Giáo án Sinh học 11 - Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật - Nguyễn Thị Thu Thảo

- Đơn tính. Vì trong ví dụ này có 2 cá thể tham gia vào quá trình sinh sản. Cá thể đực cho tinh trùng và cá thể cái cho trứng.

- SSHT ở động vật lưỡng tính thì 2 cá thể bất kì có thể tham gia vào quá trình sinh sản.

- Ưu: 2 cá thể bất kì giao phối đều có thể sinh con → khắc phục một số nhược điểm như di chuyển chậm, ít có cơ hội gặp nhau

- Nhược: Tiêu tốn năng lượng cho việc hình thành, duy trì hoạt động của 2 cơ quan sinh sản, anh hưởng đến đời sống của cá thể.

+ Ưu điểm:

 → Các cá thể độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

 → Tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định, ít biến động, vì vậy quần thể phát triển nhanh.

 → Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 3158 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật - Nguyễn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 11CB	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Lớp dạy:	Ngày soạn:
Tiết dạy:	
Bài 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu.
1.Kiến thức:
-Định nghĩa được sinh sản hữu tính.
-Trình bày được 3 giai đoạn của sinh sản hữu tính.
-Nêu được bản chất của sinh sản hữu tính
-Phân biệt được thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
-Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật.
2.Kỹ năng:
-Kĩ năng quan sát, tìm tòi kiến thức từ SGK và tranh ảnh.
-Thông qua việc tìm hiểu, so sánh các hình thức thụ tinh, đẻ trứng và đẻ con để hoàn thiện các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
-Vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn.
3.Thái độ:
-Tin tưởng vào khoa học
-Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Giáo án
2.Học sinh:
-Ôn lại kiến thức đã học (sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật, sinh sản vô tính ở động vật)
-Chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình tiết dạy:
1.Ổn định lớp:
2,Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới
Ở bài 44 các em đã được học về hình thức sinh sản vô tính ở động vật, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một hình thức sinh sản khác ở động vật đó là: sinh sản hữu tính. Bài 45: sinh sản hữu tính ở động vật.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
4 ph
 HĐ 1:Tìm hiểu sinh sản hữu tính là gì?
PP: Vấn đáp tìm tòi
- Yêu cầu HS cho ví dụ về một vài động vật có sinh sản hữu tính.
Slide 2:giới thiệu đây là sinh sản hữu tính
-Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hay không?
 -Cá thể mới được hình thành từ đâu?
- Vậy sinh sản hữu tính là gì? Các em hãy trả lời câu hỏi lệnh trong SGK?
- Trả lời: Chó, mèo, trâu, bò
- Có
-Hợp tử
- Đáp án C
I. Sinh sản hữu tính là gì?
- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
14 phút:
5 phút
6 phút
3 
 HĐ 2: Tìm hiểu sinh sản hữu tính ở động vật
PP: Vấn đáp+ nc sgk
Slide 3
Có hai loại động vật là động vật đơn tính và động vật lưỡng tính.
-Cho ví dụ về động vật đơn tính?
-Cho ví dụ về động vật lưỡng tính?
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. SSHT ở ĐV thường có mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Slide 4
-Số lưỡng nhiễm sắc thể của tinh trùng, trứng và phôi.
- Trong cá thể cái có noãn bào, cá thể đực có tinh bào. Từ noãn bào và tinh bào trải qua qua quá trình gì để tạo thành trứng và tinh trùng?
- Nhờ các quá trình nào mà từ trứng và tinh trùng đơn bội (n) có thể tạo ra cá thể con lương bội (2n)?
 Nhờ 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh mà cá thể con tạo thành có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) giống bố, mẹ.
