02 Đề ôn tập Tiếng Việt lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Xuân Tiến

 Theo Lê Phương Liên

1. Nhờ đâu cậu bé Non biết đến chiếc nhãn vở?

a. Do một người đi du lịch qua làng cho.b. Từ một chiếc xe bán hàng rong đi qua làng.

 c. Do một người bạn mới vào lớp Một tặng.

2. Non vẽ chiếc nhãn vở như thế nào?

a. Hình cái lá, trường Mây Hồng, lớp Tổ Chim.

b. Hình những con thuyền với buồm trắng, buồm nâu.

c. Hình chữ O với năm học được viết ngay ngắn bằng số.

3. Những chi tiết nào cho thấy Non rất muốn được đi học?

a. Non nắn nót vẽ chiếc nhãn vở.b. Non không biết vẽ năm học như thế nào.

c. Non muốn nhắc ông xin học cho Non.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 02 Đề ôn tập Tiếng Việt lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Xuân Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TIẾNG VIỆT 5 – TUẦN 6 – ĐỀ 1
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
Chiếc nhãn vở mong manh
 Tiếng côn trùng ca râm ran trên những lối cỏ mờ sương dẫn vào những bản làng nép mình trên núi cao.Nơi xóm nhỏ ấy,cu Non đang ngồi lúi húi vẽ một cái nhãn vở với những mẩu bút chì màu cùn ngắn bằng hai đốt ngón tay do một người du lịch qua đây đã cho nó.Nó biết tới cái nhãn vở bé xinh ấy trong một xe bán hàng rong đi qua làng nó.Và nó đã hỏi chuyện người bán hàng và biết nhãn vở có ghi:trường,lớp,họ tên,vở,năm học.Non đưa cây bút chì nắn nót vẽ,đừng nghĩ rằng chỉ những đứa trẻ được đi học mới biết cầm bút nắn nót.Tuy có những đứa trẻ chẳng ai dạy nhưng cũng biết cầm bút thật khéo.Nó vẽ nhãn vở hình cái lá,trường của Non là Mây Hồng,lớp của Non là Tổ Chim.Còn vở ư,vở để ghi chữ, nó khéo léo xoay một vòng hình chữ O-con chữ nó nghe lỏm được từ cô giáo mới đến.Còn cái nữa,cái năm học Non chẳng biết vẽ cái gì bây giờ.Nó bỗng nhớ mùi áo chàm của mẹ nó.Sau khi bố nó bị cây đổ đè chết,mẹ nó lấy chồng bên kia bên giới.Non nhìn về phía ông đang ngủ,từ chiều em định hỏi: “Ông ơi,ông xin học cho cháu chưa?’’nhưng thấy ông bận nên Non lại thôi.Cái nhãn vở hình lá nhỏ mong manh hiện ra trước mắt Non, Non không biết chữ để viết vào đấy một điều gì nữa.Nó khẽ nhắm mắt lại ngả đầu dưới cánh tay gầy, kề má lên chiếc nhãn vở hình chiếc lá mà nó đang vẽ dở.Non ngủ thiếp trong tiếng gió của rừng thâm u,gió có mùi lúa nương đang chín, có cả mùi vôi của ngôi trường mới xây ở đầu làng Non.
 Theo Lê Phương Liên 
1. Nhờ đâu cậu bé Non biết đến chiếc nhãn vở?
a. Do một người đi du lịch qua làng cho.b. Từ một chiếc xe bán hàng rong đi qua làng.
 c. Do một người bạn mới vào lớp Một tặng.
2. Non vẽ chiếc nhãn vở như thế nào?
a. Hình cái lá, trường Mây Hồng, lớp Tổ Chim.
b. Hình những con thuyền với buồm trắng, buồm nâu.
c. Hình chữ O với năm học được viết ngay ngắn bằng số.
3. Những chi tiết nào cho thấy Non rất muốn được đi học?
a. Non nắn nót vẽ chiếc nhãn vở.b. Non không biết vẽ năm học như thế nào.
c. Non muốn nhắc ông xin học cho Non.
4.* Hình ảnh chiếc nhãn vở mong manh gợi cho em cảm nghĩ gì? 
