Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 14 - Luyện tập

HS nêu

- HS làm vở, đổi vở để kiểm tra.

 9 x 5 = 45

45 : 5 = 9

45 : 9 = 5

- HS đọc.

- HS nêu.

- Lấy 36 : 9

 

doc14 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 14 - Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh các khối lượng 
- Biết làm tính với các số đo khối lượng và vận dụng vào giải toán
II. Chuẩn bị
- Bảng con, cân đồng hồ
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra:
- Chữa bài tập 2/ 51
- Nhận xét
3. Bài mới: HD làm bài tập
Bài 1:
- HD học sinh quan sát hình vẽ, cho biết khối lượng của vật được cân
- Gọi HS đọc số đo khối lượng của vật
- Thống nhất kết quả
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HD học sinh nắm yêu cầu thực hiện
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm đôi: tính rồi điền kết quả vào cột cuối cùng trong bảng
- Đọc kết quả
- Nhận xét
- HS chữa bài:
Trong hộp có số g sơn là:
530 – 80 = 450 (g)
Đáp số: 450g sơn
- HS làm bài và nêu kết quả:
+ Chùm nho nặng: 300g
+ Hộp táo nặng: 800g
- HS nắm yêu cầu bài tập
- HS làm bài theo nhóm đôi và nêu kết quả:
500g
200g
100g
50g
20g
10g
Cân nặng
Túi mì chính
1
1
510g
Gói bánh
1
1
1
170g
Hộp sữa
2
1
450g
Hộp thuốc
1
2
1
950g
Bài 3: 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ minh họa và điền kết quả vào chỗ trống
- Gọi học sinh đọc lại kết quả
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán
- HD phân tích bài toán 
- HD giải bài toán theo 2 bước:
+ Hai gói kẹo nhỏ cân nặng bao nhiêu gam?
+ Cả 3 gói kẹo cân nặng bao nhiêu gam?
- Gọi HS trình bày bài giải và chữa bài
4. Củng cố
- Gọi 2 HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đó
- Nhận xét kết quả luyện tập
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập, ghi nhớ các đơn vị đo
- HS quan sát hình vẽ và cho biết:
+ 2 hộp thuốc cân nặng là:
50g + 20g = 70g
+ 1 hộp thuốc cân nặng là:
70g : 2= 35g
- HS đọc bài toán và phân tích
- Trình bày bài giải:
Hai gói kẹo nhỏ cân nặng:
150 x 2= 300(g)
Cả 3 gói kẹo cân nặng:
250 x 150= 400(g)
Đáp số: 400g
Kĩ năng sống
kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người (tiết3)
I.Mục tiêu
Giúp HS:
Củng cố kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người, lời chào với mọi người xung quanh. Hiểu cách tự giới thiệu với mọi người xung quanh.
Vận dụng kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người vào thực tế cuộc sống.
Giáo dục học sinh cách ứng xử có văn hoá, lễ phép với mọi người xung quanh.
II.Chuẩn bị
	GV: Phiếu thảo luận, bảng nhóm, bút dạ, 
	HS : Sách kĩ năng sống,
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- 1 nhóm thực hành lại một trong các tình huống của bài 5(tiết 3)
- GV nhận xét, tuyên dương
C.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
2.1 Khám phá
- GV củng cố lại khái niệm kĩ năng biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Theo em chúng ta cần nói lời cảm ơn, xin lỗi mọi người khi nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời
2.2 Kết nối
- Yêu cầu HS cùng trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi:
? Em tự giới thiệu về bản thân mình với mọi người khi nào? Kể một kỉ niệm mà em nhớ về thái độ của mọi người đối với em khi họ được nghe em giới thiệu về bản thân mình?
- GV nhận xét, chốt.
2.3 Thực hành
Bài 6:
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS phân nhóm, thực hành tự giới thiệu về bản thân mình trong 3 tình huống ở bài tập 6
- GV chốt: Trong những trường hợp gặp bạn bè mới quen, được người lớn hỏi thăm về bản thân hoặc chuyển đến một môi trường mới chúng ta cần biết tự giới thiệu về bản thân mình.
Bài 7
