Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 28: Trượng trưng - Năm học 2015-2016

Quả dưa vẹo vọ

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn

+ Con cò lặn lội bờ sông.

- Vì: + Con cò là loài chim rất gần gũi với người nông dân.

+ Con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân: gắn bó với ruộng đồng, chịu khó lặn lội kiếm sống.

- Lận đận một mình

Lên thác xuống ghềnh bấy nay.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 28: Trượng trưng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 / 11 /2015
 Ngày dạy 8A: / 11 /2015 
 8B: /11 /2015
 Tiết 28 – TƯỢNG TRƯNG
 1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức
	- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về biện pháp nghệ thuật tượng trưng.
	- Tác dụng của phép tượng trưng.
 b. Kĩ năng.
	Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tượng trưng.
 c. Thái độ.
	Giáo dục học sinh ý thức sử dụng biện pháp tượng trưng đúng.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Nghiên cứu tài liệu, sgk, soạn bài.
 b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 * Câu hỏi: 
 ? Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ?
 * Đáp án: 
 Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
 - Có 4 kiểu hoán dụ
 + Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
 + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. 
 + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
 + Lấy cái cụ thể để gọi các trừu tượng.
 b. Bài mới.
 * Vào bài (1’): Trong văn học các em hay gặp các hình ảnh các con vật, sự vật tượng trưng cho con người hay số phận con người  đó là tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tượng trưng, vậy thế nào là tượng trưng cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Thế nào là tượng trưng?( 15’)
GV cung cấp ví dụ: 
? Bài ca dao nói về cuộc đời của ai?
 Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình. 
? Em có thể kể ra một số bài ca dao có nội dung như vậy và giải thích vì sao?
? Ở hai câu đầu có những từ ngữ nào gợi tả rõ nét cuộc đời con cò?
?Qua đó ta thấy điều gì ở cuộc đời con cò?
? Ở hai câu thơ cuối cho thấy cò thường gặp những cảnh ngộ nào?
? Hình ảnh” bể đầy, ao cạn chỉ cảnh ngộ cò gặp phải là cảnh ngộ như thế nào?
? Những cảnh ngang trái gặp phải khiến cho con cò trở nên như thế nào?
GV: Vậy hình ảnh con cò là tượng trưng cho người nông dân.
? vậy em hãy cho biết thế nào là tượng trưng?
GV chốt kiến thức- ghi bảng.
- Bài ca dao nói về cuộc đời của con cò.
- Ví dụ:
+ Con cò mà đi ăn đêm .
+ Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
+ Con cò lặn lội bờ sông.
- Vì: + Con cò là loài chim rất gần gũi với người nông dân.
+ Con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân: gắn bó với ruộng đồng, chịu khó lặn lội kiếm sống.
- Lận đận một mình
Lên thác xuống ghềnh bấy nay.
- Cuộc đời lận đận, vất vả đắng cay của người nông dân trong xã hội phong kiến.
- Thực tế: bể đầy, ao cạn - cò rất khó kiếm ăn.
- Nghĩa bóng: đây là nghĩa biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc, nhiều khó nhọc và sự kiến sống vất vả của cò.
- Gầy cò con (ý muốn nói ý: cò phải chịu khổ cực nhiều)
- Hs suy nghĩ, trả lời.
- Ghi.
1.Thế nào là tượng trưng?
 Tượng trưng là biện pháp tu từ biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ có tính chất xã hội. Người ta quy ước với nhau rằng từ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó.
Hoạt động 2: Luyện tập ( 20’ )
GV cho học sinh quan sát bức tranh.
?Quan sát tranh và giải thích ý nghĩa tượng trưng của Tùng, Cúc, Trúc, Mai?
GVNX – chốt kiến thức.
GV bổ sung: 
 Tùng tượng trưng mùa Đông
Trong bộ tranh Tùng Cúc Trúc Mai thì Tùng đại diện cho mùa Xuân. Chữ Tùng có nghĩa là cây Thông. Ta gọi là Tùng, Bách, Thông nhưng Tàu chỉ gọi là Tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng Tùng La hán, Tùng mã vĩ (thông đuôi ngựa)...
