Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài: Đá vôi

+ Bạn nào đã được đến những nơi đó rồi ?

- Gv kết luận: Cô thấy lớp mình đã có rất nhiều bạn được đến những nơi đó rồi. Đề biết rõ thêm về một số vùng núi đá vôi ở nước ta. Bây giờ cô mời cả lớp chúng ta cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ. Cô mời các em cùng xem băng. ( Gv bấm màn hình.)

- Gv: Qua xem băng em có nhận xét gì về những vùng núi đá vôi ở nước ta?

- GV kết luận: Các em ạ! Ở nước ta có rất nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử và là nơi tham quan nghỉ mát hấp dẫn khách du lịch.

Hỏi: Để bảo vệ những di sản văn hóa đó chúng ta cần làm gì?

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài: Đá vôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đá vôi
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS có khả năng:
	- Nếu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi
	- Quan sát, nhận biết đá vôi.
III. Đồ dùng dạy học
Giáo viên: - Một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua, a-xít,
	 - Máy tính, máy chiếu.
	2. Học sinh: Sổ tay khoa học, phiếu nhóm, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học
	1. Ổn định tổ chức
	- Gv giới thiệu thành phần BGK và giáo viên dự giờ
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Gv kiểm tra bài cũ 2 HS
	- HS1: Nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm? 
	+ Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng, có thể kéo dài thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số axit có thể ăn mòn nhôm. Nhôm có tính dẫn nhiệt, dẫn điện.
	- HS2: Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?
	+ Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm vỏ của nhiều loại hộp, làm khung cửa và một số bộ phận của các phương tiện giao thông như: tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu thủy
	- Hs trả lời.
	- Gv nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
Ở giờ học trước các em đã được biết tính chất và công dụng của Nhôm, giờ học hôm nay cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu thêm về tính chất và công dụng của một vật liệu nữa, đó là đá vôi qua bài Đá vôi.
- GV ghi đề lên bảng Khoa học: Đá vôi (Trang 54)
2. Các hoạt động
Hoạt động 1(Cá nhân): 1.Một số vùng núi đá vôi ở nước ta.( viết bảng)
- Gv nêu: Ở tiết học trước cô đã dặn các em về nhà tìm hiểu một số vùng núi đá vôi ở nước ta. Các em đã tìm hiểu chưa?
+ Vây bây giờ bạn nào có thể kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà em được biết ?
+ Bạn nào đã được đến những nơi đó rồi ?
- Gv kết luận: Cô thấy lớp mình đã có rất nhiều bạn được đến những nơi đó rồi. Đề biết rõ thêm về một số vùng núi đá vôi ở nước ta. Bây giờ cô mời cả lớp chúng ta cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ. Cô mời các em cùng xem băng. ( Gv bấm màn hình.)
- Gv: Qua xem băng em có nhận xét gì về những vùng núi đá vôi ở nước ta?
- GV kết luận: Các em ạ! Ở nước ta có rất nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử và là nơi tham quan nghỉ mát hấp dẫn khách du lịch.
Hỏi: Để bảo vệ những di sản văn hóa đó chúng ta cần làm gì? 
- Gv: Các em giỏi lắm! Những việc các em đã làm là góp phần giữ gìn môi trường thêm sạch đẹp
- Gv chuyển ý sang HĐ2
Hoạt động 2: 2.Tính chất của Đá vôi( ghi bảng)
( Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột )
- Gv ghi bảng
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Gv cầm hòn đá vôi: Đây là một số hòn đá vôi được lấy từ núi đá vôi. 
+ Theo các em, đá vôi có tính chất gì ?
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh. 
+ Để biết được đá vôi có những tính chất gì, cô chia lớp mình thành 3 nhóm : Nhóm1, Nhóm 2, Nhóm 3.
+ Các em hãy ghi những hiểu biết ban đầu của mình về đá vôi sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm, thống nhất ý kiến rồi ghi vào phiếu nhóm trong thời gian 3 phút. Thời gian làm việc của các nhóm bắt đầu :
+ Đã hết thời gian thảo luận, cô muốn nghe báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
- Các nhóm đã có những dự đoán ban đầu về tính chất của đá vôi, chúng ta hãy so sánh và tìm ra những dự đoán giống nhau ở các nhóm?
- Vậy còn khác nhau thì sao ?