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài
- Yêu cầu HS đóng phân vai thực hiện gọi điện thoại giữa bạn Nam và bố
GV nhận xét, tuyên dương
Bài 8
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp 
? Dựa vào bài 8, em hãy nêu những việc nên làm khi nhận và gọi điện thoại?
 - Em hãy nêu những việc không nên làm khi nhận và gọi điện thoại?
GV nhận xét, kết luận.
Bài 9
- Yêu cầu HS chia lớp làm 5 nhóm
- Yêu cầu mỗi nhóm giải quyết một tình huống
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Ghi nhớ
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
? Em hiểu ý nghĩa của câu nói này như thế nào?
- GV nhận xét, chốt
2.4 Vận dụng
- Yêu cầu HS vận dụng điều đã học vào các tình huống thực tế trong cuộc sống.
- Nhóm xung phong thực hành
- Nhận xét
HS thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày:
HS trao đổi theo cặp
 - HS chia sẻ trước lớp
 - HS nêu
 - HS nêu lại yêu cầu
HS thảo luận nhóm 4; mỗi dãy một tình huống, nêu cách giải quyết.
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
HS chia sẻ trước lớp.
 - HS nhắc lại
HS nêu yêu cầu
HS thảo luận cặp đôi đánh số thứ tự từ 1 đến 8 sao cho phù hợp
HS thực hành trước lớp
HS làm bài cá nhân
HS trình bày ý kiến của mình trước lớp.
HS nêu
HS chia làm 5 nhóm
Đại diện các nhóm thảo luận và trình bày trước lớp
Nhận xét
HS đọc ghi nhớ
HS nêu: Khuyên chúng ta khi nói năng phải nhẹ nhàng, tế nhị để thành công khi giao tiếp với mọi người và bạn bè.
- HS ghi nhớ 
Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013
Luyện Toán
bảng chia 9
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán có phép chia 9
II. Chuẩn bị
- Bảng con
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra:
- Chữa bài 4/52
- Nhận xét
3. Bài mới
HD làm bài tập
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh vận dụng bảng chia 9 thực hiện chia nhẩm và điền kết quả vào bảng
- HS chữa bài
Hai gói kẹo nhỏ cân nặng:
150 x 2= 300(g)
Cả 3 gói kẹo cân nặng:
250 x 150= 400(g)
Đáp số: 400g
- HS tự làm bài và đọc lại kết quả
9
9
18
27
36
45
54
63
72
81
90
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
9
90
72
54
36
18
9
7
5
3
1
Bài 2:
- Gọi HS đọc tóm tắt, dựa vào tóm tắt nêu nội dung bài toán:
Bố: 45 tuổi
Con: 9 tuổi
Tuổi bố gấp mấy lần tuổi con?
- Yêu cầu học sinh nêu dạng toán và trình bày bài giải
- Gọi HS chữa bài
- Nhận xét
Bài 3: 
- HD phân tích bài toán
- HD học sinh giải bài toán theo 2 bước:
+ Tìm số cốc còn lại sau khi đã bán 6 chiếc
+ Tính số cốc trong mỗi hộp
- Yêu cầu học sinh làm bài và chữa bài
- Nhận xét
4. Củng cố
- Nhận xét chung kết quả luyện tập
- Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập, ôn bảng chia đã học
HS đọc tóm tắt, nêu dạng toán và trình bày bài giải:
Tuổi bố gấp tuổi con số lần là:
45 : 9 = 5 (lần)
Đáp số: 5 lần
- HS phân tích bài toán
- Thảo luận theo nhóm đôi nêu 2 bước tính của bài toán
- Trình bày bài giải:
Số cốc còn lại là:
60 – 6= 54 (cốc)
Mỗi hộp có số cốc là:
54 : 9= 6(cốc)
Đáp số: 6 cốc
------------------------------------------------------------------------------------
Luyện đọc, viết
Người liên lạc nhỏ
I- Mục tiêu:
 - Tiếp tục rèn kĩ năng đọc trơn , đọc diễn cảm đoạn 2 bài: người liên lạc nhỏ. 
 -Nghe - viết đúng, đẹp đoạn 2 trong bài: Người liên lạc nhỏ.
 -HS có ý thức luyện viết cho đúng, đều, đẹp.
II- Đồ dùng:- Bảng phụ ghi câu khó.
 - Vở ô li.
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Cửa Tùng?
- Người xưa so sánh cửa Tùng với cái gì?
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
a. Luyện đọc
* HD HS luyện đọc câu khó:
-Hướng dẫn giọng đọc:.
Chú ý: chuyển giọng giữa các nhân vật cho linh hoạt.
- Cho HS thi đọc hay.
