Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Bài 81: Vần ip- Up

 

- Đánh vần cá nhân (2)

- Lắng nghe.

- Đánh vần cá nhân(15)

- Lắng nghe.

- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 1 - Môn Tiếng Việt - Bài 81: Vần ip- Up, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lê Uy Vũ.Lớp: 09 CĐTH 3.
Môn: Học vần.Lớp: một/2.
Bài 81: vần ip- up.
Ngày soạn: 5/1/2012
Ngày dạy: //2012 Tiết: 205- 206.Tuần: 21
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Kiến thức: Học sinh đọc được: ip, up, bắt nhịp, búp sen.
Kĩ năng: 
Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng
Nhân dịp, đuổi kịp, chụp đèn, giúp đỡ.
 Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
 Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
 Viết được: ip, up, bắt nhịp, búp sen.
Thái độ: Luyện nói được từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.
B. Đồ dùng dạy – học:
 - Giáo viên: Bộ chữ, sách Tiếng Việt 1, tập 2, tranh bắt nhịp, 1 búp sen, 1 cái chụp đèn.
 - Học sinh: SGK Tiếng Việt 1, tập 2, bộ chữ, bảng con.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Phương pháp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
I. Ổn định:
Hát tập thể.
7’
Thực hành
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc:
. ep, lễ phép, xinh đẹp.
. êp, gạo nếp, bếp lửa.
- Các từ ứng dụng yêu cầu HS phân tích tìm tiếng có vần ep, êp.
- Nhận xét phần đọc.
2. Đọc cho HS viết:
. cá chép
. đèn xếp.
3. Đọc câu SGK:
 Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
- GV nhận xét tổng kết phần kiểm tra bài cũ.
Đọc cá nhân (10)
Cả lớp viết vào bảng con.
Đọc cá nhân (5)
- HS lắng nghe.
16’
2’
5’
5’
Quan sát, Phân tích,Tổng hợp.
Nghỉ
Thực hành, luyện tập.
Viết theo mẫu
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài- ghi tựa:
- Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với chúng ta 2 vần mới, đó là vần ip và vần up.
- GV ghi tựa (ip), đọc lại 2 lần.
- Gọi HS đọc
2. Dạy vần: ip.
a. Nhận diện vần:
- Vần ip gồm có những âm nào, âm nào đứng trước, âm nào đứng sau ?
- So sánh vần ip với vần êp:	
 . Đây là vần gì mà chúng ta đã được học?
 . Tìm điểm giống nhau giữa 2 vần này.
 . Tìm điểm khác nhau giữa 2 vần này.
b. Đánh vần và đọc:
- Đánh vần: i- pờ- ip (miệng mở hẹp).Gv đánh vần 2 lần.
- Gọi Hs đánh vần: i- pờ- ip.
- Đọc vần: ip.
- Cho HS đọc vần ip.
- Cài vần:
 . Cho HS cài vần ip: muốn cài vần ip ta phải cài như thế nào? (âm nào trước, âm nào sau).
 . Cho HS cài tiếng nhịp: có được vần ip làm sao ta cài được tiếng nhip?
. Gv cài tiếng nhịp, yêu cầu HS nhắc lại cách cài rồi ghi bảng: nhịp.
. Cho HS đánh vần và đọc: nhờ- ip- nhip- nặng- nhịp.
- Cho HS xem tranh. Hỏi: Tranh vẽ Bác Hồ đang làm gì?
- GV giảng : Tranh vẽ Bác Hồ đang bắt nhịp bài hát cho mọi người đàn. Ta có từ bắt nhịp
- Ghi: bắt nhịp.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần ip.
- Cho HS đọc tiếng nhịp, từ bắt nhịp.
- Đọc: ip- nhịp- bắt nhịp, bắt nhịp- nhịp- ip.
3. Dạy vần up:
a. Nhận diện vần:
- Vần up gồm có những âm nào, âm nào đứng trước, âm nào đứng sau ?
- So sánh vần up với vần ip:	
 . Tìm điểm giống nhau giữa 2 vần này.
 . Tìm điểm khác nhau giữa 2 vần này.
b. Đánh vần và đọc:
- Cho HS đánh vần.
- Đánh vần: u- pờ- up (môi chúm tròn).
- Gọi Hs đánh vần: u- pờ- up.
- Đọc vần: up.
- Cho HS đọc vần up.
- Cài vần:
 . Cho HS cài vần up: muốn cài vần up ta phải cài như thế nào? (âm nào trước, âm nào sau).
