Bài giảng Lớp 3 - Môn Tự nhiên và xã hội - Tuần 1 - Tiết 1 - Hoạt động thở và cơ quan hô hấp (tiếp)

- Giáo viên : tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải, các hình trong SGK trang 68, 69

- Học sinh : Xem trước bài ở nhà.

 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 1) Khởi động: 1’ (Hát)

 2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (3 HS)

 ? Kể tên một số cơ quan trong cơ thể?

 ? Hãy kể một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thông tin liên lạc

 ? Kể tên các cơ quan, công sở và chức năng của nó?

 

doc132 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tự nhiên và xã hội - Tuần 1 - Tiết 1 - Hoạt động thở và cơ quan hô hấp (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm trình bày.
Hoạt động 2: Cách đề phòng bệnh.
Mục tiêu: HS củng cố các kiến thức đã học về cơ thể và cách phòng một số bệnh có liên quan đến cơ quan bên trong.
Tiến hành:
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm nêu các bệnh thường gặp ở một cơ quan và cách phòng tránh bệnh đó vào phiếu học tập:
Nhóm : .
Tên cơ quan : .
Các bệnh thường gặp 
Cách phòng
Kết luận: mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khỏe mạnh.
- Tập hợp nhóm, tiến hành thảo luận.. 
- Cử đại diện 4 nhóm. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Tập hợp nhóm, thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
 4) Củng cố: 2’
	? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp?
	? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Tuần hoàn?
	? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Bài tiết nước tiểu?
	? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Thần kinh?
 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Ôn tập (TT)
	- Nhận xét: 
	Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................
................................................................................................................................................
Tuần: 18
Tiết : 35
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ
NS: //2014
ND: //2014
I/ Mục tiêu :
 	- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.
 II/ Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên : Phiếu học tập cho các hoạt động và các tấm bìa để tổ chức trò chơi.
	- Học sinh : Xem trước bài ở nhà.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
 ? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp?
	? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Tuần hoàn?
	? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Bài tiết nước tiểu?
	? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Thần kinh?
	3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Ôn tập
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
7’
Hoạt động 1: Gia đình yêu quý
Mục tiêu: Học sinh trả lời các câu hỏi, vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình mình.
Tiến hành:
- Phát phiếu học tập (SHD/163) cho mỗi HS, yêu cầu làm bài.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
Hoạt động 2: Lựa chọn nhanh
Mục tiêu: Học sinh lựa chọn các tấm bìa có ghi tên hàng hóa gắn đúng vào bảng phân loại.
Tiến hành:
- Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện tham gia trò chơi
- Phổ biến luật chơi.
- Tiến hành trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3: Việc gì, ở đâu?
Mục tiêu: HS nêu được tên các cơ quan, công sở và chức năng của nó.
Tiến hành:
- Tổ chức cho HS tham gia hỏi đáp theo cặp, 1 em nêu tên cơ quan, công sở, 1 em sẽ nêu chức năng tương ứng và ngược lại.
Nhận phiếu, làm việc cá nhân. 
4 HS trình bày và giới thiệu. Cả lớp theo dõi, nhận xét
Tập hợp nhóm, cử đại diện.
Nắm cách chơi.
- Tham gia.
- 10 cặp HS tham gia, lớp nhận xét.
 4) Củng cố: 2’
	? Kể tên một số cơ quan trong cơ thể?
	? Hãy kể một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thông tin liên lạc
	? Kể tên các cơ quan, công sở và chức năng của nó?
 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Vệ sinh môi trường.
	- Nhận xét: 
Tuần: 18
Tiết : 36
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
NS: //2014
ND: //2014
I/ Mục tiêu : 
 - Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
 * GDKNS:
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết các tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
 - Kỹ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
 - Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cảm kết thực hiện các hành vi đúng nhằm bảo vệ sinh môi trường.
 - Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
 - Kỹ năng hợp tác: Hợp tác với moik người xung quanh để bảo vệ môi trường.
 * GDMT: 
	 - Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.
 - Biết phân, rác thải nếu không xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
 - Biết một vài biện pháp xử lý phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải, các hình trong SGK trang 68, 69
- Học sinh : Xem trước bài ở nhà.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
	 1) Khởi động: 1’ (Hát)
	 2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (3 HS)
 ? Kể tên một số cơ quan trong cơ thể?
	 ? Hãy kể một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thông tin liên lạc
	 ? Kể tên các cơ quan, công sở và chức năng của nó?
	 3) Bài mới: 27’
	 a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Vệ sinh môi trường
	 b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
15’
Hoạt động 1: Tác hại của rác thải 
Mục tiêu: Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
Tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý :
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người ?
- Tổ chức cho các nhóm trình bày.
Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi,  thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
 Hoạt động 2: Việc làm đúng, việc làm sai 
Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
Tiến hành:
- Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói việc làm nào đúng ( sai).
+ Cần làm gì để giữ vs nơi công cộng ? 
+ Em đã làm gì để giữ vs nơi công cộng ?
+ Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em.
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Yêu cầu HS liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống : đường phố, ngõ xóm, bản làng  Điền những câu trả lời của học sinh vào bảng, sau đó giới thiệu những cách xử lý rác hợp vệ sinh.
Tên xã (huyện)
Chôn
Đốt
Ủ
Tái chế
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
+ Mùi hôi thối bốc lên gây khó chịu, nín thở,
+ Ruồi, muỗi, chuột,là những vật trung gian truyền bệnh cho con người.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận . Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Nhiều cá nhân liên hệ.
4) Củng cố: 2’
	? Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người ?
	? Tại sao chúng ta không nên vứt rác ở nơi công cộng?
	? Ở địa phương em rác được xử lý như thế nào?
 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Vệ sinh môi trường.
	- Nhận xét: 
Tuần: 19
Tiết : 37
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tt)
NS: //2014
ND: //2014
I/ Mục tiêu : 
Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
 * GDKNS:
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết các tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
 - Kỹ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
 - Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cảm kết thực hiện các hành vi đúng nhằm bảo vệ sinh môi trường.
 - Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
 - Kỹ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
 * GDMT: - Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.
 - Biết phân, rác thải nếu không xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
 - Biết một vài biện pháp xử lý phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.
 - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Phiếu thảo luận, các hình vẽ trong SGK trang 70, 71
- Học sinh : Xem trước bài ở nhà.
 III/ Các hoạt động dạy - học :
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
 ? Những sinh vật nào thường sống ở nơi có rác? Chúng có hại gì đến sức khỏe con người?
	? Tại sao chúng ta không nên vứt rác ở nơi công cộng?
	3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Vệ sinh môi trường (tt)
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
7’
@/ Hoạt động 1: Tác hại của việc phóng uế bừa bãi.
@/ Mục tiêu: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. 
@/ Tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1, 2 SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý sách hướng dẫn /9
- Tổ chức cho các nhóm trình bày.
*Kết luận: Phóng uế bừa bãi gây nhiều tác hại như: ô nhiễm môi trường, gây mất vệ sinh, lây truyền các bệnh tả, lỵ.
* GDKNS:
