Giáo án Tiểu học khối 4 - Tuần 11

Hs đánh dấu vào SGK và luyện đọc.

+Có công mài sắt,/ có ngày nên kim.//

+Ai ơi đã quyết thì hành,/ Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.//

+ Thua keo này,/ bày keo khác.//

-Hs thi học thuộc lòng 7 câu tục ngữ

doc35 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiểu học khối 4 - Tuần 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sáng về ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích.(BT2):Hai bàn tay)
-Giáo dục Hs lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ.
 HS: SGK.,bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động :1’ Hát vui
2. Bài cũ : 4’ Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
-GV nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra giữa kì I
3. Bài mới : 25’
a-Giới thiệu bài : 1’ Mở bài trong bài văn kể chuyện
b- Các hoạt động : 24’ 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 6’
2’
16’
*Hoạt động 1 : Phần nhận xét.
*Mục tiêu: Nắm được cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện 
*Cách tiến hành: Hỏi đáp .
Bài 1 , 2:
-Tìm đoạn MB trong truyện “Rùa và Thỏ”.
“Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, 1 con Rùa đang có sức tập chạy.”
Bài 3:
-Cách MB khác gì so với cách MB trên.
*Không kể ngay vào sự việc, bắt đều câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
*Hoạt động 2: (ND ghi nhớ).
*Mục tiêu: Nắm 2 cách MB: trực tiếp và gián tiếp.
*Cách tiến hành: Tổng hợp.
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 3: Luyện tập.
*Mục tiêu:Nhận biết được mở đầu 1 bài theo cách học(BT1,2 mục III);bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp(BT3mục 3)
 ?Đạo đức HCM:BH là gương sáng về ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích.(BT2:Hai bàn tay)
*Cách tiến hành: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: 
-Câu chuyện “Rùa và Thỏ” còn có thể mở bài theo những cách sau.
-Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào?
?Đạo đức HCM:BH là gương sáng về ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn để đạt mục đích.(BT2,3:Hai bàn tay)
 Bài 2:
H;Câu chuyện MB theo cách nào?
*Lớp đọc thầm truyện “Hai bàn tay”.
-Truyện MB theo cách trực tiếp kể ngay vào câu chuyện.
-Chia lớp thành 3 dãy kể lại phần mở đầu câu chuyện bằng lời của Bác Lê.
-GV nhận xét.
 Hoạt động nhóm.
-1 Hs đọc truyện “Rùa và Thỏ”.
-1 Hs đọc yêu cầu bài.
-Lớp đọc thầm.
-Thảo luận + báo cáo.
-1 Hs đọc yêu cầu.
-Lớp suy nghĩ, trả lời.
 Hoạt động cá nhân.
-3, 4 Hs đọc nội dung cần ghi nhớ.Lớp đọc thầm.
 Hoạt động nhóm, cá nhân.
-HS đọc yêu cầu bài 1
-Đọc nối tiếp toàn văn yêu cầu bài (4 Hs ).
-Lớp đọc thầm 4 cách MB và trao đổi .
-1 Hs đọc yêu cầu bài.
-Nhóm tự đọc yêu cầu bài 2
-Thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Dãy 1 : Theo cách trực tiếp.
-Dãy 2 : Theo cách gián tiếp.
-Dãy 3: Nhận xét chung
-Hs trao đổi và tập kể.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Thảo luận, chọn cách thể hiện.
4. Củng cố : 4’
- Củng cố 2 cách MB trong văn kể chuyện.
 -Thi đua: Hs tự đặt đề và chọn cách MB ấn tượng.
-GV giới thiệu 1 số cách MB gián tiếp.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 1’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS làm BT theo 2 cách mở bài: trực tiếp, gián tiếp.
-Chuẩn bị bài :Kết bài trong bài văn KC
*Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................Ngày soạn : .../.../2011 KÉ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy :.../.../2011 Phân môn:Chính tả(Nhớ –viết)
TUẦN 11 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I .MỤC TIÊU :
- Nhớ và viết đúng chính tả ,trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3;làm được BT2 a/b SGK.
?HS khá,giỏi làm đúng BT3 trong SGK
-Giáo dục Hs viết đúng ,sạch đẹp, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
HS : Bảng nhóm viết bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:1’ Hát vui
2.Bài cũ :4’ Thợ rèn
-Gọi HS nhắc lại bài CT,nêu từ khó trong bài viết
-Nhận xét tuyên dương HS
3. Bài mới : 25’
a-Giới thiệu bài:1’ Trong tiết học hôm nay các em nhớ, viết lại cho đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ đầu bài thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ”.
b-Các hoạt động :24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
