Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc - Kể chuyện: Trận bóng dưới lòng đường (tiết 3)

Ở câu lạc bộ, các em làm gì? (Lưu ý: chuyển chúng em thành các em, các bạn).

b) Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?

Bài tập 3: GV đọc đoạn văn 1 lần. 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.

 - HS tự viết ra nháp những từ ngữ các em dễ viết sai.

 - GV đọc cho HS viết bài.

 - GV chấm một số bài, nêu nhận xét.

 

doc104 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc - Kể chuyện: Trận bóng dưới lòng đường (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp(17’)
Bước 1 : GV nêu câu hỏi : Nêu cách bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh ?
Bước 2 : HS tiếp nối nêu cách bảo vệ và giữ vệ sinh của từng cơ quan, cả lớp nhận xét bổ sung, rút ra kết luận.
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (3')
- Nhận xét chung tiết học
- Nhắc HS về làm các bài tập trong VBT
Toán
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke
I. Mục tiêu :
Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
Bài tập cần làm: bài 1,2,3
II. Đồ dùng dạy - học: Ê ke, thước mét, bìa giấy.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới ( 6’)
- Hai em nêu tác dụng của cái ê-ke.
- Vài em nêu lại tên các đỉnh và cạnh của góc vuông và góc không vuông (bài 2 - trang 42).
- GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 : Luyện tập ( 27’)
Bài 1: 
- Một em đọc yêu cầu bài tập
- HS trao đổi theo cặp rồi tự làm vào vở.
- GV gọi HS tiếp nối lên bảng vẽ góc vuông như yêu cầu của bài tập.
Bài 2: 
- HS tự làm cá nhân vào vở
- Một số HS lên bảng thực hiện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng : 
+ Hình 1 có 4 góc vuông
+ Hình 2 có 2 góc vuông 
Bài 3 
- HS thảo luận theo cặp và nêu kết quả
- GV gọi HS tiếp nối trả lời trước lớp 
- Đáp án: 
+ Hình 2 và hình 3 ghép lại được hình A
+ Hình 1 và hình 4 ghép lại được hình B
Bài 4: 
- Một em đọc đề toán, cả lớp đọc thầm 
- GV yêu cầu HS thực hành trong từng tổ
- Một số HS lên thực hiện trước lớp
Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò:(2') 
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục thực hành vẽ góc vuông bằng ê-ke.
________________________________________________________
Hoạt động 1: Thực hành vẽ góc vuông
- GV gọi một số HS lên bảng dùng ê ke để vẽ góc vuông.
- Cả lớp nhận xét, GV hướng dẫn thêm cách vẽ.
Hoạt động 2: Thực hành kiểm tra và vẽ góc vuông
Bài 1: 3 HS lên vẽ góc vuông có đỉnh cho trước.
Bài 2: Yêu cầu HS quan sát, tưởng tượng, có thể dùng ê ke để kiểm tra góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông rồi đếm số góc vuông có trong mỗi hình.
Bài 3: Hình 1 + 4 = hình A
 Hình 3 + 2 = hình B
Bài 4 (HS khá, giỏi): Cho học sinh dùng giấy thực hành gấp.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà tập vẽ và đo góc.
--------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Ôn tập 
I. Mục tiêu :
	Biết nêu ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong cuộc sống; Biết tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển các phản xạ đó; Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi
	- Nhóm 2 thi nhau tìm trò chơi về những phản xạ tự nhiên.
	- HS thực hành trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
	- Cho HS làm lại các bài tập trong VBT TN - XH.
- Gọi một số HS lên trình bày kết quả.
	- GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học, dặn dò.
-------------------------------------------------------------------
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
Luyện Kể về người em yêu quý
I- Mục tiêu:
Rèn luyện cho hs kĩ năng kể chuyện kể về người em yêu quý.
II- Đồ dùng.
 Bài văn mẫu.
II- Hoạt động dạy học: (35)
Đề bài : Kể về một người mà em yêu quý.
- 1 em nêu yêu cầu.
1 học sinh nhắc lại gợi ý kể.
Giáo viên gợi ý ở bảng.
(Đặc điểm, hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của người đó đối với em và ngược lại.)
- Học sinh khác kể miệng.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- Thi kể trước lớp. Giáo viên nhận xét.
- Học sinh viết bài vào vở bài tập.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét.
III- Củng cố dặn dò(5’)
- Hs khá giỏi đọc bài viết của mình.
 _________________________________________________
 Luyện toán
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
VSCN: Bài 1: Rửa tay
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức: HS nêu được khi nào cần phải rửa tay.
 Kể ra những thứ có thể dùng rửa tay.
2.Kĩ năng: Biết cách rửa tay sạch sẽ và rửa tay đúng khi cần thiết.
3. Thái độ: Có ý thức giữ sạch đôi bàn tay.
*	Nêu được sự cần thiết phải chăm sóc cả răng và lợi.
-	Nêu được khi nào cần phải đánh răng.
