Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc và kể chuyện: Trận bóng dưới lòng đường

- Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng), Viết tên riêng : Ê – đê (1 dòng), Viết câu ứng dụng : Em thuận anh hoà là nhà có phúc(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

II/ Chuẩn bị :

- GV : chữ mẫu E, Ê, tên riêng : Ê – đê và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.

- HS : Vở tập viết, bảng con, phấn

 

doc42 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc và kể chuyện: Trận bóng dưới lòng đường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét lại, 
Hoạt động 2: chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh 
Trò chơi 1 : thử phản xạ đầu gối
Yêu cầu HS chia thành các nhóm thử phản xạ của đầu gối theo hướng dẫn của giáo viên
Giáo viên hướng dẫn : Ngồi : trên ghế cao, chân buông thỏng. Dùng búa cao su, hay bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới xương bánh chè
Sau đó trả lời câu hỏi :
+ Em đã tác động như thế nào vào cơ thể ?
Em đã dùng tay gõ nhẹ vào đầu gối.
+ Phản ứng của chân như thế nào?
Phản ứng : cẳng chân bật ra phía trước.
+ Do đâu chân có phản ứng như thế ?
Do kích thích vào chân truyền qua dây thần kinh tới tủy sống. Tủy sống điều khiển chân phản xạ.
Yêu cầu đại diện một vài nhóm lên trước lớp thực hành và trả lời câu hỏi :
+ Nếu tủy sống bị tổn thương sẽ dẫn tới hậu quả gì ?
 Nếu tủy sống bị tổn thương, cẳng chân sẽ không có các phản xạ
GV kết luận : Nhờ có tủy sống điều khiển, cẳng chân có phản xạ với kích thích. Các bác sĩ thường thử phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tủy sống. Những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối.
Trò chơi 2 : Ai phản ứng nhanh ?
Giáo viên hướng dẫn cách chơi : người chơi đứng thành 1 vòng tròn. Người điều khiển sẽ chỉ vào bất kỳ HS nào trong nhóm. Người được chỉ sẽ hô thật nhanh: “Học sinh ”, cùng lúc đó 2 bạn ở hai bên cạnh sẽ phải hô thật nhanh : “Học tốt”, “Học tốt”. Nếu ai hô chậm hơn 2 bạn kia, hoặc hô sai sẽ bị loại ra khỏi vòng tròn. Những HS không đứng cạnh bạn được GV chỉ mà lại hô thì bị loại ra khỏi vòng tròn của đội.
Yêu cầu các HS bị loại chịu phạt: hát 1 bài hay nhảy lò cò
Củng cố – Dặn dò : 
Học sinh nêu ví dụ về hoạt động thần kinh
Chuẩn bị : bài 14 : Hoạt động thần kinh ( tiếp theo ). 
5/ Nhận xét :
GV nhận xét tiết học. 
Hát
Học sinh trả lời
- Nghe giới thiệu
Học sinh quan sát 
Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi .
Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác theo dõi và nhận xét
Học sinh kể : 
Học sinh giải thích
Học sinh chia thành các nhóm lần lượt bạn này ngồi, bạn kia thử phản xạ đầu gối 
Các nhóm vừa thực hành vừa thảo luận trả lời các câu hỏi 
Các HS khác theo dõi, bổ sung, nhận xét.
HS trả lời
Các nhóm khác bổ sung, góp ý. 
HS chia thành nhóm ( từ 6 thành viên trở lên ), đứng thành vòng tròn chọn người điểu khiển và chơi trò chơi
Học sinh nêu 
 Thứ tư ngày 08 tháng 10 năm 2014
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.
Hiểu nội dung : Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, thuộc được một số câu thơ trong bài.
 II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG : 
-Tự nhận thức 
-Lắng nghe tích cực 
 III/ CÁC PP/KTDH : 
-Trình bày ý kiến cá nhân 
-Thảo luận cặp đơi-chia sẻ 
IV / Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, băng giấy viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. 
HS : SGK.
V / Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ : Trận bóng dưới lòng đường. 
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài Trận bĩng dưới lịng đường và trả lời câu hỏi. 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
 3/ Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ cảnh gì ?
+ Em hãy kể về công việc của một số người, một số vật xung quanh mà em biết ?
Giáo viên : Mỗi người, mỗi vật xung quanh chúng ta đều có công việc riêng của mình để làm đẹp thêm cho cuộc sống chung. Trong giờ Tập đọc này, chúng ta sẽ biết thêm nhiều điều thú vị về công việc của mọi người, mọi vật quanh ta được thể hiện qua bài thơ : “Bận” của nhà thơ Trinh Đường.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc 
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng vui tươi, trẻ trung.
