Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 24-25

1. Kiến thức

- Hiểu được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

-Vai trò của các thao tác quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong văn tự sự.

2. Kỹ năng

- Quan sát. Liên tưởng, tưởng tượng trong làm văn tự sự.

- Diễn đạt, phát biểu. Thuộc bài, nhớ bài.

3. Thái độ

- Chịu khó, tự giác khi làm văn.

- Dựa vào các đề tài thực hành làm văn tự sự để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 24-25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 24
BÀI: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ 
(LÀM VĂN)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
-Vai trò của các thao tác quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong văn tự sự. 
2. Kỹ năng
- Quan sát. Liên tưởng, tưởng tượng trong làm văn tự sự.
- Diễn đạt, phát biểu. Thuộc bài, nhớ bài.
3. Thái độ
- Chịu khó, tự giác khi làm văn.
- Dựa vào các đề tài thực hành làm văn tự sự để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: 1’
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.(2’)
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài:Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.(1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
11’
HĐ1: Tìm những câu có yếu tố miêu tả và những câu có yếu tố biểu cảm trong đoạn văn bản vdụ ở trang 73 – SGK.
- Thế nào là miêu tả, thế nào là biểu cảm?
- Miêu tả trong văn bản TS có hoàn toàn giống với văn bản miêu tả hay không?
- Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Giải thích vì sao đoạn trích văn bản TS trong vdụ đã sử dụng có hiệu quả các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
HĐ1: HS đọc kỹ văn bản trang 73 – sgk, nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời
- HS chỉ ra những nét giống và khác nhau.
- HS thảo luận, trao đổi ý kiến trong nhóm và trả lời.
à Tự sự có thể dùng yếu tố miêu tả và ngược lại. Miêu tả và tự sự có thể đan cài vào nhau hài hòa để tạo mạch văn nhất quán, sinh động.
I. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
14’
HĐ2:GV gợi dẫn, đặt câu hỏi
-Chọn và điền từ thích hợp vầo chỗ trống ở bài tập SGK – trang 75.
-Để làm tốt việc miêu tả, ngoài quan sát, còn phải làm gì? Nếu thiếu liên tưởng, tưởng tượng được không?
- Để câu chuyện kể không gây cảm giác khô khan, người kể cần kết hợp bộc lộ cảm xúc. Song cảm xúc nảy sinh từ đâu?
HĐ2:
- HS nghe câu hỏi, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, tìm hướng gq vấn đề.
- HS điền từ:
a- liên tưởng
b- quan sát
c- tưởng tượng
- HS cho ví dụ hợp lí có sử dụng những từ trên.
- Cảm xúc có được từ khả năng quan sát, tri thức, vốn sống, sự nhạy cảm, rung động của tâm hồn.
II. QUAN SÁT VÀ LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
 Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.
14’
HĐ3:
- GV đọc yêu cầu bài tập theo SGK.
HĐ3:
- HS thực hành bài tập, đọc lại phần ghi nhớ để củng cố.
III. LUYỆN TẬP
1. Hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:
a, Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10.
b, Đoạn trích từ truyện ngắn “Lẵng quả thông” của nhà văn C. Pau-tôp-xki:
 (SGK trang 76)
1’
HĐ4: Củng cố:
-Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
Quan sát và liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
Củng cố
-Nghe, ghi nhớ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1’
- Chuẩn bị bài mới: Tiết sau: Đọc văn: “Tam đại con gà + Nhưng nó phải bằng hai mày”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 
Tiết: 25
BÀI: Tam đại con gà 
 & Nhưng nó phải bằng hai mày
 (Truyện cười dân gian Việt Nam)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được thái độ phê phán của nhân dân trước một số đối tượng trong xã hội phong kiến xưa: thầy đồ dốt, thầy lí với những thủ đoạn tham nhũng, ăn của đút lót. Hiểu được tình cảnh bi hài của người dân lao động lâm vào việc kiện tụng.
- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật gây cười của thể loại truyện cười dân gian: tạo tình huống nhân vật tự mâu thuẫn để nhân vật tự bộc lộ bản chất hoặc sử dụng hình thức chơi chữ độc đáo ngay trong ngôn ngữ nhân vật.
2. Kỹ năng
- Trực tiếp bồi dưỡng các kỹ năng: Kể chuyện dân gian và đóng vai nhân vật trong truyện cười dân gian. Sưu tầm và phân loại tác phẩm truyện cười dân gian theo đặc trưng thể loại. Phân tích nhân vật và tác phẩm truyện cười.
- Trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. Diễn đạt, phát biểu miệng. Thuộc bài, nhớ bài.
3. Thái độ
- GD HS biết yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái xấu, cái ác.