-Sơ đồ này áp dụng đối với nhóm ĐV nào? Vì sao?
- Vậy SSHT ở động vật lưỡng tính có gì khác so với SSHT ở động vật đơn tính.
- Sinh sản hữu tính ở động vật lưỡng tính có những ưu điểm và hạn chế gì so với sinh sản hữu tính ở động vật đơn tính.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính (cho điểm bài cũ).
- Vậy sinh sản hữu tính có những ưu và nhược điểm gì?
 + Ưu điểm?
-Tại sao sinh sản hữu tính lại có thể tạo ra các cá thể đa dạng về đặc diểm di truyền.
 Nhờ có sự phân li và tổ hợp của các giao tử trong giảm phân và thụ tinh mà cá thể con có thể tổ hợp lại những đặc điểm của cá thể bố và cá thể mẹ tạo ra vô số tổ hợp có các đặc điểm khác nhau.
Ở ĐV SSHT khi mật độ cá thể xuống quá thấp thì các cá thể khó có khả năng gặp nhau → cản trở quá trình sinh sản → ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài.
-Chó, mèo gà.
-Giun đất, ốc sên.
- Nghiên cứu SGK trả lời: 3 giai đoạn:
 + Hình thành tinh trùng và trứng.
 + Thụ tinh.
 + Phát triển phôi.
- Tinh trùng và trứng: n, hợp tử: 2n.
- Giảm phân.
- Thụ tinh.
- Đơn tính. Vì trong ví dụ này có 2 cá thể tham gia vào quá trình sinh sản. Cá thể đực cho tinh trùng và cá thể cái cho trứng.
- SSHT ở động vật lưỡng tính thì 2 cá thể bất kì có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
- Ưu: 2 cá thể bất kì giao phối đều có thể sinh con → khắc phục một số nhược điểm như di chuyển chậm, ít có cơ hội gặp nhau
- Nhược: Tiêu tốn năng lượng cho việc hình thành, duy trì hoạt động của 2 cơ quan sinh sản, anh hưởng đến đời sống của cá thể.
+ Ưu điểm:
 → Các cá thể độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
 → Tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định, ít biến động, vì vậy quần thể phát triển nhanh.
 → Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
 + Nhược điểm:
 → Tạo ra các cá thể giống nhau và giống mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
+ Ưu: Tạo ra các cá thể đa dạng về các đặc điểm di truyền → ĐV có thể thích nghi và phát triền trong điều kiện sống thay đổi
+ Nhược: Khi mật độ cá thể quá thấp thì khó duy trì được quần thể.
- Vì: Có sự phân li và tổ hợp của các giao tử đực và giao tử cái trong giảm phân và thụ tinh.
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
- Giai đoạn 1: Hình thành trứng và tinh trùng.
- Giai đoạn 2: Thụ tinh.
- Giai đoạn 3: Phát triển phôi.
 Ưu, nhược điểm của sinh sản hữu tính.
- Ưu điểm: Tạo ra các cá thể đa dạng về các đặc điểm di truyền → ĐV có thể thích nghi và phát triền trong điều kiện sống thay đổi.
- Nhược điểm: Khi mật độ cá thể quá thấp thì khó duy trì được quần thể.
13 phút:
6 phút
2 phút
5 phút
 HĐ 3: Tìm hiểu các hình thức thụ tinh
PP: Vấn đáp+trực quan+nc sgk
- Dựa vào phương thức thụ tinh ta có những hình thức thụ tinh nào?
Slide 5
Câu hỏi lệnh: Hãy cho biết thụ tinh ở ếch và ở rắn là hình thức thụ tinh ngoài hay thụ tinh trong?
-Thụ tinh ngoài là gì?
-Môi trường thụ tinh?
-VD?
-Thụ tinh trong là gì?
-Môi trường thụ tinh?
-VD?
- Câu hỏi lệnh trong SGk?
 -Cho biết ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
Gợi ý → So sánh số lượng trứng tạo ra/ số lượng trứng được thụ tinh
 → Hình thức thụ tinh nào cần có môi trường nước.
- Vậy ưu điểm của thụ tinh trong là gì?
Slide 6
- Ngoài ra dựa vào nguồn gốc giao tử tham gia thụ tinh mà người ta còn chia thụ tinh ra làm 2 hình thức là tự thụ tinh và thụ tinh chéo.
 - Cung cấp khái niệm tự thụ tinh.
