Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc : Dòng sông mặc áo

Trong khi giải lao giữa giờ các con cùng lắng nghe ca khúc “Khúc hát sông quê” của chính tác giả bài thơ hôm nay ta học: Nhà thơ - nhạc sĩ: Nguyễn Trọng Tạo để một lần nữa ngắm nhìn lại những hình ảnh đẹp của dòng sông que hương. Bài hát do ca sĩ Anh Thơ trình bày.

doc11 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc : Dòng sông mặc áo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 29 tháng 3 năm 2012
Tập đọc :
Dòng sông mặc áo
 ( Nguyễn Trọng Tạo)
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng- Phương tiện dạy học:
- Giáo viên:
 + Tranh dòng sông
 + Tranh mô tả sự thay đổi sắc của dòng sông oõtrong ngày.
- Học sinh: Đọc bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 ND, thời gian
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
(2 phút)
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút)
b) Luyện đọc:(15 phút)
* Luyện đọc lần 1 và tìm từ khó đọc
* Đoạn 2
c) Tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm:(14 phút)
* Đoạn 1:
* Đoạn 2
+ Nội dung bài: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông và nói lên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương.
d) Học thuộc lòng: (6 phút)
4. Củng cố: 
(1 phút)
5. Dặn dò: (1 phút)
- GV giới thiệu người dự giờ
- GV gọi HS đọc đoạn ba bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”
- GV hỏi : Qua đoạn con vừa đọc cho cô biết: Đoàn thám hiểm đã gặp khó khăn gì dọc đường?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét cho điểm
- GV cho HS quan sát ảnh chụp dòng dông cô chiếu trên màn hình
- GV hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì?
- GV giới thiệu bài “ Dòng sông mặc áo” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, chiếu trên màn hình gọi HS nhắc nối tiếp tên bài.
- GV cho HS mở sách giáo khoa trang 118
- GV: Trước khi vào luyện đọc các con sửa những tiếng nhà xuất bản in sai những năm trước: ở trang 119 dòng thơ đầu các con sửa tiếng “Rèm” thành tiếng “Đêm” , dòng thơ cuối cung các con sửa tiếng “đã” thành tiếng “trắng”
- GV đọc toàn bài thơ
- GV yêu cầu HS chia đoan
- GV gọi một HS nêu cách chia của mình
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn
- GV nhận xét và chốt lại: Bài thơ chia thành 2 đoạn:
Đoạn 1: 6 dòng đầu
Đoạn 2: 8 dòng thơ còn lại
- GV gọi nối tiếp hai HS đọc lần 1
- GV nghe và sửa sai cho HS (nếu có)
- GV yêu cầu HS tìm từ khó đọc 
- GV đọc mẫu các từ khó
- Yêu cầu 2 HS đọc lại
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp lần 2: 
+ HS đọc đoạn 1 giải nghĩa từ “hây hây” và từ “ráng
+ HS đọc đoạn 2, giải nghĩa từ “ngẩn ngơ” và “la đà”
- Cho HS luyện đọc theo nhóm, tìm cách ngắt nhịp các dòng thơ
- GV: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- GV hỏi: Thông thường thể thơ lục bát ngắt nhịp như thế nào?
-GV hỏi: Đoạn thơ 1,con ngắt nhịp như thế nào?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và bổ sung cách ngắt nhịp
- Yêu cầu 2 HS đọc lại đoạn 1 theo cách vừa ngắt nhịp
- Gọi HS nhận xét
- GV hỏi: Đoạn thơ thứ 2 ngắt nhịp như thế nào?
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét đưa ra cách ngắt nhịp đúng của 8 dòng thơ đoạn 2:
 Đêm thêu trước ngực/vầng trăng/
Trên nền nhung tím/trăm ngàn sao lên/
 Khuya rồi,/ sông mặc áo đen/
Nép trong rừng bưởi/lặng yên đôi bờ/
 Sáng ra/thơm đến ngẩn ngơ/
Dòng sông đã mặc/ bao giờ áo hoa/
 Ngước lên/bỗng thấy la đà/
Ngàn hoa bưởi trắng/ nở nhòa áo ai//
- Gọi HS đọc lại
- Gọi HS đọc lại đoạn 1,cả lớp đọc thầm
- GV hỏi: Trong đoạn 1, tác giả đã miêu tả dòng sông vào các thời điểm nào trong ngày?
- GV chốt: Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối.
