Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán - Tuần 10 - Luyện tập
+ Một người chính trực.
+Những hạt thóc giống.
+Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
+Chị em tôi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- 4 em đọc nối tiếp (mỗi em đọc 1 truyện).
- Lắng nghe.
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn lại các bài đã học để chuẩn bị thi. -2 học sinh viết từ các em sai tiết trước.. - HS lắng nghe và 1 em đọc, lớp theo dõi. -Phần chú giải SGK. - Các từ: ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ. - HS lắng nghe và viết bài. - 2 HS đọc. - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện trình bày. -Nhận xét. - 1 hs đọc - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện trình bày. -Nhận xét - HS lắng nghe .. LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN I I. Mục tiêu: -Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần nhất(năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy. + Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. + Kể lại một số sự kiện của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thủy, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thủy) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi. -Hiểu được đội nét về Lê Hoàn : Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàn bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê) Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. II. Đồ dùng: -Tranh ảnh về cuộc kháng chiến trên, III. Các hoạt động dạy học Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định 2. Bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào? - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước? - Nêu bài học? - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới : a/.Giới thiệu bài b/.HĐ1: Tìm hiểu nội dung bài 1. Nguyên nhân cuộc kháng chiến : -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn : “ Năm 979sử cũ gọi là nhà Tiền Lê” SGK và trả lời câu hỏi. -GV đặt vấn đề yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn. -Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo. +Đinh Toàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? +Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không? GV chốt ý: Ý kiến thứ hai đúng vì : Khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ; c/.HĐ2: Thảo luận nhóm. 2. Diễn biến cuộc kháng chiến: - GV treo lược đồ. - Yêu cầu quan sát lược đồ kết hợp đọc thầm SGK thảo luận câu hỏi. +Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? +Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào? +Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? - GV chốt ý. d/.HĐ3: Làm việc cả lớp. 3. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống. - Gọi 1 hs đọc - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta? - GV chốt ý. - Đặt câu hỏi, rút ghi nhớ. 4.Củng cố Dặn dò: -Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ. -Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học bài -3 em lên bảng - HS lắng nghe - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Còn quá nhỏ +Nhân dân rất ủng hộ. Lần lượt nhắc lại. - Quan sát, - Hs đọc thầm, thảo luận trả lời câu hỏi. +Năm 981. +Theo hai đường thủy và bộ. +Quân thủy tiến vào sông Bạch Đằng, vua Lê trực tiếp chỉ huy, ... +Trên bộ quân ta chặn đánh quân Tống ở Chi Lăng, buộc chúng phải rút quân. Quân Tống không thực hiện được ý đồ, tướng bị giết, quân chết quá nửa. -Vài em nhắc lại. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. -Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc. - Vài em nhắc lại. - 2-3 em đọc, lớp theo dõi. - 2 em nhắc lại. - Nghe và ghi nhận. .. THỂ DỤC ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CÂU ÔNG TRỜI” Ngày soạn: 18/20/2014 Ngày dạy:20/10/2014 TOÁN KIỂM TRA GIỮA I.MỤC ĐÍCH: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: -Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng và lớp. -Đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số không quá 3 lượt và không liên tiếp. -Chuyển đổi số đo thời gian đã học ; chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng. -Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù; hai đường thẳng song song, vuông góc; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. -Giải bài toán Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II.