249 Câu trắc nghiệm thi giáo viên giỏi năm 2016

Hỏi: Với cách đánh giá thường xuyên không dùng điểm số, làm thế nào để phụ huynh biết được chất lượng học tập của con mình?

Đáp: Thực tế, ngoài giáo dục của nhà trường, HS thường xuyên được gia đình giáo dục về tất cả các mặt mà không hề chấm điểm.

Có nhiều cách để phụ huynh có thể nắm được chất lượng học tập của con mình. Chẳng hạn như có thể hàng ngày trao đổi, hỏi con hôm nay con học được những gì ở lớp; hoặc xem vở, phiếu học tập, các bài làm, lời nhận xét của GV ; hoặc hỏi trực tiếp GV về khả năng học tập của con mình

Hỏi: Tại sao vẫn cần có bài kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học được đánh giá bằng điểm số kèm theo lời nhận xét?

Giáo viên, cha mẹ học sinh và nhiều người khác đã giúp đỡ, nhận xét học sinh trong suốt học kỳ, trong năm học. Ai cũng hy vọng rằng mình đã làm đúng cách, có tác dụng tốt, giúp cho HS tiến bộ và đạt được kết quả học tập như mong muốn.

Điểm số bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm là để giúp chúng ta khẳng định được những điều hy vọng ấy. Điểm số đó để xác nhận kết quả học tập của HS, không nhằm xếp thứ hạng các em trong lớp.

Nếu điểm số đó rất khác thường với những nhận xét, đánh giá thường xuyên HS thì nguyên nhân có thể là:

- Hoặc chúng ta đã đánh giá, nhận xét thường xuyên chưa đúng, cần phải điều chỉnh cách dạy, cách học, cách đánh giá cụ thể;

- Hoặc là có nguyên nhân đột xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm bài của học sinh, ví dụ gia đình HS có việc đột xuất, hôm đó em bị mệt ,

GV cần tìm hiểu để biết rõ nguyên nhân; trong trường hợp này, GV có thể cho HS làm them bài kiểm tra khác để khẳng định lại nhận xét, đánh giá về HS.

 

