Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Tô Ngọc Sơn

I. MỤC TIÊU

- Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:

 + Đề nghị mở rộng ngoại giao với nhiều nước.

 + Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

 + Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chân dung Nguyễn Trường Tộ; phiếu học tập cho HS.

- HS tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc139 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Tô Ngọc Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì?
 + Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó? 
 + Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương gì? 
+ Để chuẩn bị cho chiến dịch Thu- Đông nhân dân ta đ làm gì cc em quan st hình 1 v cho biết nội dung của hình 1 l gì?
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp. 
: - GV kết luận :
 Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu mở cuộc tấn công với qui mô lớn lên căn cứ Việt Bắc, vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Trước tình hình đó, trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp và quyết định phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của địch.
Hoạt động 2: (20’) Làm việc nhóm.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu –đông 1947.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4( 4’)
+ Yu cầu HS : đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày diễn biến chiến dịch .
- GV lần lượt nêu câu hỏi gợi ý:
 + Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường.
 + Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào? 
 + Sau hơn 1 tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào? 
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao? 
- GV tổ chức cho HS thi trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc. ( 14’)
- GV tuyên dương các HS tham gia thi. ( 2’)
- HS đọc SGK/30, tìm câu trả lời:
+ Pháp mở cuộc tấn công với qui mô lớn lên căn cứ Việt Bắc. 
+ vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Nếu đánh thắng chúng có thể sớm kết thúc chiến tranh xâm lược và đưa nước ta về chế độ thuộc địa.
+  Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đ họp v quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc.
- Mỗi HS trình bày 1 ý kiến, các HS khác theo dõi bổ sung.
+ Nhân dân Phú Thọ cắm chông chống quân Pháp nhảy dù xuống trong chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt mỗi HS trình bày.
- HS lần lượt trả lời.
+ Phân chia làm 3 đường.
+  quân ta đánh địch ở 3 đường tấn công của chúng.
Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.
Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở Đèo bông Lau và giành thắng lợi lớn.
Trên đường thủy, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy trên dòng sông Lô.
+  Sau hơn 1 tháng bị sa lầy ở Việt Bắc, quân địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
+  tiêu diệt 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tu chiến, ca nơ.
Thu- đông 1947 ta đ đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu no của khng chiến.
- 3 HS lên thi trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét.
 Hoat động 3: ( 7’) Làm việc nhóm đôi
Mục tiêu: Giúp HS biết ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947.
Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời:
 + Thắng lợi của chiến dịch đã tác động như thế nào đến âm mưu đánh nhanh-thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp ?
 + Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc như thế nào?
 + Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
 + Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước?
- GV kết luận: Chiến thắng của chiến dịch Việt Bắc đã đập tan âm mưu mau chĩng kết thc chiến tranh của địch bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc . Đưa cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.
- HS suy nghĩ và trả lời trước lớp.
+  phá tan âm mưu đánh nhanh- thắng nhanh của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
+ .. cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.
+  sức mạnh đoàn kết và tinh thấn đấu tranh kiên cường của nhân dân. 
+  cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
3. Củng cố –dặn dò( 3’)
- GV hỏi: Tại sao nói Việt Bắc thu-đông 1947 là “Mồ chôn giặc Pháp”?
- Cho HS đọc nội dung bài học.
- 1 HS trả lời, HS khác bổ sung: 
+  trong chiến dịch Việt Bắc, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta để kết thúc chiến tranh xâm lược. Nhưng tại đây chúng đã bị ta đánh bại, quân Pháp chết nhiều vô kể, vì thế có thể nói Việt Bắc thu- đông 1947 là “ Mồ chôn giặc Pháp”.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà trình bày lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 .
- Chuẩn bị bài sau: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950. 
ĐỊA LÍ
Bài 14: GIAO THÔNG-VẬN TẢI
I . Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông 
+ Tuyến đường sắt B- N và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
II. Chuẩn bị : 
+ GV : Bản đồ Giao thông VN
	 + HS : Một số tranh ảnh về đường và phương tiện giao thông 
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Các ngành công nghiệp khai thác than, dầu, a-pa-tít có ở những đâu?
+ Kể tên những nhà máy thuỷ điên, nhiệt điện lớn ở nước ta?
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Giới thiệu bài mới: 
Giới thiệu mục tiêu “Giao thông vận tải”
4. Phát triển các hoạt động: 
a.Các loại hình giao thông vận tải 
v	Hoạt động 1: (làm việc cá nhân)
Phương pháp: Đàm thoại, quan sát 
* Bước 1 : 
+ Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết ?
+ Quan sát hình 1, cho biết :
Năm 2003, mỗi loại hình giao thôngvận chuyển được bao nhiêu tấn hàng?
Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển được của mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất?
Theo em vì sao ô tô lại vận chuyển được nhiều hàng hoá nhất?
* Bước 2 :Kết luận : Nước ta có đủ các loại hình GTVT : đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không . Đường ô tô có vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách
- GV cho HS xem tranh các phương tiện giao thông 
b. Phân bố một số loại hình giao thông 
v	Hoạt động 2: (làm việc nhóm 4)
Phương pháp: Trực quan , thảo luận
* Bước 1 :
- GV gợi ý :Khi nhận xét sự phân bố, cần xem mạng lưới giao thông phân bố tỏa khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi .
+ Các tuyến đường chính chạy theo chiều B-N hay theo chiều Đông- Tây ?
* Bước 2 : 
® Kết luận : 
+ Nước ta có mạng lưới giao thông tỏa đi khắp đất nước
+ các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc- Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc- Nam
+ Quốc lộ 1 A, đường sắt Bắc- Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước 
+ Các sân bay quốc tế : Nội bài, Tân Sơn Nhất , Đà Nẵng 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp : Thực hành , hỏi đáp
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Thương mại và du lịch “
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
-2 HS lên bảng trả lời.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe
Hoạt động cá nhân.
+Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp, v v v
+ Đường thuỷ: tàu thuỷ, ca- nô, .
+ Đường sắt: Tàu hoả
+ Đường hàng không: máy bay
+ HS TL:
- Đường sắt: 8,4 tấn
- Đường ô tô: 173,9 tấn
- Đường ô tô
- Vì ô tô có thể đi lại trên mọi địa hình.
- Lắng nghe
- HS làm bài theo nhóm ( 4 HS)
- Đại diện nhóm thi đọc biên bản
- Cả lớp nhận xét .
- HS làm BT ở mục 2 SGK
- HS trình bày kết quả 
-Lắng nghe
- Hoạt động lớp.
Học sinh nêu ghi nhớ.
Nêu những kinh nghiệm có được sau khi làm bài.
 HS trưng bày tranh, ảnh về các loại 
phương tiện giao thông 
-Lắng nghe
Ngày soạn: Tiết: 15
Ngày dạy: Tuần: 15
LỊCH SỬ
Bài 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
I. MỤC TIÊU
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc p[há vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
- Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( 4’):
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Nhận xét bài kiểm.
2. Bài mới( 30’)
- GV giới thiệu bài: Sau chiến thắng Việt Bắc, thế và lực của quân dân ta đủ mạnh để chủ động tiến công địch. Chiến thắng thu- đông 1950 ở biên giới Việt – Trung là một ví dụ. Để hiểu r chiến thắng ấy, cc em cng tìm hiểu bi “ Chiến thắng bin giới thu- đông 1950.
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS biết ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 thế nào. 
Cách tiến hành:
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?.
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 . 
+ Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu-đông 1947.
- HS lắng nghe.
- GV dùng lược đồ vng Bắc Bộ:
 + Giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc, giới thiệu đến tỉnh nào thì dán chấm tròn đỏ.
 + Giới thiệu: Từ năm 1948 đến 1950 ta đã mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ đại Việt Bắc:
Chúng khóa chặt biên giới Việt- Trung
( tô đậm đường biên giới Việt- Trung).
Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc trong đó có hai cứ điểm lớn là Cao Bằng, Đông Khê( dán hình tròn đen lên lược đồ 2 vị trí này). Ngoài ra còn nhiều cứ điểm khác, tạo thành một khu vực phòng ngự, cĩ sự chỉ huy thống nhất và có thể chi viện lẫn nhau.
 - GV hỏi: 
 + Nếu để thực dân Pháp khoá chặt biên giới Việt-Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
 + Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
 - GV kết luận: Trước âm mưu cô lập Việt Bắc, khoá chặt biên giới Việt-Trung của địch, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 nhằm mục đích: tiêu diệt một bộ phận qun trọng sinh lực của địch, giải phóng một phần vùng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đánh thông đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa. 
- HS theo dõi.
- HS trao đổi, nêu ý kiến, các HS khác theo dõi bổ sung.
+  Pháp khoá chặt biên giới Việt-Trung thì căn cứ địa Việt- Bắc bị cô lập, không thông đường liên lạc quốc tế.
+  lc ny chng ta cần ph tan m mưu khóa chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế.
Hoạt động 2:Làm việc nhóm.
Mục tiêu: giúp HS hiểu diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày diễn biến chiến dịch Bin giới thu- đông 1950. GV đưa các câu hỏi gợi ý để HS định hướng các nội dung cần trình by:
 + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó.
+ Sau khi mất Đông khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? 
 + Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. 
- GV tổ chức cho 3 nhóm HS thi trình bày diễn biến của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 . 
- GV nhận xét.
- GV hỏi: Em biết vì sao ta lại chọn Đông khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 không?
- GV nêu: Khi họp bàn mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông khê như sau: “ta đánh vào Đông khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến đường Cao Bằng- Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội để tiêu diệt chúng trong vận động”. 
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng HS trình bày, các bạn trong nhóm bổ sung.
- HS trả lời.
+  trận Đông khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông khê, địch cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9 – 1950 ta chiếm được Đông khê. 
+ Mất Đông khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường 4 chiếm lại Đông khê.Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
+ Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng thị xã và thị trấn. Lm chủ 750 km trn dải bin giới Việt- Trung. Căn cứ địa được củng cố và mở rộng. 
- 3 nhóm cử đại diện HS lên thi trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS trả lời.
Hoat động 3:Làm việc cặp.
Mục tiêu: Giúp HS biết ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 .
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cùng trả lời:
 + Nêu điểm khác nhau chủ yếu của giữa chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến? 
 + Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
 + Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 có tác động thế nào đến chiến dịch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp. 
- GV kết luận: Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 tạo 1 chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động tiến công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ.
- 2 HS trao đổi, tìm câu trả lời.
+  chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch.Chiến dịch Việt- Bắc thu- đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng.
Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950 cho thấy quân đội ta lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch.
+  căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền.
+  địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tn t binh mệt mỏi, nhếch nhc l bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại.
- Lần lượt từng HS nêu, các HS khác bổ sung
Hoat động 3:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: giúp HS biết về hình ảnh của Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 và gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem hình minh hoạ 1 và nĩi r suy nghĩ của em về hình ảnh Bc Hồ trong chiến dịch bin giới thu- đông 1950.
- GV: Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta.
- 2 HS nêu ý kiến
+  trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950, Bác Hồ đ trực tiếp ra mặt trận, kiểm tra kế hoạch v cơng tc chuẩn bị, gặp gỡ động viên các bộ, chiến sĩ dân công tham gia chiến dịch. Hình ảnh Bc Hồ đang quan sát mặt trận Biên giới, xung quanh là các chiến sĩ và sát sao trong kế hoạch chiến đấu. bức ảnh cũng gợi ra nét ung dung của Người trong tư thế chiến thắng.
3.. Củng cố –dặn dò (3’)
- GV tổng kết bài: Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 với trận đánh Đông khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương La Văn Cầu mi mi soi sng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam, mi mi l niềm kiu hnh cho mọi người Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại.
- HS nghe.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
- Chuẩn bị bài sau: Hậu phương sau những năm sau chiến dịch Biên giới.
ĐỊA LÍ
Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,......
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên một số điểm du lịch HN, TP HCM, VHL, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,......
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bản đồ Hành chính VN
+ HS: Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại ngành du lịch (phong cách lễ hội, di tích lịch sử)
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Giao thông vận tải”.
Nươc ta có những loại hình giao thông nào?
Sự phân bố các loại đường giao thông có đặc điểm gì?
- Nhận xét, ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu bài: Thương mại và du lịch.
4. Phát triển các hoạt động: 
a. Hoạt động thương mại
v	Hoạt động 1: (làm việc nhóm)
Phương pháp: Đàm thoại, quan sát.
+ Bước 1: Học sinh dựa vào SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Nêu vai trò của ngành thương mại 
+ Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
+ Bước 2: Yêu cầu học sinh trình bày kết quả.
® Kết luận:
Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hóa bao gồm :
+ Nội thương: Buôn bán ở trong nước.
+ Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài.
- HĐ TM Pt nhất ở HN và TP . HCM
- Vai trò của TM : cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng .
Xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm , hàng thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản.
Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu , nhiên liệu .
2. Ngành du lịch .
v	Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm.
+ Những năm gần đây lượng khách du lịch ở nước ta đã có thay đổi như thế nào? Vì sao?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta?
→ Kết luận: 
- Nước ta có nhiều đk để phát triển DL
- Số lượng du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng .
- Các trung tâm du lịch lớn : Hà Nội,TP.HCM, Hạ Long, Huế , 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp.
-Đặt câu hỏi về nội dung bài
5. Tổng kết - dặn dò: 
Dặn dò: Ôn bài.
Chuẩn bị: Ôn tập.
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
- Đọc ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét
-Lắng nghe
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
- Trao đổi, mua bán hàng hóa ở trong nước và nước ngoài 
- Nội thương: buôn bán trong nước; ngọai thương: buônn bán với nước ngoài.
Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
- Xuất: Thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản, khoáng sản
Nhập: Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu.
Học sinh trình bày, chỉ bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất ở nước ta.
- Lắng nghe
Học sinh nhắc lại.
Hoạt động nhóm, lớp.
Ngày càng tăng.Nhờ có những điều kiện thuận lợi như: phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống
Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
-Lắng nghe
- Nhắc lại
- Trưng bày tranh ảnh về du lịch và thương mại (các ngành nghề và các khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
Đọc ghi nhớ SGK .
- Lắngnghe
---------------------------------------------------------------
Ngày soạn: Tiết: 16
Ngày dạy: Tuần: 16
LỊCH SỬ
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I. MỤC TIÊU
Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã dề ra những nhiệm vụ nhằm dưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ để phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5-1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
- HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
- Phiếu học tập cho HS.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Thương mại và du lịch”.
-YC hs TLCH :
Nêu các hoạt động thương mại của nước ta?
Nước ta có những điều kiện gì để

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_5_nam_hoc_2019_2020_to_ngoc_son.doc
Giáo án liên quan