- Kể ra những thứ dùng để đánh răng được.
* HS đánh răng thường xuyên và đúng cách.
* Có ý thức giữ răng miệng sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV bộ tranh VSCN số 1( 4 tranh)
 Chậu, xô đựng nước và gáo múc nước.
 Xà phòng. Khăn lau. Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi bàn tay sạch sẽ. Bàn chải đánh răn, cốc, kem đánh răng. Mô hình hàm răng.
III. Hoạt động dạy học: 35’
HĐ1: Khi nào cần phải rửa tay?
MT: Nêu được khi nào cần phải rửa tay. Bộ 4 tranh VSCN số 1.
 MT: HS biết cách rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
 GV sử dụng đồ dùng đã chuẩn bị ( Xô, chậu, khăn, xà phòng...)
 HĐ2: Theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
 MT: HS luôn có ý thức giữ sạch sẽ bàn tay của mình.
--------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Ôn tập - kiểm tra Giữa học kì i (Tiết 4)
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
 - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì? (BT2).
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài chính tả (BT3); tốc độ viết khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. (HS khá, giỏi: viết đúng, tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ trên 55 chữ/ 15 phút)).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc - bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc (Những HS còn lại)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (ôn bài khoảng 2 phút).
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài - cả lớp đọc thầm.
+ Hai câu văn này được cấu tạo theo mẫu câu nào?
- Học sinh suy nghĩ và đặt câu hỏi vào vở.
- Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt. GV nhận xét, viết nhanh lên bảng câu hỏi đúng. Gọi HS đọc lại câu hỏi đúng.
a) ở câu lạc bộ, các em làm gì? (Lưu ý: chuyển chúng em thành các em, các bạn).
b) Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
Bài tập 3: GV đọc đoạn văn 1 lần. 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
	- HS tự viết ra nháp những từ ngữ các em dễ viết sai.
	- GV đọc cho HS viết bài.
	- GV chấm một số bài, nêu nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS về đọc lại những bài tập đọc có yêu cầu HTL để chuẩn bị KT.
--------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Ôn tập - kiểm tra Giữa học kì i (Tiết 5)
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn, bài thơ có yêu cầu HTL đã học.
- Lựa chọn được TN thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2).
- Đặt được 2 - 3 câu theo mẫu Ai làm gì? (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên bài tập đọc yêu cầu HTL - bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Kiểm tra HTL (khoảng 1/2 số HS)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL (ôn bài khoảng 2 phút).
- HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ, đoạn văn theo chỉ định trong phiếu. GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập ở VBT.
- Cho HS chọn từ điền vào và yêu cầu giải thích vì sao em chọn từ này mà không chọn từ khác.
- HS suy nghĩ và trao đổi theo cặp.
- HS lên bảng làm bài; Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh; Cả lớp chữa bài vào VBT.
Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu bài tập, nhắc HS không quên mẫu câu các em cần đặt: Ai làm gì?.
- HS làm bài vào vở rồi đọc câu vừa đặt lên. GV và cả lớp nhận xét, giúp hoàn thiện câu đã đặt.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Nhắc những HS chưa có điểm HTL về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Yêu cầu HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 8.
--------------------------------------------
Toán
Đề-ca-mét. Héc-tô-mét
I. Mục tiêu :
- Biết tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét và héc-tô-mét.
- Biết quan hệ giữa đề-ca-mét và héc-tô-mét.
- Biết đổi từ đề-ca-mét, héc-tô-mét ra mét.
II. Đồ dùng dạy - học: Thước mét.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học: Mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét, ki-lô-mét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề-ca-mét và héc-tô-mét
 - GV giới thiệu cho HS biết đơn vị đo độ dài đề-ca-mét, héc-tô-mét thông qua quan hệ với đơn vị mét.
 - Cho HS ước lượng 1dam (hoặc 1hm) là khoảng cách từ vị trí nào đến vị trí nào.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 (dòng 1, 2, 3): Hướng dẫn HS làm cột thứ nhất, phần còn lại HS tự làm vào vở, sau đó GV chữa bài.
Bài 2: a) Cho HS nêu yêu cầu của bài, suy nghĩ rồi nêu cách làm. GV yêu cầu HS đọc kĩ bài mẫu trong SGK để nắm được cách làm: 4dam = 1dam x 4
 = 10m x 4
 = 40m
Sau đó, GV cho HS nêu kết luận: 4dam = 40m.
b) GV cho HS dựa vào kết quả phần a) để làm các bài còn lại rồi chữa bài.