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết các tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
 - Kỹ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
 - Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cảm kết thực hiện các hành vi đúng nhằm bảo vệ sinh môi trường.
 - Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
- Kỹ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
@/ Hoạt động 2: Giới thiệu một số nhà tiêu hợp vệ sinh.
@/ Mục tiêu: Biết được một số loại nhà tiêu và thực hiện được những việc nên làm để giữ vệ sinh nhà tiêu. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
@/ Tiến hành:
+ Khi đi đại, tiểu tiện em và người thân trong gia đình đi ở đâu?
+ Nhà em dùng loại nhà tiêu nào?
- Giới thiệu hai loại nhà tiêu ở hình vẽ SGK trang 3,4.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, ghi các biện pháp giữ nhà tiêu luôn sạch sẽ.
@/ Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
@/ Mục tiêu: Thông qua các tình huống học sinh nhận ra việc làm đúng hay sai.
@/ Tiến hành:
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống (Trang 13 SHD)
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
+ Người và gia súc đang phóng uế bừa bãi không đúng qui định. Vừa mất vệ sinh và vừa xấu cảnh quan
+ Gây mất vệ sinh, đường phố làm ô nhiễm môi trường, lây truyền bệnh, làm mất vẻ đẹp mỹ quan.
- Tùy HS.
- Nhà tiêu hai ngăn, có hố xí bệt,...
- Nhóm đôi, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nghe và bổ sung:
Dội nước, dùng đúng loại giấy, bỏ giấy đúng qui định, cọ rửa thường xuyên, rắc tro,...
- Thảo luận, cử đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
+ N1: Sai, vì làm mất vệ sinh và ô nhiễm nước sông.
+ N2: Sai, làm xấu mỹ quan.
+ N3: Sai, mất vệ sinh nhà tiêu.
+ N4: Sai, làm lây lan dịch bệnh.
+ N5: Sai, vì mất vệ sinh.
4) Củng cố: 2’
	? Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.
	? Ở địa phương em thường sử dụng những loại nhà tiêu nào?
	? Em và những người trong gia đình phải làm gì để giữ nhà tiêu luôn sạch sẽ
	* GDMT: - Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.
 - Biết phân, rác thải nếu không xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
 - Biết một vài biện pháp xử lý phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.
 - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
 IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Vệ sinh môi trường (tt).
	- Nhận xét: 
Tuần: 19
Tiết : 38
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tt)
NS: //2014
ND: //2014
I/ Mục tiêu : 
Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
* GDKNS:
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết các tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
 - Kỹ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
 - Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cảm kết thực hiện các hành vi đúng nhằm bảo vệ sinh môi trường.
 - Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
 - Kỹ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
 * GDMT: - Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.
 - Biết phân, rác thải nếu không xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
 - Biết một vài biện pháp xử lý phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.
 - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên : Phiếu thảo luận, các hình vẽ trong SGK trang 72.
 - Học sinh : Xem trước bài ở nhà.
 III/ Các hoạt động dạy - học :
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
 ? Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.
	? Ở địa phương em thường sử dụng những loại nhà tiêu nào?
	? Em và những người trong gia đình phải làm gì để giữ nhà tiêu luôn sạch sẽ?
	 3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Vệ sinh môi trường (tt)
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
 7’
@/ Hoạt động 1: Tác hại của nước thải
@/ Mục tiêu: Biết và nêu được tác hại của nước thải đối với môi trường xung quanh. Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khỏe con người.
@/ Tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1, 2 SGK/72 và trả lời câu hỏi theo gợi ý sách hướng dẫn trang 15
- Tổ chức cho các nhóm trình bày.
+ Câu 1.
+ Câu 2.
*/ Kết luận: Cần xử lí nước thải.
* GDKNS:
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.
- Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết các tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
