Giáo án Ngữ văn 6 - Trần Thị Chua

Bài tập 2: Như thế sẽ khơng thể hiện được tính chất tồn dân : Miền ngược ,miền xuơi ,trên rừng ,dưới biển

Bài tập 3: Ý nghĩa sẽ bị thu hẹp hơn ,vì lúc này Lê Lợi đã dời đô về Thăng Long ( Thủ đô)

Tượng trưng cho cả nước . Diễn ra ở hồ Tả vọng thể hiện rõ hơn tư tưởng yêu hồ bình và thay đổi địa danh : Hồ Gươm ,điều đó linh thiêng hơn .

 

doc237 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trần Thị Chua, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y chọn một trong hai đề sau: 
Đề 1: Kể lại một việc tốt mà em đã làm
Đề 2: Kể một chuyến về tham quê hương.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
I- TRẮC NGHIỆM: 2 điểm (mỗi câu đúng 0,25điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
b
c
d
c
b
b
a
c
II- TỰ LUẬN: (8 điểm)
Đề 1:
1/ Yêu cầu chung: Kể một việc tốt mà chính bản thân em đã làm.
(dùng ở ngôi thứ nhất có thể kể ngược hoặc kể xuôi)
- Kể về việc tốt có sự việc, nhân vật, có nguyên nhân, diễn biến, kết thúc.
- Biết chọn lọc các tình tiếc, các hành động tạo tình huống bất ngờ lí thú.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, cân đối.
- Diễn đạt mạch lạc, lời văn có hình ảnh, cảm xúc, từ ngữ chuẩn xác, câu văn đúng ngữ pháp, viết rõ ràng đúng chính tả.
2/ Yêu cầu cụ thể :
a. Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu được nhân vật ngôi thứ nhất: em hoặc tôi.
 	- Giới thiệu việc làm tốt mà em đã làm -> ấn tượng của em .
	b. Thân bài: (6 điểm) 
Kể lại diễn biến sự việc:
	- Việc đó xảy ra thế nào?
	- Nhân vật có liên quan đến việc tốt của em là ai?
- Những suy nghĩa, hành động của em trong quá trình diễn ra sự việc.
- Kết quả của sự việc đó như thế nào?
c. Kết bài: (1 điểm) 
Cảm nghĩa của em sau khi làm được việc tốt và lời khuyên.
Đề 2
	1. Yêu cầu chung: Kể một chuyến em về thăm quê hương
(Dùng ở ngôi thứ nhất có thể kể ngược hoặc kể xuôi)
- Kể về một chuyến thăm quê phải có sự việc, nhân vật, có nguyên nhân, diễn biến, kết thúc.
- Biết chọn lọc các tình tiếc, các hành động tạo tình huống bất ngờ lí thú.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, cân đối.
- Diễn đạt mạch lạc, lời văn có hình ảnh, cảm xúc, từ ngữ chuẩn xác, câu văn đúng ngữ pháp, viết rõ ràng đúng chính tả.
2/ Yêu cầu cụ thể :
a. Mở bài: (1 điểm)
- Nêu lí do về thăm quê, về với ai, thời gian nào?
 	b. Thân bài: (6 điểm) 
Kể lại diễn biến sự việc:
- Tâm trạng xôn xao, náo nức trước khi về quê, sự chuẩn bị.
- Quang cảnh trên đường về quê và quang cảnh chung khi em vừa đặt chân tới mảnh đất quê hương.
- Kể về những ngày ở quê, gặp họ hàng ruột thịt, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại bạn bè thân cùng lứa.
- Sự sum họp của đại gia đình trong mái nhà của người thân.
- Tâm trạng của em khi chuẩn bị chia tay quê hương và sự chuẩn bị.
c. Kết bài: (1 điểm) 
Cảnh chia tay, cảm xúc về quê.
* GV thu bài: kiểm tra số lượng bài – nhận xét giờ làm bài 
* Hướng dẫn về nhà: Soạn bài “Ếch ngồi đáy giếng”.
Giáo án: Ngữ Văn 6
Giáo viên: Võ Thị Mỹ Duyên
Tuần 9	 	 Ngày soạn: 17/10/2012 
Tiết 36	 	 	 Ngày dạy: 20/10/2012	 
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG 
 	( Truyện ngụ ngôn )
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh.