b. Hớng dẫn HS viết bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn, đọc mẫu 
đoạn chép.
- Đoạn văn có mấy câu ? Chữ đầu
câu được viết như thế nào ?
*Từ khó: (gậy trúc, huýt sáo, lù lù, tráo trưng,)
+ GV yêu cầu chép vào vở
GV nhắc HS tư thế ngồi viết
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
* GV chấm 5-7 bài, nhận xét.
4. Củng cố
? Qua câu chuyện này, các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào?. 
5. Dặn dò
- Nhận xét giờ học
-Chuẩn bị tiết sau
- HS đọc bài
- Với chiếc lược đồi mồi ....
- Theo dõi gv đọc mẫu
- HS luyện đọc(CN- ĐT)
-Tổ chức cho HS khá giỏi đọc mẫu.
- HS thi đọc hay.
- Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân xuất sắc.
- 1 HS đọc đoạn viết.
- 5 câu
- Chữ đầu câu và tên riêng
- HS tự viết vào bảng con
- HS chép vào vở
- HS nghe- viết vào vở
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013
Luyện toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố các phép tính trong bảng chia 9.
- HS thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán.
- HS áp dụng vào thực tế, tính toán nhanh, chính xác.
II.Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ.
- HS : Sách, vở.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Tìm x
X x 7 = 63 9 x X = 72.
- Nhận xét.
C.Bài mới	
1. Giới thiệu bài	
2. Luyện tập:
* Bài 1:
- Nêu đề bài?
- GV yêu cầu HS làm vở, đổi vở để kiểm tra.
- GV nhận xét, chốt: Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
* Bài 2:
- Nêu yêu cầu?
- Bài cho biết gì? Bài hỏi gì?
- Để biết lớp có mấy tổ em làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
- Nhận xét.
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu?
- Bài cho biết gì? Bài hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Nhận xét.
D. Củng cố 
- Cho HS đố nhau các phép tính trong bảng nhân chia đã học.
E.Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài 
2 HS làm.
- HS nêu
- HS làm vở, đổi vở để kiểm tra.
 9 x 5 = 45
45 : 5 = 9
45 : 9 = 5
- HS đọc.
- HS nêu.
- Lấy 36 : 9
Bài giải:
Lớp đó có số tổ là:
36 : 9 = 4 (tổ)
Đáp số: 4 tổ
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS làm bài theo nhóm:
Bài giải
Số người còn lại là:
105 – 15 = 90 (người)
Đoàn có số xe là:
90 : 9 = 10 (xe)
Đáp số: 10 xe
- HS đố các phép tính nhân chia đã học.
--------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2013
Luyện Toán
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư)
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán liên quan đến phép chia
II. Chuẩn bị
- Bảng con,
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra 
- HS chữa bài 2/53
- Nhận xét
3. Bài mới: HD luyện tập
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đặt tính rồi thực hiện từng phép tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số trên bảng con
- Nêu lại cahcs chia một số trường hợp
- Thống nhất kết quả tính
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập
- HD làm bài: 
Mỗi giờ có bao nhiêu phút?
Muốn biết giờ có bao nhiêu phút ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh nêu phép tính và trình bày bài giải
- Chữa bài
Bài 3: 
- HD Trình bày bài toán: Có 80 chiếc cốc xếp vào các hộp, mỗi hộp có 6 cốc. Hỏi có thể xếp được nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa mấy cốc?
- Gọi HS chữa bài
- Nhận xét
4. Củng cố
- Củng cố kiến thức về chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
5. Dặn dò:
- Ghi nhớ cách chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
- HS chữa bài:
Lớp có số tổ là:
36 :9= 4 (tổ)
Đáp số: 4 tổ
- HS đặt tính rồi thực hiện từng phép tính trên bảng con:
48:3 84:6 80:5
84:7 49:3 90:6
83:5 88:7
- HS đọc bài toán
- Trả lời câu hỏi
