Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu

a. TRÒ CHƠI:Ai chuẩn hơn.

- Giáo viên cho thư ký tổng hợp kết quả, tổng lỗi của từng nhóm.

- Đánh giá cách sửa lỗi của từng nhóm.

- Cho điểm thi đua các nhóm với nhau.

b. TRÒ CHƠI: Cá mập tấn công.

- Một lỗi là bạn bị sa xuống ba bậc thang.

- Bạn tự sửa được một lỗi chính xác thì được lên một bậc.

- Thi đua theo 2 dãy chéo nhau. (Mỗi dãy cử 2 bạn cầm bài của 2 bạn đối dãy đọc và phát hiện lỗi.)

- Nếu không phát hiện được lỗi của bạn mà để chính dãy chủ phát hiện lỗi -> dãy không phát hiện bị sa xuống 3 bậc.

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 64 
 Hướng dẫn đọc thêm: 	 SÀI GÒN TÔI YÊU
 	(Minh Hương)	
 I.Mức độ cần đạt:
 1.Kiến thức:
 - Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên,khí hậu,cảnh quan và phong cách con người.
 - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
 II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản : Mùa xuân của tôi
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
GHI BẢNG
- Qua chú thích, em hiểu những gì về tác giả viết về Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh? 
? Em có thể kể tên những tác phẩm viết về Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh ? 
? Nhắc lại những hiểu biết của em về tuỳ bút ?
* Đây là bài tuỳ bút cần được đọc với giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động, chú ý các từ ngữ địa phương.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó theo SGK.
? Theo em, bài tuỳ bút này có bố cục như thế nào ?
(Bố cục văn bản khá mạch lạc, theo cảm xúc của người viết trước những mặt khác nhau của Sài Gòn.)
* Đọc đoạn văn.
? Đoạn văn đầu tiên này, tác giả đã bày tỏ những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi Sài Gòn ?
? Tác giả đã so sánh Sài Gòn với những ai và những cái gì ? Tác dụng của so sánh ấy ?
? Bên cạnh sự so sánh ấy, tác giả còn có những cảm nhận về thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. Em hãy tìm các chi tiết, hình ảnh nói về điều ấy ?
(Những cảm nhận về thời tiết như thế nào ? Qua đó , em thấy thời tiết của Sài Gòn có đặc điểm gì ?)
? Không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau được tác giả cảm nhận ra sao ?
? Khi nêu cảm nhận về Sài Gòn, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật gì ?
? Nhờ cách sử dụng những nghệ thuật ấy tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình như thế nào ?
(Đọc đoạn văn, chúng ta cũng được lây phần nào cái tình cảm thiết tha ấy > Đó chính là thành công của đoạn đầu tiên của bài tuỳ bút này: Gợi được sự đồng cảm nơi người đọc.)
? Và với tình yêu nồng nhiệt ấy tác giả tập trung nói về nét nổi bật nào ?
* Đọc đoạn 2:
? Đọc câu văn tác giả nêu nhận xét về đặc điểm cư dân Sài Gòn?
? Em hiểu tại sao ở đây chỉ toàn người Sài Gòn mặc dù không ít người gốc nơi khác ?
? Và đã là con người Sài Gòn, nhất là các cô gái Sài Gòn thì nét phong cách nổi bật là gì ?
? Em hãy tìm câu văn thể hiện rõ nhất đặc điểm riêng của cư dân Sài Gòn.
? Và tất cả những hình ảnh, đặc điểm đó đã tạo nên một Sài Gòn có đặc điểm chung về con người ra sao ?
? Với một loạt những cảm nhận hết sức tinh tế về thiên nhiên, cảnh vật, con người Sài Gòn tác giả đã bộc lộ tình yêu của mình dành cho thành phố này. Song ở đoạn cuối tình yêu ấy được khẳng định đầy đủ hơn nữa?
* Đọc đoạn cuối.
