Ôn kỳ II Địa 9

1. Đặc điểm vùng biển nước ta:

- Là một biển kín, biển nóng thuộc Thái Bình Dương.

- Vùng biển rộng (1 triệu Km2), đường bờ biển dài (3260Km).

- Bao gồm các bộ phận: Nội thuỷ  Lãnh hải  Tiếp giáp  Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ, chia ra : Các đảo ven bờ, các đảo xa bờ. Hai quần đảo lớn: Hoàng sa, Trường sa.

2. Những điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển:

Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển:

- Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh.

- Vùng biển rộng, nằm trong vùng nhiệt dới ẩm  Hải sản phong phú, các ngư trường đánh bắt lớn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn kỳ II Địa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP (THAM KHẢO) MÔN ĐỊA 9
I. Vùng Đông Nam Bộ:
1. Những tiềm năng phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:
 a. Về tự nhiên :
 - Vị trí địa lí : 
+ Là cầu nối giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với đồng Bằng Sông Cửu Long + Đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía nam với cả nước và quốc tế
- Địa hình: Địa hình thoải, đất ba zan, đất xám àThuận lợi xây dựng mặt bằng, phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả
- Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng nai à Cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp, phát triển thuỷ điện, thuỷ sản.
- Tài nguyên:
 + Đất trồng: Đất ba zan , đất feralit đỏ vàng, đất xám, đất phù sa.
 + Khoáng sản: Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa, bô xít.
 + Thuỷ sản: Vùng biển ấm ngư trường lớn nên nguồn hải sản dồi dào.
b. Về kinh tế - xã hội : 
 - Nguồn lao động dồi dào, nhân dân có nhiều kinh nghiệm, năng động, trình độ tay nghề cao 
 - Cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện.
 - Tỉ lệ dân thành thị cao nhất so với cả nước (55,5% ).
 - Có sức thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước.
 2. Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:
 * Công nghiệp
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. 
- Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như: Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao Là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Trung tâm công nghiệp: TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu (TP HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng)
* Nông nghiệp 
- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước 
- Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, lạc, mía đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa...).
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển. 
- Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn.
* Dịch vụ
- Khu vực dịch vụ rất đa dạng.
- TP HCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và của cả nước.
- Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
- TP HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
3. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía nam
- TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Công nghiệp là thế mạnh của vùng kinh tế Đông Nam Bộ: Chiếm 56,6% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (2002).
 * Đông Nam Bộ có vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp của cả nước: Là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP cao nhất so với cả nước (527,8 nghìn đồng). Giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2002 đạt 17,84 triệu đồng gấp 2,6 lần bình quân cả nước.
* Những vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế : 
- Tài nguyên khoáng sản nghèo.
- Diện tích rừng tỉ lệ thấp.
- Hiện tượng ô nhiễm nước bởi các chất thải của các khu công nghiệp .
* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam : 
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
- Diện tích: 28 nghìn km2.
- Dân số 12,3 triệu người năm 2002.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn đối với cả nước.
II. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1. Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng Bằng sông Cửu Long :
 - Diện tích đất rừng 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha .
 - Khí hậu nóng ẩm quanh năm .
 - Nguồn nước dồi dào .
 - Vùng biển ấm quanh năm, ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú.
 - Nhiều đảo và quần đảo .
2. Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng Bằng sông Cửu Long ::
 - Vị trí địa lí thuận lợi: Nằm liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Căm Pu Chia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam giáp biển à Thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.
