16 lời khuyên khi giảng dạy bộ môn Toán

Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức đặc biệt là những kiến thức của từng môn học riêng rẽ (lý, hoá, sinh, địa,.). Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lý các thông tin, biết vận dụng các kiến thức được học vào các tình huống của đời sống thực tế.

 Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng. Việc giảng dạy các khoa học trong nhà trường phải phát triển sự phản ánh hiện đại của khoa học, bởi vậy không thể cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học như các lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác như đã nói ở trên, khối lượng tri thức khoa học ngày càng gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có hạn do đó phải chuyển từ dạy học các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp.

 Vì vậy để thực hiện tốt dự án dạy học tích hợp người giáo viên phải xác định được mục tiêu đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức nay chỉ là người hướng dẫn chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình.Theo đó, GV không dạy các nội dung cần học một cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến các nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án làm cho vai trò của học sinh gắn với các nội dung cần học. Còn học sinh là người quyết định cách tiếp cận cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó. Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống bằng các kỹ năng của người lớn thông qua việc làm theo nhóm. Chính học sinh là người lựa chọn nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó rồi tổng hợp, phân tích và tích luỹ kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em. Học sinh cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích luỹ thông qua dự án. Cuối cùng bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã được xây dựn trước đó.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 16 lời khuyên khi giảng dạy bộ môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 LỜI KHUYÊN KHI GIẢNG DẠY BỘ MÔN TOÁN
         Nhằm giúp các thầy cô giáo đổi mới phương pháp dạy hoc phát huy tính tích cực chủ động của HS khi học toán, hằng năm tổ Toán-Tin chúng tôi thường tổ chức sinh hoạt chuyên đề để bàn về những lời khuyên trong dạy Toán và được giới thiệu trong cuốn KINH NGHIỆM DẠY TOÁN VÀ HỌC TOÁN - NXB giáo dục 1996. Tổ chúng tôi xin nêu lại ở đây 16 lời khuyên này để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
Bảy lời khuyên khi dạy tiết lý thuyết:
1. Hãy đặt mình vào vị trí của HS. Điều quen thuộc đối với thầy giáo có thể là điều rất mới đối với HS.
2. Cố gắng tạo ra tình huống có vấn đề làm xuất hiện ở HS nhu cầu nghiên cứu kiến thức mới.
3. Đừng dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều. Chọn hệ thống câu hỏi hợp lý để lôi cuốn HS tham gia vào bài học.
4. Đừng bỏ qua, mà hãy khai thác ngay câu trả lời của HS. Khuyến khích các câu trả lời tốt.
5. Tăng cường những câu hỏi mà HS phải phán đoán và lựa chọn. Nếu có thể, hướng dẫn HS cùng tranh luận mà thầy giáo là trọng tài.
6. Nên vừa giảng vừa luyện. Vận dụng kiến thức là cách tốt nhất để nắm vững kiến thức.
7. Nên sơ kết ý trước để chuyển sang ý sau. Chú ý cân đối giữa củng cố từng phần và củng cố toàn bài. Hãy để dành những điều cần thiết cho bước củng cố cuối bài.
Năm lời khuyên khi dạy tiết luyện tập:
1. Đừng biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán.
2. Đừng đưa ra quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập. Nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải toán.
3. Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau.
4. Trong tiết luyện tập, có những bài được giải chi tiết và có những bài chỉ giải vắn tắt.
5. Hãy để cho HS có thời gian làm quen với bài toán, cùng với HS nghiên cứu tìm tòi lời giải bài toán và để cho HS được hưởng niềm vui khi tự mình tìm được chìa khóa của lời giải.
Bốn lời khuyên khi dạy tiết ôn tập:
1. Tiết ôn tập không phải tiết nhắc lại các kiến thức đã học. Cố gắng tìm ra được "sợi chỉ " liên kết các kiến thức ấy với nhau.
2. Nên có các bảng hệ thống mà các kiến thức trong bảng liên quan với nhau cả theo hàng lẫn theo cột. Tận dụng các sơ đồ để hệ thống kiến thức.