Chú ý cách nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
Trời thu / bận xanh /
Sông Hồng / bận chảy /
Cái xe / bận chạy /
Lịch bận tính ngày /	
Còn con / bận bú
Bận ngủ / bận chơi
Bận / tập khóc cười
Bận / nhìn ánh sáng. //
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Cho HS nêu từ ngữ khĩ đọc và GV hướng dẫn HS đọc đúng . 
Giáo viên gọi từng dãy đọc nối tiếp nhau mỗi em 2 dòng thơ đến hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 
Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ 
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : sông Hồng, vào mùa, đánh thù
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm đôi
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ
Cho cả lớp đọc bài thơ.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ 1, 2 và hỏi :
+ Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ?
Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc : trời thu – bận xanh, sông Hồng – bận chảy, xe – bận chạy, mẹ – bận hát ru, bà – bận thổi nấu, 
+ Bé bận những việc gì ? 
Bé bận những việc : bé bận bú, bận ngủ, bận chơi, tập khóc, cười, nhìn ánh sáng.
Giáo viên nói thêm : em bé bận bú, bận ngủ, bận chơi, tập khóc, cười, nhìn ánh sáng cũng là em đang bận rộn với công việc của mình, góp niềm vui nhỏ của mình vào niềm vui chung của mọi người.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ cuối và hỏi :
+ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ?
Vì những công việc có ích luôn mang lai niềm vui.
Vì bận rộn luôn chân luôn tay, con người sẽ khỏe mạnh hơn.
Vì làm được việc tốt, người ta sẽ thấy hài lòng về mình.
Vì nhờ lao động, con người thấy mình có ích, được mọi người yêu mế
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ, thảo luận nhóm đôi và trả lời :
+ Qua bài thơ, nói lên điều gì ?
Giáo viên chốt ý : Bài thơ cho ta thấy mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.
Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ 
Giáo viên treo băng giấy viết sẵn 3 khổ thơ, cho học sinh đọc.
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thơ như : Trời – Cô - Mọi 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ.
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại.
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay.
4. Củng cố – Dặn dò : 
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài thơ vừa học.
Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
Chuẩn bị bài : Các em nhỏ và cụ già 
5/ Nhận xét:
GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh đọc và trả lời. 
Học sinh quan sát và trả lời.
2 đến 3 HS kể 
- HS nhắc tựa 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài 
Cá nhân 
Học sinh đọc phần chú giải.
2 học sinh đọc
Mỗi tổ đọc tiếp nối
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm.
Học sinh trả lời 
Học sinh khác nhận xét 
Học sinh trả lời 
Học sinh khác nhận xét 
HS đọc thầm và tư do phát biểu ý kiến của mình : 
Học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời theo suy nghĩ.
Bạn nhận xét
Cá nhân 
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài.
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Lớp nhận xét.
2 – 3 học sinh thi đọc
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
Toán
I/ Mục tiêu : 
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần ( bằng cách nhân số đó với số lần )
* Bài tâp 3 , dòng 3 dành cho HS khá giỏi.
II/ Chuẩn bị :
GV : Băng giấy ghi bài toán ,tóm tắt, bài giải.
 Băng giấy ghi nội dung bài học.
 HS : Bảng con, vở, SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định : 
Bài cũ : Luyện tập 
GV kiểm tra lại kiến thức HS đã học , đọc lại bảng nhân 7.
Giáo viên cho 2 học sinh thực hiện :
HS 1 : 7 x 4 + 45 
HS 2 : 7 x 10 + 40 
Giáo viên gọi học sinh nêu cách tính
Giáo viên hỏi :
+ Nêu thứ tự thực hiện dãy tính trên. 
Giáo viên nhận xét
Nhận xét bài cũ.
Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : 
Giáo viên dán băng giấy nêu bài toán : Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy xăng-ti-mét ?
Gọi học sinh đọc lại đề toán và hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. 
+ Bài toán hỏi gì ?
Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy xăng-ti-mét 
