt động
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành câu 2 Sgk
-Kết luận :
*Hoạt động 3: (8’) Vùng trung du Bắc Bộ
-Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ
-Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống , đồi trọc ?
-KL 
*Hoạt động nối tiếp : (2’) 
-Hệ thống bài 
-Dặn HS học bài
-Nhận xét tiết học 
-HS trả lời
-HS thảo luận theo nhóm 4
-HS trình bày
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS trình bày
-HS nêu là vùng đồi với đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
-HS trả lời:trồng rừng che phủ đồi,ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
BUỔI CHIỀU
(Tổ chức, hướng dẫn HS sinh hoạt tập thể)
Thứ năm , ngày 5 tháng 11 năm 2009
Tiết 1 Toán : 
ĐỀ - XI - MÉT VUÔNG
A. Mục tiêu : Giúp HS :
-Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
-Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông .
-Biết được 1dm2 = 100cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.
*HS yếu bước đầu nhận biết được 1dm2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1dm .Làm được bài tập 1,2, 3(a)
-HS khá, giỏi làm hết bài 1,2 3..
B. Đồ dùng dạy học:
-GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô
vuông diện tích là 1cm2.
-HS chuẩn bị thước và giấy có kẻ ô vuông 1cm x 1cm .
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: quan sát, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 	- Hình thức: cá nhân, lớp.
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ : (4’)
Tính : 2 750 x 30 ; 1 729 x 50 ; 6 265 x 70 ;
9 767 x 60 .
- GV nhận xét.
2/Giới thiệu bài: (1’) 
3/Hướng dẫn tìm hiểu bài: (15’)
-Cho HS quan sát hình vuông có cạnh 1dm
-Cho HS biết : hình vuông có cạnh là 1dm. GV chỉ vào bề mặt hình và giới thiệu . Đề xi mét vuông là diện tích 1 hình vuông có cạnh dài 1 đê xi mét .Đây là 1 đê xi mét vuông
-Giới thiệu cách viết và đọc : Đề -xi –mét vuông viết tắt là : dm2
-Cho HS nhận xét hình vuông cạnh 1dm có ? hình vuông
+Tính theo chiều dọc ?
+Tính theo chiều ngang ?
-Giới thiệu mỗi cạnh hình vuông nhỏ dài 1cm , nên có diện tích là 1cm2 
-Tính diện tích hình vuông lớn với số đo cm2
-Giới thiệu mối quan hệ :1dm2 = 100cm2
4/ Luyện tập thực hành : (17’)
*Bài tập 1 : Đọc số đo dm2
-Nhận xét
*Bài tập 2 : Đọc, viết số đo dm2
*Bài tập 3 : Đổi đơn vị số đo diện tích.
-GV thu vở chấm, nhận xét
5/Củng cố, dặn dò : (3’)
-Hệ thống bài
-Dặn HS học bài và làm BT vở VBT
-Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng tính
-HS quan sát
-HS lắng nghe, theo dõi .
-10 hình vuông nhỏ
-10 hình vuông nhỏ
- 10 x 10 = 100cm2
+ HS yếu làm bài 1,2, 3 (a)
-HS nêu miệng kết quả: 32dm2 , 911dm2 , 1952dm2
- HS làm vào bảng con: 2dm2 , 812dm2 , 1 960dm2 
-HS yếu chỉ làm cột thứ nhất.
-HS làm vào vở, đổi vở kiểm tra 
1dm2 = . cm2
100cm2 = .. dm2
Tiết 2: Luyện từ và câu : 
 TÍNH TỪ
A. Mục tiêu : 
- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái..
-HS hiểu thế nào là tính từ
-Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn(đoạn a hoặc đoạn b, BT1), biết đặt câu hỏi với tính từ (BT2).
*-HS yếu bước đầu nhận biết được tính từ.
* HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ BT1(mục III).
B. Đồ dùng dạy -học:
- GV: SGK, bảng phụ, VBT.
- HS: Vở trắng, VBT, bảng con.
C. Phương pháp và hình thức
 	 - Phương pháp:giảng giải, vấn đáp, thực hành, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp.
D. Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/Kiểm tra bài cũ (5’) 
- Động từ là gì ? cho ví dụ
-Em hãy tìm 1 động từ và đặt câu với động từ đó
2/ Giới thiệu bài (1’)
Phần nhận xét 
 BT1 (4’): Đọc truyện 
 BT2 (7’): Tìm hiểu như thế nào là tính từ .
-GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các từ trong truyện trên những từ ngữ miêu tả, tính tình, tư chất của Lu-i, miêu tả màu sắc, hình dáng, kích thước của các sự vật . 
-GV Nhận xét + chốt lại lời giải đúng 
* Tư chất : Chăm chỉ , giỏi
* Màu sắc cuả sự vậ

File đính kèm:

  • docGiao an 4Tat ca cac monTuan 11 Soan theo chuan KTKN.doc