 5. Xếp từ có tiếng công vào nhóm thích hợp: phân công, chiến công, quân công, phản công, tấn công, công tác, công đồn, chủ công, thành công.
Công nghĩa là “sự nghiệp”
Công nghĩa là “đánh, phá”
Công nghĩa là “công việc”
.
..
..
6. Chọn cặp quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a. nó mang nhiều hành lí.nó không thể đi nhanh được.
b. ..công nghệ phát triển nhanh .. mọi người liên lạc với nhau rất dễ dàng.
c. .hoa đào vẫn nở đúng hẹn.
d. .mưa gió thuận hòamùa màng bội thu.
 7. Các câu văn sau đều dùng sai dấu câu. Em hãy chữa lại cho đúng
 a. (1) Hôm nay mẹ đưa em tới trường! (2) Cảnh vật hai bên đường đẹp quá.
 Mẫu: (1) Dấu chấm than --> Dấu chấm (2). --> .
 b. (1) Tôi băn khoăn không biết cây đã được nhuộm lá từ bao giờ mà lá chuyển hết sang màu đỏ? (2) Không phải đâu, tất cả là do nàng tiên mùa thu mang đến đó?
(1). -->  (2). --> 
 c.(1) “Trời ơi, em làm rơi nhiều quá?” – (2) Chị tôi vừa nhặt những mẫu thức ăn rơi ra vừa cằn nhằn!
(1). -->  (2). --> 
II. CHÍNH TẢ: Nhạc sĩ Mô-da
 Mô-da là nhạc sĩ thiên tài người Áo, sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc.Năm 5 tuổi, Mô-da đã biểu diễn trong dàn nhạc cùng cha mình. Năm 12 tuổi, Mô-da sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên. Lên 14 tuổi, tên tuổi Mô-da đã lừng lẫy châu Âu. Mô-da được gọi là “Mặt trời của âm nhạc” do âm nhạc của ông trong trẻo, rực rỡ và tài năng, sự nghiệp của ông đạt đến đỉnh cao chói lọi. Ông để lại một di sản âm nhạc đồ sộ với 626 tác phẩm.
III. TẬP LÀM VĂN 
 Hãy tưởng tượng và tả một nhân vật trong truyện cổ tích mà em đã đọc theo mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
ÔN TIẾNG VIỆT 5 – TUẦN 6 – ĐỀ 2
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
Chú mèo không có miệng
 Cuộc sống của người Nhật rất tất bật. Trong thời đại công nghiệp, máy tính và tên lửa, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cứ thế hàng ngày, hàng tuần Họ ít có thời gian để ý đến nhau.
 Một cô bé sống trong một gia đình điển hình như vậy. Bố mẹ đi làm thì cô bé đến trường, rất ít khi gặp nhau. Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai.Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe cô nói. Bạn bè cũng cuống quýt với những ca học, một số thì mải mê với trò chơi điện tử hiện đại với hình ảnh ba chiều như thật. Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình vào vỏ ốc. 
 Một buổi chiều, cô buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và khóc. Khóc một lúc, cô ngẩng lên thì thấy một ông già đang ngồi cạnh mình. Ông già thấy cô ngẩng lên thì hỏi :
 - Cháu gái, tan học rồi sao không về nhà mà lại khóc?
 Cô bé lại òa lên tức tưởi:
 - Cháu không muốn về nhà. Ở nhà buồn lắm, không có ai hết. Không ai nghe cháu nói!
 -Vậy ông sẽ nghe cháu!
 Cô bé vừa khóc vừa kể cho ông già nghe tất cả những uất ức, những buồn rầu trong lòng bấy lâu nay. Ông già cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định. Từ đó trở đi, cứ tan học là cô bé vào công viên ngồi kể chuyện cho ông già nghe. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn lên, vui vẻ lên. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống.