3. Nên chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cơ bản đã học.
4. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả. Trong bất cứ hình thức nào, HS cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức.
        Tóm lại biết phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học toán, cũng như khai thác được khả năng vô tận của các em, thì kết quả học tập của HS sẽ nâng cao rõ rệt. Chúng ta sẽ góp phần hình thành cho các em các phẩm chất năng động, sáng tạo, những phẩm chất cần thiết cho con người phát triển toàn diện của thời kỳ đất nước bước vào công nghiệp hóa hiện đại hóa
BÀI VIẾT DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
 ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN 
DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
        Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đòi hỏi nền giáo dục của chúng ta cũng phải có sự thay đổi để bắt kịp xu thế chung của nền giáo dục nhân loại. Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho ngành giáo dục: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay để đáp ứng lòng mong muốn của Bác xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với các cường quốc năm châu.
        Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức đặc biệt là những kiến thức của từng môn học riêng rẽ (lý, hoá, sinh, địa,....). Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lý các thông tin, biết vận dụng các kiến thức được học vào các tình huống của đời sống thực tế.
       Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng. Việc giảng dạy các khoa học trong nhà trường phải phát triển sự phản ánh hiện đại của khoa học, bởi vậy không thể cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học như các lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác như đã nói ở trên, khối lượng tri thức khoa học ngày càng gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có hạn do đó phải chuyển từ dạy học các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp.
       Vì vậy để thực hiện tốt dự án dạy học tích hợp người giáo viên phải xác định được mục tiêu đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức nay chỉ là người hướng dẫn chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình.Theo đó, GV không dạy các nội dung cần học một cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến các nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án làm cho vai trò của học sinh gắn với các nội dung cần học. Còn học sinh là người quyết định cách tiếp cận cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó. Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống bằng các kỹ năng của người lớn thông qua việc làm theo nhóm. Chính học sinh là người lựa chọn nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó rồi tổng hợp, phân tích và tích luỹ kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em. Học sinh cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích luỹ thông qua dự án. Cuối cùng bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã được xây dựn trước đó.
      Dạy học tích hợp có thể thực hiện đối với một đơn vị nội dung đối với một chuyên đề hay trong một tiết dạy trên lớp. Là một GV làm nghề dạy học trong thời đại mới khi dạy một nội dung gì cũng phải hướng dẫn để người học biết tích hợp với các nội dung liên môn khác để giải quyết các vấn đề mang tính liên môn.
Tập thể nhóm toán – Trường PTCS Nam Thượng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An chúng tôi rất băn khoăn trước vấn đề dạy học tích hợp do đó chúng tôi chọn và nghiên cứu dự án dạy học bài “LÀM QUYEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM” nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào dự án dạy học tích hợp của nghành.  
B. NỘI DUNG:
1. Tên dự án dạy học: Tiết dạy: Làm quen với số nguyên âm. TCT: 40
2. Mục tiêu dạy học:                                                  
Kiến thức: Biết được nhu cầu cần mở rộng tập N
Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn. 
Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
Kỹ năng: đọc đúng các số nguyên âm. 
Thái độ: Tích cực, hợp tác.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề về dự án dạy học đặt ra cụ thể:
+ Môn vật lý: Biết cấu tạo của nhiệt kế để sử dụng vào đo nhiệt độ.
+ Môn địa lý: * Bảng nhiệt độ của một số thành phố.
                       * Độ cao trung bình của cao nguyên Đắc Lắc.
                       * Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh.
                     * Độ cao của núi Phan-xi-păng.
                     *Đỉnh núi Everet, đáy vịnh Marian
+Môn lịch sử: Bài tập 3 (SGK – tr68) biết thời gian trước công nguyên. Biết được nhà toán học Pi- ta –go sinh năm nào.
+ Môn thể dục thể thao: Bài tập 3 (SGK – tr68) giúp học sinh biết được “Thế vận hội đầu tiên diễn ra vào năm nào”.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
Số lượng học sinh: 14 em.
Khối: 6.