 6’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs nhớ – viết 
*Mục tiêu:Nhớ và viết đúng chính tả ,trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
*Cách tiến hành : Thực hành.
-Yêu cầu Hs đọc.
-Cho HS tự nhớ và viết bài vào vở
-GV chấm 1 số bài ( 7– 10 bài ).
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
*Mục tiêu: Làm đúng BT3;làm được BT2 a/b SGK.
*HS khá,giỏi làm đúng BT3 trong SGK
*Cách tiến hành: Luyện tập, thực hành.
Bài 2a:
-GV chia 6 nhóm.
-Cho HS thi tiếp sức
-GV chốt.ý chính
Bài 3: *HS khá,giỏi làm đúng BT3 trong SGK
-Chia 6 nhóm – mỗi nhóm viết lại 1 câu vào thẻ từ.
-GV nhận xét.
Xấu gỗ, tốt nước sơn.
Xấu người, đẹp nết.
Mùa hè cá sông, mùa đông cá bễ.
Trăng mờ còn tỏ hơn sao.
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
-Nhận xét bài viết HS
Hoạt động lớp, cá nhân.
-1 Hs đọc các khổ thơ đầu.
-1 Hs đọc thuộc lòng cả bài.
-Lớp đọc thầm bài thơ.
-Hs đổi vở soát lỗi cho nhau.
Hoạt động nhóm.
-Nhóm trao đổi 5-6 HS
-Hs đọc yêu cầu bài.
-Thi đua tiếp sức lên viết vào những chỗ còn trống trên bảng phụ.
-1 Hs đọc toàn đoạn thơ.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Nhóm trình bày phiếu BT
-Hs viết – gắn trên bảng lớp.
-Hs viết vào vở.
-Lớp nhận xét
 4.Củng cố.4’
-Gọi vài HS nêu cách trình bày bài thơ lục bát
H:-Nêu cách trình bày thơ lục bát?
-Làm bài tập vào vở.
IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :1’
-Nhận xét tiết hoc
-Dặn HS làm hoàn thành BT vào vở
-Chuẩn bị bài :” Người chiến sĩ giàu nghị lực”.
*Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn : .../.../2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Ngày dạy : .../..../2011 Phân môn : Luyện từ và câu 
 TUẦN 11 -TIẾT 22 TÍNH TỪ 
 I .MỤC TIÊU :
- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật,hoạt động,trạng thái,..(ND ghi nhớ)
-Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn(đoạn a hoặc đoạn b,BT1 mục III), đặt câu có dùng tính từ.
?HS khá,giỏi thực hiện được BT1 (mục III).
?Đạo đức HCM:BH là tấm gương phong cách giản dị(BT1a Luyện tập:Hình ảnh Bác toát lên phẩm chất giản dị ,đôn hậu).
-Giáo dục ý thức biết dùng các các tính từ trong giao tiếp Tiếng Việt hàng ngày.
 II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : 4, 5 tờ giấy to, viết sẵn nội dung BT1 - có tờ viết bài 1 a, có tờ viết bài 1 b. 
HS : SGK ,bảng nhóm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động :1’ Hát vui
2. Bài cũ: 4’ Luyện tập về động từ. 
H:-Thế nào là động từ? Cho ví dụ?
-Sửa làm lại BT3.
-GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới : 25’
a-Giới thiệu bài :1’Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học để biết tính từ là những từ như thế nào. Từ đó, các em sẽ tìm được tính từ trong câu, học đặt câu với tính từ.
b-Các hoạt động :24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 6’
2’
 16’
Hoạt động 1 : Phần nhận xét. 
*Mục tiêu:Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật,hoạt động,trạng thái,..(ND ghi nhớ)
*Cách tiến hành: Luyện tập, giảng giải, đàm thoại.
-Yêu cầu Hs đọc truyện câu Hs ở Ác - boa.
-GV nhận xét, chốt lại.
-GV kết luận: Những từ trên gọi là tính từ.
-Vậy thế nào là tính từ?
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
*Mục tiêu: Hs viết và ghi nhớ bài: Tính từ.
*Cách tiến hành : Đàm thoại.
-GV hướng dẫn Hs đi tới kết luận viết trong phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3 : Luyện tập.
*Mục tiêu :Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn(đoạn a hoặc đoạn b,BT1 mục III), đặt câu có dùng tính từ.
?HS khá,giỏi thực hiện được BT1 (mục III).
?Đạo đức HCM:BH là tấm gương phong cách giản dị(BT1a Luyện tập:Hình ảnh Bác toát lên phẩm chất giản dị ,đôn hậu).
*Cách tiến hành: Luyện tập, giảng giải.
Bài 1 : (dành cho K-G )
-Yêu cầu Hs đọc đề.
-GV nhận xét, chốt lại .
 ?Đạo đức HCM:BH là tấm gương phong cách giản dị .
Bài 2 :
-Yêu cầu Hs đọc đề.
-GV chia lớp thành 6 nhóm: 
-HS nhóm đặt câu ý a.(Nhóm1,2,3)
-HS nhóm đặt câu ý b.(Nhóm4,5,6)
-GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động cá nhân.
- Hs đọc mẫu chuyện.
-1 Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
-Hs làm việc cá nhân, và viết BT 2 trong SGK bằng bút chì.
-1 số Hs trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
 -2, 3 Hs nêu, diễn đạt theo hiểu biết của mình.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân.
