Giáo án Tuần 3 Lớp 5

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

 I. MỤC TIÊU:

1. Rèn kỹ năng nói:

- HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quêu hương, đất nước. Biết sắp xếp các sự việc có thật thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu truyện.

- Kể chuyện tự nhiên, chân thật.

2. Rèn kỹ năng nghe:

- Chăn chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp viết sẵn đề bài; viết vắn tắt gợi ý 3 về hai cách kể chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc46 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 3 Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhà thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài 2.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi nội dung bài trước.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc 
- HS trao đổi, đại diện 1 HS lên bảng làm bài tập
Kết quả:
a) thợ điện, thợ cơ khí
b) thợ cấy, thợ cày
c) tiểu thương, chủ tiệm
d) đại uý, trung sĩ
e) giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
g) học sinh tiểu học, học sinh trung học
Là người buôn bán nhỏ
Là người chủ cửa hàng kinh doanh 
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập trước lớp.
- Hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS
- 1 HS điều khiển: đọc câu thành ngữ, tục ngữ, mời bạn dưới lớp phát biểu, bổ sung và thống nhất nghĩa của câu đó.
- Nói lên phẩm chất của người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, chịu đựng gian khổ.
- 3 HS đọc thuộc lòng
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
- ... những người cùng một giống nòi, cùng một dân tộc. 
- HS làm việc theo nhóm.
VD: đồng hương, đồng ngữ, đồng môn ...
VD: “đồng hương” là người cùng quê. 
Bố và bác Toàn là đồng hơng với nhau.
Rót kinh nghiÖm:
..
---------------------- & œ -------------------------- 
Lịch sử
TIẾT 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS có thể: 
- Thuật lại được cuộc phản công ở kinh thnàh Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy vào đêm mồng 5/7/1885.
- Nêu được cuộc phản công ở kinh thành Huế đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 – 1896).
- Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình minh họa trong SGK
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ(5')
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh.
B.Bài mới(25')
1- Giới thiệu bài(3')
Trong phần lịch sử lớp 4 các em đã được biết về một kinh thành Huế uy nghiêm, tráng lệ ven dòng Hương Giang. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng trở về với sự kiện bị tráng diễn ra đêm 5/7/1885 tại kinh thành Huế.
2.Bài giảng(22')
Hoạt động 1(7') Người đại diện phái chủ chiến
- GV nêu vấn đề: Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta. Sau hiệp ước này, tình hình nước ta có những nét chính nào? Em hãy đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào?
+ Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp?
- GV nêu từng câu hỏi trên và gọi HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục; các quan lại nhà Nguyễn chia thành hai phái” phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chủ trương và phái chủ hòa.
Hoạt động 2(8') Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
? Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3(7')
Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần vương
- GV yêu cầu HS trả lời:
? Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, chia sẻ với các bạn trong nhóm những thông tin, hình ảnh mình sưu tầm, tìm hiểu được về ông vua yêu nước Hàm Nghi và về chiếu Cần Vương
- GV gọi Hs trình bày kết quả thảo luận.
- GV giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi.
- GV hỏi: 
? Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương?
3. Củng cố – dặn dò(5')
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
+ Những đề nghị đó của Nguyễn Trường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? Vì sao?
+ Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Nguyễn Trường Tộ.
- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ.
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành hai phái:
µ Phái chủ hòa chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp.
µ Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa. Ông còn lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập sẵn sàng đánh Pháp.
+ Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp.
- 2 HS lần lượt trả lời.
- HS chia nhóm 6, cùng thảo luận và ghi các câu trả lời vào phiếu.
+ Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.
+ Đêm mông 5/7/1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời của súng “ thần công ”, quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công thẳng vào đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ Pháp. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân ta chiến đấu oanh liệt, dũng cảm nhưng vũ khí lạc hậu, lực lượng ít. 
Từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Sau khi cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.
Tại đây, ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.
- HS làm việc trong nhóm theo yêu cầu của GV.
- HS trình bày.
+ Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đình – Thanh Hóa)
+ Phan Đình Phùng (Hương Khê - Hà Tĩnh).
 + Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy – Hưng Yên)
Rót kinh nghiÖm:
..
---------------------- & œ -------------------------- 
 Ngày soạn : 7 / 09/ 2014
 Ngày giảng : Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014.
Toán
TIẾT 13: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về:
- Phép cộng, phép trừ các phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị dưới dạng hỗn số.
- Giải bài toán tìm một số khi biết hiệu và tỉ số cua hai số đó.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ(5')