- Địa hình: Đồng bằng thấp khá bằng phẳng.
- Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt à Nguồn nước dồi dào.
- Đất phù sa: 4 triệu ha (1,2 triệu ha đất phù sa ngọt, 2,5 triệu ha đất phèn, đất mặn)
- Tài nguyên sinh vật phong phú.
- Nguồn lao động dồi dào, nhân dân có nhiều kinh nhiệm trong sản xuất, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá.
- Nhiều cơ sở chể biến phát triển.
- Thị trường ngày càng mở rộng.
3. Các ngành kinh tế ở đồng Bằng sông Cửu Long :
* Nông nghiệp:
- Diện tích trồng lúa chiếm 51,1% và sản lượng chiếm 51,4% của cả nước.
- Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất toàn quốc, ĐBSCL giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nước.
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả nước.
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta.
- Nghề nuôi vịt phát triển.
- Nghề trồng rừng có vị trí quan trọng.
*. Công nghiệp:
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (20% GDP toàn vùng).
- Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao.
- Thành phố Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.
*. Dịch vụ:
- Gồm các ngành chủ yếu: xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh , hoa quả.
- Giao thông thủy có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống
 + Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng.
	Vùng đồng bằng sông Cửu long là vùng trọng điểm lúa, là vựa lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích trồng lúa của cả nước, 51,4% sản lượng lúa cả nước. Không những giải quyết vấn đề an ninh lương thực mà còn là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của cả nước.
4. Những khó khăn, các biện pháp khắc phục:
a. Những khó khăn: 
+ Diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn còn nhiều chưa được cải tạo.
+ Mùa khô kéo dài à Gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp .
+ Lũ lụt hàng năm do sông Mê Công gây ra trong mùa lũ.
+ Trình độ dân trí, đô thị hoá còn thấp so với trung bình của cả nước.
+ Đời sống một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn (Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 10,2%)
b. Các biện pháp khắc phục những khó khăn: 
- Cải tạo các vùng đất chua phèn, nhiễm mặn mở rộng diện tích canh tác.
- Xây dựng các tuyến đê bao chống lũ.
- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi chủ động nước tưới trong mùa khô. 
- Phát triển kinh tế đi đôi với việc nâng cao mặt bằng dân trí, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá 
III. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo 
1. Đặc điểm vùng biển nước ta:
- Là một biển kín, biển nóng thuộc Thái Bình Dương.
- Vùng biển rộng (1 triệu Km2), đường bờ biển dài (3260Km).
- Bao gồm các bộ phận: Nội thuỷ à Lãnh hải à Tiếp giáp à Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ, chia ra : Các đảo ven bờ, các đảo xa bờ. Hai quần đảo lớn: Hoàng sa, Trường sa.
2. Những điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển:
Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển:
- Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh.
- Vùng biển rộng, nằm trong vùng nhiệt dới ẩm à Hải sản phong phú, các ngư trường đánh bắt lớn.
Có nhiều cảnh quan đẹp.
Nằm trên đường hàng hải quốc tế à Giao thông đường biển thuận lợi.
Thềm lục địa có khoáng sản biển: Dầu mỏ, khí đốt, muối ....
3. Các bãi tắm và khu du lịch biển nổi tiếng từ Bắc vào Nam:
+ Các bãi tắm nổi tiếng từ Bắc vào Nam là: 
- Bãi cháy (Quảng Ninh)àĐồ Sơn ( Hải phòng )àSầm Sơn (Thanh Hoá)àCửa lò (Nghệ An )à Mỹ Khê ( Đà Nẵng)àNha Trang (Khánh Hoà)àVũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
+ Các khu du lịch biển nổi tiếng từ Bắc vào Nam là: : 
Kì quan vịnh Hạ Long(Quảng Ninh).
Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng).
Cù lao chàm (Hội an - Quảng Nam).
Hòn Mun (Khánh Hoà) .
* Từ Trà cổ đến Vũng Tàu - Hà tiên nhiều trung tâm du lịch ven biển nổi tiếng.
+ Ý nghĩa phát triển kinh tổng hợp kinh tế biển: Đảo, quần đảo là các vị trí tiền tiêu bảo vệ an ninh quốc phòng, sự phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo làm cho vị trí các đảo trở nên cần thiết nhất là khi kinh tế kết hợp với quốc phòng.
4. Những nguyên nhân, hậu quả sự suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển đảo, Các biện pháp bảo vệ tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển đảo.
a. Nguyên nhân :
 - Khai thác bừa bãi, không hợp lí .
 - Rừng ngập mặn thu hẹp diện tích.
 - Chất thải công nghiệp, sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước biển.
b. Hậu quả : - Suy thoái tài nguyên biển .
 - Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng chất lượng các khu du lịch biển.
c. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển:
 - Khai thác hải sản chuyển từ gần bờ ra xa bờ để bảo vệ các nguồn hải sản.
 - Bảo vệ, trồng thêm rừng ngập mặn.
 - Bảo vệ các rặng san hô ngầm.
 - Bảo vệ và phát triển các nguồn lợi thuỷ sản .
 - Phòng chống ô nhiễm bởi rác thải công nghiệp, du lịch, các hoá chất dầu khí
5. Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo? Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo.
	+ Lí do bảo vệ biển: Vì biển nuớc ta đang suy thoái về tài nguyên và ô nhiễm môi trường.	
	+ Phương hướng: Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. 
- Chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển sâu, xa bờ.
- Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.	
IV: Tìm hiểu địa lí địa phương 
1. Vị trí địa lí phạm vvi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
* Vị trí địa lí 
- Phía Bắc và TB giáp Hà Giang.
- Đông và ĐB giáp Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng.
- Tây giáp Yên Bái.
- Nam giáp Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
Diện tích tự nhiên của tỉnh: 5.820 Km2 = 1,76 diện tích cả nước. Tuyên quang là một tỉnh miền núi phía bắc Việt nam có giới hạn tọa độ địa lý là: Từ 210 30’Bà 22041’vĩ bắc; 104050’à 105035’kinh đông. 
* Gồm 6 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh: (Chiêm Hóa, Na hang, Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Lâm Bình và thành phố Tuyên Quang) 
* Ý nghĩa của vị trí địa lí:
- Thuận lợi: Giao lưu kinh tế với các tỉnh miền núi phía Bắc, 1 số tỉnh thuộc trung du và ĐB Sông Hồng với trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất cả nước.
- Khó khăn: Ở sâu trong nội địa xa các cảng, của khẩu.
2. Tình hình phát triển văn hoá giáo dục, y tế.
 - Giáo dục: Là tỉnh miền núi đầu tiên đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ (1995)
- Văn hoá: Có phong tục tập quán và nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc dân tộc.
- Y tế: Toàn tỉnh có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến huyện, 131 trạm y tế xã, phường và 1 trung tâm phục hồi chức năng.
V. Bài tập
Bài 1: Dựa vào bảng số liệu sau:
 Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%)
Tổng số
Nông- lâm- ngư nghiệp
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
100
1,7
46,7
51,6
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.
Vẽ biểu đồ: 
Ghi chú: 
Nông- lâm- ngư nghiệp
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
- Nhận xét: 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 2: Cho bảng số liệu sau: 
	Diện tích, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2009. 
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Diện tích (nghìn ha)
3870,0
7437,2
Sản lượng (triệu tấn)
20523,2
38950,2
a- Tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. 
b- Từ kết quả đã tính hãy rút ra nhận xét về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước?
c- Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long đối với cả nước.
Giải: 
 a- Tính tỉ lệ: Tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Diện tích (%)
52.0
100.0
Sản lượng (%)
52.7
100.0
b- Nhận xét: 
- Về diện tích lúa: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52.0% diện tích lúa cả nước. 	
	- Về sản lượng: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52.7% sản lượng lúa cả nước.
	- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn năng suất lúa trung bình cả nước. 
	c- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Việc sản xuất lúa không chỉ cung cấp cho vùng và cả nước mà còn để phục vụ xuất khẩu.
Bài 3: Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn)
1995
2000
2002
Đồng bằng sông Cửu Long
819,2
1169,1
1354,5
Cả nước
1584,4
2250,5
2647,4
	a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
	b. Nêu nhận xét về sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước?
Giải
 a. Vẽ biểu đồ: 
+ Vẽ biểu đồ đẹp, đúng tỉ lệ, có tô màu, có chú giải 
 	+ Có số liệu cho các hợp phần, có bảng chú giải. 
b. Nhận xét :
- Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước đều tăng trong giai đoạn 1995 – 2002, nhưng sản lượng thủy sản cả nước có tốc độ tăng nhanh hơn. 
- Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 50% sản lượng thủy sản cả nước.
Nghìn tấn
Dạng biểu đồ(TK)
Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chú giải
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
 1200
 800
 400
1169,1
 2250,5
 2250,5
819,2
 1584,4
Năm

File đính kèm:

  • docÔN KỲ II ĐỊA 9.doc