doc81 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 249 Câu trắc nghiệm thi giáo viên giỏi năm 2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mệt, GV cần tìm hiểu để biết rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, GV có thể cho HS làm thêm bài kiểm tra khác để khẳng định lại nhận xét, đánh giá về HS./.
iếp tục cung cấp thêm các thông tin về việc thực hiện TT 30 và quá trình hóa giải các khó khăn gặp phải, TS.Hoàng Mai Lê tiếp tục gửi đến tòa soạn bài trả lời kiểu hỏi-đáp. Theo đó, đây là các giải đáp của Vụ Giáo dục Tiểu học xuất phát từ phản ánh của các thầy cô giáo.
Trân trọng gửi tới quý độc giả.
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số có ích lợi như thế nào đối với việc học tập của học sinh tiểu học ?
Đáp: Từ trước đến nay, chúng ta mới quan tâm đánh giá học sinh học được cái gì. Hiện nay, cần phải nhìn kiểm tra đánh giá dưới góc độ rộng hơn với quan điểm:  kiểm tra đánh giá trước hết phải giúp cho học sinh biết cách học tốt hơn (có thể gọi đó là kiểm tra đánh giá vì sự học tập). Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số là để tránh tình trạng chỉ dựa vào điểm số để đo lường kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là tránh tình trạng so sánh học sinh này với học sinh khác làm phương hại đến tâm lí học sinh. Điều quan trọng là phải so sánh kết quả học tập với mục tiêu giáo dục chứ không phải giữa học sinh  này với học sinh  khác.
Thông qua đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, giáo viên kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh để động viên, khích lệ và kịp thời phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh học tập tiến bộ. Với mục đích này, đánh giá bằng nhận xét coi trọng chất lượng học tập thực sự của học sinh chứ không phải điểm số học sinh đạt được. Việc đánh giá không chỉ nhằm vào kết quả mà nhằm khuyến khích, hỗ trợ học sinh trong cả quá trình học tập.
Trước đây chúng ta có thói quen là chờ đến cuối học kì, cuối năm học mới có kết quả đánh giá học sinh, nếu không đạt thì cũng quá muộn để hỗ trợ học sinh. Nay giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi từng học sinh trong quá trình học tập để có những nhận xét cụ thể, chi tiết về học sinh, từ đó có ngay biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để các em kịp thời tiến bộ. Do không bị áp lực về điểm số, cùng với việc được giáo viên thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời trong học tập, chắc chắn học sinh sẽ có hứng thú học tập và thích học hơn, kết quả học tập của học sinh cũng cao hơn. 
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, giáo viên kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ  của học sinh (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, thông qua nhận xét của giáo viên bằng lời, bằng chữ trên vở, phiếu học tâp,  cha mẹ học sinh và học sinh có thể cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, tình cảm của giáo viên dành cho học sinh. Mỗi học sinh sẽ biết được khả năng, sở trường của mình để phát huy; đồng thời, cũng biết được rõ hạn chế, những điểm cần cố gắng hơn trong học tập để khắc phục. Gia đình cũng trên cơ sở đó cùng phối hợp giáo dục học sinh giúp các em tiến bộ.
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không cho điểm theo Thông tư 30/2014 có bị cảm tính không?
Đáp: Những nhận xét (bằng lời, viết) trong đánh giá thường xuyên gắn với nội dung từng bài học, với từng bài tập cụ thể, từng sự tiến bộ của mỗi học sinh, là những câu nói hay lời viết của thầy giáo/cô giáo với một học sinh hoặc nhóm học sinh về lỗi cần sửa chữa cách sửa lỗi đó, về nội dung chưa hoàn thành và cách làm có thể hoàn thành nội dung đó nên không thể cảm tính.
Ví dụ như, trong quá trình dạy học bài 26 + 5 (Toán 2, trang 35), có thể có một số lời nhận xét, tư vấn, hướng dẫn học sinh trong khi quan sát, theo dõi học sinh làm các bài tập:
- Với học sinh làm đúng hết các ý trong bài tập 1, viết số đẹp và thẳng cột: Em làm đúng hết và viết số rất đẹp. Cô khen em. Em tiếp tục làm bài nhé 
- Với học sinh chưa đặt tính thẳng cột với phép tính 16 + 4 trong bài tập 1: Em đặt tính (chẳng hạn 16 + 4) chưa thẳng cột. Em cần đặt tính thẳng cột nhé. Số 4 phải ở dưới số nào?...
- Với học sinh viết kết quả chưa đẹp trong mỗi ô tròn ở bài tập 2: Em có các kết quả đúng rồi nhưng cần điền mỗi kết quả vào đúng trong ô tròn cho đẹp nhé
- Với học sinh viết câu lời giải chưa đúng hoặc làm chưa đúng phép tính hay đặt phép tính đúng nhưng tính kết quả sai hoặc quên viết đáp số hay quên viết đơn vị vào đáp số: Em sửa lại câu lời giải cho đúng nhé; Em xem lại phép tính (kết quả tính) đã đúng chưa nhé; Em xem lại phép tính cần tính là phép tính trừ hay phép tính cộng nhé; Em kiểm tra lại đáp số (các viết đáp số) nhé; Em cần xem lại cách giải bài toán về nhiều hơn
- Với học sinh đo chưa đúng độ dài đoạn thẳng: Em lưu ý cách đặt thước  nhé; Em xem lại xem kết quả độ dài đoạn thẳng AB đã chính xác chưa
-         
Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn theo Thông tư 30/2014 như thế nào? 