Không phải tất cả các loài ĐV lưỡng tính tự thụ tinh. Nhóm động vật tụ thụ tinh thường là những động vật bậc thấp. VD: Bọt biển, Ở bọt biển chỉ có 2 lớp tế bào (ngoài và trong) chưa có cơ quan sinh sản phân hóa. Một loại tế bào của thành cơ thể giảm phân tạo thành tinh trùng có roi di động hoặc trứng bất động. Sau đó trứng và tinh trùng của cơ thể bọt biển này thụ tinh với nhau tạo thành cơ thể mới.
 - Dựa vào khái niệm tự thụ tinh ( về số cá thể tham gia, nguồn gốc của các giao tử đực và giao tử cái). Hãy cho biết thụ tinh chéo là gì?
- Em hãy nêu một số ví dụ:
- Vậy thụ tinh chéo có ở động vật đơn tính hay lưỡng tính.
- Thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
+ Ếch: Thụ tinh ngoài.
 + Rắn: Thụ tinh trong.
- Trả lời:
 + Số lượng trứng tạo ra nhiều nhưng số trứng được thụ tinh ít.
+ Thụ tinh ngoài cần mt nước để tinh trùng có thể di chuyển đến trứng để thụ tinh
 + Thụ tinh không phụ thuộc vào nước.
 + Tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục cái nên hiệu quả thụ tinh cao.
- Là hình thức thụ tinh mà có 2 cá thể, một cá thể sinh ra tinh trùng, một cá thể sinh ra trứng, rồi 2 loại giao tử này thụ tinh với nhau tạo ra hợp tử, phát triển thành cơ thể mới.
- VD: Chó, mèo, trâu, bò
- Cả đơn tính và lưỡng tính
III. Các hình thức thụ tinh.
1. Dựa vào phương thức thụ tinh.
a. Thụ tinh ngoài.
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái.
- Môi trường nước
-VD Cá, ếch, nhái.
b. Thụ tinh trong.
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Trong cơ quan sinh dục của cơ thể cái
VD: Rắn, khỉ, chó, mèo....
c. Ưu điểm của thụ tinh trong.
- Thụ tinh không phụ thuộc vào nước.
- Tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục cái nên hiệu quả thụ tinh cao.
2. Dựa vào nguồn gốc giao tử tham gia thụ tinh.
Tự thụ tinh.
 - Là hình thức sinh sản hữu tính mà một cá thể có thể hình thành cả giao tử đực và giao tử cái, giao tử đực và giao tử cái của cá thể này thụ tinh với nhau.
 - Ví dụ: bọt biển:
Thụ tinh chéo.
- Là hình thức thụ tinh mà có 2 cá thể, một cá thể sinh ra tinh trùng, một cá thể sinh ra trứng, 2 loại giao tử này thụ tinh với nhau tạo ra hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
VD: chó, mèo, trâu, bò, nhiều loài cá, chim
4 phút
 HĐ 4: Tìm hiểu đẻ trứng và đẻ con
PP: Vấn đáp liên hệ thực tiễn 
Slide 7
- Nêu 1 vài ví dụ về hình thức đẻ trứng và đẻ con.
- Sự khác nhau giữa đẻ trứng và đẻ con?
- Hình thức nào có ưu thế hơn? Vì sao?
- Lưu ý hiên tượng noãn thai sinh: ở một số loài cá( cá kiếm, cá mún) có hiên tượng noãn thai sinh. Trứng phát triển trong ống dẫn trứng của con mẹ, nở thành con sau đó được đẻ ra ngoài. Phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhưng không có liên hệ gì, chỉ mang tính ở nhờ.
+ Đẻ trứng: cá, ếch, chim,
 + Đẻ con: Chó, mèo, sư tử,
+ Đẻ trứng: Phôi phát triển trong trứng nhờ vào noãn hoàng
 + Đẻ con: phôi thai phát triển nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai.
-Đẻ con có ưu thế hơn vì: Phôi thai phát triển tốt trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ mẹ qua nhau thai. Thai được bảo vệ an toàn, tránh được tác nhân từ môi trường.
IV. Các hình thức sinh sản
-Đẻ trứng: Phôi phát triển trong trứng nhờ vào noãn hoàng
 -Đẻ con: phôi thai phát triển nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai.
4.Củng cố:
5.Hướng dẫn học ở nhà:
-Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
-Đọc phần em có biết: “Hôn nhân cũng nguy hiểm”.
-Ôn lại các kiến thức đã học về hoocmon
-Xem trước bài mới: Cơ chế điều hòa sinh sản.
IV. Rút kinh nghệm:

File đính kèm:

  • docxBai_45_Sinh_san_huu_tinh_o_dong_vat.docx