- GV gạch chân những dự đoán khác nhau ở các nhóm 
- Gv hỏi : Từ những dự đoán khác nhau đó của các nhóm, em hãy nêu những băn khoăn thắc mắc của mình để chúng ta cùng trao đổi : 
- Gv ghi lại các câu hỏi băn khoăn thắc mắc của học sinh lên bảng.
- Gv: Các em đã mạnh dạn bày tỏ được những thắc mắc của mình, cô thấy câu hỏi các em đưa ra tập trung chủ yếu vào hai nội dung sau: ( Gv nói xong rồi viết lên bảng )
1. Độ cứng của đá vôi thế nào?
2. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi như thế nào?
- Mời một bạn đọc lại hai câu hỏi trên bảng.
- Để trả lời cho các câu hỏi trên, theo em chúng ta cần làm gì? Em hãy đề xuất các phương án của mình : 
- Gv: Các cách mà các em đưa ra rất hay, vậy theo các em trong giờ học này chúng ta nên chọn phương án nào là nhanh và chính xác nhất? 
- Cả lớp có nhất trí không? 
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- Gv: Bây giờ các nhóm sẽ thực hành thí nghiệm, quan sát và ghi lại kết quả thảo luận. Các nhóm cử đại diện lên lấy đồ dùng để về nhóm làm thí nghiệm. Trong khi làm các em nhớ đeo găng tay để giữ vệ sinh. Thời gian làm việc cho các nhóm là 5 phút.
- Gv: Riêng đối với a-xít là một hóa chất nguy hiểm. Khi sử dụng không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến da tay. Nên thí nghiệm là nhỏ a-xít lên đá vôi cô sẽ làm trước lớp. Các con hãy quan sát và ghi tiếp kết quả vào phiếu nhóm.
- Gv làm thí nghiệm trước lớp
- Gv: Đã hết thời gian thảo luận, mời các nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
- GV: Cô thấy các nhóm làm việc rất tích cực, hợp tác tốt trong nhóm và các con đều mạnh dạn chia sẻ kết quả trước lớp. Cô khen tất cả các con.
- Em có nhận xét gì về kết luận của 3 nhóm? 
- Bây giờ các em hãy so sánh kết luận của thí nghí nghiệm mà các em vừa làm với kết quả dự đoán ban đầu.
Bước 5: Kết luận hợp lý hóa kiến thức
- Gv: Cô thấy hiểu biết ban đầu của các con đã có những ý đúng và có ý chưa đúng, nhưng sau khi làm thí nghiệm chúng ta đã tìm ra được ý đúng của đá vôi. 
- Vậy đá vôi có tính chất gì?
- Gọi 3 hs nối tiếp trả lời 
- Gọi HS đọc.
- Gọi hs đọc SGK
* Gv chuyển ý sang HĐ3:
Các em ạ, dựa vào những tính chất của đá vôi mà con người đã sử dụng đá vôi vào rất nhiều công việc để phục vụ đời sống hằng ngày. Vậy đá vôi được sử dụng vào những việc gì, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 3 nhé!
 Hoạt động 3: Ích lợi của đá vôi
( Gv ghi bảng )
- Gv hỏi: Bây giờ các em cho cô biết, đá vôi dùng để làm gì?
+ HS2 TL xong hỏi: vì sao con biết? 
- Còn ý kiến của con thì sao ?
+ HS4 TL xong hỏi: vì sao con biết?
- Gv: À, các em trả lời rất nhanh và chính xác. Bây giờ cô trò chúng ta cùng xem một số hình ảnh về con người đã sử dụng đá vôi trong cuộc sống hằng ngày nhé! ( Gv vừa bấm tranh vừa nói )
- Các em ạ! Ngoài làm những công việc mà chúng ta vừa được xem thì đá vôi còn dùng làm cả những đồ lưu niệm 
- Gv giơ quả trứng được làm từ đá vôi và giới thiệu: Đây là quả trứng được làm từ đá vôi, cô đã mua về để trang trí trong tủ khi cô đi tham quan Vịnh Hạ Long vào hè năm ngoái các em ạ!
- Gv giơ viên phấn được làm từ đá vôi giới thiệu: Còn đây là viên phấn cô và các em thường dùng để viết bảng cũng được làm từ đá vôi đấy!
- Gv kết luận: Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, ốp lát, trang trí nhà ở, các công trình văn hoá nghệ thuật, đá vôi còn dùng để tạc tượng, làm phấn viết.