1. Kiến thức :
- Đặc điểm của nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn truyện lồi vật để nĩi truyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo .
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hồn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
*Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm , biết học hỏi trong cuộc sống.
- Giao tiếp : phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận giá trị nội dung nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
3. Thái độ :	 
- Giáo dục học sinh cách nhìn nhận, đánh giá một vấn đề.
II. CHUẨN BỊ: 
- Thầy: Soạn giáo án . tranh vẽ
- Tròviệc Soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
2. Giới thiệu bài mới: 
- Trong kho tàng truyện cổ dân gian , có nhiều thể loại rất hay, rất hấp dẫn người đọc . Song một trong những thể loại người đọc thích nhất là thể loại ngụ ngôn . Bởi từ những câu chuyện ngắn gọn, dễ nhớ, dễ kể, ở đây dân gian đã mượn các nhân vật là loài vật, có khi chính con người để nhằm gởi gắm một baì học , một lời khuyên hết sức tinh tế, kín đáo, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này 
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc ,tìm hiểu chú thích.
- Cho học sinh đọc chú thích * ( SGK )
H. Qua phần chú thích * , em hiểu truyện ngụ ngôn là loại truyện như thế nào ? 
-> học sinh trả lời , nhận xét , bổ sung -> giáo viên chốt ý như chú thích (SGK)
- GV đọc mẫu -Gọi HS đọc- HS khác nhận xét cách đọc.
H. Truyện chia làm mấy đoạn? nội dung mỗi đoạn là gì? 
 2 đoạn: 
- Đoạn 1: Từ đầu....chúa tể: Sự kiêu ngạo, chủ quan
- Đoạn 2: cịn lại: Kết quả của sự kiêu ngạo, chủ quan)
*Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản
H. Tìm chi tiết nĩi về hồn cảnh sống của ếch?
H. Sống lâu ngày là sống thế nào?
- GV treo tranh: Ếch ngồi đáy giếng
H. Quan sát tranh, em hãy cho biết không gian ở giếng ra sao?(nhỏ hẹp)
H. Từ những chi tiết trên, ta thấy môi trường sống của ếch như thế nào so với thế giới và sự vật xung quanh? (môi trường sống nhỏ bé)
H. Xung quanh ếch có ai?
H. Vai trị của nĩ thế nào so với các lồi vật bé nhỏ?(lớn lao, hơn hẳn)
- GV: Từ vai trị lớn lao, hơn hẳn đĩ đã dẫn đến cách sống thế nào -> chuyển
H. Tìm chi tiết miêu tả lối sống của ếch?
H. Kêu ồm ộp là kêu thế nào?(có ý nghĩa như sự ra oai, uy hiếp các lồi vật xung quanh, khiến các con vật kia hoảng sợ).
H. Các lồi vật sợ như vậy thì ếch nghĩ thế nào?
H. Cái vung là gì? chúa tể là kẻ có quyền lực ra sao?
H. Ở đây tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?(so sánh)
- GV: ếch sống ở đáy giếng lâu ngày, xưa nay chưa ra khỏi miệng giếng. Ếch quen nhìn bầu trời qua miệng giếng nhỏ hẹp nên bầu trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung. Có lẽ thế mà nó nghĩ trời bằng chiếc vung. Còn các con vật sống cùng ếch ở đáy giếng đều nhỏ bé, yếu đuối, ếch chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn nên cho mình là chúa tể.
H. Qua dó em thấy gì về tầm nhìn và cách nghĩ của ếch đối với sự vật xung quanh ?
- GV:Nếu lối sống cứ như vậy mãi thì khơng có gì xảy ra 
->chuyển
H. Sự việc nào đã làm cho ếch có cơ hội tiếp xúc với môi trường mới ? 
 - Cho học sinh giải nghĩa từ “ nước dềnh lên”
H. Nếu chưa đọc đoạn cuối, em thử hình dung tâm trạng của ếch ra sao?
- (khép nép, sợ hãi vì khơng gian mở rộng, thay đổi)
H.Ếch có nhận ra sự thay đổi đó không?Cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều đĩ?