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 3,4 trong sách giáo khoa.
- Nhận xét, bổ sung.
? Muốn chuyển một hỗn số thành một phân số ta làm như thế nào?
B. Dạy học bài mới(25-27')
1. Giới thiệu bài(2')
2. Hướng dẫn luyện tập(23-25')
Bài 1(15-sgk)(5-7'')
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, nhắc học sinh khi quy đồng mẫu số các phân số, chú ý chọn mẫu số chung nhỏ nhất.
- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở kiểm tra.
Bài 2 (16-sgk)(6')
- G yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
- Lưu ý học sinh:
+ Khi quy đồng mẫu số chọn mẫu số chung bé nhất.
+ Nếu kết quả chưa là phân số tối giản thì cần rút gọn thành phân số tối giản.
- Gv cho học sinh chữa bài trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3 (16-sgk)(4')
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Cho học sinh tự làm.
? Vì sao khoanh vào đáp án C.
Bài 4 (16-sgk)(5')
- Học sinh nêu yêu cầu:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở,
- Nhận xét, chữa.
Bài 5 (16-sgk)(5')
- Gọi học sinh đọc đề toán.
- G vẽ sơ đồ, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
? Em hiểu “quãng đường AB dài 12km” như thế nào?
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
? Tìm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh đọc chữa bài, nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố dặn dò(5')
- Tóm nội dung: ôn tập về cộng, trừ, nhân, chia, phân số.
- Tìm một số khi biết giá trị của phân số đó.
- 2 học sinh chữa bài
- Một học sinh nhận xét
Khoanh vào C.
- Học sinh trả lời.
Bài giải:
Từ sơ đồ ta nhận thấynếu chia quãng đường AB thành 10 phần bằng nhau thì 3 phần dài 12 km.
Mỗi phần dài là:
12 :3 = 4 (km)
Quãng đường AB dài là:
4 x10 = 40 (km)
 Đáp số: 40 km
Rót kinh nghiÖm:
..
---------------------- & œ -------------------------- 
Tập đọc
TIẾT 6 : LÒNG DÂN ( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, các câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách của từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch . Biết đọc diễn cảm vở kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung phần một của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắc của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn H luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ(5')
- Gọi 6 lên bảng đọc phân vai đoạn đầu vở kịch “Lòng dân’’ và trả lời một số câu hỏi về nội dung trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS
B. Bài mới :(25-27')
 1 Giới thiệu bài(3')
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng. 
 2 Hướng dẫn HS luyện đọc(8-10')
- Đây là vở kịch đã được học trong giờ trước, GV gọi 3 HS nối tiếp đọc vở kịch.
- GV chia đoạn và hướng dẫn HS luyện đọc
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa sai
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải thích một số từ khó trong bài: 
+ Lần 3: Đọc diễn cảm.
- Gọi 6 HS đọc diễn cảm dưới hình thức phân vai.
- Nhận xét.
3 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài(12')
- Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận câu hỏi của SGK. Sau đó gọi 1 HS khá lên điều khiển: nêu câu hỏi, yêu cầu HS dưới lớp trình bày.
? An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào ?
? Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
? Em có nhận xét gì về từng nhân vật trong đoạn kịch?
? Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân”?
? Nội dung của vở kịch cho chúng ta biết điều gì?
GV kết luận: Vở kịch “Lòng dân” nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. Nhân vật Dì Năm đại diện cho bà con Nam Bộ...
- GV ghi nội dung của vở kịch lên bảng.
4 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm(4')
? Em hãy dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật?
- GV gọi 5 HS đọc diễn cảm trước lớp.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- Nhận xét, ghi điểm.
C. Củng cố- Dặn dò(5')
? Qua vở kịch hôm nay em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
- 6 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
 - HS chú ý lắng nghe.
+ Đoạn 1: Cai: Hừm! Thằng nhỏ ... (chú toan đi, cai cản lại).
+ Đoạn 2 : Cai: Để chị này ... chưa thấy.
+ Đoạn 3: Cai: Thôi! ... nhậu chơi hà!
- Khi bọn giặc hỏi: Ông đó có phải là tía mày không, An đã trả lời là “không”.... làm chúng tẽn tò.
- Dì vờ hỏi chú cán bộ... để chú biết mà nói theo.
+ Dì Năm: rất mưu trí,dũng cảm lừa giặc
+ Bé An : vô tư, hồn nhiên, thông minh..
+ Chú cán bộ: bình tĩnh, tự nhiên tham gia vào màn kịch...
+ Cai, lính : Khi thì hống hách, hênh hoan, khi thì nhún nhường...
- Vở kịch thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
- 3- 4 HS nối tiếp phát biểu.
- HS lắng nghe.
* Bài văn ca ngợi dì Năm và bế An dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
 + Người dẫn chuyện: Những chữ trong ngoặc đơn giới thiệu thái độ, cử chỉ, hành động của nhân vật.
+ Giọng cai và lính: lúc dịu giọng mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách, lúc ngọt ngào xin ăn.
+ Giọng dì Năm, chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh.
+ Giọng An: giọng thật thà, hồn nhiên.
- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV.
2- 3 HS nối tiếp trả lời.
Rót kinh nghiÖm:
..
---------------------- & œ -------------------------- 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I. MỤC TIÊU: 
1. Rèn kỹ năng nói:
- HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quêu hương, đất nước. Biết sắp xếp các sự việc có thật thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu truyện.
- Kể chuyện tự nhiên, chân thật.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Chăn chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài; viết vắn tắt gợi ý 3 về hai cách kể chuyện. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ(5')