Giáo viên cho cả lớp thảo luận nhóm đôi để vẽ đoạn thẳng AB .
Giáo viên kết hợp vẽ đoạn thẳng AB lên bảng.
Giáo viên cho học sinh tìm cách vẽ đoạn thẳng CD.
Giáo viên gọi học sinh trình bày cách vẽ.
Giáo viên nhận xét.
Tóm tắt :
A 2cm B
C D
 ? cm
Giáo viên chỉ vào tóm tắt lưu ý học sinh : khi vẽ đoạn thẳng AB cần ghi độ dài là 2 cm, vẽ đoạn thẳng CD phải có dấu ? cm 
Giáo viên dùng thước chỉ vào từng đoạn của thẳng CD và hỏi :
+ Nhìn vào tóm tắt, hãy cho biết độ dài đoạn thẳng CD như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AB ?
Độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB 
Giáo viên giới thiệu bài mới : Muốn biết đoạn thẳng CD dài mấy xăng-ti-mét thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách tính qua bài : “ Gấp một số lên nhiều lần” 
Giáo viên ghi bảng tựa bài.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm cách tính độ dài đoạn thẳng CD.
Giáo viên gọi học sinh trình bày cách tìm.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng trình bày bài giải.
Bài giải
Cách 1 : Đoạn thẳng CD dài là :
 2 + 2 + 2 = 6 ( cm )
 Đáp số : 6 cm
Cách 2 : Đoạn thẳng CD dài là :
 2 x 3 = 6 ( cm )
 Đáp số : 6 cm
Giáo viên : 2 cách làm trên đều đúng. Từ phép tính 2 + 2 + 2 = 6 ta chuyển thành phép nhân 2 x 3 = 6. 2 chính là độ dài đoạn thẳng AB, 3 chính là số lần độ dài đoạn thẳng CD gấp độ dài đoạn thẳng AB. Vậy để tìm độ dài đoạn thẳng CD ta lấy độ dài đoạn thẳng AB nhân với số lần là nhân với 3.
+ Vậy muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm như thế nào ? 
Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta lấy 2 cm nhân với 3 
Giáo viên cho học sinh nêu phép tính.
2 x 3 = 6 ( cm ) 
+ Muốn gấp 4 kg lên 5 lần ta làm như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh nêu phép tính.
Muốn gấp 4 kg lên 5 lần ta lấy 4 kg nhân với 5
4 x 5 = 20 ( kg )
+ Vậy muốn gấp một số lên một số lần ta làm như thế nào ?
Muốn gấp một số lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần.
GV gọi HS nêu lại
Hoạt động 2 : thực hành. 
Bài 1 :
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
(Năm nay em 6 tuổi, tuổi chị gấp 2 lần tuổi em)
+ Bài toán hỏi gì ?
Hỏi năm nay chị bao nhiêu tuổi?
 + Muốn biết năm nay chị bao nhiêu tuổi ta làm như thế nào ?
Muốn biết năm nay chị bao nhiêu tuổi ta lấy số tuổi của em gấp lên 2 lần.
Giáo viên gọi học sinh lên vẽ sơ đồ tóm tắt
Tóm tắt :
Em : 6 tuổi
Chị : 
 ? tuổi
Giải
Số tuổi chị là:
6 x 2 = 12 (tuổi)
Đáp số : 12 tuổi.
Bài 2
Goiï học sinh đọc đề bài 
Đề bài cho biết gì 
(Con hái được 7 quả cam Mẹ hái gấp 5 lần )
Đề bài hỏi gì 
(Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam ?)
Muốn biết Mẹ há được bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào ?
(Muốn biết mẹ hái được bao nhiêu quả cam ta lấy số cân của con nhân lên cho 5)
Yêu cầu học sinh làm bài và vỡ 
Yêu cầu học sinh sửa bài 
Giải 
Số quả cam Mẹ hái là :
 7 x 5 = 35 (quả cam )
Đáp số : 35 quả cam .
Bài 3
Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh :
+ Đọc nội dung của cột thứ 1
Số đã cho
Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị 
Gấp 5 lần số đã cho
+ Số đã cho đầu tiên là số 3. Vậy muốn biết nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị là số mấy ta làm như thế nào ?
Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị là số 8, ta lấy 3 + 5 = 8
+ Muốn biết gấp 5 lần số đã cho là số mấy ta làm như thế nào ?
Gấp 5 lần số đã cho là số 15, ta lấy 3 x 5 = 15
Yêu cầu học sinh làm bài trên bảng lớp làm vào bảng con 
Giáo viên sửa bài 
Số đã cho 
3
6
4
7
5
0
Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị 
8
11
9
12
10
0
Gấp 5 lần số đã cho 
15
30
20
35
25
0
4/ Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu học sinh thi đọc nhanh bảng nhân 7
Chuẩn bị : Luyện tập.
Làm tiếp các bài còn lại
5/ Nhận xét:
GV nhận xét tiết học
Hát
2 Học sinh thực hiện các phép tính trong bảng con 
Cá nhân 
Ở dãy tính trên ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
2 học sinh đọc.
Học sinh thảo luận nhóm đôi vẽ đoạn thẳng AB vào 1 tấm bìa.
Học sinh thảo luận nhóm đôi
Học sinh trình bày. Bạn nhận xét
Học sinh lên bảng thực hiện cách vẽ đoạn thẳng CD.
Bạn nhận xét.
- HS trả lời 
Học sinh thảo luận nhóm đôi
Học sinh nêu 2 cách giải.