- Gv: Đó chính là ích lợi của đá vôi. Vậy đá vôi có ích lợi gì, cô mời một bạn nêu lại. 
- Gv hiện slide, gọi hs đọc
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau nêu đề bài
- Rồi ạ!
- Hs dựa vào phần tìm hiểu đã chuẩn bị trước để trả lời
+ HS1: Hà Nội có Động Hương Tích
- Ở Ninh Bình có Bích Động. 
+ HS2: Ở Quảng Ninh có Các Hang động bằng núi đá vôi tạo nên một Vịnh Hạ Long tuyệt đẹp.
- Ở Quảng Bình có Động Phong Nha 
- Ở Đà Nẵng cũng có núi đá vôi gọi là Ngũ Hành Sơn. 
+ HS3: Ở Kiện Khê Thanh Liêm quê em có nhiều núi đá vôi.
- Hs giơ tay
- Hs xem băng
- Hs trả lời theo ý hiểu
+ Mỗi vùng núi đá vôi được đến gắn với một di tích lịch sử.
+ Núi đá vôi còn là di sản văn hóa thế giới. 
+ Những vùng núi đá vôi tạo thành những hang động rất đẹp.
- Lắng nghe
- Hs trả lời:
+ Đi thăm quan không xả rác. 
+ Không phóng uế bừa bãi. 
+ Không vẽ bậy,
- Lắng nghe
- Quan sát
- Hs trở về nhóm của mình
- Hs nhận phiếu thảo luận của nhóm và làm việc
- Đại diện nhóm lên đính bảng phiếu nhóm mình và trình bày kết quả dự đoán về tính chất của đá vôi.
Nhóm 1 :
 Không cứng lắm
 Đá vôi
 Sủi bọt khi tác dụng với a-xít.
+Nhóm 2 : 
 Đá vôi  - Không cứng lắm.
 	 - Sủi bọt khi gặp dấm chua và a-xít.
Nhóm 3 : 
Đá vôi :  
 + Không cứng lắm, không cứng bằng đá cuội.
 + Không có hiện tượng gì khi tác dụng với a-xít.	
- Hs trả lời
* Giống nhau : Ở các nhóm đều có dự đoán đá vôi không cứng lắm.
* Khác nhau: Ở nhóm 1 dự đoán đá vôi sủi bọt khi tác dụng với a-xit.
+ Ở nhóm 2 dự đoán đá vôi sủi bọt khi bọt khi gặp dấm chua và a-xít.
+ Ở nhóm 3 dự đoán đá vôi không cứng bằng đá cuội, đá vôi không có hiện tượng gì khi tác dụng với a-xit.
- Hs nêu
1. Đá vôi và đá cuội, đá nào cứng hơn ?
2. Khi gặp dấm chua và a-xít thì đá vôi có sủi bọt không ? 
3.Độ cứng của đá vôi thế nào?
4. Đá vôi có sủi bọt khi tác dụng với a-xít không ?
- Lắng nghe và theo dõi
- Hs đọc
- Hs nêu
+ Em hỏi người lớn.
+ Em tìm trên mạng. 
+ Em làm thí nghiệm
- Làm các thí nghiệm.
- Có
- Hs cử đại diện lấy đồ dùng và dụng cụ làm thí nghiệm
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và ghi kết quả vào phiếu nhóm.
- Hs các nhóm theo dõi gv làm thí nghiệm và ghi tiếp kết quả vào phiếu nhóm.
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
Nhóm 1: 
+ Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a xít thì đá vôi sủi bọt 
- Nhóm tôi đã trình bày xong kết quả làm thí nghiệm của nhóm mình, xin mời ý kiến của các bạn. 
- Hs dưới lớp: Nhóm bạn làm thế nào để biết đá vôi không cứng lắm?
+ Nhóm tôi cọ hai hòn đá vào nhau thấy chỗ cọ sát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ sát ở hòn đá cuội có màu trắng đó là vụn của đá vôi. Nên nhóm tôi kết luận đá vôi ko cứng lắm( Hs lên bảng thực hiện thí nghiệm trước lớp )
- Còn nhóm nào có ý kiến khác không? Nhóm 2: 
+ Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a xít thì đá vôi sủi bọt
.- Nhóm tôi đã trình bày xong. Có bạn nào có ý kiến gì không?
- Hs dưới lớp: Vì sao bạn biết khi đá vôi tác dụng với a xít thì sủi bọt ?