Đặc điểm học sinh: Đại trà.
4. Ý nghĩa của dự án.
- Đối với thực tiễn dạy học: + Mở rộng “tia số sang trục số”.
                                             + Phép trừ luôn thực hiện được.
- Đối với thực tiễn đời sống:
                                         + Học sinh biết biểu thị số tiền nợ trong thực tế cuộc sống.
                                      + HS biết biểu thị thời gian trước công nguyên.
                                      + HS biết biểu thị nhiệt độ dưới 00C.
                                      + HS biết độ sâu dưới mực nước biển
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Máy chiếu, Nhiệt kế, một số tranh ảnh về cao nguyên Đắc Lăc, Núi Phan – Xi – Păng, Vịnh Cam Ranh, Đỉnh núi Ê-vơ-rét
- Chèn một số hình ảnh các địa danh nêu trong bài dạy vào bài giảng Pownpoint 
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Tiết 40:    §1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên.
- HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên qua các VD thực tiễn.
2.  Kỹ năng:
- HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số âm trên trục số.
3. Thái độ:
- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SBT; nhiệt kế có chia độ âm, hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0), bảng vẽ trục số, phấn màu, bảng ghi nhiệt độ các thành phố, thước kẻ có chia đơn vị, bảng phụ ghi đề các ví dụ; ? SGK, bảng phụ vẽ hình 35/SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
          1. Ổn định lớp
           2.Kiểm tra bài cũ
          3. Bài mới:
          GV: Thực hiện phép tính:    a. 5+ 7 = ?        
     b . 5 . 7 = ? ;
                                                        c. 5– 7 =?
Gv giới thiệu: Phép nhân và phép cộng hai số tự nhiên luôn thực hiện được trong tập N và cho kết quả là một số tự nhiên, nhưng đối với phép trừ hai số tự nhiên không phải bao giờ cũng thực hiện được trong tập hợp số nguyên, chẳng hạn 2 - 7 không có kết quả trong N. Chính vì thế, trong chương II chúng ta sẽ làm quen với một loại số mới, đó là số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên sẽ tạo thành tập hợp các số nguyên mà trong tập hợp này phép trừ luôn thực hiện được.
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung 
* Các ví dụ
GV: Em hãy trả lời câu hỏi ở phần đóng khung mở đầu.
HS: Trả lời 
GV: Để biết câu hỏi trên đúng hay chưa đúng, ta qua mục 1 về các ví dụ SGK.
GV: Giới thiệu -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm và cách đọc như SGK.
GV: Cho HS đọc đề  ví dụ 1 SGK và đưa nhiệt kế có chia độ cho HS quan sát.
HS: Đọc ví dụ 1.
Ví dụ 1: - GV đưa nhiệt kế hình 31 cho HS quan sát và giới thiệu về các nhiệt độ: 0oC; trên 0oC; dưới 0oC; ghi trên nhiệt kế:
- GV giới thiệu về các số nguyên âm
như:  - 1; - 2; -3 ....... và hướng dẫn cách đọc (2  cách : âm 1 và trừ 1... )
GV cho HS làm ?1 SGK trang 67
Gv: Trình chiếu một số hình ảnh và thời tiết của một số địa danh thành phố. Giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ các thành phố. 
GV: cho HS làm ?1 SGK ( HS làm bài cá nhân). Sau đó gọi HS trả lời theo y/c SGK
HS: Đọc nhiệt độ ở các thành phố.
GV: Trong các thành phố ghi trong bảng, thành phố nào nóng nhất, lạnh nhất?
GV: Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
HS: Hà Nội nhiệt độ 18 độ trên 00C...., Bắc Kinh nhiệt độ 2 độ dưới 00C...
*GV: Trình chiếu cho HS làm bài 1 trang 68 SGK.
*HS quan sát hình 35 SGK và trả lời các câu hỏi bài tập trên.
GV: Trình chiếu biểu diễn độ cao (âm, dương, 0) để HS quan sát.
Gv: Trình chiếu hình ảnh về Đỉnh Phan-xi-păng, và Vịnh Cam Ranh.