- Trình bày bài giải:
 giờ có số phút là:
60:4= 15 (phút)
Đáp số: 15 phút
- HS tóm tắt bài toán và làm bài
- HS chữa bài:
Ta có: 80: 6= 13 (dư 2)
Vậy có thể xếp được nhiều nhất là 13 hộp và còn thừa 2 cốc
Đáp số: 13 hộp thừa 2 cốc
Luyện tiếng việt
ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ?
I. Mục tiêu
- Ôn về từ chỉ đặc điểm : tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh.
- Tiếp tục ôn kiểu câu Ai thế nào ? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai ( cái gì ? con gì ) ? và thế nào ?
 - Có ý thức nói và viết câu đúng.
II. Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ.
- HS : Sách, vở.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Kể một số từ thường dùng ở miền Nam?
- Nhận xét.
C.Bài mới	
1. Giới thiệu bài 
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 
- Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn văn.
- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ đặc điểm điền vào chỗ trống.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài tập 2 
- Nêu yêu cầu?
- Hướng dẫn: Tìm hai sự vật được so sánh với nhau trong câu “Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối”
- Đặc điểm để so sánh 2 sự vật đó là gì?
- Yêu cầu HS làm theo cặp và nêu kết quả
- GV nhận xét, chốt: Khi so sánh 2 sự vật thì người ta thường dùng các đặc điểm giống nhau (hoặc gần giống) để so sánh sự vật với nhau.
* Bài tập 3 
- Nêu yêu cầu?
- Các câu trong bài tập được viết theo mẫu câu gì?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- GV nhận xét, chốt bài: Các câu được viết theo mẫu câu Ai thế nào? thì bộ phận trả lời cho câu hỏi ai thường có các từ chỉ đặc điểm.
D. Củng cố 
- Yêu cầu HS thi đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
E.Dặn dò:- Dặn HS về nhà ôn bài
- HS kể.
- HS nêu.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS làm miệng.
Mặt trời: đỏ ối 
 Nước biển( lúc bình minh): màu hồng nhạt
 Nước biển ( buổi trưa): xanh lơ
 Nước biển ( buổi chiều): màu lục
- HS nêu
- Mặt trời được so sánh với chiếc thau đồng.
- Đỏ ối.
- HS làm theo cặp.
- HS nêu.
- Câu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
- HS làm theo nhóm để điền vào cột.
Ai (con gì, cái gì)?
Thế nào?
- HS đặt câu.
------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013
Luyện toán
Luyện: chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số( có dư ở các lượt chia)
- Biết giải toán có phép chia.
- Rèn HS tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II.Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính:
 67 : 3 72 : 4
- Nhận xét, cho điểm.
C.Bài mới	
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
* Bài 1
- Nêu yêu cầu?
- Nêu cách đặt tính?
- Yêu cầu HS làm bảng.
- Nêu cách thực hiện phép tính?
- Nhận xét, chốt: Đây là các phép tính chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số, là các phép chia có dư, số dư ở các lượt chia đều phải bé hơn số chia.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Nêu cách thương?
- Tổ chức cho HS làm bài theo cặp.
- Nhận xét, chốt về số dư.
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu?
- Bài cho biết gì? Bài hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Nhận xét, chốt cách giải của bài toán có phép tính dư.
D. Củng cố 
- Số.
 7 5 6 
 2
 1 5
E.Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài 
- HS làm bảng con.
- HS đọc.
- HS nêu.
- Làm bảng con
 63 5 82 6 
 5 12 6 13
 13 22
 10 18
 3 4
- HS đọc
- Lấy SBC chia cho SC.
- HS làm bài theo cặp.
Số bị chia
Số chia
Thương 
Số dư
35
2
17
1
88
3
29
1
93
4
23
1
- HS nêu
- HS nêu
- HS làm bài theo nhóm
- HS nêu.
-----------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Giới thiệu hoạt động