-2, 3 Hs đọc phần ghi nhớ.
-Lớp đọc thầm.
 Hoạt động nhóm, cá nhân.
-2 Hs (K-G) tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài.
-HS (K-G) trình bày
-1 Hs đọc yêu cầu.Lớp đọc SGK
-Hs nhóm trình bày: mỗi nhóm đặt 1 câu.
-Hs lần lượt đọc câu mình đặt.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
 -2, 3 Hs nêu lại ghi nhớ.
 4.Củng cố :4’
H:-Thế nào là tính từ? Cho ví dụ 1 số tính từ?
H: Đặt câu với các tính từ vừa nêu?
-GV nhận xét, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 1’
-Nhận xét tiết học.
-Học ghi nhớ, xem lại bài tập.
-Chuẩn bị bài : MRVT: Ý chí, nghị lực.
*Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :.../.../2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Ngày dạy : .../.../2011 Khoa học
TUẦN 11 -TIẾT 22 	MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
MƯA TỪ ĐÂU RA? 
I. MỤC TIÊU :
-Biết mây,mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
-Hs biết mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
?GD-BVMT:Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Giáo dục ý thức biết yêu thích tìm hiểu khoa học, thiên nhiên.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 46, 47.
HS : Mỗi Hs chuẩ bị giấy trắng khổ A 4, bút chì đen và bút màu.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động :1’ Hát vui
2. Bài cũ: 4’ Ba thể của nước.
H: Nước tồn tại ở những thể nào?
H: Nêu tính chất chung của nước ở cả 3 thể?
H: Nêu tính chất riêng của từng thể?
- Nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới :25’
a-Giới thiệu bài :1’Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu: “ Mây được hình thành như thế nào? Mây từ đâu ra?” 
b-Các hoạt động :24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 10’
14’
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
*Mục tiêu:Biết mây,mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
?GD-BVMT:Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành : Đàm thoại, giảng giải.
-Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân.
-Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và tự trả lời 2 câu hỏi.
H: Mây được hình thành như thế nào?
H:Nước mưa từ đâu ra?
-GV nhận xét
+Phát biểu vòng hoàn của nước trong tự nhiên.
?GD-BVMT:Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai “ Tôi là giọt nước”.
*Mục tiêu:Hs biết mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
*Cách tiến hành: Đàm thoại, giảng giải. 
-GV chia lớp ra thành 6 nhóm. Yêu cầu HS hội ý và phân vai theo:
+ Giọt nước
+ Hơi nước
+ Mây trắng
+ Mây đen
+ Giọt mưa
-GV và Hs cùng đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập.
-Yêu cầu nhóm đại diện trình bày
Hoạt động cá nhân.
-Từng cá nhân Hs nghiên cứu câu chuyện về “ Cuộc phiêu lưu của giọt nước” ở trang 46, 47 SGK.
-Sau đó nhìn vào hình vẽ, khi nắm vững câu chuyện “ Cuộc phiêu lưu của giọt nước Hs có thể tự minh hoạ và kể lại với bạn.
-HS trình bày ý kiến cá nhân
-Lắng nghe 
 Hoạt động nhóm 
-Nhóm 5-6 HS trao đổi,trình bày
-Hs các nhóm phân vai và trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên. Ví dụ:
 -Lần lượt các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét góp ý.
-Hs góp ý về khía cạnh khoa học xem các bạn nói có đúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không.
-Nhóm nhận xét,thực hiện
4.Củng cố:4’
* Giải thích được hiện tượng có tuyết.
H:-Phát biểu vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên?
H:-Tuyết rơi trong trường hợp nào?
-Nhận xét. Nêu gương HS tích cực XD bài
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :1’
-Nhận xét tiết học
-Xem lại bài học.Tìm hiểu thêm nội dung bài học
-Chuẩn bị bài : “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
* Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :.../..../2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy :.../.../2011 TOÁN
TUẦN 11-TIẾT 51	NHÂN VỚI 10, 100, 1000 
CHIA CHO 10, 100, 1000
I.MỤC TIÊU: 
-Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000
-Biết cách thực hiện phép chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 , 
?HS khá,giỏi thực hiện BT1(cột 3);BT2(3 dòng đầu)
-GD cho HS tính đúng chính xác,cẩn thận ,khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV:Bảng phụ ,phấn màu
-HS:Bảng nhóm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Khởi động: 1’ Hát vui
2.Bài cũ: 4’ Tính chất giao hoán của phép nhân