H. Vì sao tác giả lại nhắc lại tiếng kêu ồm ộp?
H. Chẳng những thế mà nó còn có thái độ gì nữa?
H. Nhâng nháo là gì?(ngông nghênh, không coi ai ra gì)
H. Em có suy nghĩ gì về thái độ này?
H. Với thái độ ngang tàng, hống hách, kiêu căng đó đã dẫn đến hậu quả gì?
H. Con trâu là lồi vật thế nào so với ếch, cua ốc?(khổng lồ)
 H. Có người cho rằng : trời mưa to làm nước ...đưa ếch ra ngoài là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch ; song cũng có người cho rằng : nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch là do kiêu ngạo, chủ quan. Theo em ý kiến nào đúng ? Vì sao ? 
-> cho học sinh thảo luận 2 phút 
- HS trả lời
- GV nhận xét.
H. Vậy em có suy nghĩ gì về cái chết của ếch?
*Hoạt động 3:Hướng dẫn tổng kết
H. Những điều tìm hiểu ở trên là nghĩa đen của truyện ,ở đây nhân dân ta muốn mượn cái kết thúc bi thảm của con ếch để nêu lên một bài học. Vậy theo em đó là bài học gì ? 
- GV : Dù môi trường hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn ,.. ta vẫn phải cố gắng mở rông tầm hiểu biết của mình bằng những hình thức khác nhau, phải nhận ra hạn chế của mình ; không nên kiêu ngạo, chủ quan, coi thường người khác ; nếu không sẽ bị trả giá .
H. Em hãy cho ví dụ về một bài học trên ngay trong việc học tập của em ?
- học sinh cho ví dụ -> giáo viên chốt ý , liên hệ thực tế : học tập , lao đôïng của học sinh :đối với chúng ta, muốn mở rộng tầm nhìn thì phải đi đây, đi đó...GV dẫn các câu tục ngữ:
+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
+ Đi cho biết đó, biết đây
 Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
H. Theo em, truyện phê phán ai ? điều gì ? (phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang)
H. Em nhận ra lời khuyên ở đây là gì ?
- (phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo)
- GV chốt ý -> cho HS đọc, nhắc lại ghi nhớ ( SGK)
*Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập
- Cho HS xác định yêu cầu bài tập 1
-> Cho học sinh thảo luận , tìm ra 2 câu văn theo yêu cầu của đề -> giáo viên nhận xét , cho học sinh gạch chân vào SGK.
Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 2.
H. Hãy nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “ ếch ngồi đáy giếng”
 -> cho học sinh thảo luận – đại diện nhóm trả lời -> giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý .
I. Tìm hiểu chung:
1.Định nghĩa: truyện ngụ ngôn: (chú thích * SGK)
2. Bố cục: 2 đoạn
II. Đọc - hiểu văn bản :
Hồn cảnh sống:
- Sống lâu ngày trong một cái giếng nọ 
->mơi trường sống nhỏ bé.
- Xung quanh chỉ có vài lồi vật bé nhỏ 
->vai trị lớn lao, hơn hẳn.
2. Cách sống của ếch: 
- Hàng ngày cất tiếng kêu ồm ộp.
- Nó nghĩ trời bằng vung và nó oai như vị chúa tể
-> Tầm nhìn hạn hẹp, ít hiểu biết nhưng kiêu ngạo, chủ quan
3. Tình huống bất ngờ:
- Mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngồi
- Nghênh ngang đi lại, kêu ồm ộp.
- Nhâng nháo, chả thèm để ý đến xung quanh.
->ngang tàng, hống hách, kiêu căng.
- Bị trâu giẫm bẹp.
- Cái chết thảm thương
-> hậu quả đích đáng
III. Tổng kết:
+ Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước kín đáo.
+ Ý nghĩa văn bản
- Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kêu ngạo.
* Ghi nhớ: (101/SGK)
IV. Luyện tập :
1/101: Tìm 2 câu nêu nội dung:
- Ếch cứ tưởng...
- Nó nhâng nháo....
2/102.
* Hướng dẫn tự học :
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Tìm đọc các truyện ngụ ngôn khác.
