Bài ghi Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 23

I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:

1) Tìm hiểu ví dụ: Giới thiệu “ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”

* Nhận xét:

- Bài viết cung cấp những kiến thức về lịch sử, văn hoá, địa lí

- Người viết cần đọc sách, tra cứu, hỏi han

- Bài viết cần có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Nội dung bài viết cần kết hợp với miêu tả, bình luận.

2. Ghi nhớ: (sgk trang 27)

II. LUYỆN TẬP:

 Dựa vào câu hỏi phần luyện tập, sắp xếp bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài ghi Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GHI KHỐI 8 – TUẦN 23 – MÔN NGỮ VĂN
TIẾNG VIỆT
CÂU CẦU KHIẾN
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1. Tìm hiểu VD:
Ví dụ 1:
- Thôi đừng lo lắng.’ Khuyên bảo.
- Cứ về đi. ’ Yêu cầu.
- Đi thôi con. ’ Yêu cầu.
Æ Câu cầu khiến.
 Ví dụ 2 :
- Mở cửa ! ’ Ra lệnh.
Æ Câu cầu khiến.
2. GHI NHỚ : (SGK/31)
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1/ 31
Các câu cầu khiến :
a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương.
- Chủ ngữ : Lang Liêu 
b. Ông Giáo hút trước đi.
- Chủ ngữ : Ông Giáo.
c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão miệng có sống được không.
- Chủ ngữ : Chúng ta.
’ Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người đối thoại (người tiếp nhận câu nói), một nhóm người trong đó có người đối thoại, Có đặc điểm khác nhau.
- HS thay chủ ngữ, sau đó nhận xét.
2. Bài tập 2/ 32
 Xác định câu cầu khiến :
a. Thôi, im cái . . . . . . . ấy đi.
’ Vắng chủ ngữ.
b. Các em đừng khóc.
ž CN ngôi thứ 2 số nhiều.
c. Đưa tay cho tôi mau !
 Cầm lấy tay tôi này !
’ Vắng chủ ngữ. (GV giải thích trong tình huống cấp bách, câu cầu khiến ngắn gọn CN thường vắng mặt).
3. Bài tập 3/32 
So sánh hình thức và ý nghĩa 2 câu sau :
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột ! (Vắng CN)
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột ! ( CN ngôi thứ 2 số ít, cầu khiến bộc lộ tình cảm rõ giữa người nói với người nghe.)
4. Bài tập 4/32.
- Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp một cái nghách từ nhà mình sang nhà của Dế Mèn (có mục đích cầu khiến, trong ngôn từ của Dế Choắt có sự rào trước đón sau).
5. Bài tập 5/33.
- So sánh ý nghĩa của hai câu :
 + Đi đi con. (Chỉ có người con đi).
 + Đi thôi con. (Người con đi và cả người mẹ cùng đi).
’ Hai câu này không thể thay thế cho nhau được, vì có nghĩa rất khác nhau.
TẬP LÀM VĂN:	
THUYẾT MINH MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
1) Tìm hiểu ví dụ: Giới thiệu “ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”
* Nhận xét:
- Bài viết cung cấp những kiến thức về lịch sử, văn hoá, địa lí
- Người viết cần đọc sách, tra cứu, hỏi han
- Bài viết cần có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Nội dung bài viết cần kết hợp với miêu tả, bình luận.
2. Ghi nhớ: (sgk trang 27)
II. LUYỆN TẬP:
 Dựa vào câu hỏi phần luyện tập, sắp xếp bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí.
TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH
VĂN BẢN:	 	Ngắm Trăng
	 (Vọng Nguyệt)	
 Hồ Chí Minh
I-ĐỌC -TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả: Hồ Chí Minh
2.Tác phẩm:
- Xuất xứ : Trích trong tập “ Nhật kí trong tù”, gồm 133 bài, phần lớn viết bằng chữ Hán.
-Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc( 8/1942-9/1943) 
-Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II/ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Hai câu thơ đầu:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
"Tâm hồn rung động mãnh liệt của người tù trước cảnh trăng đẹp.
2. Hai câu thơ cuối:
Nhân hướng ><Nguyệt tòng
Khán minh nguyệt><khán thi gia
" Sự giao hoà gắn bó giữa người và trăng" Hai người bạn tri âm, tri kỉ.
=> Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, sự tự do và bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ, nghệ sĩ.
III-TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, hàm súc
- Kết hợp giữa cổ điển (Thi đề, thi liệu) và hiện đại (phong thái ung dung, lạc quan).
2. Nội dung: Tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tăm tối. 
ĐI ĐƯỜNG (TẨU LỘ)
I-Đọc - tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Bài thơ thứ 30, trích tập thơ “Nhật kí trong tù”.
-Thể loại:Thất ngôn tứ tuyệt (nguyên tác). Thơ lục bát (bản dịch thơ).
II-Đọc - hiểu văn bản:
1.Hai câu đầu:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Giọng điệu tự nhiên, mang chất triết lí).
=> Nỗi vất vả của việc đi đường.
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
(Điệp ngữ) 
Þ Những khó khăn vất vả, chồng chất, nối tiếp nhau.
2.Hai câu cuối:
Trùng san đăng đáo cao phong hậu.
Vạn lí dư đồ cố miện gian
Þ Mọi khó khăn đều vượt qua khi ta đứng trên đỉnh cao của chiến thắng.
III- Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, hàm súc.
- Điệp ngữ
2. Nội dung: Từ việc đi đường, Bác đã gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian lao thử thách sẽ tới chiến thắng vẻ vang.
TIẾNG VIỆT	
CÂU CẢM THÁN
I-ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG:
1. Tìm hiểu ví dụ:
Ví dụ: a,b,c:
-Ôi thật là một tấn bi kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán.
- Hỡi ơi lão Hạc!
- Than ôi!
’ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói /viết.
’Thể hiện bằng các từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, chao(ôi), trời ơi, thay , biết bao, biết chừng nào
=> Câu cảm thán.
2-Ghi nhớ: (sgk /44)
II-LUYỆN TẬP:
1- Các câu cảm thán:
a) Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c) Chao ôimình thôi.
2- Đặt câu: Học sinh tự đặt câu, sử dụng những từ ngữ cảm thán xiết bao, biết chừng nào
3- Học sinh xem lại bài cũ và phân biệt các loại câu đã học.
4. Củng cố:
Học sinh thảo luận: Cho 2 câu sau:
Có biết bao người ra đi mãi mãi không về.
Chuyến đi này đông đúc biết bao!
 Xác định kiểu câu trong 2 ví dụ trên, và giải thích ý nghĩa của từ “biết bao” trong mỗi câu.

File đính kèm:

  • docxbai_ghi_ngu_van_khoi_8_tuan_23.docx