- GV yêu cầu HS đọc thầm hai dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi
- GV hỏi: Khi nắng lên thì dòng sông đẹp như thế nào?
- GV chốt: Dòng sông mặc áo lụa đào thướt tha
- GV hỏi: Vậy con hiểu thướt tha có nghĩa là gì?
- GV nhận xét, chốt 
- Yêu cầu HS đọc thầm bốn dòng thơ cuối của đoạn thơ 1 và trả lời câu hỏi
- GV hỏi: Vào buổi trưa và buổi chiều dòng sông đẹp như thế nào?
- GV chốt: Buổi trưa dòng sông mặc áo màu xanh
- GV hỏi: Hây hây ráng vàng nghĩa là như thế nào?
- GV nhận xét, chốt 
- GV hỏi: Qua những hình ảnh trên con thấy dòng sông hiện lên như thế nào?
- GV: Chính vì thế mà tác giả nói: “ Dòng sông mới điệu làm sao”
- Con hãy giải nghĩa từ “điệu”
- GV hỏi: Vì sao tác giả nói dòng sông điệu?
- GV chốt
- GV hỏi: Qua tìm hiểu đoạn thơ 1, bạn nào cho cô biết ý của đoạn thơ 1 nói lên điều gì?
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét, cho HS nhắc lại
- GV hỏi: Vẻ đẹp của dòng sông vào ban ngày đẹp như thế, vậy con cần đọc đoạn thơ một với giọng như thế nào để thể hiện diều đó?
- Gọi HS nhận xét
- GV hỏi: Con nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- GV nhận xét, nhắc lại và gạch chân các từ gợi tả gợi cảm vào đoạn thơ chiếu trên màn hình
- Gọi 2 HS đọc diễn cảm
- Cho học sinh nhận xét
- GV nhận xét và cho điểm
- GV: Hãy đọc thầm hai dòng đầu đoạn 2 và cho cô biết “Vào ban đêm dòng sông đẹp như thế nào?”
- GV hỏi: Trên nền áo nhung tím dòng sông đã làm gì để tô điểm thêm cho màu áo của mình?
- GV chốt 
- GV hỏi: Vậy về khuya dòng sông lại thay đổi như thế nào?
- GV: Về khuya dòng sông thật bình dị với chiếc áo màu đen và nép mình trong rừng bưởi cùng với con người và vạn vật chìm sâu trong giấc ngủ. Thế rồi sáng hôm sau dòng sông đem đến một điều bất ngờ, đó là gì? con hãy tìm đọc những dòng thơ nói lên điều đó?
- GVgiảng 
- GV gọi một HS đọc hai dòng thơ cuối bài, cả lớp đọc thầm
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về hai dòng thơ đó.
- GVgiảng 
- GV hỏi: Qua việc tìm hiểu đoạn 2 ban nào cho cô biết ý đoạn 2 nói lên điều gì?
- GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại
- GV hỏi: Dòng sông vào ban đêm và sáng sớm đẹp như thế, vậy con cần đọc đoạn thơ 2 với giọng như thế nào để thể hiện được điều đó?
- GV nhận xét
- GV hỏi: Con nhấn giọng vào những từ ngừ nào?
- GVgạch chân từ nhấn giọng và gọi hai HS đọc lại 
- GV gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét và cho điểm
- GV: Các con vừa tìm hiểu bài,bạn nào cho cô biết nội dung bài là gì?
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét, chiếu nội dung bài lên màn hình và gọi HS đọc lại 
- Khi đọc toàn bài thơ này con đọc với giọng như thế nào?
- Cho HS giỏi đọc lại toàn bài 
- GV: Trong bài thơ co rất nhiều những hình ảnh đẹp vậy con thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao con thích hình ảnh đó? 
- GV hỏi : vậy con có thể đọc thuộc lòng hai dòng thơ đó không?
- Thế còn bạn khác con thích hình ảnh nào? Vì sao? 
- Cho HS đọc thuộc lòng dòng thơ con thích 
- Con có thể đọc thuộc lòng đoạn thơ 1 không?
- Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đặt tên cho nhan đề bài thơ là “ Dòng sông mặc áo” có gì hay? 
- GV chốt
- GV: Dòng sông trong bài thơ đẹp như thế vậy ở ý Yên quê em có dòng sông nào? Dòng sông đó đẹp như thế nào ? 
-GV hỏi: Con cần làm gì để giữ gìn nét đẹp của dòng sông quê hương?
