Giáo án Lịch sử 8 tuần 24: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885:

- Sau Hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp

- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tuần 24: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: 24/01/2015
 Tiết 40 Ngày dạy: 27/01 /2015
BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Việc phân hoá trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884 : Phe chủ chiến và phe chủ hoà 
- Cuộc phản công kinh thành Huế của phe chủ chiến . 
- Hiểu được khái niệm phong trào Cần Vương ,và diễn biến chính.
2. Thái độ: - Nâng cao lòng tự hào dân tộc. 
3. Kĩ năng : - Biết mô tả một cách chính xác SKLS
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Giáo án, lược đồ VN
 2. Học sinh SGK, dụng cụ học tập, soạn bài theo yêu cầu của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút
Đề:
 Trình bày hoàn cảnh và nội dung chính của hiệp ước Giáp Tuất
Đáp Án:
a, Hoàn cảnh: 5đ
+ Ở các tỉnh:
 - Nhân dân kháng cự mạnh mẽ
 - Lập các căn cứ kháng chiến
+ Ở Hà Nội 
 - Nhân dân liên tục quấy phá địch 
 - 21/12/1873 Pháp đánh ra Cầu Giấy. Quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
® Gác-ni-ê bị giết.
b. Nội dung: 5đ
+ 15/3/1874 triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất:
 - Pháp rút quân ra khỏi Bắc Kỳ,
 - Sáu tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp.
Þ Mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại.
2. Giới thiệu bài mới : (1 phút) 
 Sau hiệp ước, phạm vi cai trị của triều đình Huế chỉ còn ở Trung kì. Nhưng phái Chủ chiến quyết tâm giành lại chính quyền dựa vào quần chúng. Và cuộc đêm 4- rạng 5/ 7/1885 mở đau cho phong trào kháng Pháp.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885: (13 phút) 
? Sau các hiệp ước triều đình kí với Pháp, thái độ của phái chủ chiến ntn( HS YẾU)
? Phái chủ chiến đã có những hành động gì
? Trước hành động của phái chủ chiến, thái độ của Pháp ntn
GV: với 4 hiệp ước, triều đình Huế hầu như không còn vai trò chính trị, vậy thì vì sao lại còn cuộc phản công của Phái chủ chiến?
Phái chủ chiến là phái nào trong triều đình Huế?
GV: vì sao Phái chủ chiến ít nhưng dám đứng lên chống Pháp?
HS: TTT là thượng thư bộ binh ¨ được 1 số quan lại và nhân dân ủng hộ
GV: vậy thái độ của quân Pháp ra sao?
HS trả lời:
GV: em hãy trình bày những diễn biến chính cuộc phản công quân Pháp của PCC?
HS trình bày:
GV chuyển ý: bị thất bại, PCC còn tiếp tục chống Pháp nữa hay không?...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phong trào Cần Vương(12 phút) 
GV: khi ra đến Tân Sở, Vua Hàm Nghi và TTT đã có hành động gì?
HS: dựa vào sgk trả lời.
GV: tại sao hành động trên được đánh giá cao là hành động yêu nước?
GV hướng dẫn:
HS trả lời: trong bối cảnh đa số quan lại đầu hàng, 1 ông vua trẻ từ bỏ phú quí, chịu đựng gian khổ để đành giặc
GV: em có nhận xét gì về qui mô? Thành phần lãnh đạo?	
I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885: 
- Sau Hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp 
- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu
- Pháp quyết tâm tiêu diệt Phái chủ chiến.
b. Diễn biến:
- Đêm 4 - rạng 5/ 7/1885, chính cuộc phản công quân Pháp của Phái chủ chiến 	
c. Kết quả: thất bại 
2. Phong trào Cần Vương:
* 13/7/1885, Vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp Vua cứu nước
*Diễn biến : 2 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 (1885 – 1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước , nhất là từ Phan Thiết trở ra.
- Giai đoạn 2 (1888 – 1896 ): Phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn , tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì .
4. Củng cố: (3 phút) 
 	 - GV cho HS quan sát chân dung của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
	 - HS nhắc lại khái niệm phong trào Cần Vương 
	- Trình bày diễn biến phong trào Cần Vương.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) 
 - Về nhà học và trả lời theo câu hỏi cuối bài.
 	 - Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu trước những cuộc khởi nghĩa lớn trong Phong trào Cần Vương
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..

File đính kèm:

  • docLICH_SU_8_TIET_41_TUAN_24_20150726_022056.doc