Cây Tùng mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó mọc ngay ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ thể hiện sức sống bền bỉ. Người xưa xem tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ, Tùng còn là đại diện của khí tiết. Ngoài ra, trong quan niệm xem bói của người Trung Hoa, Tùng còn có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh nên Tùng mang lại sự bình yên, àn lành cho con người. Như vậy trong những bức tranh phong thủy, cây Tùng thường có ý nghĩa là bậc trượng phu, đại trượng phu.
 Nói đến cây Trúc tức là mùa Hạ
Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung. Chứ không phải là cây Trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Chỉ có điều cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé (măng - bambooshot). Đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy
Như vậy, ý nghĩa trong tranh phong thủy mà có hình ảnh cây Trúc chính là một trong những biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Nó là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc đời. Không những thế, cây tre, Trúc còn là biểu tượng của tài lộc.
 Cúc, tức là mùa Thu: 
 Về hoa, các văn nhân Trung Quốc thường gán cho từng loại hoa một đức tính, một ý nghĩa tượng trưng văn học nào đó, và các họa sĩ đã tiếp thu toàn bộ những quan niệm này. Một vài phân tích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa trong tranh phong thủy có hình tượng hoa Cúc. Chu Đôn Di đời Tống từng nói: "Trong các loài hoa, Cúc là kẻ ẩn dật, mẫu đơn là kẻ phú quý và sen là bậc quân tử vậy". “Cứ mỗi độ thu sang, hoa Cúc lại nở vàng”.
 Hoa Cúc là một trong bốn loại hoa quyền quý trong văn hóa Trung Hoa. Hoa Cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong phong thủy nhà ở, nguồn năng lượng mà hoa Cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho căn nhà.
Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi tranh phong thủy hoa Cúc đều biết Hoa Cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm
 Mai - Mùa Xuân: 
Mai là 1 cây hoa quý đối với người Trung Quốc, có thể coi là Quốc hoa. nó có màu trắng hoặc hồng. Không phải là giống hoa Mai vàng của miền Nam đâu. Vì nó trắng nên tượng trưng cho sự thanh khiết. Nó chịu qua gió tuyết mùa đông (nên nhớ là có cả tuyết đấy) nên thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt. Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về.
Tranh phong thủy Hoa ai biểu tượng cho sự cao thượng , vinh hiển cao sang tượng trưng cho vua thời phong kiến . Cứ tết đến hoa Mai , đơm bông nẩy lộc độ xuân về, nó có ý nghĩa tình cảm , tình người , giàu sang tấn lộc tấn tài.
b. Em hãy chỉ ra các biểu tượng sau tượng trưng cho điều gì?
+ Chim bồ câu.
+ Búa liềm.
+ Màu trắng
+ Màu vàng
- Quan sát.
- Suy nghĩ và nhận xét .
- Ghi.
- Chim bồ câu: tượng trưng cho hòa bình.
- Búa liềm: g/c công nông
- Màu trắng ( VN) : sự tang tóc ( người Pháp màu tang tóc là màu đen).
- Màu vàng ( VN): tượng trưng cho quý giá, tượng trưng cho bất tử ( người Pháp màu vàng tượng trưng cho bệnh tật).
2. Luyện tập.
a. Quan sát tranh và giải thích ý nghĩa tượng trưng của Tùng, Cúc, Trúc, Mai.
* Tùng - cúc - trúc -mai: 
- Tượng trưng cho 4 mùa hè - thu - đông - xuân, hay tượng trưng cho 1 năm, 1 vòng thời gian theo quy luật. 
- Tượng trưng cho các đức tính: 
+ Tùng: khí phách của người quân tử, dẻo dai, chịu sóng gió và thọ. 
+Cúc: cao sang. 
+ Trúc: thanh cao, quân tử 
+ Mai: trí tuệ, tri thức, xinh đẹp.
- Tượng trưng đức tính nhẫn nại của người quân tử, tự cường mãi không thôi, luôn trau giồi tài đức trước nghịch cảnh cuộc đời.
b. Em hãy chỉ ra các biểu tượng sau tượng trưng cho điều gì?
c. Củng cố, luyện tập. (4’)
	- GV hệ thống lại nội dung bài học.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ, lấy ví dụ
	- Làm hoàn thiện các bài tập.
	- Chuẩn bị bài: Nói mỉa.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiết 28- T.c văn 8.doc
Giáo án liên quan