Bạn nhận xét.
Học sinh lên bảng trình bày. Cả lớp làm bài vào vở nháp.
3 học sinh nêu.
Học sinh đọc
Học sinh trả lời 
Học sinh trả lời
Học sinh nhìn tóm tắt
1 học sinh lên làm bài trên bảng
Cả lớp làm vào vở
Học sinh đọc 
Học sinh trả lời 
Học sinh trả lời 
Học sinh trả lời
Học sinh làm bài vào vỡ 
Học sinh lên bảng sửa bài 
Học sinh đọc : Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu ) :
Học sinh đọc : 
Học sinh làm bài vào bảng con 
Học sinh đọc kết bảng nhân 7.
Tập viết
Oân chữ hoa :E ,Ê 
I/ Mục tiêu : 
 - Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng), Viết tên riêng : Ê – đê (1 dòng), Viết câu ứng dụng : Em thuận anh hoà là nhà có phúc(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu E, Ê, tên riêng : Ê – đê và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: 
Bài cũ : 
GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh và chấm điểm một số bài.
Gọi học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài trước.
Cho học sinh viết vào bảng con : Kim Đồng
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài : 
GV giới thịêu trong giờ tập viết hôm nay các em sẽ củng cố chữ viết hoa E, Ê, củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng Ê - Đê và câu ứng dụng : Em thuận anh hòa là nhà có phúc.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con 
Luyện viết chữ hoa
GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên hỏi:
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
Các chữ hoa là : E, Ê
GV gắn chữ E trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét.
+ Chữ E được viết mấy nét ? 
1 nét.
+ Chữ E hoa gồm những nét nào?
Một nét viết liền không nhất bút. 
GV chỉ vào chữ E hoa và nói : Quy trình viết chữ E hoa : từ điểm đặt bút bắt đầu từ đường li đầu tiên của dòng kẻ ngang, điểm kết thúc nằm trên đường li thứ hai của dòng kẻ ngang.
GV gắn chữ Ê trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét. Chữ hoa Ê : chữ Ê hoa cách viết như chữ E hoa. Sau đó viết thêm dấu mũ ở từ đường li thứ hai của dòng kẻ trên đưa bút lên và đưa xuống theo nét chấm ( điểm đặt bút đầu tiên là bên trái và điểm dừng bút là bên phải ).
Giáo viên viết chữ E, Ê hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát
Giáo viên lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con từng chữ hoa :
Chữ E hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ Ê hoa cỡ nhỏ : 1 lần 
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Ê – đê
Giáo viên giới thiệu : Ê – đê là một aân tộc thiểu số, có trên 270 000 người, sống chủ yếu ở các tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên, Khánh Hoà .
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Những chữ nào viết hai li rưỡi ? Ê
 + Chữ nào viết một li ? đ, ê
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ. 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV cho học sinh đọc câu ứng dụng : 
Em thuận anh hoà là nhà có phúc 
Giáo viên : câu tục ngữ khuyên Anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận là hạnh phúc lớn của gia đình.
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
Câu tục ngữ có chữ được viết hoa là Ê 
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ E : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ Ê : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Ê – đê : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 1 lần
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Hoạt động 3 : Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
4/ Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu học sinh viết lại các từ học sinh viết sai 
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Khuyến khích học sinh Học thuộc lòng câu tục ngữ.
Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa G.
5/ Nhận xét:
GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh nhắc lại
Học sinh viết bảng con
- Nghe giới thiệu
- Hs nêu 
HS quan sát và nhận xét.
Cho HS viết bảng con 2 lần chữ E
- HS viết bảng con chữ Ê
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
Cá nhân 
Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc
HS viết vở
Học sinh viết lại.
Thủ công
I

File đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 7 nam 2014 2014.doc
Giáo án liên quan