Bài 3 (dòng 1, 2): Cho HS quan sát mẫu để làm bài. Khi thực hiện các phép tính cộng, trừ đơn giản yêu cầu HS phải tính nhẩm.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm. Dặn HS về ôn lại bài đã học. 
----------------------------------------------------
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2012
Tập viết
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn, bài thơ có yêu cầu HTL đã học.
- Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2).
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên bài tập đọc yêu cầu HTL - bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Kiểm tra HTL (Số HS còn lại)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL (ôn bài khoảng 2 phút).
- HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ, đoạn văn theo chỉ định trong phiếu. GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập ở VBT.
- HS chọn từ đã cho sẵn trong ngoặc ở cuối bài để điền vào bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, gọi một số HS đọc bài làm trong vở của mình. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS suy nghĩ và làm bài vào VBT.
- GV mời 3 HS làm bài trên bảng; Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 9 để chuẩn bị kiểm tra.
------------------------------------------------------
Toán
Bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu :
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và mm).
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy - học: Kẻ sẵn bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học tiết trước:
 100m = ...dam ; 10hm = ...dam 9 dam = ...m
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài.
- GV hướng dẫn HS lập bảng.
- Bắt đầu cho HS nêu đủ tên 7 đơn vị đo độ dài.
- Lấy đơn vị đo cơ bản là mét , HS lần lượt nêu lên quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau đã biết như: 1m = 10 dm; 1cm = 10 cm;.
+ Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp nhau hơn, kém nhau bao nhiêu lần?
- Đọc để nhớ bảng đơn vị đo độ dài.
 Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1 (dòng 1, 2, 3): Cho HS tự làm bài, nêu miệng kết quả. GV chữa 1 vài ý khó.
	1m = 100cm ; 1m = 1000mm;...
Bài 2 (dòng 1, 2, 3): Cho HS lần lượt làm từng câu của bài, ở mỗi câu có thể làm theo thứ tự:
	+ Nêu sự liên hệ giữa hai đơn vị đo (chẳng hạn 1hm = 100m).
	+ Từ sự liên hệ trên suy ra kết quả (8hm = 800m).
Bài 3 (dòng 1, 2): Cho HS quan sát mẫu để làm bài. Khi thực hiện các phép tính nhân, chia đơn giản, GV yêu cầu HS tính nhẩm.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm. Dặn HS về ôn lại bài đã học.
---------------------------------------------------------
	Chính tả
Tiết 7: kiểm tra đọc 
I. Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Kiểm tra đọc 
- GV chọn một văn bản trong SGK; phần câu hỏi và BT không quá 5 câu (thời gian làm bài khoảng 30 phút):
+ GV phát đề kiểm tra cho từng HS.
+ GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài.
+ HS đọc thật kĩ bài văn, bài thơ rồi làm bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị làm bài kiểm tra viết.
-----------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 2 tháng 11 năm 2012
Tập làm văn
Tiết 8: kiểm tra viết
I. Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi); tốc độ viết khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Kiểm tra viết 
Chính tả: GV chọn một đoạn văn xuôi hoặc thơ có độ dài khoảng 50 chữ, viết trong thời gian khoảng 12 phút.
Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em (thời gian làm bài khoảng 28 phút).
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì 1.
-------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Kiểm tra bảng đơn vị đo độ dài đã học tiết trước.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1: GV giúp HS hiểu kĩ bài mẫu rồi tự làm bài.
a) GV nêu vấn đề, sau đó cho một vài HS nêu lại.
b) (dòng 1, 2, 3): GV nêu bài mẫu. Sau đó cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Gọi 2 HS lên bảng làm bài. GV và cả lớp chữa bài.
Bài 3 (cột 1): Cho HS lên tính rồi ghi kết quả.
Hoạt động 2: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
- Dặn về học thật thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
--------------------------------------------------
Đạo đức
Ôn tập : Chia sẻ vui buồn cùng bạn
I. Mục tiêu :
	- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
	- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui, buồn cùng bạn.
	- Biết chia sẻ vui, buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
	- HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui, buồn cùng bạn.
II. Các hoạt động dạy - học:
Khởi động: Hát bài tập thể Lớp chúng ta đoàn kết.