? ở trong đoạn này em có nhận thấy tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì ?
? Nói đến ý này, em có liên tưởng đến một câu thành ngữ nào đó ?
(Đất lành chim đậu.)
? Vậy hiện tượng trên cho thấy điều gì ?
? Thành phố có nhiều người hào phóng nhưng hiếm hoi dần chim chóc. Đọc những ý văn này, em thèm được nghe âm thanh gì, thèm được có cảm giác như thế nào ?
(Hãy nhớ đến một văn bản đã học trong lớp 6: Lao xao - Duy Khán.)
? Tuy có những khó khăn như vậy nhưng ưu điểm của Sài Gòn vẫn là cơ bản. Và với những ưu điểm ấy, chúng ta hiểu được tác giả muốn khẳng định điều gì ?
? Đoạn tuỳ bút đã có những thành công nào ?
- Trên cơ sở những hiểu biết, tình yêu của em đối với Sài Gòn thông qua sự đồng cảm với Minh Hương, em hãy học tập nhà văn truyền tình yêu dành cho quê hương mình sang mọi người bằng một đoạn văn viết về tình cảm của mình dành cho một miền quê nào đó mà em yêu nhất.
I.Tìm hiểu chung:
- Tác giả( SGK/ )
- Sài Gòn là thành phố có lịch sử hơn 300 năm. Từ sau tháng 4 năn 1975, Sài Gòn được đổi tên là TP HCM. Hiện nay, TP HCM đã trở thành trung tâm kinh tế và có số dân lớn nhất của cả nước.
3. Bố cục: 3 đoạn.
- Đoạn 1: Những ấn tượng chung bao quát về Sài Gòn.(Từ đầu đến "họ hàng".)
- Đoạn 2: Đặc điểm cư dân và phong cách người Sài Gòn.( Tiếp đến "1975".)
- Đoạn 3: Sài Gòn - đô thị hiền hoà, đất lành -> T/g của T/g.(phần còn lại).
II.Đọc – hiểu văn bản: 
1, Cảm tưởng chung về Sài Gòn:
-So Sài Gòn với nhiều thành phố khác trên đất nước ta, so với 5000 năm tuổi của đất nước -> nhấn mạnh độ trẻ trung, còn xuân của Sài Gòn.
- Thời tiết: nắng sớm ngọt ngào, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt -> nét riêng.
- Trời đang buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh -> sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết.
- Đêm : Thưa thớt tiếng ồn.
- Giờ cao điểm: náo động, dập dìu xe cộ.
- Buổi sáng tinh sương: không khí mát dịu, thanh sạch.
-> Điệp từ, điệp cấu trúc câu.
-> Tình yêu nồng nhiệt, tha thiết với Sài Gòn.
2, Phong cách người Sài Gòn:
- "ở trên đất này ... Sài Gòn cả"
-> Sự hoà hợp, hội tụ không phân biệt nguồn gốc.
- Người Sài Gòn nói chung: hề hà, dễ dãi, ít dàn dựng, chân thành, thẳng thắn.
- Các cô gái Sài Gòn: chân thành, bộc trực, cởi mở, vẻ đẹp tự nhiên mà ý nhị.
-> "Sài Gòn bao giờ cũng ... kéo đến".
-> Sức sống, nét đẹp riêng của thành phố, của con người nơi thành phố ấy.
3, Sài Gòn đất lành, đô thị hiền hoà:
- Sài Gòn là nơi đất lành nhưng rất ít chim.
-> Vấn đề môi trường và T/y của T/g dành cho thiên nhiên, môi trường.
=> Khẳng định tình yêu Sài Gòn dai dẳng và bền chặt với mơ ước mọi người ai cũng yêu Sài Gòn của tác giả.
4/ Ý nghĩa văn bản: Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố sài Gòn.
III. Tổng kết: ghi nhớ:
IV/ Hướng dẫn tự học:
- Tìm hiểu thêm về các đặc điểm thiên nhiên, kiến trúc, cuôc sống, phong cách con người của 3 thành phố tiêu biểu cho 3 miền : Sài Gòn( TP HCM- miền Nam), Huế ( miền Trung), Hà Nội (thủ đô- Miền Bắc).
- Viết bài văn ngắn, nêu rõ những nét riêng độc đáo ở quê hương em, hoặc ở địa phương mà em từng gắn bó.
* Dặn dò: 
Chuẩn bị bài : Luyện tập sử dụng từ.
-Ghi lại những lỗi thường dùng sai trong các bài làm văn.
- Nhận xét về việc sử dụng từ trong bài làm văn của các bạn.
Tiết 65 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
 I. Mức độ cần đạt
 1. Kiến thức: 
 - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp,đặc điểm ý nghĩa của từ.
 - Chuẩn mực sử dụng từ; một số lỗi thường gặp và cách sửa chữa.
 Lưu ý : học sinh đã học những kiến thức này.
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 II. Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở BT của HS ( 5 em)
 2. Bài mới:
 I. ĐỌC CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN CỦA EM TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAY: 
- Ghi lại những từ em đã dùng sai (về âm, về chính tả, về nghĩa, về tính chất ngữ pháp và về sắc thái biểu cảm). Nêu cách sửa những lỗi đó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập thành bảng theo mẫu:
Sai về
Lỗi cụ thể
Sửa lỗi
Tổng số lỗi
- Từ dùng sai âm.
- Từ dùng sai chính tả.
…………………..
II. ĐỌC BÀI TẬP LÀM VĂN CỦA CÁC BẠN CÙNG LỚP:
- Nhận xét về các trường hợp dùng từ không đúng nghĩa, không đúng tính chất ngữ pháp, không đúng sắc thái biểu cảm và không hợp tình huống giao tiếp trong bài làm của bạn.
- Lập bảng theo mẫu:
Sai về
Lỗi cụ thể
Sửa lỗi
Tổng số lỗi
- Dùng từ không đúng nghĩa.
- Dùng từ không đúng tính chất ngữ pháp
……………………………………
- Ở mỗi phần, giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi:
a. TRÒ CHƠI:Ai chuẩn hơn.
- Giáo viên cho thư ký tổng hợp kết quả, tổng lỗi của từng nhóm.
- Đánh giá cách sửa lỗi của từng nhóm.
- Cho điểm thi đua các nhóm với nhau.
b. TRÒ CHƠI: Cá mập tấn công.
- Một lỗi là bạn bị sa xuống ba bậc thang.
- Bạn tự sửa được một lỗi chính xác thì được lên một bậc.
- Thi đua theo 2 dãy chéo nhau. (Mỗi dãy cử 2 bạn cầm bài của 2 bạn đối dãy đọc và phát hiện lỗi.)
- Nếu không phát hiện được lỗi của bạn mà để chính dãy chủ phát hiện lỗi -> dãy không phát hiện bị sa xuống 3 bậc.
- Dãy phát hiện được lỗi mà dãy kia không sửa được lỗi -> sa xuống tiếp 3 bậc.
- Dãy tự phát hiện được lỗi được lên 2 bậc.
- Dãy tự sửa được lỗi được lên 2 bậc.
III. GIÁO VIÊN CUNG CẤP THÊM MỘT SỐ VÍ DỤ ĐỂ HỌC SINH SỬA LỖI DÙNG TỪ:
1. Lỗi dùng từ sai âm, sai chính tả:
- Nhóm từ gần âm, gần nghĩa:
+ hồi phục, khôi phục, khắc phục, khuất phục …
+ xuất gia, xuất giá.
+ xuất sắc, xuất chúng.
+ bàng quang – bàn quan.
2. Dùng từ sai nghĩa:
- xử trí – xử lý.
- thành quả - hiệu quả, kết quả 
3. Dùng từ thừa:
- ngày sinh nhật
- đêm dạ hội
a-Sử dụng từ không đúng âm, đúng c.tả:
-Da đình em có rất nhiều người: Ông bà, cha mẹ, anh chị em và cả cô gì, chú bác nữa.
-> gia đình, cô dì.
b-Dùng từ không đúng nghĩa:
-Trường của em ngày càng trong sáng.
-> khang trang.
c-Sử dụng từ không đúng t.chất ngữ pháp của câu:
-Nói năng của bạn thật là khó hiểu.
->Cách nói năng của bạn thật là khó hiểu. (Bạn nói năng thật khó hiểu.)
d-Sử dụng từ không đúng sắc thái biểu cảm, không hợp phong cách:
-Bọn giặc đã hi sinh rất nhiều.->bỏ mạng.
e-Không lạm dụng từ đ.phg, từ HV:
-Bạn ni, bạn đi mô ? ->này, đâu.
-Bác nông dân cùng phu nhân đi thăm đồng. ->Bác nông dân cùng vợ đi...
4.Hướng dẫn tự học – Dặn dò :
 - Đối chiếu những lỗi dùng sai đã tìm dược ở lớp với một bài làm ( ở môn học khác) của bản thân để sửa lại cho đúng.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 66 NS: 11 /12/2010 ND: 17 /12/2010
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Thấy được năng lực làm văn biểu cảm về một con người thể hiện qua những ưu điểm, nhược điểm của bài viết.