- GV: Về nhà các con tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và đọc trước bài “Ăng- co Vát” để giờ sau học.
- Trong khi giải lao giữa giờ các con cùng lắng nghe ca khúc “Khúc hát sông quê” của chính tác giả bài thơ hôm nay ta học: Nhà thơ - nhạc sĩ: Nguyễn Trọng Tạo để một lần nữa ngắm nhìn lại những hình ảnh đẹp của dòng sông que hương. Bài hát do ca sĩ Anh Thơ trình bày. 
- HS nghe,chào mừng
- 1 HS đọc và trả lời, cả lớp lắng nghe
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
-HS nhắc nối tiếp tên bài.
- HS mở SGK, sửa tiếng
- HS nghe
- HS chia đoạn, nêu cách chia
- HS nghe
-HS đọc nối tiếp lần 1
- HS tìm từ khó đọc
- HS nghe
- 2 HS đọc lại
-HS đọc nối tiếp lần 2 
- HS giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo nhóm, nêu cách ngắt nhịp các dòng thơ
- HS nêu ý kiến 
- HS nhận xét
- 2 HS đọc lại đoạn 1 theo cách vừa ngắt nhịp
- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS đọc lại 
- HS đọc lại đoạn 1,cả lớp đọc thầm
- HS trả lời 
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS đọc thầm hai dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS giải nghĩa từ thướt tha
- HS đọc thầm bốn dòng thơ cuối của đoạn thơ 1 và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS giải nghĩa từ
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS giải nghĩa từ
- HS nêu ý của đoạn thơ 1 
- HS khác nhận xét
- HS nhắc lại
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- HS nêu
- HS quan sát
- 2 HS đọc diễn cảm
- HS khác nhận xét
- HS thực hiện
- HS trả lời
- HS nghe
- HS trả lời
- HS nghe, trả lời
- HS nghe
- HS đọc hai dòng thơ cuối bài, cả lớp đọc thầm
- HS nêu cảm nhận của mình về hai dòng thơ
- HS nêu ý của đoạn thơ 2
- HS nhắc lại
- HS trả lời
- HS nêu cách nhấn giọng
- HS đọc lại 
- HS nhận xét
- HS nội dung bài 
- HS khác nhận xét
- HS đọc lại 
- HS nêu giọng đọc
- HS giỏi đọc lại toàn bài 
- HS nêu và đọc thuộc lòng
- HS khác thực hiện
- HS đọc
- HS nêu
- HS nghe
- HS liên hệ 
- HS nghe và thực hiện
 Thứ năm, ngày 29 tháng 3 năm 2012 
Tập đọc : 
 Dòng sông mặc áo
 ( Nguyễn Trọng Tạo) 
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng- Phương tiện dạy học:
- Giáo viên:
 + Tranh dòng sông
 + Tranh mô tả sự thay đổi sắc của dòng sông oõtrong ngày.
- Học sinh: Đọc bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 ND, thời gian
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
(2 phút)
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút)
b) Luyện đọc:(15 phút)
* Luyện đọc lần 1 và tìm từ khó đọc
+ Nội dung bài: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông và nói lên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương.
c) Tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm:(14 phút)
* Đoạn 1:
* Đoạn 2
d) Học thuộc lòng: (6 phút)
4. Củng cố: (1 phút)
5. Dặn dò: (1 phút)
- GV giới thiệu người dự giờ
- GV gọi HS đọc đoạn ba bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”
- GV hỏi : Qua đoạn con vừa đọc cho cô biết: Đoàn thám hiểm đã gặp khó khăn gì dọc đường?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét cho điểm
- GV cho HS quan sát ảnh chụp dòng dông cô chiếu trên màn hình
- GV hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì?