Hoạt động 1: Đóng vai
- GV nêu tình huống, HS các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai theo tình huống (mỗi nhóm một tình huống).
- GV chia cho các nhóm xây dựng kịch bản chuẩn bị đóng vai.
- HS lên đóng vai, các em khác góp ý kiến bổ sung rút kinh nghiệm.
Tình huống1: Hôm nay là sinh nhật lần thứ 7 của bạn Lan.
Tình huống 2: Bà ngoại của Trang ốm đã một tuần nay rồi.
Tình huống 3: Bạn Hoàng tham gia thi Hội khoẻ Phù Đổng môn cờ vua đạt giải nhất.
- GV nhận xét chung và kết luận: Quan tâm khi bạn có chuyện vui; an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn đó là việc các em nên làm.
Hoạt động 2: Nhận xét, dặn dò
	GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
-------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Ôn tập : Vệ sinh thần kinh 
I. Mục tiêu:
	HS biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. Biết những trạng thái có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Thảo luận
- GV nêu câu hỏi, HS thảo luận theo nhóm đôi:
+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống đưa vào cơ thể sẽ rất có hại đối với cơ quan thần kinh?
+ Hằng ngày em đã làm gì để cơ quan thần kinh không bị mệt mỏi?
- Đại diện các nhóm trình bày. GV và cả lớp nhận xét.	
Hoạt động 2: Trò chơi Đi chợ
- GV hướng dẫn HS cách chơi: Các tổ cử mỗi tổ 2 em tham gia chơi.
+ Tổ nào chọn mua được nhiều thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khoẻ thì đội đó thắng.
- Các tổ thi đua, GV và một số em cùng làm giám khảo
- Tổ giám khảo nhận xét cho điểm các tổ.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, dặn HS về thực hiện tốt những điều đã học.
------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm cuối tuần
I. Mục tiêu :
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh cá nhân, nề nếp học tập, bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần; khên ngợi những cá nhân có nhiều tiến bộ, nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, hay quên sách vở, hay nói chuyện riêng,...
c. Bình xét thi đua.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
	- Phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Hành quân bằng điểm số, thi hồ sơ đẹp, tập văn nghệ chào mừng,...
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
----------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Ôn tập: con người và sức khoẻ (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
	- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
II. Đồ dùng dạy - học: Sử dụng các hình trong SGK; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
	- HS quan sát hình ở SGK T36 theo nhóm 4, nói cho nhau nghe tên từng cơ quan trong các hình.
	- Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
	GV bỏ các phiếu câu hỏi vào hộp. Từng HS lên bốc thăm trả lời. Cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung .
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra.
Đạo đức
Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Tiết1)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
	- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui, buồn cùng bạn.
	- Biết chia sẻ vui, buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
	- HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui, buồn cùng bạn.
II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức, các bài hát, bài thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm bạn bè.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hát bài tập thể Lớp chúng ta đoàn kết.
	- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong VBT.
	- Thảo luận nhóm về nội dung :
	+ Chúng ta cần làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này?
	+ Nếu em cùng lớp với bạn Ân, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn? Vì sao?
	- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
	- GV kết luận về nội dung.
Hoạt động 2: Đóng vai.
	- GV chia nhóm và chia cho các nhóm xây dựng kịch bản chuẩn bị đóng vai.
	- HS lên đóng vai, các em khác góp ý kiến bổ sung rút kinh nghiệm.
	- GV kết luận: 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
	- GV đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ. Giải thích lí do vì sao có thái độ tán thành hay không tán thành.
Hướng dẫn thực hành: 
	- Quan tâm khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn .
	- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về sự quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Tiếng Việt
 Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. Giáo viên nhận xét:
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
	- ổn định tổ chức, các nề nếp sinh 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 78 soan ngang.doc