Giáo án Ngũ văn lớp 6 kỳ 2

Tiết 104. Văn bản:

 CÔ TÔ (tiếp theo)

 ( Nguyễn Tuân)

1. Mục tiêu

 a)Về Kiến thức

 Giúp học sinh:

 - Vẻ đẹp của một đất nước ở một vùng biển đảo.

 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản

 -Tiết 2: Học sinh nắm và phân tích 2 phần còn lại của văn bản.

*MT:

 - Liên hệ cảnh biển đảo đẹp

 b) Về Kỹ năng

 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm bài văn: giọng đọc vui tươi hồ hởi

 - Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả

 - Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.

 

doc379 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngũ văn lớp 6 kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng
Hình ảnh con đường vàng trong sự hồi tưởng của tác giả, đó có thể là con đường nắng vàng, con đường bên cánh đồng vàng, đường phố Hàng Bè ngập nắng vàng. Đẹp hơn, đó là con đường cách mạng mà chú bé Lượm đang đi với sự hồn nhiên, yêu đời, tràn đầy niềm vui (Như con chim chính, nhảy trên đường vàng); nhịp thơ nhanh, ngắn, vần trắc, tạo âm điệu vui tươi, khoẻ khoắn - gợi sự liên tưởng đến bước chân tinh nghịch của chú bé; lời nói: chân thật, hồn nhiên rất trẻ con (cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à, Ở đồn Mang Cá, Thích hơn ở nhà), yêu thích công việc cách mạng, phải đương đầu với sự hy sinh mất mát như niềm vui của những đứa trẻ với trò chơi thả diều, bắt bướm vậy.
So sánh thật giản dị mà thật sát hợp vì giúp chúng ta hình dung cả dáng điệu, tâm hồn, hoàn cảnh của chú bé Lượm đi liên lạc mà như đi học hằng ngày.
Niềm vui, trong niềm vui ấy vừa có cái bồng bột của tuổi trẻ vừa có ý thức tự hào, kiêu hãnh khi được đóng góp sức lực nhỏ bé cho kháng chiến. Trong lời chào cũng mang dấu ấn của niềm vui vừa nghiêm trang vừa tinh nghịch. Bởi, em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy.
 Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ bé, nhanh nhẹn, hồn nhiên,vô tư, vui tươi yêu đời,say mê với công việc kháng chiến.
2. Hình ảnh Lượm trongchuyến đi liên lạc cuối cùng:
- Ra thế 
Lượm ơi!...
- Khổ thơ thay đổi đột ngột, có một câu thơ chia thành hai dòng, làm thành một khổ riêng, nhịp 2/2. Câu thơ như gãy đôi kết hợp với dùng từ cảm thán thiết tha. Cách diễn đạt ấy cho thấy tin Lượm hy sinh thật đột ngột, bất ngờ đồng thời thể hiện được sự bàng hoàng, đau sót, thảng thốt như một tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ khi chợt nghe tin Lượm hi sinh.
- [...] Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
- [...] Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
- Cách miêu tả dùng từ ngữ đặc sắc, giầu cảm súc, sử dụng những động từ, tính từ miêu tả có sức gợi hình ảnh, cảm giác khi khắc hoạ hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh. Dùng động từ “vụt” từ chỉ hành động lao đi rất nhanh. Từ láy “vèo vèo” chỉ làn đạn dày đặc đan chéo nhau cho thấy công việc của Lượm vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Câu hỏi tu từ Sợ chi hiểm nghèo? Cho thấy Lượm rất dũng cảm không sợ hiểm nguy khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh Lượm là hình ảnh của rất nhiều thiếu niên việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu nước đầy vẻ vang của dân tộc như Lê Văn Tám, Kim Đồng, Vừ A Dính
Từ “bỗng” diễn tả sự việc diễn ra đột ngột, bất ngờ, câu thơ bị ngắt quãng làm đôi, tiếp theo là tiếng gọi nghẹn ngào như tiếng nấc của tác giả, gợi cảm giác đau đớn, xót xa, khi hình dung Lượm hy sinh. 
“Thôi rồi, Lượm ơi” câu thơ ngắt đột ngột ở giữa câu và kết thúc là dấu chấm cảm thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa, nghẹn ngào. 
Lượm ơi, còn không?
Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Có thể thấy, nhà thơ đau đớn trước sự hy sinh của lượm, nhưng nhà thơ không dừng lại lâu ở nỗi xót thương. Sự hi sinh của Lượm là thiêng liêng, cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ giữa cánh đồng lúa quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn bé nhỏ ấy đã hóa thân vào với thiên nhiên đất nước. Sự hi sinh của Lượm đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp, tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa.