- Học thuộc ghi nhớ. Hoàn thành bài tập, Soạn bài : Thầy bói xem voi
* Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
****************************
Giáo án: Ngữ Văn 6
Giáo viên: Võ Thị Mỹ Duyên
Tuần 10	 	 Ngày soạn: 21/10/2012 
Tiết 37	 	 	 Ngày dạy: 23/10/2012	 
THẦY BÓI XEM VOI
 (Truyện ngụ ngôn)
I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
1. Kiến thức :
- Đặc điểm của nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện .
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng :
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trịn truyện với các tình huống, hồn cảnh thực tế.
- Kể diễn cảm “Thầy bói xem voi”.
* Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.
- Giao tiếp: Phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn. 
3. Thái độ :
- Giúp học sinh đánh, nhìn nhận sự việc con người một cách tồn diện .
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: giáo án, tranh.
- Học sinh: Đọc, kể, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là truyện ngụ ngôn? ( 6 điểm )
 à Là truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần.
 Mượn truyện lồi vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
 Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
 ? Bài học từ câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng ” là gì?( 4 điểm )
 à Không nên chủ quan kiêu ngạo.
 Cố gắng mở rộng tầm hiểu biết.
Bài mới: 
 Như các em đã biết truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hay văn vần, mượn truyện lồi vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Văn bản hôm nay chúng ta tìm hiểu, dân gian đã mượn chuyện không bình thường con người để khuyên răn con người bài học trong cuộc sống.
 Hoạt động của thầy và trò 
 Ghi bảng
*Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc( to, rõ, chú ý lời thoại của từng nhân vật )- đọc mẫu
- gọi HS đọc phân vai
- GV nhận xét.
H. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? 
H. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
H. Truyện có những nhân vật nào? ai là nhân vật chính?
H. Văn bản có thể chia bố cục cục làm mấy phần , nội dung là gì ? ( Trao đổi cặp )
 Phần 1. Từ đầu đến “ sờ đuôi”
 à Các thầy bói xem voi 
 Phần 2. Tiếp đến “ cái chổi sể cùn ”.
 à Các thầy phán về voi
 Phần 3. Cịn lại 
 à Hậu quả của việc xem và phấn về voi
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
à Như chúng ta đã biết dạy học bằng bản đồ tư duy, là phương dạy học cịn rất mới mẻ ở Việt Nam, nhưng không còn xa lại trên thế giới. Và tiết học ngày hơm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu theo cách đó, để chúng ta thấy được cái hay, cái mới lạ của bản đồ tư duy do Tony Bu an sáng tạo.
 HS hồn thành bản đồ tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên
H. Em hiểu gì về nghề thầy bói?( Chú thích )
- Người làm nghề chuyên đốn việc lành dữ cho người khác.
H. Các thầy bĩi cĩ đặc điểm chung nào?
- (đều mù, đều muốn biết voi có hình thù thế nào)
- (ế hàng, ngồi chuyện gẫu, có voi đi qua...)
H. Em có nhận xét gì về cách mở truyện ?
- Cách mở truyện ngắn gọn, hấp dẫn.( chiếu)Giới thiệu được nhân vật sựi việc,. Tạo sự hấp dẫn lơi cuốn cho câu chuyện, tạo tình huống hé mở cho phần phát triển của câu chuyện 
H. Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt?
- Dùng tay đẻ sờ ( sờ vịi, ngà, tai, chân, đuơi của voi). mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận
H. Tại sao các thầy lại xem voi như vậy ? Cách xem đĩ cĩ thể chấp nhận được khơng ?
- Mù.