Đáp: Hàng ngày trong giờ học hay hoạt động giáo dục khác, có thể ngay từ lớp 1, giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn để dần dần các em có khả năng tự đánh giá hoặc khả năng nhận xét, góp ý cho bạn để cùng tiến bộ. Học sinh (nhóm học sinh) tự xem mình (nhóm mình) đã hoàn thành yêu cầu của cô giáo chưa? Đã  làm xong bài tập 1 chưa? Kiểm tra xem bài làm của mình có đúng như cô chữa hay giống bài làm đúng của bạn vừa được cô nêu không? bạn làm bài đúng hết chưa? Bạn viết số có đẹp không? Bạn đặt tính thẳng cột không? Bạn trình bày lời giải bài toán thế nào?
Chẳng hạn như: Tổ chức cho học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả với giáo viên:
+ Bạn nào viết xong bài 1 (làm xong bài 2) thì giơ tay (giơ bút, ngồi khoanh tay, giơ thẻ).
+ Ở bài , bạn An thực hiện rất đúng như sau  Những bạn nào có kết quả giống như bài làm của bạn An thì giơ tay.
Tổ chức cho học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ:
+ Bạn làm bài  đúng rồi.
+ Bạn đọc (đoạn, câu, số) đúng, rõ ràng.
+ Bạn viết (câu, số) rất đẹp.
+ Bạn đọc lại (chữ, số) “” cho đúng nhé: “”.
+ Còn một ý  này bạn làm chưa đúng. Bạn có thể làm lại thế này 
+ Bạn đã làm thế nào ra kết quả này? Bạn xem lại nhé.
+ Bạn cần trình bày bài làm cẩn thận hơn
Câu 3: Quyền của GV được quy định trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 41//2010/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
3 quyền
4 quyền
5 quyền***
Câu 4: Quyền của HS được quy định trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 41//2010/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4 quyền
5 quyền
6 quyền***
Câu 6: Anh chị hiểu thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học:
Chuẩn nghiề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.***
Chuẩn nghề nghiệp GVTH là quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học được áp dụng với mọi loại hình GVTH tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục giáo dục quốc dân.
Chuẩn nghề nghiệp GVTH là cơ sở đề xuất chế độ, chính sách đối với GVTH về mặt nghề nghiệp đi kèm với các điều kiện về văn bằng, chuẩn đào tạo.
Câu 7: Theo luật giáo dục quy định, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là:
Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm và có chứng chỉ dạy tiểu học.
Có bằng tốt nghiệp Trung học Sư phạm.****
Có bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm.
Câu 8: Trong quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVTH được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, quy định Chuẩn bao gồm:
3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 3 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 6 tiêu chí.
3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí.****
3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 4 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 3 tiêu chí.
Câu 9: Quy định đánh giá xếp loại GVTH theo Chuẩn được thực hiện như sau:
Giáo viên căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, tự đánh giá, xếp loại các tiêu chuẩn được quy định của Chuẩn; Tồ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên; Hiệu trưởng thực hiện đánh giá xếp loại trên cơ sở đánh giá xếp loại của GV, của Tổ CM và tập thể lãnh đạo nhà trường.
Hiệu trưởng căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên theo các tiêu chuẩn được quy định của chuẩn; Thông qua ý kiến đóng góp của Tổ CM và đồng nghiệp trong tổ; Hiệu trưởng chịu mọi trách nhiệm về đánh giá, xếp loại từng trường hợp cụ thể.
Cả 2 ý trên đều đúng.****
Câu 10: Điều 41 của Điều lệ trường tiểu học. Khen thưởng và kỷ luật: Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý khen thưởng các hình thức.
Khen trước lớp.***
Khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, danh hiệu học sinh tiên tiến; khen thưởng học sinh đạt kết quả tốt cuối năm học về môn học hoặc hoạt động giáo dục khác.
Hai câu trên chưa đủ các hình thức khen thưởng.
Hai câu trên đã đủ các hình thức khen thưởng.
Câu 14: Theo QĐ 41/2010 của điều lệ trường tiểu học 6 hành vi giáo viên không được làm ở Điều lệ Trường tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điều:
Điều 35
Điều 36
Điều 37
Điều 38***
Câu 15: Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVTH. Kèm theo quyết định số:
a.Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b.Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.****
c.Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d.Quyết định số 14/2009/QĐ-BGDĐT, ngày 4 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu 16: Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Gồm mấy chương bao nhiêu điều ?
3 chươngêu điều
3 chương 14 điều
5 chương 14 điều
4 chương 14 điều****
Câu 18: Quy định sử dụng kết quả đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc:
Chương IV từ điều 10 đến 12
Chương IV từ điều 11 đến 13
Chương IV từ điều 14 đến 14
Chương IV từ điều 13 đến 15
Câu 19: Kết quả xét lên lớp được quy định tại chương IV theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tại:
Điều 10
Điều 11
Điều 12
Điều 13
Câu 21: Thông tư ban hành điều lệ trường tiểu học. Thông tư kèm theo số:
Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.*****
Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu 22: Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học được quy định ở điều mấy ?
Điều 2
Điều 3
Điều 4****
Điều 5
Câu 23: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tên trường, biển tên trường và phân cấp quản lí được quy định tại điều mấy ?
Điều 3 và điều 4
Điều 4 và điều 5
Điều 5 và điều 6****
Điều 7 và điều 8