ĐỀ THI ( trường ra đề) ----------------------------- TẬP ĐỌC ÔN TẬP TIẾT 4 I/ Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I ( 75 tiếng/ phút), bước đầu biết giọng phù hợp với nội dung đoạn đọc. Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch ,thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. -HS có thói quen đọc đúng bài tập đọc. II/ Đồ dùng học tập: Phiếu học tập khổ to. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 1/.ỔN ĐỊNH 2/.KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gv kiểm tra VBT 3/.BÀI MỚI: a/.Giới thiệu bài b/.Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: GV cho HS bốc thăm để đọc một trong các bài tập đọc sau : 1-Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 2-Người ăn xin . 3-Những hạt thóc giống. 4-Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. 5- Đôi giày ba ta màu xanh. c/.Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập Bài tập 2 Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm các nhóm làm việc Giáo viên dán giấy đã ghi sãn lời giải để chốt lại (có thể thay bằng phiếu làm bài tốt của học sinh). 1-2 học sinh đọc lại bảng kết quả. Bài tập 3 Cho học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài. Giáo viên dán giấy đã ghi sẵn lời giải để chốt lại. 1-2 học sinh đọc bảng kết quả 4/.Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ. Về chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau. HS lên bảng bốc thăm bài Tập đọc Lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi Học sinh nêu yêu cầu HS trong nhóm làm theo y/c của nhóm trưởng Cho điểm đọc bài và ghi vào nháp. Trình bày-ghi kết quả Học sinh đọc lại kết quả, Học sinh đọc yêu cầu Làm việc theo nhóm Đại diện nhóm trình bày Học sinh đọc lại kết quả - HS lắng nghe .. ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT I. Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt. - Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản Đồ Việt Nam. - Giáo dục học sinh yêu quý và tự hào về phong cảnh Đà Lạt và quê hương đất nước VN. II. Đồ dùng dạy – học + Bản đồ tự nhiên Việt Nam. + Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên/82 SGK. + Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt. III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng trả lời 3 câu hỏi ở bài 8. - Qua bài học về Tây Nguyên, em cho biết Tây nguyên có thành phố du lịch nổi tiếng nào? -Nhận xét 3 .Dạy bài mới: a/.Giới thiệu bài: b/.Hoạt động 1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt. - GV treo lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Yêu cầu HS lần lượt lên bảng tìm vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ. +Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Độ cao bao nhiêu mét? +Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào? * GV: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển, có khí hậu quanh năm mát mẻ. c/.Hoạt động 2: Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước. - Cho HS quan sát tranh ảnh về hồ Xuân Hương và thác Cam Li sau đó nêu yêu cầu: + Tìm vị trí của hồ Xuân Hương và thác Cam Li trên lược đồ? + Hãy mô tả cảnh đẹp hồ Xuân Hương và thác Cam Li? + Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước? Kể tên một số thác nước đẹp của Đà Lạt? GV cho HS xem tranh ảnh về một số cảnh đẹp của Đà Lạt đã sưu tầm. c/.Hoạt động 3: Đà Lạt – Thành phố du lịch và nghỉ mát. - GV cho HS hoạt động nhóm.Phát phiếu thảo luận. Nội dung: Viết tiếp vào chỗ trống trong các câu sau: - Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng vì: +Có khí hậu.. +Có các cảnh quan tự nhiên đẹp như: + Có các CT phục vụ du lich như:.. + Có các hoạt động du lịch lí thú như:. - GV tổng kết lại các điều kiện thuận lợi cho Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng. d/.Hoạt động 4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt. - Yêu cầu HS đọc phần 3 sau đó trả lời câu hỏi: +Rau và hoa Đà Lạt được trồng như thế nào? + Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng các cây rau và hoa xứ lạnh? + Kể tên một số các loài hoa, quả rau của Đà Lạt? + Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị như thế nào? - GV kết luận: Ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là 1 vùng hoa ,quả, rau xanh nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, ngon và có giá trị. GDBĐKH:Đà Lạt là thành phố cĩ nhiều loại rau xanh, hoa quả cĩ giá trị. 4. Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS nêu bài học. -GV tổng kết giờ học . - Dặn HS chuảân bị tiết sau. - 3 HS lên bảng trả lời, lớp theo dõi và nhận xét. -HS quan sát lược đồ và bản đồ trên bảng. + Trên cao nguyên Lâm Viên. Độ cao 1500m so với mực nước biển. + Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Lần lượt HS lên chỉ vị trí của hồ Xuân Hương và thác nước trên lược đồ. + Vài em mô tả. + Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt, quanh năm thông phủ kín sườn đồi. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp, nổi tiếng là thác Cam Li, thác P-ren. - Các nhóm thảo luận và hoàn thành nội dung, sau đó trình bày ý kiến trước lớp. Quanh năm mát mẻ. Rừng thông, vườn hoa, thác nước, chùa chiền. Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn. Du thuyền, cưỡi ngựa, ngắm cảnh chơi thể thao. - HS lắng nhge. - 1 HS đọc, lớp suy nghĩ và trả lời. +Rau và hoa Đà Lạt được trồng quanh năm với diện tích rộng. + Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loài cây sứ lạnh. +Đà Lạt các loài hoa đẹp nổi tiếng: lan, hồng, cúc, lay-ơn các loại quả:dâu tây, đào các loại rau: bắp cải, súp lơ + Hoa Đà Lạt chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - 2 HS nêu. - Hs lắng nghe ------------------------------------------- KỂ CHUYỆN ÔN TẬP TIẾT 5 I/ Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I ( 75 tiếng/ phút), bước đầu biết đọc giọng phù hợp với nội dung đoạn đọc. -Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng - HS yêu thích đọc đúng bài tập đọc II. Chuẩn bị: - GV: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9. - HS: Ôân bài ở nhà. III. Hoạt động dạy - Học: Hoạt động dạy Hoạt động mong đợi của học sinh 1.Ổn định 2. Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Trung thực – tự trọng. Gọi 3 HS lên bảng: - Mỗi em đặt 2 câu với từ: tự tin, tự ái. tự trọng, tự kiêu.tự hào,tự ti. - GV nhận xét, cho điểm. 3 Bài mới : a/.Giới thiệu bài - Ghi đề bài. b/. Kiểm tra đọc. -Yêu cầu HS lên bốc thăm bài đọc. -HS bốc được bài nào GV nêu câu hỏi của bài đó cho HS trả lời. -GV nhận xét, cho điểm HS. c/.HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài? - Đọc tên bài tập đọc ở tuần 4, 5, 6, đọc cả số trang? -Phát phiếu cho HS, thảo luận để hoàn thành phiếu. -Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc đã tìm đúng. -Nhận xét, tuyên dương những em đọc tốt. -Sửa theo phiếu đúng 4. Củng cố : Dặn dò: - Những truyện kể vừa đọc khuyên chúng ta điều gì? - Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học ôn chuẩn bị tiết sau. -3 em lên bảng. - Hs lắng nghe - Lần lượt từng HS bốc thăm bài đọc. -Đọc và trả lời. -Bạn nhận xét và bổ sung. - 1 em nêu. +Một người chính trực. +Những hạt thóc giống. +Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca +Chị em tôi. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - 4 em đọc nối tiếp (mỗi em đọc 1 truyện). - Lắng nghe. - Cá nhân trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. . THỂ DỤC ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC ĐÃ HỌC TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC” Ngày soạn:19/10/2014 Ngày dạy:21/10/2014 TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP: TIẾT 6 I/ Mục đích yêu cầu -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc -Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn ; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn. II/ Đồ dùng dạy học Gv: Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết, 3,4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2, một số tờ viết nội dung bài tập 3,4. III/ Hoạt động dạy học Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định 2 Bài cũ: kiểm tra 2 học sinh + Đặt câu với từ “ trung kiên” +Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? -Nhận xét-ghi điểm 3. Bài mới: a/.Giới thiệu bài: b/.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm bàn bài tập 1,2 - Gọi học sinh đọc đoạn văn bài tập 1 và yêu cầu bài tập 2 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT2 - Giáo viên phát phiếu cho các nhóm làm - Cả lớp và giáo viên chốt ý đúng c/.Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Nhắc học sinh xem lướt các bài : Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. +Thế nào là từ đơn? +Thế nào là từ láy? +Thế nào là từ ghép? - Giáo viên phát phiếu cho từng cặp học sinh trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép. - Những học sinh làm xong bài dán kết quả lên bảng lớp, trình bày. - Giáo viên chốt ý đúng. Bài tập 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài + Thế nào là danh từ? +Danh từ là những từ chỉ sự vật + Thế nào là động từ? - Những học sinh làm xong bài trình bày kết quả trước lớp 4. Củng cố - Dặn dò: -Gv hệ thống bài -Gv nhận xét giờ. - Về nhà ôn lại bài để kì thi đạt kết quả. -2 Hs lần lượt trả lời - Thảo luận nhóm - Học sinh đọc - Làm việc với phiếu, đại diện nhóm trình bày - Học sinh đọc yêu cầu - Xem lướt các bài + HSTB :Từ chỉ gồm một tiếng +HSK: Từ được tạo ra từ cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau. +HSK: Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau - Từng cặp trao đổi làm bài - Dán kết quả và trình bày - Học sinh đọc yêu cầu - Trả lời câu hỏi - Làm việc với phiếu - Trình bày kết quả trước lớp - Hs lắng nghe ------------------------- MĨ THUẬT VTM:Đồ dùng dạng hình trụ -------------------------------- TOÁN NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ S Ố I/ Mục tiêu: -Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số(tích có không quá sáu chữ số.) -HS thích làm toán với phép nhân II. Chuẩn bị: SGK, Vở BT III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tập luyện thêm ở tiết trước và kiểm tra bài tập về nhà của 1 số em khác. - GV nhận xét và ghi điểm cho HS. 3. Bài mới: a/. Giới thiệu bài. b/.HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số. a. Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ). - GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2. - Ycầu HS đặt tính và thực hiện phép nhân, sau đó nêu cách nhân. b. Phép nhân 136204 x 4 ( phép nhân có nhớ) - GV viết lên bảng phép nhân: 136204 x 4 - Các bước thực hiện phép nhân +Đặt tính +Thực hiện từ phải sang trái c/.Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi lần lượt từng HS lên bảng làm sau đó nêu cách tính của mình đã thực hiện. - GV nhận xét từng bài học sinh làm. Bài 3a: Gọi HS đọc đề bài toán. - Yêu cầu HS tự làm bài và làm xong nhận xét bài trên bảng. -Giáo viên thu bài chấm, nhận xét. 4. Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài. - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS đọc phép nhân. - 2 HS lên bảng (1 em ghi 1 em nêu) đặt tính và tính, lớp đặt tính vào nháp và tính, rồi đối chiếu nhận xét bài trên bảng. 241324 x 2 482648 - Tính từ phải sang trái. Vậy: 241324 x 2 = 482648 - HS đọc: 136204 x 4 - 1 em lên bảng thực hiện1em dưới lớp nêu, cả lớp làm vào giấy nháp. 136204 vậy: 136204 x 4 = 544816 x 4 544816 - 4 HSTB lên bảng làm, lớp làm vào vở. - HS trình bày cách làm trước lớp. - HS đọc. - 2 HSG giải bảng nhóm , lớp giải vào vở. a 321475 + 423507 x 2 = 321475 + 847014 = 1168489 843275 – 123568 x 5 = 843275 – 617840 = 225435 - Hs lắng nghe -------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU KIỂM TRA GIỮA HKI (ĐỌC) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -kiểm tra đọctheo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI (nêu ở tiết 1 ôn tập) II.ĐỀ THI (trường ra đề) --------------------------- KĨ THUẬT KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA I/MỤC TIÊU -HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. -Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Vật mẫu và một số sản phẩm có đường khâu viền mép vải. -2 mảnh vải hoa giống nhau 10 x 15 cm Len và chỉ màu. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 1/.Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra dụng cụ khâu. 3/ Bài mới: a/.GTB: Khâu thường b/.Hoạt động 1: HD HS quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu vật mẫu. -GV giới thiệu một số sản phẩm có khâu viền đường khâu mép vải. -GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: đường ráp của tay áo, cổ áo. c/.Hoạt động 2: GV HD thao tác kĩ thuật: - GV HD học sinh quan sát H1; 2;3 SGK. 1/ Vạch dấu đường khâu. 2/ Gv yêu cầu HS quan sát hình 2 để nhận xét về cách khâu lược. 3/Khâu viền đường gấp hai mép vải bằng mũi khâu đột. +Dựa vào hình 3a, em hãy cho biết khâu ghép hai mép vải được thực hiện ở mặt trái hay mặt phải của mảnh vải? +Dựa vào hình 3b em hãy nêu cách kha
File đính kèm:
- tuan 10 lop 4.doc