Bài giảng Lớp 3 - Môn Âm nhạc - Tuần 1 - Tiết 1 - Học hát: Bài Quốc ca Việt Nam
+ Sau đó, có một thuỷ thủ đã nghĩ ra cách gì để cứu đàn cá heo? Kết quả có cứu được không? Vì sao?
- Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn cóa tác động tới một số loài vật nữa. Và con người chúng ta phải cố gắng cứu những loài vật, không được săn bắn giết hại chúng.
- Hướng dẫn HS ôn hát 1, 2 bài trước khi sang hoạt động 2.
thiệu tên và tính năng từng nhạc cụ (chỉ nêu tóm tắt). 1. Đàn bầu: Còn gọi là đàn độc huyền (độc là một, huyền là dây), cấu trúc rất đơn giản nhưng khả năng diễn cảm của đàn rất phong phú. Đàn bầu thường dùng để độc tấu, høoà tấu với các nhạc cụ dân tộc khác hoặc đệm cho hát,... 2. Đàn nguyệt: Còn gọi là đàn kìm, có hai dây, vì mạt bầu vang của nhạc cụ này có hình tròn như mặt trăng nên gọi là đàn nguyệt. Đàn nguyệt được dùng trong dàn nhạc dân tộc để độc tấu, hoà tấu hoặc đệm cho hát,... 3. Đàn tranh: Còn gọi là đàn thập lục (gồm 16 dây) có hình hộp dài, âm thanh trong trẻo, sáng sủa, có khả năng diễn cảm ,phong phú (như mô phỏng tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi, ...). Đàn dùng để độc tấu, song tấu, đệm cho hát, ...thường nữ dùng là chính. - Nếu có thể cho HS nghe qua âm thanh từng nhạc cụ để giúp HS cảm nhận tốt hơn về âm sắc cũng như khả năng diễn cảm của nhạc cụ dân tộc (cho nghe băng nếu khong có nhạc cụ trực quan). - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV. - HS nghe lại bài hát, sau đó ôn hát lại bài hát theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, dãy, ... - Học tiếp lời 2 theo hướng dẫn của GV, dựa theo giai điệu và tiết tấu ở lời 1 để ghép lời 2. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách của bài hát. Sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách,... - Xem GV thực hiện mẫu. - HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác. - HS tập lại nhiều lần cho đều và thuần thục hơn. - Từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp lên vận động phụ họa nhịp nhàng. - HS xem tranh minh họa và nghe giới thiệu từng nhạc cụ. - HS có thể nghe âm thanh các cụ sau đó tập nhận biết âm thanh từng nhạc cụ đã được nghe. 4. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ, tác giả viết lời mới; cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Ngày mùa vui (cả hai lời) theo hướng dẫn của GV. - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái vui tươi, biết thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độtích cực trong tiết học đồng thời nhắc nhở các em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau. - Dặn HS về học thuộc bài hát: Ngày mùa vui. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 16 TIẾT 16 Ngày .................................... - Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc - Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi I. MỤC TIÊU - Biết nội dung câu chuyện -HS có năng khiếu biết tên gọi của các nốt nhạcvà tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Đọc kĩ câu chuyện Cá heo với âm nhạc trong SGK. - Các bìa cứng ghi tên từng nốt nhạc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS ôn hát bài Ngày mùa vui kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp, phách hay tiết tấu lời ca (cả lớp, rồi từng dãy, tổ). - Treo tranh minh họa các nhạc cụ dân tộc, HS lên chỉ tranh và nêu tên từng nhạc cụ mà các em đã làm quen ở tiết học trước. GV nhận xét. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc. - GV đọc lại câu chuyện Cá heo với âm nhạc cho HS nghe. - Đặt một vài câu hỏi sau khi đọc xong câu chuyện để xm HS có nắm được nội dung câu chuyện khôg? Ví dụ: + Lúc đầu, người ta dùng cách gì để cứu đàn cá heo? Kết quả như thế nào? + Sau đó, có một thuỷ thủ đã nghĩ ra cách gì để cứu đàn cá heo? Kết quả có cứu được không? Vì sao? - Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn cóa tác động tới một số loài vật nữa. Và con người chúng ta phải cố gắng cứu những loài vật, không được săn bắn giết hại chúng. - Hướng dẫn HS ôn hát 1, 2 bài trước khi sang hoạt động 2. Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc - Trong âm nhạc, để phân biệt độ cao thấp của âm thanh, người ta dùng 7 nốt nhạc có tên gọi từ thấp đến cao là: Đồ – Rê – Mi – pha – So – La – Si. - GV cho HS đọc thuộc tên các nốt nhạc viết trên băng theo thứ tự trước khi thực hiện trò chơi. 1. Trò chơi “Bảy anh em”: GV chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự từ Đô đến Si. - Khi GV gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói “có” và nói tiếp “Tên tôi là ..” và giơ tay lên cao. Ai nói kông đún tên mình coi như ythua cuộc. GV gọi tên nhanh, HS cũng phải trả lời nhanh và chính xác tên mình. - Cũng có thể cho 7 em, mỗi em cầm một bìa cứng có tên một nốt nhạc. Khi GV gọi tên nốt nào, em cầm bìacứng có tên nốt đó nhanh chóng chạy đến vị trí mà GV yêu cầu. Ngay sau đó, các em cầm bìa có các nốt còn lại phải tự động đứng thành một hàng đúng theo thứ tự tên 7 nốt nhạc. Nếu em nào đúng không đúng thứ tự coi như thua cuộc. Trước khi chơi, GV cần quy định vị trí đứng của HS từ nốt Đô đến nốt Si theo hàng dọc hay hàng ngang, từ trai sang phải hay ngược lại,... 2. Trò chơi” Bàn tay khuôn nhạc” - Trước hết, GV giới thiệu bàn tay tựng trưng cho khuôn nhạc. GV giơ bàn tay trái đặt nằm ngang, lòng bàn tay về phía HS và giới thiệu cho HS năm ngón tay tượng trưng cho năm dòng kẻ của khuôn nhạc. Ngón út nằm dưới cùng là dòng 1, ngón áp út là dòng 2, giữa hai ngón (2 dòng) tạo thành khe 1; lần lượt cho HS nhận biết thứ tự dòng và khe trên khuôn nhạc bàn tay (gồm 5 dòng va ø4 khe). - Các nốt nhạc được đặt trên khuôn nhạc bàn tay như sau: + Dùng ngón trỏ bàn tay phải đặt song song phía dưới ngón tay út (tượng trưng cho dòng kẻ phụ) gọi là nốt Đô. + Dùng ngón trỏ đặt sát dưới ngón út tay trái là nốt Rê. + Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón út tay trái (dòng 1) là nốt Mi. + Ngón trỏ tay phải chỉ vào khoảng trống giữa ngón út và ngón áp út tay trái (tượng trưng cho khe 1) là nốt Pha. + Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón áp út tay trái (dòng 2) là nốt Son. Trong tiết này GV chỉ giới thiệu cho HS vị trí 5 nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son trên “khuôn nhạc bàn tay” , chưa học hai nốt La – Si. - Sau khi HS nắm được vị trí các nốt đã học, GV tiến hành cho HS tập nhận biết từ chậm đến nhanh dần các nốt trên “khuôn nhạc bàn tay”. Nếu cá nhân, dãy nào nói chưa đúng tên nốt mà GV chỉ định xem như thua cuộc. - HS ngồi ngay ngẵn, lắng nghe. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhớ. - Ôn một vài bài hát theo hướng dẫn của GV. - HS chú ý nghe giới thiệu tên gọi của 7 nốt nhạc. - Luyện đọc tên các nốt nhạc theo hướng dẫn của GV: Đồng thanh, dãy, cá nhân,... - Nghe hướng dẫn để tham gia trò chơi đúng yêu cầu. - Tham gia trò chơi với thái độ tích cực. - Chú ý nghe giới thiệu về khuôn nhạc bàn tay, vị trí các nốt từ Đô đến Son trên khuôn nhạc bàn tay. - HS ghi nhớ. - HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn. Cố gắng để nhận biết chính xác vị trí các nốt với mức độ nhanh dần. 4. Củng cố – Dặn dò - GV cho HS nói đồng thanh tên gọi theo thứ tự của 7 nốt nhạc (từ Đô đến Si và nói ngược lại). GV nhận xét tiết học, khen những em tham gia tốt hoạt động trong tiết học với thái độ tích cực đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở những tiết học sau. - Dặn HS về ghi nhớ vị trí các nốt nhạc đã học trên “khuôn nhạc bàn tay”. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 17 TIẾT 17 Ngày ................................... - Ôn tập 3 bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui - Học hát: Bài do địa phương tự chọn I. MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát chuẩn xác bài hát. - Máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho các bài hát. - Chuẩn bị kĩ trò chơi để hướng dẫn cho HS tham gia. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập các bài hát. 3. Bài mới: HẠOT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. - Cho HS nghe giai điệu, yêu cầu HS nhắc tên bài hát, tác giả. - Cho cả lớp ôn hát lại bài hát, GV mở băng hoặc đệm đàn. - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp 2/4. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo bài hát (vỗ tay kết hợp nhún chân sang trái, sang phải đều đặn theo nhịp). - Mời từng nhóm, dãy hoặc cá nhận lên biểu diễn hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa nhịp nhàng. - Nhận xét. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Con chim non. - Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát nối tiếp, ... kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp ¾. - Chia lớp thành hai dãy (2 nhóm), một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp và đổi ngược lại. - Hướng dẫn HS cách đánh ,nhịp ¾: + Phách 1 (phách mạnh): Dùng tay phải kéo xuống. + Phách 2 (phách nhẹ): Tay phải đưa ngang. + Phách 3 (Phách nhẹ): Tay phải đưa lên. - Thực hiện thao tác trên liên tục và điều đặn. - Khi đánh nhịp vào bài hát, GV chú ý nhắc HS bắt đầu đánh phách mạnh đầu tiên ở tiếng minh. GV cho nửa lớp hát, nửa lớp đánh nhịp sau đó đổi lại. Khi thấy HS thực hiện thuần thục rồi có thể cho HS hát kết hợp đánh nhịp. - Mời cá nhân thực hiện tốt lên đánh nhịp cho cả lớp cùng hát. Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Ngày mùa vui. - Cho HS xem tranh kết hợp nghe gõ tiết tấu một câu hát trong bài, hỏi HS nhận biết tên bài hát. - Hướng dẫn HS ôn hát theo hình thức hát nối tiếp lần lượt từng nhóm, dãy... - Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca của bài hát. - Phần trò chơi Tìm tên bài hát có thể tiến hành trong quá trình ôn tập từng bài hát khi cho HS nghe giai điệu hoặc nghe gõ tiết tấu để đoán tên các bài hát đã học. Hoặc sau khi ôn xong các bài hát, GV cho HS nghe giai điệu hoặc gõ tiết tấu của một trong các bài hát đã học để HS nhận ra đó là bài hát nào. Hoạt động 4: Dạy bài hát do địa phương tự chọn. - GV giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát. - hát mẫu hoặc cho HS nghe băng. - Cho HS xem tranh minh họa (nếu có ). - Hướng dẫn HS đọc đồng thanh lời ca. - Dạy hát từng câu - Cho HS luyện hát theo nhóm, dãy, cá nhân. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời tên bài hát , tác giả. - Hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, theo dãy – nhóm, cá nhân, ...Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. Hát thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách theo hướng dẫn của GV. - Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát. - Từng nhóm, dãy lên biểu diễn trước lớp. - HS ôn hát theo hướng dẫn của GV, kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách và nhịp của bài hát. - Chia hai dãy, một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp. Đổi ngựoc lại. - Tập đánh nhịp ¾ theo hướng dẫn của GV liên tục và đều đặn. Sau đó hát kết hợp đánh nhịp ¾. - HS lên đánh nhịp cho cả lớp cùng hát (cá nhân). - HS nghe gõ tiết tấu đoán tên bài hát, tác giả. - HS ôn hát theo hướng dẫn của GV. - HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca - Tham gia trò chơi Tìm tên bài hát với mục đích tập nhận biết và nói đúng tên bài hát khi nghe giai điệu và tiết tấu lời ca. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát. - Xem tranh minh họa cho bài hát. - Tập đọc đồng thanh lời ca. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Luyện hát theo hướng dẫn của GV: + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hoặc nhịp của bài hát. + Hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo bài hát. 4. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tên bài hát vừa được ôn và bài hát mới được học, tác giả. - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thai vui tươi trong từng bài hát đã học và bài mới học, biết gõ đệm theo bài hát, thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi hocï hát cũng như trong hoạt động trò chơi, đồng thời nhắc nhở những em chưa thật tích cực trong các hoạt động cuả tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau. - Dặn HS về học thuộc các bài hát đã được ôn và bài hát vừa tập ở tiết học này. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 18 TIẾT 18 Ngày ......................... - Tập biểu diễn các bài hát đã học I. MỤC TIÊU - Tập biểu diễn 1 và bài hát đã học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Tập bài hát lớp 1. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,...). - Máy nghe, băng nhạc mẫu. - Nghiên cứu kỹ trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức, sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS ôn lại các bài hát đã học. Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo một trong ba cách: nhịp, phách, tiết tấu lời ca hoặc GV đệm đàn cho HS hát. Nhận xét. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tập biểu diễn các bài hát đã học. - GV chỉ định 3-5 em HS làm ban gám khảo (BGK) . -Tổ chức lớp thành từng nhóm (mỗi nhóm từ 5-7 HS) lên biểu diễn trước lớp lần lượt các bài hát. - GV động viên các nhóm hát đúng, đều giọng, biểu diễn đẹp, đề nghị BGK cộng thêm điểm. - GV đề nghị công bố điểm của các nhóm. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét, dặn dò (thức hiện như các tiết trước). - Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập . - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm lần lượt lên biểu diễn, các nhóm còn lại ngồi xem các bạn biểu diễn, vỗ tay động viên. - Nhóm HS làm BGK công bbó điểm, cả lớp vỗ tay. - HS lắng nghe - HS ghi nhớ 3. Nhận xét - Dặn dò - Cuối tiết học, GV biểu dương, khen ngợi những em đã hoàn thành và hoàn thành tốt các bài học ở học kì I; nhắc nhở những em chưa hoàn thành cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở học kì sau. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 19 TIẾT 19 Ngày .11 / 01 / 10. Học hát: Bài Em yêu trường em Nhạc và lời: Hoàng Vân I. MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và lời 1 -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát -HS có năng khiếu biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Vân.Biết gõ đệm theo phách ,theo tiết tấu lời ca II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng. - Nắm đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân để giới thiệu với HS. - Máy nghe,băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là tiết đầu tiên của học kì II. Có thể bắt giọng cho HS hát một bài hát ở học kì I, một trò chơi để vừa kết hợp khởi động giọng đồng thời tạo khí thế học tập tích cực ngay từ đầu học kì II. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dạy bài hát Em yêu trường em. - GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: GV cần biết: Nhạc sĩ Hoàng Vân là một nhạc sĩ nổi tiếng, đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. Ông có nhiều ca khúc hay được yêu thích: Hò kéo pháo, Người chiến sĩ ấy, Tôi là người thợ mỏ, Quảng bìnhquê ta ơi, Tình ca Tây Nguyên, Bài ca người giáo viên nhân dân, ... Viết cho thiếu nhi, ông có những bài hát quen thuộc như: Mùa hoa phượng nở, Ca ngợi Tổ quốc, Con chim vành khuyên, Em yêu trường em ,... - Bài hát Em yêu trường em với nhịp điệu hơi nhanh, vui tươi, thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của các em HS đối với mái trường, thầy cô và bạn bè. Mỗi ngày được cắp sách đến trường luôn là niềm vui và sẽ mãi là những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ các em. - Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát). - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca đồng thanh theo tiết tấu (đọc lời 1). Bài hát được xây dựng trên một âm hình tiết tấu: - Dạy hát: dạy từng câu và chú ý nối tiếp cho đến hết bài. Chú ý những tiếng có luyến trong bài hát: + Luyến 2 âm: Cô giáo hiền, cắp sách đến trường, muôn vàn yêu thương, trong nắng thu vàng, trường của chúng em. + Luyến 3 âm: Nào sách nào vở, nào phấn nào bảng, yêu sao yêu thế. (Những tiếng luyến là những tiếng được gạch chân), GV hướng dẫn kĩ để giúp HS hát đúng. - Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng). Phần luyện hát đối đáp (Mỗi nhóm hát một câu cứ nối tiếp đến hết bài) thực hiện như SGV hướng dẫn. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách (GV thực hiện mẫu): Em yêu trường em với bao bạn thân - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe. - Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát. - Đọc lời ca 1 theo tiết tấu. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát đúng những tiếng có luyến trong bài mà GV đã lưu ý. - Luyện hát: Đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát đối đáp. Khi hát đối đáp, chia thành hai dãy hoặc hai nhóm. Hát thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, phát âm rõ lời, gọn tiếng. - Nghe và xem GV thực hiện mẫu. - HS thực hiện theo (sử dụng song loan hoặc thanh phách) để hát và gõ đệm theo phách. 4. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả? Cả lớp hát đồng thanh lời 1 bài hát theo hướng dẫn của GV (GV đệm đàn hoặc cho HS hát kết hợp hoặc gõ đệm theo phách). - Giáo dục HS yêu mến tường lớp, thầy cô và bạn bè. - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa thuộc lơì ca 1, hát và gõ đệm chưa đúng yêu cầu cần cố gắng luyện tập để đạt kết quả tốt hơn. - Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát: Em yêu trường em. Rút kinh nghiệm TUẦN 20 TIẾT 20 Ngày 18 / 01 / 10 - Học hát: Bài Em yêu trường em - Ôn tập tên n
File đính kèm:
- GA_NHAC_3_CA_NAM.doc