 - Biết bám sát yêu cầu của đề ra, yêu cầu vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm trực tiếp để đánh giá bài viết của mình & chữa lại những chỗ chưa đạt.
 B. Lên lớp:
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài mới:
- Học sinh đọc lại đề văn, các yêu cầu nội dung và bố cục chung.
 Đề văn: Cảm nghĩ của em về bài thơ “ Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương).
I. NHẬN XÉT CHUNG:
- Đa số học sinh làm bài đúng yêu cầu của thể loại văn biểu cảm.
- Một số bài có cảm xúc khá chân thành, phong phú.
- Một số bài còn sa vào kể việc (sa vào văn tự sự).
- Chữ viết đa số rõ ràng, có những bài chữ viết đẹp nhưng vẫn còn một số bài chữ viết cẩu thả, xấu.
- Trả bài.
II. NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM TỪNG MẶT CỤ THỂ :
1. Xác định thể loại:
* Đọc bài của một vài em.
? Có phải là bài văn miêu tả không? Vì sao?
? Có phải là bài văn tự sự không? Vì sao?
? Có phải là bài văn biểu cảm không? Vì sao?
? Trong bài văn bạn đã chọn để kể và miêu tả các chi tiết nào của người thân? Những chi tiết đó có giàu sức biểu cảm không?
? Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài làm của bạn có hiệu quả như thế nào trong việc biểu đạt cảm xúc?
? Xác định trong bài làm của em các yếu tố tự sự, miêu tả và cho biết tác dụng của các yếu tố đó trong biểu cảm?
2. Bố cục:
Nhắc lại yêu cầu của đoạn mở bài, thân bài, kết bài?
? Các đoạn của bạn có phù hợp yêu cầu không?
? Các đoạn của em có phù hợp với yêu cầu của đề không?
? Em còn thiếu ý nào so với yêu cầu của bố cục.
3. Dùng từ:
Các nhóm trao đổi bài cho nhau. 
? Trong bài của bạn em phát hiện những lỗi dùng từ nào? (Dùng từ sai; dùng từ chưa chuẩn; dùng từ chưa hay).
? Em có thể giúp bạn sửa những lỗi dùng từ đó như thế nào?
4. Lỗi chính tả:
? Phát hiện lỗi chính tả trong bài của bạn?
? Lỗi đó là do nguyên nhân nào? (Không hiểu rõ nghĩa của từ; từ gần âm; …)
?Sửa lỗi chính tả?
5. Lỗi câu:
?Câu nào bị sai: (thiếu chủ ngữ; thừa thành phần; dùng từ tối nghĩa; câu quá dài;…)
? Sửa lỗi câu?
6. Bài đã sử dụng biện pháp nghệ thuật biểu cảm như thế nào?
(Dùng cách trực tiếp; gián tiếp; so sánh; …)
* Giáo viên đọc bài khá.
* Yêu cầu làm lại bài.
 3. Cũng cố – Dặn dò:
- Sửa lỗi trong bài của mình
- Tìm một đề biểu cảm & viết bài hoàn chỉnh.
Ngày dạy:
Tiết 67-68 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
 I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
 - Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
 - Một số thể thơ đã học; Giá trị nội dung nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học
 2. Kĩ năng:
 - Rèn các kỷ năng ghi nhớ, hệ thống hóa,tổng hợp, phân tích, chứng minh.
 - Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình
 II. Lên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
 2.Bài mới.
Câu 1:? Nêu tên tác giả của những tác phẩm sau:
(Giáo viên đưa bảng phụ, học sinh lần lượt điền).
Phát bảng phụ giấy A4 cho học sinh có đề sẵn tên tác phẩm để học sinh điền tên tác giả.
STT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Câu 2:
Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm đựơc biểu hiện. 
a. 4	d. 6 h. 3.
b. 5	e. 8 i. 2.
e. 7	g. 1
Câu 3:
Sắp xếp tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ.
( Tiến hành như với câu 2).
Câu 4: Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác.
(Các đáp án: a, e, i, k là những ý kiến không chính xác).