 . Cho HS cài tiếng búp: có được vần up làm sao ta cài được tiếng búp?
. Gv cài tiếng búp, yêu cầu HS nhắc lại cách cài rồi ghi bảng: búp.
. Cho HS đánh vần và đọc: bờ- up- bup- sắc- búp.
- Cho HS xem tranh. Hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giảng : Tranh vẽ 1 nụ hoa sen chưa nở, ta gọi là búp sen.
- Ghi: búp sen.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần up.
- Cho HS đọc tiếng búp, từ búp sen.
- Đọc: up- búp- búp sen, búp sen- búp- up.
- Đọc bài khóa: ip- nhịp- bắt nhịp
 up- búp- búp sen.
** NGHỈ GIỮA TIẾT
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 nhân dịp chụp đèn
 đuổi kịp giúp đỡ
- Cho HS đọc nhẩm, tìm tiếng có vần ip, up. GV gạch chân tiếng chứa vần.
- Cho Hs đánh vần tiếng chứa vần ip, up.
- Cho HS đọc tiếng chứa vần ip, up.
- Cho HS đọc từ.
- Đọc từ và giảng:
 . Nhân dịp: sẵn tiện một dịp có nguyên do để làm 1 việc gì đó. Như nhân dịp năm học mới, mẹ mua cho em chiếc cặp mới.
 . Đuổi kịp: ví dụ như bạn Hùng và An chạy đua, đoạn đường đầu tiên An chạy sau hùng, nhưng đoạn đường cuối cùng, An chạy ngang Hùng, vậy an đã đuổi kịp Hùng. . Chụp đèn: xem vật thật. 
. Giúp đỡ: Là làm 1 việc tốt giúp người khác, như bạn An cho Như mượn bút chì, ta nói bạn An giúp đỡ bạn Như.
- Cho HS đọc lại các từ ứng dụng, đọc cả bài.
d. Hướng dẫn viết:
- Viết mẫu, nêu quy trình, độ cao và khoảng cách chữ.
 . ip: viết chữ i, đưa bút lên cao viết liền nét chữ p.
 . up: Viết chữ u, đưa bút lên cao viết liền nét chữ p.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng một con chữ.
- Cho HS viết vào bảng con.
- theo dõi, sữa sai.
** Nhận xét hết tiết 1.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc cá nhân (2)
- Vần ip gồm 2 âm: âm i đứng trước và âm p đứng sau.
. Đây là vần êp
. Giống: đều có âm p ở cuối.
. Khác: ip có âm i ở đầu
 êp có âm ê ở đầu.
- HS quan sát và lắng nghe
- Đánh vần cá nhân (12), cả lớp.
- HS lắng nghe.
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
. Cài âm i trước, âm p sau.
. Cài âm nh trước vần ip, dấu nặng dưới chữ i.
. HS quan sát.
. Đánh vần: nhờ- ip- nhip- nặng- nhịp.
 - Bác Hồ đang bắt nhịp bài hát.
- Quan sát và lắng nghe.
- Tiếng nhịp có vần ip.
- Đọc tiếng nhịp, từ bắt nhịp (cá nhân).
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Vần up có 2 âm: âm u đứng trước, âm p đứng sau.
. Giống: Điều có âm p đứng cuối.
. Khác: up: có u đứng trước, ip: có I đứng trước.
- Đánh vần cá nhân (2)
- Lắng nghe.
- Đánh vần cá nhân(15)
- Lắng nghe.
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
. Cài âm u trước, âm p sau.
. Cài âm b trước vần up, dấu sắc trên đầu chữ u.
. Quan sát, lắng nghe.
.Đánh vần (3 dãy ngang), đọc (4).
- Tranh vẽ nụ hoa sen.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Tiếng búp trong từ búp sen có vần up.
- Đọc cá nhân (3).
- Đọc cá nhân (4).
- Đọc cá nhân (3), cả lớp.
- HS đọc nhẩm các từ.
- Tìm tiếng: dịp, kịp, chụp, giúp.
- Đánh vần cá nhân (10)
- Đọc cá nhân (12)
- Đọc cá nhân( giỏi, khá)
- Quan sát và lắng nghe.
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết theo mẫu: ip, up.
- HS lắng nghe.
? RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
? NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..
 Bến Tre, ngày. tháng.. năm 2012
 Chữ kí của Giáo viên hướng dẫn Người soạn

File đính kèm:

  • docVan ipup.doc