GV yêu cầu HS sửa BT
GV nhận xét
3.Bài mới: 25’
a.Giới thiệu bài:1’ NHÂN VỚI 10, 100, 1000  CHIA CHO 10, 100, 1000
b.Các hoạt động:24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
 5’
14’
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhân với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10
*Mục tiêu:Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000
*Cách tiến hành:
GV nêu phép nhân: 35 x 10 = ?
Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi về cách làm (trên cơ sở kiến thức đã học)
Yêu cầu HS nhận xét để nhận ra: Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải 35 một chữ số 0 (350)
Rút ra nhận xét chung: Khi nhân một số tự nhiên với 10, ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
Hoạt động 2:HD cho HS chia 10,100,1000,.
*Mục tiêu:Biết cách thực hiện phép chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 , 
*Cách tiến hành
-GV ghi bảng: 35 x 10 = 350
 350 : 10 = ?
-Yêu cầu HS trao đổi mối quan hệ giữa 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = ? để nhận ra 350 : 10 = 35 
-Yêu cầu HS trao đổi tìm cách tính để rút ra nhận xét chung: Khi chia một số tròn trăm, tròn nghìn  cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
-GV cho HS làm một số bài tính nhẩm SGK.
.Hướng dẫn HS nhân nhẩm với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000
-Hướng dẫn tương tự như trên.
Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu:Giúp HS vận dụng,thực hành
?HS khá,giỏi thực hiện BT1(cột 3);BT2(3 dòng đầu)
*Cách tiến hành
Bài tập 1: 
-Cho HS đọc yêu cầu
-Cho HS làm câu a cột 1,2 (cột 3 cho khá-giỏi)
-Cho HS làm câu b cột 1,2 (cột 3 cho khá-giỏi)
- Nhắc lại nhận xét của bài học .
Bài tập 2 (thực hiện 3 dòng cuối cho khá-giỏi)
-Yêu cầu HS thực hành vào vở,chấm ,chữa bài
-Cho HS trình bày 3 dòng cuối
-Nhận xét bài làm HS
 Hoạt động cá nhân
-HS quan sát ,thực hiện vào nháp
-Nhận xét lớp
-Vài HS nhắc lại.
Hoạt động cá nhân
-HS quan sát,thực hành nháp
-Vài HS nhắc lại
 Hoạt động nhóm,cá nhân
-1 HS đọc yêu cầu
-HS làm bài
-Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả.
-1 HS đọc yêu cầu
 -HS làm bài
-HS đổi vở sửa bài .
-3 HS (K-G)trình bày bảng
-Nhận xét lớp
4.Củng cố : 4’
-Cho HS thi đua nhóm”Ai nhanh-ai đúng”(BT: Nhân-chia/SGK )
-Nhận xét cách thực hành BT
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:1’
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS hoàn thành BT
-Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép nhân.
*Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:.../.../2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : ..../.../2011 TOÁN
TIẾT 52: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân .
-Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
?HS khá,giỏi thực hiện BT1b;BT2b;BT3/SGK.
-GD cho HS tính đúng cẩn thận,khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV:Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK
-HS: Bảng nhóm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Khởi động: 1’ Hát vui
2.Bài cũ: 4’Nhân với 10, 100, 1000 Chia cho 10, 100, 1000
-GV yêu cầu HS sửa BT
-GV nhận xét
3.Bài mới: 25’
a.Giới thiệu bài: 1’ Tính chất kết hợp của phép nhân
b. Các hoạt động:24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
 6’
18’
Hoạt động1: So sánh giá trị hai biểu thức.
*Mục tiêu:Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân .
*Cách tiến hành:
-GV viết bảng hai biểu thức: (2 x 3) x 4và2 x ( 3 x 4)
-Yêu cầu 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức đó, các HS khác làm bảng con.
-Yêu cầu HS so sánh kết quả của hai biểu thức từ đó rút ra: giá trị hai biểu thức bằng nhau.
 *Bảng phụ:
-GV treo bảng phụ, giới thiệu bảng và cách làm.
-Cho lần lượt các giá trị của a, b, c rồi gọi HS tính giá trị của biểu thức (a x b) x c và a x (b x c )
Cho HS tính bảng con.
-Yêu cầu HS nhìn vào bảng để so sánh kết quả của hai biểu thức rồi rút ra kết luận:
 (a x b) x c và a x (b x c)
 1 tích x 1 số 1 số x 1 tích
GV chỉ rõ cho HS thấy: đây là phép nhân có ba số, biểu thức bên trái là: một tích nhân với một số, nó được thay thế bằng phép nhân giữa số thứ nhất với tích của hai số: số thứ hai và số thứ ba. Từ đó rút ra kết luận khái quát bằng lời:
* Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. 

File đính kèm:

  • docTUAN 11.doc