 * Lượm dũng cảm làm nhiệm vụ và hi sinh anh dũng, nhà thơ đau xót, nghẹn ngào tiếc thương, trân trọng, tự hào về em. 
3. Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi:
Câu thơ là một câu hỏi tu từ (hỏi không phải dùng để hỏi mà để khẳng định). Câu thơ đứng riêng thành một khổ riêng, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng bạn đọc, thể hiện rõ hơn tình cảm vừa nghẹn ngào, đau xót vừa ngỡ ngàng của tác giả như không muốn tin rằng Lượm không còn nữa, một câu thơ day dứt lòng người.
Hai khổ thơ cuối bài lặp lại gần như hoàn toàn khổ 2-3. Cáh lặp như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng.
Mở đầu đoạn cuối là câu Lượm ơi, còn không? tiếp ngay sau đoạn miêu tả sự hi
 sinh của Lượm, như một câu vừa đau xót vừa ngỡ ngàng như không muốn tin rằng Lượm không còn nữa.
* Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước, với dân tộc Việt Nam.
III. Tổng kết- ghi nhớ (3’)
1) NT: -Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hìnhvà giàu âm điệu
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Cách ngắt các câu thơ : thể hiện sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm : Hình ảnh chú bé Lượm vui tươi, hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm sẽ sống mãi trong long tác giả, trong lòng chúng ta.
2) ND ý nghĩa văn bản: Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
	* Ghi nhớ SGK. T. 77.
c) Củng cố, luyện tập:(1’)	 
? Qua nội dung vừa tìm hiểu, em thích nhất hình ảnh nào của Lượm? Vì sao?
- HS: tự bộc lộ.
- GV: nhận xét, đánh giá.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
- Xem lại nội dung toàn bài đã phân tích 
- Học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bài Mưa 
RÚT KINH NGHIỆM
Thời gian giảng toàn bài:.............................................................................................
Thời gian giảng từng phần:..........................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
Ngày soạn: 10/ 3 / 2015 Ngày dạy: .../..../2015 Dạy lớp:.....
 .../..../2015 Dạy lớp:....
TIẾT 100 Văn bản HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: MƯA
 (Trần Đăng Khoa) 1. Mục tiêu: 
	a)Về Kiến thức: 
	- Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động được trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lơn lao của con người trong cơn mưa.
	- Tác dung của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản. 
	b) Về kĩ năng: 
	- Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ dược viết theo thể thơ tự do 
	- Đọc hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.
	- Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ có trong bài thơ.
	- Trình bày được những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
*KNS :
	- Kĩ năng nhận thức : Biết về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	- Kĩ năng đọc : Đọc diễn cảm bài thơ
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo : Tìm những câu thơ để nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài
c) Về Thái độ
- HS có ý thức tìm hiểu văn bản cảm nhận phân tích thơ và yêu thích bảo vệ thiên nhiên.
* Từ đó học sinh hình thành năng lực :
- Năng lực giao tiêp.
- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học và cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt,
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a)Chuẩn bị của GV:
 SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng + soạn giáo án chu đáo
	b)Chuẩn bị của HS:
 SGK, vở ghi, học bài cũ, soạn bài theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	a) Kiểm tra bài cũ: (5’) Miệng
	* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ Lượm của Tố Hữu. Cho biết hình ảnh Lượm được khắc hoạ trong phần đầu của bài thơ như thế nào?