- GV: Khi nói đến xem chúng ta thường nghĩ đến cơ quan thị giác, nhưng ở đây các thầy bĩi lại xem bằng tay, cách tiếp cận sự vật có vẻ khơng ổn song có thể chấp nhận được, bởi vì mù nên khơng thể nhìn thấy hình thù con voi thế nào, các thầy chỉ có sờ được mà thôi- và con voi thì rất to do đó mỗi thầy cũng chỉ sờ được một bộ phận của voi
-> phán về voi thế nào,->chuyển( chiếu )
H. Sau khi tận tay sờ voi, các thầy bói lần lượt có nhận định thế nào về voi?
H. Em có nhận xét gì về cụm từ ‘ Thầy thì sờ’? Đó có phải là lỗi dùng từ không ?
- Đây không phải là lỗi lặp từ bởi vì thông qua cách lặp như vậy dân gian muốn nhấn mạnh cách xem voi.Đó chính là biệp pháp tu từ Điệp ngữ, lớp 7 các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn 
H. Những từ đó thuộc từ loại gì ?
- Qua hình ảnh ví von tưởng chừng làm sự vật trở nên sinh động, nhưng thực chất lại làm sự vật hiện lên không rõ ràng, bởi cách xem voi mang tính chất phán đốn của các thầy bói.
 Câu hỏi thảo luận :
? Tại sao năm thầy bói đã sờ tận tay vào con voi mà lại có ý kiến trái ngược nhau về nó. Họ đã đúng ở chỗ nào và sai ở chỗ nào ?
- Thảo luận nhóm nhỏ.( 2 phút )
- Trình bày ( gọi 2 nhóm trả lời )
- Giáo viên kết luận. ( chiếu )
H. Em đánh giá thế nào về cách nhận xét của họ ?
H. Em hiểu thế nào là phiến diện ?
- Hiểu, biết ở một khía cạnh, không đầy đủ, mà dùng để nói cái tổng thể.
H. Tuy không thầy nào phán đúng về voi nhưng thái độ của các thầy khi phán về voi ra sao, tìm từ ngữ thể hiện thái độ đó ?( HS phát hiện, gạch sgk)
H. Những từ ngữ này có ý nghĩa gì ?
- Từ phủ định. Lớp 8 các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở bài câu phủ định.
H. Những từ ngữ này thể hiện bản chất gì của năm ông thầy bói ?
- Chủ quan, bảo thủ. Ai cũng khăng khăng cho mình nói đúng, bác bỏ ý kiến người khác.
H. Từ sai lầm về cách xem voi và phán voi của các thầy bói đã dẫn đến hậu quả gì ?
H. Các em thử suy ngẫm xem, nếu trong thực tế có sự việc này thì có dẫn đến kết quả như vậy hay không ?
- Nếu cĩ thì quả thật là đáng tiếc, nhưng trong câu chuyện này ngay từ sự việc mở đầu chúng ta đã thấy năm thầy bĩi rất là hòa thuận, bởi họ là người cùng cảnh ngộ là đều bị mù, nên họ cần phải đồn kết nương tựa vào nhau để cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, vậy chẳng có lí gì mà họ lại đánh nhau bởi sự việc như trên. Qua sự việc trên cho thấy dân gian đã sử dụng nghệ thuật phĩng đại để từ đó tơ đậm cái sai lầm, và bảo thủ
H. Nếu em là một người qua đường em sẽ giải quyết thế nào?
- HS tự bộc lộ.
à Trong kho tàng ca dao tục ngữ của nhân dân ta cũng có rất nhiều bài phê phán những người hành nghề mê tín dị đoan, các thầy bĩi : 
 Số cơ có vợ có mẹ cĩ cha .....
 Tử vi xem số cho người 
 Số thầy thì để cho ruồi nĩ bu.
* Hoạt động 3:
H. Dân gian đã mượn chuyện không bình thường con người để khuyên răn con người bài học trong cuộc sống.Vậy bài học chúng ta rút ra từ câu chuyện này là gì?
- HS thảo luận- trình bày
- GV kết luận
GV.Với cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc: qua việc dựng đối thoại, lặp lại các sự việc và nghệ thuật phòng đại đã tạo nên tiếng cười hài hược, kín đáo. Qua việc thuật lại cách xem voi và cuộc tranh luận, miêu tả voi của các thầy bói, truyện đã đưa ra lời giáo huấn tự nhiên, sâu sắc với mỗi con người chúng ta trong cuộc sống. 
H. Trong trường hợp nào người ta dùng thành ngữ ‘Thầy bói xem voi’ ?
- Vội vàng , hấp tấp, phiến diện.