? Nếu câu i là chưa chính xác thì giải thích như thế nào về trường hợp truyện Kiều của Nguyễn Du?
? Có ý kiến cho rằng ca dao, châm biếm, trào phúng không thuộc thể loại trữ tình? Ý kiến của em?
? Ca dao và thơ trữ tình khác nhau ở những điểm cơ bản nào?
Câu5: Điền vào chỗ …
a) Khác với tác phẩm trữ tình của các cá nhân nhà thơ thường được ghi chép lại ngay lúc làm ra, ca dao (trữ tình) trước đây là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.
b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c) Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, tiểu đối, cường điệu, nói giảm, câu hỏi, tu từ, chơi chữ, các mô típ, …
? Mỗi thủ pháp nghệ thuật em hãy cho VD?
* Ghi nhớ: SGK – 182.
? Thơ là gì?
? Văn xuôi là gì?
? Thơ trữ tình là gì?
? Thơ tự sự, truyện thơ là gì?
? Văn xuôi trữ tình, tuỳ bút là gì?
? Ca dao trữ tình là gì?
? Ca dao và thơ khác nhau và có điểm chung gì?
? Tình cảm trong câu thơ chân chính, có giá trị là những tình cảm gì?
? Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?
? Chủ thể trữ tình là gì? Nhân vật trữ tình là gì? Có khi nào chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình là một hoặc khác nhau?
? Thưởng thức tiếp nhận tác phẩm trữ tình phải theo con đường nào? Có những điều kiện gì? Bằng những phương pháp, biện pháp nào?
? Có thể nào chỉ căn cứ vào bản thân hoặc ngược lại không cần đọc trực tiếp kỹ càng, văn bản tác phẩm trữ tình mà cũng có thể hiểu đúng sâu sắc được không?
? Tại sao người Việt thưởng thức thơ trữ tình có thể đọc, lại thích ngâm, có khi lại thích hát.
 4. Cũng cố- Dặn dò:
+ Sưu tầm một bài thơ, một bài hát phổ thơ, một bài dân ca mà em thích nhất, thuộc nhất.
+ Viết bài văn ngắn: Biểu cảm về tác phẩm trữ tình đó.
+ Chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày dạy:
Tiết 65	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT(TT)
 I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức:
 Hệ thống kiến thức về:
 - Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy).
 - Từ loại (đại từ, quan hệ từ)
 - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
 - Từ Hán Việt; Các phép tu từ.
 2. Kỷ năng:
 - Giải nghĩa một số yếu tố Hán việt đã học; Tìm thành ngữ theo yêu cầu
 II. Lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ..
 3. Bài mới.
Giáo viên cho học sinh vẽ lại sơ đồ (vẽ đến đâu ôn lại kiến thức cụ thể đến đó).
I TỪ PHỨC LÀ GÌ?
(Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau).
? Có mấy loại từ phức? Cho VD?
(Hai loại từ phức: từ ghép; từ láy).
VD - từ ghép: Núi đồi, cá rô.
 - từ láy : Lao xao; đìu hiu.
? Từ ghép có mấy loại? Cho VD?
(Có 2 loại từ ghép: - Ghép chính phụ: Cây bưởi, máy khâu.
 - Ghép đẳng lập: Núi sông, đỏ đen.
? Từ láy có mấy loại? Cho VD?
(Có 2 loại: - Láy toàn bộ : Xanh xanh, đo đỏ.
 - Láy bộ phận: Đẹp đẽ, bâng khuâng.
=> Trong từ phức các tiếng có quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp âm thì gọi là từ láy. Giữa từ ghép và từ láy thường có một số từ trung gian.
II. ĐẠI TỪ:
? Đại từ là gì? VD?
(Là những từ dùng để chỉ sự vật, hđ, tc hoặc dùng để hỏi. 
VD: Tôi, ấy, đâu, nào).
? Có mấy loại đại từ ? VD ?
(Có hai loại đại từ là đại từ để chỉ, đại từ để hỏi).
+ Đại từ để chỉ.
- Chỉ người, sự vật : Tôi, nó, tớ, …
- Chỉ số lượng : Bấy, bấy nhiêu.
- Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc: Vậy, thế.
+ Đại từ để hỏi.
- Hỏi về người, sự vật : Ai, gì, nào, ...
- Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mấy?
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào.
+ Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, …
- VD: + Chúng tôi đi tham quan.
 CN
 + Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan.
	 ĐN
	 + Dạo này nó vẫn thế.
 VN
	 + Hoa khen nó không ngớt.
	 BN
III. QUAN HỆ TỪ: 
	? Quan hệ từ là gì ? Ví dụ ?
	(Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài).
	Ví dụ: và, với, cùng, như, do, …
	? Vai trò, tác dụng của quan hệ từ ? 
Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt.
	Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp.
	+ Cho học sinh so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.(theo SGK-tr 201.)
	IV. TỪ HÁN VIỆT:
Giải nghĩa:
- Dựa vào ngữ cảnh – từ đồng âm.
Ví dụ:
	+ thiên 1: trời (thiên nhiên).
	+ thiên 2: lệch (thiên vị).
	+ thiên 3: nghìn (thiên lý).
	+ thiên 4: dời (thiên đô).
- Dựa vào cách dịch nghĩa:
Ví dụ:
	Phụ tử: cha con.
2) Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt các với yếu tố (từ) Hán Việt.
 - Mẫu: Nguyện quyết cứu nguy.
 (Các yếu tố nào có chứa vần của 4 từ trên là yếu tố Hán Việt.
 Ngoại lệ: nguyền, chuyền, chuyện là thuần Việt.
 - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ết" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "kết").
 - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ưng" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "ưng, ứng, ngưng".)
 V. TỪ TRÁI NGHĨA, ĐỒNG NGHĨA, ĐỒNG ÂM:
 - Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm là gì ?
 ? Tác dụng của từng loại từ trên ? Ví dụ ?
 (diễn đạt chính xác và sinh động tư tưởng, tình cảm của mình.)
 - Một cách mở rộng vốn từ có hiệu quả.
 - Thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tế của tiếng Việt.
 VI. THÀNH NGỮ:
 - Khái niệm thành ngữ ? Đặc điểm thành ngữ ? (Giàu tính hình tượng, tính biểu cảm.)
 VII. ĐIỆP NGỮ VÀ CHƠI CHỮ:
 (Giúp câu văn, thơ hàm súc, dí dỏm, có duyên,...
=======================0000000000000000===================
Tiết 70 NS: 15/12/2010 ND: /12/2010
 Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần tiếng việt) 
 I.Mức độ cần đạt :
 - Biết cách khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 - Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.
 Lưu ý: Học sinh đã được học cách phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ở lớp 6.
 II. Trọng tâm kiến thức, kỷ năng:
 1. Kiến thức:
 - Một số lỗi chính tả do cách phát âm địa phương.
 2. Kỷ năng:
 - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương
 III. Lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: 
 - GV nêu một số lỗi sai trong cách phát âm do tập tính văn hoá từng vùng; như : Miền Bắc thường lẫn lộn giữa n/l. Nhưng lại đầy đủ cả 6 thanh điệu.
 Miền Trung thường lẫn lộn đâu hỏi với dấu ngã, âm tr/ch;r/s.
 Miền Nam : lẫn lộn âm d/v 
 Cho nên cách khắc phục tình trạng này bằng cách : Thanh điệu.ch/tr. s/x lấy các tỉnh phía Bắc làm chuẩn. âm n/l, d/v thì lấy khu vực Miền Trung làm chuẩn.
 Luyện Tập: Cho HS chời trò chơi “ Đội nào nhanh” 
 BT1: Lấy một đoạn trong văn bản “ Sài Gòn tôi yêu” từ :Các cô gái..........thơ ngây.
 BT2: Câu a : Đáp án : xử lý, sử dụng,giả sử, xét xử,
 B: tiểu sử, tiễu trừ,tiểu thuyết,tuần tiễu
Cũng cố – Dặn dò: GV hướng dẫn HS cách làm bài thi học kỳ.

File đính kèm:

  • docTiết 64 NS.doc