- GV giới thiệu bài: Hình ảnh dòng sông luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ, những người nhạc sĩ viết nên bao áng văn, thơ hay những bài hát sâu lắng đi vào lòng người. Để thấy được vẻ đẹp dòng sông quê hương, cô và các con cùng đọc và tìm hiểu qua bài: “ Dòng sông mặc áo” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
- GV cho HS mở sách giáo khoa trang 118
- GV: Trước khi vào luyện đọc các con sửa những tiếng nhà xuất bản in sai những năm trước: ở trang 119 dòng thơ đầu các con sửa tiếng “Rèm” thành tiếng “Đêm” , dòng thơ cuối cung các con sửa tiếng “đã” thành tiếng “trắng”
- GV đọc toàn bài thơ
- GV yêu cầu HS chia đoan
- GV gọi một HS nêu cách chia của mình
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn
- GV nhận xét và chốt lại: Bài thơ chia thành 2 đoạn:
Đoạn 1: 6 dòng đầu
Đoạn 2: 8 dòng thơ còn lại
- GV gọi nối tiếp hai HS đọc lần 1
- GV nghe và sửa sai cho HS (nếu có)
- GV yêu cầu HS tìm từ khó đọc 
- GV đọc mẫu các từ khó
- Yêu cầu 2 HS đọc lại
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp lần 2: 
+ HS đọc đoạn 1 giải nghĩa từ “hây hây” và từ “ráng
+ HS đọc đoạn 2, giải nghĩa từ “ngẩn ngơ” và “la đà”
- Cho HS luyện đọc theo nhóm, tìm cách ngắt nhịp các dòng thơ
- GV: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- GV hỏi: Thông thường thể thơ lục bát ngắt nhịp như thế nào?
-GV hỏi: Đoạn thơ 1,
con ngắt nhịp như thế nào?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và bổ sung cách ngắt nhịp
- Yêu cầu 2 HS đọc lại đoạn 1 theo cách vừa ngắt nhịp
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét đưa ra cách ngắt nhịp đúng của 6 dòng thơ cuối đoạn 2:
 Khuya rồi,/ sông mặc áo đen/
Nép trong rừng bưởi/lặng yên đôi bờ/
 Sáng ra/thơm đến ngẩn ngơ/
Dòng sông đã mặc/ bao giờ áo hoa/
 Ngước lên/bỗng thấy la đà/
Ngàn hoa bưởi trắng/ nở nhòa áo ai//
- Gọi HS đọc lại
- Gọi HS đọc lại đoạn 1,cả lớp đọc thầm
- GV hỏi: Trong đoạn 1, tác giả đã miêu tả dòng sông vào các thời điểm nào trong ngày?
- GV chốt: Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối.
- HS đọc thầm hai dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi
- GV hỏi: Khi nắng lên thì dòng sông đẹp như thế nào?
- GV chốt: Dòng sông mặc áo lụa đào thướt tha
- GV hỏi: Vậy con hiểu thướt tha có nghĩa là gì?
- GV: ánh nắng ban mai chiếu xuống dòng sông, nước sông nhuôm một màu hồng. Lúc này dòng sông trông thật duyên dáng, mượt mà, thướt tha trong bộ áo màu hồng đào.
- Yêu cầu HS đọc thầm bốn dòng thơ cuối của đoạn thơ 1 và trả lời câu hỏi
- GV hỏi: Vào buổi trưa và buổi chiều dòng sông đẹp như thế nào?
- GV chốt: Buổi trưa dòng sông mặc áo màu xanh
- GV hỏi: Hây hây ráng vàng nghĩa là như thế nào?
-GV: Vào buổi trưa khi mặt trời đã lên cao, lòng sông như rộng ra mênh mông, nền trời trong xanh soi bóng xuống dòng sông. Lúc này sông mặc một chiếc áo màu xanh, một màu xanh tươI trẻ còn nguyên vẹn như là mới may. Đén buổi chiều mặt trời đã từ từ khuất dần, cả một khoảng trời rực rỡ phản chiếu xuống dòng sông. Trông dòng sông lúc này thật trẻ trung xinh đẹp trong bộ trang phục “hây hây ráng vàng”.
- GV hỏi: Qua những hình ảnh trên con thấy dòng sông hiện lên như thế nào?
- GV: Chính vì thế mà tác giả nói:
 “ Dòng sông mới điệu làm sao”
- Con hãy giảI nghĩa từ “điệu”
- GV hỏi: Vì sao tác giả nói dòng sông điệu?
- GV chốt: Tác giả nói dòng sông điệu vì tác giả nhân hóa dong sông cũng như con người, cũng thích làm đẹp, làm duyên,thích thay đổi kiểu cách.
- GV hỏi: Qua tìm hiểu đoạn thơ 1, bạn nào cho cô biết ý của đoạn thơ 1 nói lên điều gì?
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét, cho HS nhắc lại
- GV hỏi: Vẻ đẹp của dòng sông vào ban ngày đẹp như thế, vậy con cần đọc đoạn thơ một với giọng như thế nào để thể hiện diều đó?