- HS đọc ghi nhớ SGK
à Giới thiệu lại bản đồ tư duy, hướng dẫn HS về tơ màu và dán vào vở.
- Qua truyện Thầy bói xem voi đã giúp ta hiểu được nét đặc sắc của truyện đó chính là mượn truyện khơng bình thường của con người để khuyên răn bài học trong cuộc sống : Bài học nhận thức sự vật. Sau đây mời cả lớp cùng nghe bài hát : Thầy bói xem voi
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc – kể :
2. Bố cục : 3 phần
II. Tìm hiểu văn bản: 
 HỒNTHIỆN 
 SƠ ĐỒ TƯ DUY
1. Các thầy bói xem voi.
a. Hồn cảnh :
- Đều bị mù
- Chưa biết con voi.
- Ế hàng.
b. Cách xem .
- Dùng tay để sờ
- Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận
2. Các thầy bói phán về voi:
a. Nhận định :
...Sun sun như con đĩa
 ...Chần chẫn như đòn càn
 ...Bè bè như quạt thĩc
 ...Sừng sững như cột đình
 ...Tun tủn như chổi sễ cùn
àTừ láy, so sánh.
- Dùng bộ phận để nói tồn thể.
à Nhận xét chủ quan, phiến diện
b. Thái độ : (“tưởng...hố ra”, ”không phải”,”đâu có”,”ai bảo”,”không đúng”...)
àTừ phủ định
à Chủ quan, bảo thủ, sai lầm.
3. Hậu quả :
- ... Đánh nhau tốc đầu, chảy máu.
à Nghệ thuật phòng đại 
à Tơ đậm cái sai lầm, thái độ bảo thủ.
4. Ý nghĩa :
- Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách tồn diện.
+ Nghệ thuật:
 Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo.
- Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phòng đại.
+ Ý nghĩa văn bản:
- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc, nào đó phải xem xét chúng một cách tồn diện.
à Thành ngữ : Thầy bói xem voi .
* Ghi nhớ. Sgk/ 102
Hướng dẫn tự học :
 - Học, nắm nội dung bài học, kể diễn cảm truyện theo đúng trình tự sự việc.
 - Nêu ví dụ về trường hợp đã nhận định, đánh giá sự vật, con người một cách sai lầm theo kiểu ‘ Thầy bói xem voi’ và hậu quả của việc đánh giá sai lầm này .
 GV gợi ý: Bài học về nhận thức nhắc người khơng được chủ quan trong việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng xung quanh.
 - Chuẩn bị bài: Danh từ (Tiếp theo).
 * Rút kinh nghiệm :
Giáo án: Ngữ Văn 6
Giáo viên: Võ Thị Mỹ Duyên
Tuần 10	 	 Ngày soạn: 22/10/2012 
Tiết 38	 	 	 Ngày dạy: 23/10/2012	 
DANH TỪ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức :
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng .
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
3. Thái độ :
- Luyện kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng.Viết hoa đúng các kiểu loại danh từ riêng
II. CHUẨN BỊ: 
- Thầy: Giáo án, bảng phụ, phấn màu 
- Trò : Ôn lại kiến thức về danh từ ở tiểu học – soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Trình bày đặc điểm của danh từ?
 Câu 2: Danh từ cĩ những loại, nhóm nào? Cho ví dụ. 
 ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Câu 1 :(3 điểm)
- Chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
- Thường kết hợp với từ chỉ số lượng ở trước, đại từ chỉ định ở sau tạo thành cụm danh từ.
- Chức vụ chủ yếu là chủ ngữ ; khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước.
Câu 2 :HS vẽ được sơ đồ và cho ví dụ cho mỗi loại, nhĩm(7 điểm)
 DANH TỪ
 DT chỉ sự vật
 DT chỉ đơn vị
DT chỉ đơn vị tự nhiên
DT đchỉ đơn vị qui ước
Chính xác
Ước chừng
2. Giới thiệu bài mới: Đi từ sự phân loại danh từ 
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu danh từ chung, danh từ riêng.
- Cho học sinh đọc câu văn (108/ SGK) – Trích:
Thánh Gióng - Ghi bảng
- GV t

File đính kèm:

  • docVan 6.doc