I. Mục tiêu:
- Biết giới thiệu một cách đơn giản về các ban trong tổ mình với người khác.
- Kể được hoạt động của tổ em trong tháng qua
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi gợi ý
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc lại bức thư viết cho bạn ở một tỉnh miền Nam hoặc miền Trung để làm quen và hẹn cùng nhau thi đua học tốt
- Nhận xét
3. Bài mới: HD làm bài tập
Bài 1: Giới thiệu về tổ của em với một đoàn khách
- HD học sinh gới thiệu về tổ:
+ Tổ em gồm những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?
+ Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
- Lưu ý học sinh: Nói năng đúng nghi thức với người trên
- Gọi 1 HS thực hiện
- Yêu cầu làm việc theo nhóm giới thiệu về tổ của mình
- Các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp trước lớp
- HD nhận xét, bổ sung, tuyên dương những HS có lời giới thiệu ấn tượng
Bài 2: Kể các hoạt động của tổ em trong tháng qua.
- HD kể các hoạt động về học tập, văn nghệ thể thao, bảo vệ môi trường
- HS thực hành kể về hoạt động của tổ
- Nhận xét, bổ sung
4. Củng cố
- Nhận xét chung kết quả luyện tập
5. Dặn dò:
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn giới thiệu về tổ của mình
- HS đọc bài viết 
-HS đọc đề bài, phân tích yêu cầu bài tập
- HS đọc gợi ý
-HS thực hành giới thiệu về tổ của mình
-Các tổ luyện tập trong nhóm
-Thi giới thiệu về tổ mình
-Nhận xét 
- HS thực hành kể những việc làm tốt mà tổ đã thực hiện trong tháng qua
------------------------------------------------------
Luyện chữ
Luyện viết bài 14
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa L .
 - Viết đúng tên riêng : “Lạc Long Quõn” và câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
“Lỏ xanh quả xanh
Lặng im trờn cành
Lỏ xanh quả vàng
 Chim chuyền rung rinh”
 - HS có ý thức viết đúng và viết đẹp.
II- Chuẩn bị
- GV:Mẫu chữ .
- HS: bảng con. 
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thực hành.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.ổn định tổ chức.
B.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 hs lên bảng viết : K, Kim Đồng
- Nhận xét, cho điểm.
C.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài? 
- Treo chữ mẫu.
- Chữ L cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét ?
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết
 - Yêu cầu HS viết. 
- GV nhận xét sửa chữa .
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng.
- GV giới thiệu về Lạc Long Quõn 
- Nêu độ cao của các con chữ?
- Yêu cầu hs viết: Lạc Long Quõn
- GV nhận xét, sửa sai.
c) Viết câu ứng dụng:
- Gv đưa câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng 
- Trong câu này có chữ nào cần viết hoa ?
- Những con chữ nào cao 2,5 ly, con chữ nào cao 1 ly?
- Khoảng cách giữa chữ nọ với chữ kia là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS viết bảng con
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết .
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
D.Củng cố :
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết chữ L
E.Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ.
- HS viết bảng.
- HS tìm và nêu.L, Q, C
- HS nêu.
- HS viết L
- HS đọc Lạc Long Quõn.
- HS nghe
- Chữ L, Q, g cao 2,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- HS viết. Lạc Long Quõn 
- HS đọc câu ứng dụng
Lỏ xanh quả xanh
Lặng im trờn cành
Lỏ xanh quả vàng
 Chim chuyền rung rinh 
- Chữ Lỏ, Chim, Lặng.
- Các chữ L, C, h, y, g cao 2,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- HS viết Lỏ, Chim, Lặng.
- Học sinh viết vở:
- HS nêu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan 14 xong.doc