- GD tinh thần làm chủ, chủ động vươn lên trong cuộc sống, thái độ cố gắng học hỏi để nâng cao, mở rộng vốn tri thức. Dứt khoát không dễ dãi bỏ qua; phải kịp thời lên án, tố cáo những hành vi tiêu cực của một số đối tượng xấu trong xã hội. 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp(1’)
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi kiểm tra: Ý nghĩa sự hóa thân của Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám?
 - Dự kiến, gợi ý trả lời: Ý nghĩa sự hóa thân của Tấm: 
 +Sự chủ động trong hành động thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức của nhân dân, người 
 bình dân lao động trong xã hội xưa.
 + Sức sống mạnh mẽ, sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác.
 +Tư tưởng nhân bản: hướng về cõi người, cõi đời thực, coi đó mới là nơi đem lại hạnh phúc thực sự.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài: Trong kho tàng văn học Việt Nam truyện cười dân gian có ý nghĩa to lớn không chỉ gây cười mà còn giáo dục con người ta hướng tới cái đẹp, loại bỏ những cái xấu trong cuộc sống.(1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
5’
HĐ1:
GV hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn, SGK để khái quát kiến thức chung về truyện cười và dựa vào những tiêu chí đó để phân loại 2 truyện sẽ học. 
- Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc loại truyện hài hước hay đả kích?
Lí giải?
HĐ1:
HS khái quát kthức từ SGK.
- HS nêu đặc điểm thể loại và căn cứ phân loại.
+Tam đại con gà: châm biếm một đặc điểm cá tính của con người (lí sự cùn)
+Nhưng nó phải bằng hai mày: phê phán một tệ nạn xã hội (nạn hối lộ, ăn của đút lót của bọn quan lại phong kiến)
- HS đọc hoặc kể lại theo ngôi nhân vật.
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG:
1. Khái quát về truyện cười dân gian:
- Tạo và giải quyết mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười 
2. Truyện “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”:
- “Tam đại con gà”: Thuộc thể loại truỵên cười trào phúng
- “Nhưng nó phải bằng hai mày”: Thuộc thể loại truyện cười đả kích, phê phán.
10’
HĐ2:
- Bố cục truyện hình thành như thế nào?
- Nhận xét về tính cách của thầy đồ trong truyện.
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện. Từ đó hãy rút ra bài học nhân sinh thiết thực từ câu chuyện trên.
HĐ2:
- HS phân chia bố cục.
- HS nhận xét tính cách và nhân vật bị chế giễu à khái quát cho một kiểu người trong xã hội.
- HS nêu ý nghĩa châm biếm hài hước của truyện, rút ra bài học nhân sinh.
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CỤ THỂ:
1. TRUYỆN “TAM ĐẠI CON GÀ”:
1. Bố cục:
- Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên.
- Diễn biến câu chuyện.
- Lí sự của thầy đồ bộc lộ bản chất nhân vật hài hước à gây cười.
2. Đối tượng bị chế giễu:
Thầy đồ dốt, mê tín.
3. Ý nghĩa:
à Truyện cười vào anh thầy đồ dốt hay nói chữ, lí sự cùn và liều lĩnh, ngụy biện.
ð Bài học nhân sinh: Không được cố tình che đậy cái dốt, dốt nát có thể sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
17’
HĐ3:
- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời:
- Bố cục truyện hình thành như thế nào?
- Nhận xét về hình ảnh của nhân vật bị phê phán trong truyện.
- Hãy nêu ý nghĩa phê phán và châm biếm hài hước của truyện và so sánh nghệ thuật truyện?
- GV hướng dẫn HS so sánh nghệ thuật truyện
HĐ3:
HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời:
- HS phân chia bố cục.
- HS nhận xét tính cách và những nhân vật bị chế giễu à khái quát cho một kiểu quan tham trong xã hội xưa.
- HS nêu ý nghĩa phê phán và châm biếm hài hước của truyện.
-So sánh nghệ thuật truyện :
(1): tạo mâu thuẫn ngay trong nhân vật
(2): chơi chữ, đánh lận chữ. (phải - đúng - bằng hai = hối lộ gấp đôi.)
2. TRUYỆN “NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY”:
1. Bố cục:
- Trước khi xử kiện
- Khi xử kiện
2. Đối tượng bị phê phán:
- Quan tham nhận của đút lót, nhận hối lộ.
- Những người có hành vi đút lót, hối lộ.
3. Ý nghĩa:
Phê phán nạn tham nhũng, ăn của hối lộ, bóc lột nhân dân bằng hành vi tham nhũng xấu xa.
à Bài học kinh nghiệm: Cố gắng hòa giải trong quan hệ láng giềng, không nên để xảy ra kiện cáo, khi đã kiện thì cần có sự can thiệp của luật pháp, không nhờ dựa vào bọn quan tham.
Tích cực tố cáo những hành vi tiêu cực tương tự trong xã hội.
4’
HĐ4: Yêu cầu HS kể một vài truyện cười hoặc phân vai dựng hoạt cảnh các truyện vừa học, nêu ý nghĩa truyện.
HĐ4: HS đóng vai, kể lại truyện và nêu ý nghĩa truyện.
III. LUYỆN TẬP:
Kể chuyện và nêu ý nghĩa truyện
1’
HDD4: Củng cố 
-Ý nghĩa câu chuyện.
-Bài học kinh nghiệm rút ra.
Học sinh nghe, ghi nhớ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
- Chuẩn bị bài mới: Tiết sau: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTIET24-25.doc