 - Kỹ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
- Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cảm kết thực hiện các hành vi đúng nhằm bảo vệ sinh môi trường.
 - Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
 - Kỹ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
@/ Hoạt động 2: Xử lí nước thải
@/ Mục tiêu: Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
@/ Tiến hành:
? Em thấy nước thải bệnh viện, gia đình chảy đi đâu?
? QS hình 3,4 SGK/73 và cho biết hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Vì sao?
? Nêu các biện pháp xử lí nước thải phù hợp
@/ Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
@/ Mục tiêu: Thông qua các tình huống học sinh nhận ra việc làm đúng hay sai.
@/ Tiến hành:
- Phát phiếu thảo luận ghi các tình huống (SDH/18) yêu cầu các nhóm xác định việc làm đó đúng hay sai? Vì sao
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung:
+ Các bạn bơi dưới sông; vài chị rửa rau, vo gạo; một bác đang đổ rác xuống sông; ống cống xả nước bẩn trực tiếp xuống sông.
+ Không hợp lý vì nước thải chứa nhiều vi khuẩn, chất độc hại, gây bệnh cho người.
+ Ô nhiễm đất, nước, truyền bệnh,...
- (Nhóm đôi) Tùy HS.
- Hình 4 hợp vệ sinh vì đổ vào cống có nắp đậy.
- Thải vào cống có nắp đậy, xử lý hết chất độc hại trước khi thải ra sông.
- Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau:
Tình huống 2 là đúng; tình huống 1, 3, 4 là sai
4) Củng cố: 2’
	? Nước thải đổ ra sông có hợp lý không? Vì sao?
	? Nêu những tác hại của nước thải đối với đời sống con người?
	? Nêu các biện pháp xử lý nước thải phù hợp?
 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Ôn tập
	- Nhận xét: 
Tuần: 20
Tiết : 39
ÔN TẬP: XÃ HỘI
NS: //2014
ND: //2014
I/ Mục tiêu : 
 - Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
 - Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : các tranh SGK đã học ở chương xã hội.
- Học sinh : Xem trước bài ở nhà.
 III/ Các hoạt động dạy - học :
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
 ? Nước thải đổ ra sông có hợp lý không? Vì sao?
	? Nêu những tác hại của nước thải đối với đời sống con người?
	? Nêu các biện pháp xử lý nước thải phù hợp?
	3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Ôn tập: Xã hội
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
7’
10’
@/ Hoạt động 1: Chủ đề xã hội
@/ Mục tiêu: Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
@/ Tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, chia lớp làm 5 nhóm và giao 5 nội dung (SHD/19)
- Tổ chức cho các nhóm trình bày.
- Tổng hợp các ý kiến của HS.
@/ Hoạt động 2: Trò chơi Ô chữ kì diệu
@/ Mục tiêu: HS giải đáp 10 ô chữ hàng ngang để giải đáp ô chữ xuất hiện ở côt dọc
@/ Tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi và tiến hành trò chơi bằng cách lần lượt nêu 10 gợi ý (SHD/22)
@/Hoạt động 3: Vẽ tranh
@/Mục tiêu: HS vẽ được những tranh về làng quê, đô thị, gia đình, đường phố,... theo ý thích.
@/Tiến hành:
- Tổ chức cho HS vẽ tranh vào giấy.
- Chọn tranh vẽ đẹptuyên dương.
- Tập hợp nhóm, thảo luận. 
- Đại diện 5 nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Nắm cách chơi và tham gia giải đáp:
+ Vui chơi
+ Thế hệ
+ Thủ công
+ Đánh bắt
+ Đều
+ Xe đạp
+ Xã hội
+ Đô thị
+ Chuột
+ Tái chế
- Ô chữ hàng dọc: Chủ đề xã hội
- Làm việc cá nhân.
4) Củng cố: 2’
	? Kể tên một số hoạt động ở trường?
	? Kể tên một số hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại?
? Nước sạch có vai trò như thế nào đối với con người và sinh vật?
? Để giữ an toàn giao thông, người tham gia giao thông cần phải làm gì
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Thực vật
	- Nhận xét: 
Tuần: 20
Tiết : 40
THỰC VẬT
NS: //2014
ND: //2014
I/ Mục tiêu : 
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.
* GDKNS: - Kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin: Phân tích, ss tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loài cây.
 - Kỹ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : các tranh SGK , tranh ảnh về một số cây cối khác nhau. Phiếu BT.
- Học sinh : Xem trước bài ở nhà.
 II/ Các hoạt động dạy - học :
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
 ? Nước thải đổ ra sông có hợp lý không? Vì sao?
	? Nêu những tác hại của nước thải đối với đời sống con 

File đính kèm:

  • docđủ GA TNXH LOP 3.doc