 Cho đến một hôm, cô bé bị một bạn trong lớp trêu chọc. Vốn yếu đuối không làm gì được, cô uất ức và nóng lòng chạy đến công viên để chia sẻ với ông lão. Cô bé băng qua đèn đỏ...
 Ngày biết tin cô bé mất, trong công viên, ông lão lặng lẽ đốt một hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông muốn đưa cho cô bé ngày hôm trước nhưng không thấy cô bé đến. Hình nộm là một con mèo rất đẹp, trắng trẻo có đôi tai to, mắt tròn xoe hiền lành, nhưng không có miệng. Ông già muốn nó ở bên cạnh cô bé, mãi lắng nghe cô mà không bao giờ phán xét. 
 Từ đó trở đi, trên bàn học của mỗi học sinh Nhật thường có một có một con búp bê hình mèo không có miệng- chú mèo hiện nay đã mang hiệu “ Hello Kitty” (Bạn đã bao giờ để ý mèo Hello Kitty không hề có miệng?) – để nhắc nhở mọi người phải biết lắng nghe người khác- thực sự lắng nghe. 
 Theo Nghệ thuật sống
1. Vì sao cô bé trong câu chuyện cảm thấy cô đơn và sống thu mình lại?
a. Vì cô luôn bị bố mẹ phê bình do kết quả học tập không tốt.
b. Vìbố mẹ, bạn bè đều bận rộn, không ai có thời gian nghe cô nói chuyện.
c. Vìnhững người xung quanh không ai hiểu được cô.
2. Cụ già trong công viên đã làm gì để giúp cô bé?
a. Cứ ngồi im lặng nghe cô nói, không một lời phán xét.
b. Khuyên cô phải biết thông cảm cho sự bận rộn của mọi người.
c. Trò chuyện, kể cho cô nghe những câu chuyện vui.
3. Vì sao cụ già muốn tặng cho cô bé con mèo không có miệng?
a. Vì cụ muốn nó chỉ nghe cô bé mà không hỏi lại cô bé điều gì?
b. Vì cụ muốn cô bé biết rằng có người sẽ luôn im lặng nghe cô bé nói.
c. Vì cụ muốn nó mãi lắng nghe cô bé mà không bao giờ phán xét.
4*.Theo em, thế nào là người biết lắng nghe thật sự?
5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
a. Tôi có cảm giác.(an tâm, an ninh) khi được cô bác sĩ ấy khám bệnh.
b. Mùa xuân mang lại cho tôi cảm giác(an lành, an toàn), may mắn.
c. Chúng em may mắn được sống trên một đất nước ..(hòa bình, an ninh).
d. Xin hãy giữ gìn(trật tự, an ninh) nơi công cộng, đừng làm ồn ảnh hưởng đến người khác.
6. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép:
a. Nếu bạn đánh rang sạch sẽ hàng ngày thì..
b. Nếu cả nhóm cùng bàn bạc kĩ thì..
c. Nếu Gà chịu khó tập bơi thì ...
d. Nếu trời mưa thì 
7. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống:
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
Tối mịt, bảy chú lùn mới về đến nhà Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình Thấy có chỗ trũng ở đệm, chú bèn nói:
 - Ai đã giẫm lên giường của tôi
 Những chú lùn khác cũng lại giường mình và nói:
 - Ai đã nằm lên giường của tôi
 Chú thứ bảy nhìn vào giường của mình thấy Bạch Tuyết đang ngủ Chú cầm ngọn đèn soi Bạch nTuyết và reo lên: “Lạy Chúa Cô bé này đẹp quá ”
II. CHÍNH TẢ: Đất nước
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.
Nguyễn Khoa Điềm
III. TẬP LÀM VĂN 
Hãy kể câu chuyện về mình trong vai một cây non bị bẻ ngọn.

File đính kèm:

  • docx02_de_on_tap_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu.docx