+ Tôi nhỏ vài giọt giấm chua lên hòn đá cuội tôi không thấy hiện tượng gì xảy ra, giấm chảy đi còn khi nhỏ giấm lên đá vôi thì tôi thấy sủi bọt li ti. Như cô đã nói dấm chua cũng là chất lỏng có chứa a-xít nên nhóm tôi KL Dưới tác dụng của a xít thì đá vôi sủi bọt ( Hs lên bảng thực hiện thí nghiệm trước lớp )
Nhóm 3 :
+ Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a xít thì đá vôi sủi bọt 
- Nhóm tôi đã trình bày xong kết quả thí nghiệm của nhóm mình.Xin ý kiến của các bạn:
- Hs dưới lớp: Vì sao bạn biết đá vôi sủi bọt khi tác dụng với a-xít ?
+ Vì tôi thấy khi cô giáo làm thí nghiệm, cô nhỏ vài giọt a-xít lên bột đá vôi thì có hiện tượng sủi bọt, nên tôi kết luận đá vôi sủi bọt khi tác dụng với a-xít.
- Còn bạn nào có ý kiến khác không ?
- Chúng em đã chia sẻ xong, xin mời cô nhận xét.
- Lắng nghe
- 3 nhóm có kết luận giống nhau.
- Các nhóm báo cáo:
+ Nhóm 1: Em rất vui vì nhóm con dự đoán đúng.
+ Nhóm 2: Thưa cô nhóm em cũng dự đoán đúng ạ.
+ Nhóm 3: Nhóm em đúng một ý là đá vôi không cứng bằng đá cuội, chưa chính xác 1 ý là đá vôi không có hiện tượng gì khi tác dụng với a-xít và chúng em điều chỉnh lại là đá vôi sủi bọt khi tác dụng với a-xít.
+ Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt.
- Hs đọc
- Hs đọc
- Hs nêu theo ý hiểu
HS1: + Lát đường, làm nhà:	 
HS2: + Đá vôi còn dùng để tạc tượng, làm hòn non bộ.( vì ở nhà con có hòn non bộ làm bằng đá vôi)
HS3: + Đá vôi dùng để kè sông, nung vôi.
HS4: đá vôi được dùng để sản xuất xi măng( vì bố con làm trong cty Xi măng Bút Sơn)
- Hs theo dõi trên màn hình.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Hs nêu
- Hs đọc
	4. Củng cố, dặn dò
	- Gv: Sau khi học xong bài này, em hiểu được điều gì? 
	- Hs: Một số vùng có núi đá vôi ở nước ta, tính chất và ích lợi của đá vôi.
	- Gv: Em hãy nêu tính chất của đá vôi ?
	 Em hãy nêu ích lợi của đá vôi ?
	- Gv: Đây cũng chính là mục bạn cần biết trong sách giáo khoa. HS đọc trong SGK. Đọc trên màn hình.
	- GV hỏi: Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào?
	+ HS1: Em sẽ nhỏ a xít vào hòn đá đó , nếu nó sủi bọt thì là đá vôi.
	+ HS2: Em cọ hòn đá đó vào hòn đá cuội nếu nó bị bào mòn thì là đá vôi. 
- Đá vôi có thật nhiều lợi ích phải không nào?
 Theo em đá vôi là nguồn tài nguyên có hạn hay vô hạn? 
- Đá vôi là tài nguyên có hạn?
- Đá vôi là nguồn tài nguyên có hạn, vậy ta cần khai thác và sử dụng như thế nào? 
- Ta cần khai thác và sử dụng 1 cách tiết kiệm, hiệu quả.
- Cô nhất trí. Đá vôi là nguồn tài nguyên quý nhưng có hạn nên ta cần khai thác đúng quy định, tránh ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả,  Chúng ta có nhất trí như vậy không, nếu nhất trí cả lớp hãy nổ một tràng pháo tay thật giòn giã nào
	- Gv: Giờ học hôm nay cô thấy các em rất tích cực xây dựng bài, hăng hái phát biểu như em: Các em đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, biết thắc mắc khi chưa hiểu, cô khen cả lớp. Bài học của chúng ta kết thúc ở đây, cảm ơn các em, cảm ơn các thầy cô đã quan tâm theo dõi. Mời cấc thầy cô và các em nghỉ.
 	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà chuẩn bị bài: Gốm xây dựng, gạch, ngói. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_bai_da_voi.doc