- Yc HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới(25')
1 Giới thiệu bài(3')
 GV giới thiệu, ghi bảng
2 Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài(5')
- GV gọi HS đọc đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: kể một việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- GV nhắc HS lưu ý: câu chuyện em kể không phải là câu chuyện em đã đọc trong sách, báo mà phải là những câu chuyện em đã tận mắt chứng kiến trên ti vi; phim ảnh; đó cũng có thể là những câu chuyện của chính em.
b) Gợi ý kể chuyện(7')
- Yc HS kể nối tiếp gợi ý.
- GV chỉ lên bảng lớp nhắc HS lưu ý về hai cách kể trong gợi ý 3.
- Thi kể trước lớp10')
+Tổ chức cho HS thi kể.
+ Cho HS bình chọn
+ Nx, cho điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò(5')
? Qua tiết kể ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà và kể lại câu chuyện cho người thân nghe; chuẩn bị câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai”.
- 2 HS lên bảng kể chuyện và trả lời câu hỏi của GV
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS phân tích đề.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK.
- Một số HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện.
- 7 - 10 HS. Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp với đề bài, bạn kể hay nhất trong tiết học.
- 2-3 Hs nêu
Rót kinh nghiÖm:
..
---------------------- & œ -------------------------- 
Địa lí
TIẾT 3: KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể:
- Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
- Nhận biết mối quan hệ địa lí giữa địa hình và khí hậu nước ta.
- Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu hai miền Nam, Bắc.
- So sánh và nêu được sự khác nhau của khí hậu giữa hai miền Bắc – Nam.
- Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ Địa lí Việt Nam.
- Các hình minh họa SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ(5')
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
B.Bài mới(25')
1. Giới thiệu bài(3')
? Hãy kể một số đặc điểm về khí hậu của nước ta mà em biết?
 + GV nêu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khí hậu của Việt Nam và những ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất.
*Hoạt động 1(6-8')
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu họhc tập cho từng nhóm và nêu yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu.
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV tổ chức cho HS dựa vào phiếu học tập thi trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.
 - GV nhận xét phần trình bày của các HS.
- Kết luận: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.
*Hoạt động 2(8') Khí hậu các miền có sự khác nhau
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, cùng đọc SGK, xem Lược đồ khí hậu VIệt Nam để thực hiện các nhiệm cụ sau:
+ Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc?
? Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam?
+ Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm.
- GV gọi một số HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm chủ yếu của từng miền khí hậu?
- GV theo dõi, sửa chữa chỉnh câu trả lời của HS.
 ? Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?
- Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
*Hoạt động 3(6')
Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất.
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
? Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta?
? Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau?
? Vào mùa tmưa, khí hậu nước ta thường xảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
? Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
- GV gọi HS trả lời.
- Kết luận: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
C.Củng cố – dặn dò(5')
?Qua bài học nay các em biết gì về khí hậu Việt Nam.?
?Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà thực hành: trình bày khí hậu Việt Nam trên lược đồ, chuẩn bị bài sau.
- 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
+ Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?
+ Một số HS trả lời nhanh trước lớp theo kinh nghiệm của bản thân.
- HS chia thành các nhóm, mối nhóm 4 HS, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
Đáp án:
1. a) Nhiệt đới; b) Nóng
 c) Gần biển;
 d) Có gió mùa hoạt động.
 e) Có mưa nhiều, gió mưa thày đổi theo mùa.
2. (1) nối với (b)
 (2) nối với (a) và (c)
- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.
+ Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau.
+ Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu miền đông, trời lạnh, ít mưa.
+ Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu màu hạ, trời nóng và nhiều mưa.
+ Ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô.
+ Dùng que chỉ, chỉ đường bao quanh của từng miền khí hậu.
- 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ trên lược đồ, vừa nêu đặc điểm của từng miền khí hậu.
+ Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu sẽ không thay đổi theo miền
- HS nghe câu hỏi của GV.
+ Khí hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển.
+ Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây.
+ Vào mùa mưa, lượng nước nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.
+ Mùa khô kéo dài làm hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất.
Rót kinh nghiÖm:
..
---------------------- & œ -------------------------- 
 Ngày soạn : 8 / 09/ 2014
 Ngày giảng : Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2014.
Toán
TIẾT 14: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về:
- Phép nhân và phép chia các phân số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Đổi số đo 2 đơn vị thành số đo một đơn v

File đính kèm:

  • docT9.doc
Giáo án liên quan