- Gọi HS nhận xét
- GV hỏi: Con nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- GV nhận xét, nhắc lại và gạch chân các từ gợi tả gợi cảm vào đoạn thơ chiếu trên màn hình
- Gọi 2 HS đọc diễn cảm
- Cho học sinh nhận xét
- GV nhận xét và cho điểm
- GV: Hãy đọc thầm hai dòng đầu đoạn 2 và cho cô biết “Vào ban đêm dòng sông đẹp như thế nào?”
- GV hỏi: Trên nền áo nhung tím dòng sông đã làm gì để tô điểm thêm cho màu áo của mình?
- GV: Vào ban đêm dòng sông mặc áo màu nhung tím và tự thêu lên trước ngực mình một vầng trăng và ngàn vì sao tỏa sáng lung linh.
- GV hỏi: Vậy về khuya dòng sông lại thay đổi như thế nào?
- GV: Về khuya dòng sông thật bình dị với chiếc áo màu đen và nép mình trong rừng bưởi cùng với con người và vạn vật chìm sâu trong giấc ngủ. Thế rồi sáng hôm sau dòng sông đem đến một điều bất ngờ, đó là gì? con hãy tìm đọc những dòng thơ nói lên điều đó?
- GV: Điều bất ngờ đó là sáng sớm hôm sau khi những chùm hoa bưởi trắng đung đưa soi bóng xuống dòng sông,lúc này dòng sông được diện một chiếc áo hoa mới tinh có ướp hương bưởi làm ngẩn ngơ lòng người.
- GV gọi một HS đọc hai dòng thơ cuối bài, cả lớp đọc thầm
- GV hỏi: Hãy nêu cảm nhận của mình về hai dòng thơ đó.
- GV: Hai dòng thơ cuối bài cho ta thấy khi ngước mắt lên bỗng gặp những chùm hoa bưởi trắng đung đưa soi bóng xuống dòng sồng, gặp lại người thân và thật bất ngờ cuối bài thơ lại thấp thoáng hình bóng của con người đI trong rừng bưởi. Con người và thiên nhiên như hòa quyện với nhau làm cho dòng sông càng thêm đẹp và lung linh hơn.
- GV hỏi: Qua việc tìm hiểu đoạn 2 ban nào cho cô biết ý đoạn 2 nói lên điều gì?
- GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại
- GV hỏi: Dòng sông vào ban đêm và sáng sớm đẹp như thế, vậy con cần đọc đoạn thơ 2 với giọng như thế nào để thể hiện được điều đó?
- GV hỏi: Con nhấn giọng vào những từ ngừ nào?
- GVgạch chân từ nhấn giọng và gọi hai HS đọc lại 
- GV gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét và cho diểm
- GV: Các con vưa tìm hiểu bài thơ bạn nào cho cô biết qua bài thơ tác giả muốn cho ta biết điều gì?
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét, chiếu nội dung bài lên màn hình và gọi HS đọc lại 
- Khi đọc toàn bài thơ này con đọc với giọng như thế nào?
- Cho HS giỏi đọc lại toàn bài 
- GV: Trong bài thơ co rất nhiều những hình ảnh đẹp vậy con thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao con thích hình ảnh đó? 
- GV hỏi : vậy con có thể đọc thuộc lòng hai dòng thơ đó không?
- Thế còn bạn khác con thích hình ảnh nào? Vì sao? 
- Cho HS đọc thuộc lòng dòng thơ con thích 
- Con có thể đọc thuộc lòng đoạn thơ 1 không?
- Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đặt tên cho nhan đề bài thơ là “ Dòng sông mặc áo co gì hay? 
- GV chốt
- GV: Dòng sông trong bài thơ đẹp như thế vậy dòng sông quê em đẹp như thế nào ? 
-GV hỏi: Con cần làm gì để giữ gìn nét đẹp của dòng sông quê hương?
- GV: Về nhà các con tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và đọc trước bài “Ăng- co Vát” để giờ sau học.
- Trong khi giải lao giữa giờ các con cùng lắng nghe ca khúc “Khúc hát sông quê” của chính tác giả bài thơ hôm nay ta học: Nhà thơ - nhạc sĩ: Nguyễn Trọng Tạo để một lần nữa ngắm nhìn lại những hình ảnh đẹp của dòng sông que hương. Bài hát do ca sĩ Anh Thơ trình bày. 
- HS nghe,chào mừng
- 1 HS đọc và trả lời, cả lớp lắng nghe
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
- HS mở SGK
đọcđọc

File đính kèm:

  • docGA HOI GIANG 2.doc