Câu 24: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách, giải thể trường tiểu học công lập và tư thục. Do cơ quan nào quyết định.
a.Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục.*****
b.Trưởng phòng GD&ĐT quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục.
c.Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục.
Câu 25: Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường được Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định là:
Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học không quá 35 học sinh.
Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc bốn lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học không quá 35 học sinh.
Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học không quá 35 học sinh.****
Câu 26: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định Tổ chuyên môn gồm những thành phần nào ?
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ ít nhất có 4 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu từ 5 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ ít nhất có 5 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu từ 6 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ ít nhất có 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.****
Câu 27: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định ở điều mấy ?
Điều 18
Điều 19
Điều 20 ****
Điều 21
Câu 28: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 20 quy định:
Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các các hoạt động và chất lượng giáo dụccủa nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.****
Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các các hoạt động và chất lượng giáo dụccủa nhà trường. Hiệu trưởng do UBND huyện bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.
Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các các hoạt động và chất lượng giáo dụccủa nhà trường. Hiệu trưởng do Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.
Câu 29: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 21 quy định:
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.****
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do UBND huyện bổ nhiệm và công nhận đối với trường tiểu học công lập.
Câu 30: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 22 quy định:
Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do UBND xã bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.
Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.****
Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do UBND huyện bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học.
 Câu 31: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 23 quy định gồm có:
a.Hội đồng trường gồm có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường từ 5 đến 9 người.
b.Hội đồng trường gồm có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường từ 7 đến 11 người.****
c.Hội đồng trường gồm có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường từ 9 đến 20 người.
Câu 32: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định nhiệm vụ và quyền của giáo viên tại điều mấy ?
Điều 30 và điều 31
Điều 32 và điều 33
Điều 34 và điều 35
Điều 36 và điều 37
Câu 33: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục và các hành vi không được làm của giáo viên tại điều mấy ?
Điều 35 và điều 36
Điều 37 và điều 38***
Điều 39 và điều 40
Câu 34: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tuổi của học sinh tiểu học là:
Tuổi học sinh tiểu học từ 5 đến 12 tuổi (tính theo năm)
Tuổi học sinh tiểu học từ 6 đến 13 tuổi (tính theo năm)
Tuổi học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm)****
Câu 35: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tại điều 41 nhiệm vụ của học sinh, có mấy nhiệm vụ:
3 nhiệm vụ
4 nhiệm vụ
5 nhiệm vụ***
6 nhiệm vụ
Câu 36: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tại điều 42 Quyền của học sinh, có mấy quyền:
4 quyền
5 quyền
6 quyền****
7 quyền
Câu 45: Quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Ban hành kèm theo Thông tư số:
Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.****
Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu 46: Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 quy định học sinh là:
Huy động được 85% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.
Huy động được 90% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.
Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.****
Câu 48: Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 quy định giáo viên là:
Đạt tỉ lệ 1,15 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 giáo viên trên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; Có 70% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.
Đạt tỉ lệ 1,18 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 giáo viên trên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; Có 75% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.
Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 giáo viên trên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; Có 80% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.****
Câu 49: Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 quy định học sinh là:
Huy động được 98% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học. Có 

File đính kèm:

  • doc249_cau_trac_nghem_thi_GVG_2016.doc