HS: Đọc và quan sát hình vẽ trả lời ?2
GV: Yêu cầu HS trả lời và giải thích ý nghĩa các số nguyên âm đó.
Gv: Trình chiếu hình ảnh Đỉnh Ê-vơ-rét. Vực Ma-ri-an cho làm bài 2 trang  68SGK.
GV: Tương tự các bước trên ở ví dụ 3 và làm ?3
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 3: 
GV: Ôn lại cách vẽ tia số:
- Vẽ một tia, chọn đoạn thẳng đơn vị, đặt liên tiếp đoạn thẳng đơn vị đó trên tia số và đánh dấu.
- Ghi phía trên các vạnh đánh dấu đó các số tương ứng 0; 1; 2; 3;... Với 0 ứng với gốc của tia.
- Vẽ tia đối của tia số và thực hiện các bước như trên nhưng các vạch đánh dấu ứng với các số -1; -2; -3; ... => gọi là trục số.
GV: Yêu cầu HS vẽ trục số trong vở nháp.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Kiểm tra sửa sai cho HS.
GV: Giới thiệu:
- Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số.
- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương
(thường đánh dấu bằng mũi tên), chiều từ trái sang phải là chiều âm của trục số.
GV: Cho HS làm ?4 kẻ sẵn đề bài trên bảng phụ. 
Gợi ý: Điền trước các số vào các vạch tương ứng trên trục số và xem các điểm A, B, C, D ứng với số nào trên tia thì nó biểu diễn số đó.
HS: Điểm A biểu diễn số -6
GV: Hướng dẫn. Điểm A biểu diễn số -6
Tương tự:  Hãy xác định các điểm B, C, D trên trục số ?
GV: Giới thiệu chú ý SGK, cách vẽ khác của trục số trên hình 34 SGK.
1.     Các ví dụ:
Các số -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm.
Đọc là: âm 1, âm 2, âm 3,...
Hoặc : Trừ 1, trừ 2, trừ 3, ...
Ví dụ 1: (SGK trang 66)
- Nhiệt độ dưới OoC được viết dấu “-” đằng trước 
Cách đọc âm:  âm... độ C  
Bài tập 1 SGK trang 68
a: - 3oC
b: - 2oC
c:  0oC
d:  2oC
e:  3oC
Ví dụ 2: 
- Độ cao dưới mực nước biển được viết có dấu “ - ” đằng trước  
Cách đọc:
Độ cao của ... là âm... mét 
Ví dụ 3: Có và nợ
+ Ông A có 10000 đ
+ Ông A nợ 10000 đ có thể nói : 
“ Ông A có – 10000 đ”
II. Trục số: 
Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số
. 
                         trục số
 - Điểm 0 gọi là điểm gốc của trục.
- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.
*  Làm ?4
Ta ký hiệu là: A biểu diễn số -6
Tương tự:      B biểu diễn số -2
                      C biểu diễn số 1
                       D biểu diễn số 5
+ Chú ý: (SGK trang 67)
4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Đọc lại các ví dụ SGK.- Làm bài 3;4; 5 trang 68 SGK.
- Làm bài tập 1; 3; 4; 6; 7; 8 trang  54; 55 SBT.
GV hướng dẫn HS bài tập 3: 
Pi-Ta-go sinh năm 570 trước công nguyên viết là sinh năm -570 .
Thế vận hội đầu tiên tổ chức vào năm -776
Chuẩn bị bài Tập hợp các số nguyên
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra 10’
Câu 1: (3 đ) Tại sao nói Độ cao của núi Phú Sỹ là 3776m, Độ cao của biển chết là     
-392m.
Câu 2: (3đ) Viết số nguyên âm chỉ năm sinh của Nhà Bác học Ác-si-mét biết rằng ông sinh năm 287 trước công nguyên.
Câu 3: (4đ) Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -3 và -10
8. Các sản phẩm của học sinh
Kết quả điểm kiểm tra 14 em học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
3/14
4/14
6/14
1/14

File đính kèm:

  • docKTLM TOAN 6.doc
Giáo án liên quan