	* Đáp án - Biểu điểm: 
 - Đọc thuộc lòng đúng yêu cầu. ( 5 điểm) 
- Hình ảnh Lượm được khắc hoạ trong phần đầu của bài thơ đó là một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, yêu công việc cách mạng.(5điểm) 
* Đặt vấn đề vào bài mới(1’): Các em đã được học phương pháp viết văn miêu tả cảnh. Trong tiết văn hôm nay, các em sẽ được hướng dẫn đọc thêm bài “Mưa” của tác giả Trần Đăng Khoa một bài thơ thể hiện nghệ thuật tả cảnh rất độc đáo
b) Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV
?TB
GV
?TB
GV
GV
?KH
?TB
?TB
GV
?KH
?TB
GV
?TB
?KH
?KH
?KG
GV
?TB
?KH
?TB
?TB
?KH
?KH
?TB
GV
?K
GV
 Gọi HS đọc chú thích * SGK. T. 80.
Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
Trần Đăng Khoa sinh 1958; quê Nam Sách -Hải Dương. Trần Đăng Khoa làm thơ từ nhỏ khi còn là HS tiểu học đã có nhiều bài thơ được đăng báo. Tập thơ đầu được in năm 1968, lúc tác giả mới 10 tuổi. 
Các tập thơ: Thơ Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ máy bay.
Thơ ông thường viết về những con người bình dị, con vật gần gũi ở làng quê, dưới con mắt hồn nhiên ngây thơ của một chú bé ở nông thôn, sử dụng từ ngữ độc đáo, tinh tế.
Bài thơ được sáng tác năm nào ?
Trần Đăng Khoa viết bài thơ này năm 1967 khi ấy tác giả mới 9 tuổi, đang là một cây bút thiếu nhi rất nổi tiếng. Thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang về khí thế của thời đại chống Mĩ cứu nước. Bài “Mưa” cũng nằm trong mạch cảm xúc ấy.
Nêu yêu cầu đọc: Đọc rõ ràng, giọng nhanh, vui phù hợp với nhịp thơ, nhấn mạnh ở những dòng thơ 1 tiếng và các hình ảnh về hình dáng, động tác hành động của cảnh vật.
GV: Đọc mẫu 1 lần toàn bộ bài thơ. 
Gọi 2 HS đọc.
 Nêu nhận xét của em về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong toàn bài và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung?
Cơn mưa rào được miêu tả theo trình tự nào?
Dựa vào trình tự em hãy nêu bố cục của bài thơ?
Điều đáng chú ý trong việc miêu tả cơn mưa là bài thơ không chỉ tả trực tiếp cơn mưa với sấm, chớp, mà còn tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chính qua những trạng thái, hoạt động này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và tác động của cơn mưa đến toàn bộ cảnh vật trên mặt đất.
=> Đối tượng miêu tả chủ yếu trong bài thơ là cảnh vật trước và trong cơn mưa. Bên cạnh đó còn có hình ảnh con người. Trước hết chúng ta sẽ đi phân tích về cảnh vật.
Bài thơ Trần Đăng Khoa miêu tả cảnh gì ? Ở vùng nào ? Vào mùa nào ?
Đối tượng miêu tả ?
Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước khi mưa và sau khi mưa
 Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Có gì đặc sắc trong cách miêu tả ?
Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì ?
Phân tích tác dụng của nhân hóa trong một số trường hợp đặc sắc?
Phép nhân hóa ở đây được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ.
Trong cơn mưa cảnh vật được miêu tả như thế nào?
Em cảm nhận ntn về cảnh vật lúc mưa ?
Vậy từ phân tích em có nêu nhận xét và hình dung ntn về bức tranh thiên nhiên mà TĐK miêu tả ?
Hình ảnh con người được tác giả miêu tả qua những câu thơ nào?
Em nhận xét nghệ thuật miêu tả ở đoạn này? (Tg sd biện pháp nghệ thuật nào trong những câu thơ này ? Giúp ta hiểu điều gì ? )
Biện pháp nghệ thuật nói trên có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh con người trong khung cảnh của trận mưa dữ dội đó?
Từ đó giúp em cẩm nhận điều gì về hình ảnh con người ?
Dưới con mắt của Trần Đăng Khoa, hình ảnh người cha - người lao động bình dị. Bằng tình cảm yêu thương, kính phục, tự hào, Trần Đăng Khoa đã tôn vinh người cha, nâng người cha lên ngang tầm vũ trụ. 
Các câu thơ này đã thể hiện sự đối lập giữa thiên nhiên và con người để nêu bật vẻ đẹp của con người trước cái dữ dội của cơn mưa. Trong khung cảnh đó, hình ảnh con người xuất hiện với tầm vóc lớn lao và tư thế thật hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
Tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là cái nền để tôn cao tư thế của con người
Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của bài thơ?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
I. Đọc và tìm hiểu chung (7’)
 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Trần Đăng Khoa sinh 1958; quê Hải Dương, năng khiếu thơ nảy nở rất sớm.
+ Thơ ông hồn nhiên, bình dị, gần gũi với làng quê.
- Bài “Mưa” viết năm 1967 rút trong tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời”.
2. Đọc
*Y/c đọc:
Tác giả sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ (phần lớn là hai chữ) cùng với nhịp nhanh, dồn dập và những động từ chỉ hoạt động khẩn trương đã góp phần quan trọng diễn tả nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa rào mùa hè.
Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gian qua trạng thái hành động của các sự vật, loài vật từ lúc sắp mưa đến khi cơn mưa diễn ra.
Bài thơ có thể chia làm 2 phần:
 - Phần 1 từ đầu đến “nhảy múa”: Quang cảnh sắp mưa với những hoạt động, trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật. 
 -Phần 2 còn lại: Tả cảnh trong cơn mưa, trong đó 4 dòng cuối là hình ảnh con người nổi bật trong khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa.
II. Phân tích (22’)
1. Bức tranh thiên nhiên
-Cảnh mưa rào ở làng quê đồng bằng bắc bộ vào mùa hè
Thiên nhiên và con người
- Con mối bay ra: Mối trẻ bay cao
 Mối già bay thấp
-Gà con : Tìm nơi ẩn nấp
- Ông trời : Mặc áo giáp đen ra trận
- Mía : Múa gươm
- Kiến : Hành quân
- Cỏ gà Rung tai nghe
- Bụi tre : Tần ngần gỡ tóc
- Hàng bưởi : Đu đưa bế lũ con
- Dùng ĐT, TT,tưởng tượng làm cho cảnh vật trước cơn mưa hiện lên thật sinh động
Ptích hình ảnh :Những con mối và đàn kiến
->Từ thực tế đến liên tưởng phong phú , stạo trong thể hiện
-Nhà thơ đã dùng phép nhân hoá gọi tả con vật bằng những từ ngữ vốn để tả người : Mối, Ông trời, cây mía
Ông trời, cây mía, kiến là những hình ảnh nhân hóa đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ khẩn trương. Ông trời mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Còn muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo. Kiến đi từng đàn vội vã và có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.
-Mưa : Ù ù như xay lúa – Rơi lộp bộp
- Đất trời : Mù trắng nước
- Cóc nhảy chồm chồm
- Chó sủa
- Cây lúa hả hê
- Cảnh vật được miêu tả chính xác, phù hợp làm nổi bạt cảnh mưa rào
Bức tranh thiên nhiên hiện lên sống động phong phú, đầy sức sống qua hình ảnh cây cối , các loài vật trước và trong cơn mưa.
2. Hình ảnh con người
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
Nghệ thuật miêu tả: hoạt động, tư thế. Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa được tác giả nhìn như là đang đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa.
-Sử dụng cách nói ẩn dụ, điệp từ làm nổi bật vẻ đẹp lớn lao, tầm vóc của người cha, thể hiện sự vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của một người lao động.
Hình ảnh người cha đi cầy về trong tư thế “đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa” hiện lên mạnh mẽ đẹp đẽ => Hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, sánh ngang cùng vũ trụ
III. Tổng kết- ghi nhớ (5’)
1)NT: - Sử dụng thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp nhanh.
- Sử dụng phép nhân hoá,tác giả tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa
- Khắc hoạ hình ảnh người cha đi cầy về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
- Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo.
2)ND ý nghĩa văn bản: Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững trãi của con người.Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý củamình.
*Ghi nhớ:(SGK)
c) Củng cố, luyện tập:(3’)
? Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hóa để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ?
 Mối, ông trời, kiến, cây mía, cỏ gà, bụi tre, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi
?Nêu nội dung cơ bản của bài thơ?
-Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; đồng thời khắc họa một cách tài tình vẻ đẹp lớn lao của con người trước sự chuyển động mạnh mẽ của thiên nhiên.
d) Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà: (2’)
Học thuộc bài thơ, làm bài 2 phần luyện tập. 
Tiết tới soạn Hoán dụ. 
RÚT KINH NGHIỆM
Thời gian giảng toàn bài:.............................................................................................
Thời gian giảng từng phần:..........................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
...........................
 BÀI 24, 25
Kết quả cần đạt.
 - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng của hoán dụ. 
 - Nắm được đặc điểm thể thơ bốn chữ và tập làm thể thơ này. Biết vận dụng yếu tố kể và tả khi tập làm thơ bốn chữ.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
Ngày soạn: 15/ 3 / 2015 Ngày dạy: .../..../2015 Dạy lớp:.....
 .../..../2015 Dạy lớp:....
Tiết 101. Tiếng Việt:
HOÁN DỤ
1.Mục tiêu
	a)Về Kiến thức
 - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ của hoán dụ. 
	- Tác dụng của phép hoán dụ 
	b)Về Kỹ năng: 
	- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
	- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết.
*KNS:
	- Kĩ năng nhận thức: Thế nào là hoán dụ, tác dụng của hoán dụ
	- Kĩ năng tư duy, sáng tạo: Xét VD để rút ra bài học và vận dụng lí thuyết vào làm bài tập
	c)Về Thái độ
	- Học sinh có ý thức tìm hiểu hoán dụ và có ý thức sử dụng hoán dụ vào việc đọc- hiểu văn bản.	
* Từ đó học sinh hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
- Năng lực nhận thức.
 2. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của Giáo viên: 
 Nghiên cứu kĩ SGK, SGV+ Chuẩn kiến thức kỹ năng+ soạn giáo án chu đáo + Chuẩn bị đồ dùng dạy học như bảng phụ - bút viết bảng.
 	b)Chuẩn bị của Học sinh: 
 Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên. 
3. Tiến trình bài dạy
 	a)Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng	
 * Câu hỏi:Ẩn dụ là gì? Có những kiểu ẩn dụ nào? Lấy một ví dụ có sử dụng ẩn dụ? Nói rõ đó là kiểu ẩn dụ nào?
* Đáp án - Biểu điểm:
 - Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.(4diểm)
 - Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:
	+ Ẩn dụ hình thức.
	+ Ẩn dụ cách thức.
	+ Ẩn dụ phẩm chất.
	+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.(4 điểm)
 - Ví dụ: (2 điểm) 
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	=> Mặt trời (trong lăng) là hình ảnh ẩn dụ phẩm chất Š Bác Hồ.
 	*Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút). Nhà thơ Nguyễn Bímh khi viết về nỗi nhớ trong tình yêu đôi lứa đã có câu: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
 Cau thôn Đông nhớ trầu không thôn Đoài
Vậy thôn Đoài – thôn Đông là nhớ đến ai ? đó là biện pháp nghẹ thuật gì? Mà Nguyến Bính lại sử dụng thành công vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay...
 b) Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
G
G
?TB
?TB
?KH
GV
GV
? KH
? TB
GV
?KH
?KH
GV
GV
GV
?TB
?KH
?KH
?TB
?KH
GV
? TB
?TB
GV
? KH
GV
GV
GV
?KH
GV
?TB
GV
GV: Ghi ví dụ lên bảng:
 GV: Gọi HS đọc ví dụ, chú ý các từ ngữ được gạch chân (in đậm trong SGK).
 Tác giả sử dụng từ ngữ nào khiến ta liên tưởng đến con người ?
Cách sử dụng Áo nâu, áo xanh,nông thôn, thành thị ngụ ý nói đến ai ?
Theo em, giữa các từ áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật mà nó biểu thị có mối quan hệ như thế nào? 
Như vậy, ta thấy trong ví dụ trên, các từ in đậm với sự vật mà nó biểu thị có mối quan hệ đi đôi, gần gũi với nhau. cụ thể nói đến sự vật này là nghĩ đến sự vật kia. Mối quan hệ đi đôi này là mối quan hệ khách quan (tất yếu). Đây là điểm biệt cơ bản với mối quan hệ trong phép ẩn dụ. Ở ẩn dụ là mối qua hệ chủ q

File đính kèm:

  • docvan 6 ki 2 Tuân.doc