Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTBT THCS Bản Hon

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Trình bày quá trình xâm lược thuộc địa và sự hình thành hệ thống thuộc địa.

- Đôi nét về quá trình đấu tranh giữa tư bản và chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới.

2. Tư tưởng

- Sự áp bức , bóc lột của CNTB gây đau khổ cho nhân dân thế giới.

- ND thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kĩ thuật sản xuất.

3. Kỹ năng

- Khai thác nội dung và sử dụng kênh hình trong sgK.

- Biết phân tích, nhận định, liên hệ thực tế.

B. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : Nghiên cứu, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

- Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra

? Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp?

3. Bài mới

 * Giới thiệu bài: Thế kỷ XI X các cuộc cách mạng TS tiếp tục tiến hành ở nhiều nước trên thế giới với nhiều hình thức phong phú, các cuộc cách mạng TS thắng lợi đã xác lập sự thống trị của CNTB trên phạm vi thế giới ntn.

 

doc38 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTBT THCS Bản Hon, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương Tây ở TK XV - TK XIX theo mẫu
Niên đại
Tên nước thực dân
Tên nước thuộc địa hay phụ thuộc
- Học thuộc bài – làm BTLS.
- Xem trước bài mới:bài4 Phong trào công nhân và sự ra đời của CN Mác.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 4 phần I: Phong trào công nhân nửa đầu TK XIX.
=============================================================
Ngày soạn:05/09/2018 
Ngày giảng:09/09/2018 TIẾT 7 – BÀI 4
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
 - Sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tình cảnh của giai cấp công nhân.
 - Những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30- 40 của thế kỷ XIX.
- Mác – Ăng – ghen sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học: Những hoạt động cách mạng, đóng góp to lớn của hai ông đối với phong trào công nhân quốc tế.
- Nội dung tiêu biểu của Tuyên ngôn Đảng cộng sản. 
- Phong trào công nhân quốc tế ( Quốc tế thứ nhất) sau khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. 
2. Tư tưởng
- Nhận thức được qui luật “ ở đâu có áp lực, ở đó có đấu tranh ” và những cuộc đtranh chỉ giành được thắng lợi khi có tổ chức và có 1 hệ tư tưởng chỉ đạo đúng đắn.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết đấu tranh của g/c công nhân.
3. Kỹ năng 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định; sử dụng tranh ảnh.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. 
 - Bản đồ thế giới để xác định vị trí các nước đang học.
- HS: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
? Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài: Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của CNTB. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp ngay từ buổi đầu thời cận đại.Chủ nghĩa khoa học khoa học ra đời đã chỉ đường cho giai cấp công nhân đoàn kết đấu tranh giành thắng lợi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KT cần đạt
GV
?
HS
?
GV
?
?
?
?
?
HS
?
?
HS
?
?
?
?
GV
?
?
GV
?
?
?
GV
?
?
?
Ngay từ lúc mới ra đời, g/c công nhân đã đấu tranh chống CNTB.
Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã chống CNTB?
 Quan sát tranh: lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh.
Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?
- Trẻ em cũng làm những công việc nặng nhọc nhưng lương lại thấp, không có khả năng tựu vệ, dễ sai khiến.
Sự bóc lột của gc TS đối với công nhân đã đưa đến điều gì?
Cho biết những hình thức, địa điểm diễn ra phong trào đấu tranh của công nhân cuối TK XVIII , đầu TK XIX?
Vì sao trong đấu tranh chống TS, g/c công nhân lại đập phá máy móc? Nhận xét về nhận thức của gccn?(K)
- Hạn chế, tầm thường -> chưa ý thức được kẻ thù chính.
- Do nhận thức còn thấp, công nhân tưởng lầm máy móc làm cho họ khổ cực nên họ đập phá máy móc.
Ngoài ra công nhân còn đấu tranh bằng hình thức nào?
Hình thức đấu tranh này tiến bộ hơn hình thức đ.tranh trước ở chỗ nào? (K)
- Bãi công là hình thức đấu tranh thể hiện bước tiến mới trong phong trào đấu tranh của công nhân. So với phong trào đập phá máy móc thì phong trào này họ đã nhận thức đúng kẻ thù của họ là g/c TS chứ ko phải máy móc -> Bãi công là hình thức đtranh cao hơn song vẫn thuần tuý mang tính chất kinh tế.
Chú ý đoạn chữ in nghiêng (sgk – 29).
Việc thành lập các công đoàn có tác dụng gì?
- Để đoàn kết, đâú tranh có tổ chức....
Tổ chức này ngày nay có tồn tại không? Nêu vài hoạt động của tổ chức này?(k)
Chú ý từ đầu đến “Hiến chương ”. (Sgk-29 )
Em hãy nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân Anh, Pháp, Đức?
Sử dụng tranh ảnh về phong trào Hiến chương Anh qua H25-SGK
 Nêu kết quả, ý nghĩa các p/t đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?
Phong trào công nhân châu Âu (1830 - 1840) có điểm gì chung?(K)
- Phong trào công nhân có sự đoàn kết đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị độc lập đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp Tư sản.
Tại sao những cuộc đấu tranh đó đều bị thất bại, không giành thắng lợi?
- Bị đàn áp mạnh.
- Chưa có lí luận cách mạng.
- Thiếu tổ chức lãnh đạo: Rời rạc, lẻ tẻ, chưa đoàn kết.
Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
Sử dụng tranh ảnh về Mác; Ăng-ghen.
Nêu vài nét về Mác; F. Ăng-ghen? 
- C.Mác sinh 1818 trong một gia đình trí thức gốc DoTháiở Tơriơ(Đ) từ nhỏ nổi tiếng là thông minh .Sau khi đỗ tiến sĩ Triết học ông vừa nghiên cứu hoa học vừa có nhiều đóng góp cho PT CM ở Đức và châu Âu.
- Ăngghen:sinh 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở Bácmen (Đức) lớn lên Ăngghen hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của g/c TS đối với người lao động . Vì vậy 1842 ông sang Anh và đã viết cuốn “tình cảnh của giai cấp công nhân Anh” . 
-1844:Mác Ăngghen gặp nhau ở Pháp ,hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn thân với nhau cùng hoạt động CM.
- Mác và Ăng ghen đều nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp vô sản và loài người khỏi ách áp bức bóc lột.
Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng ghen?
- Nhận thức rõ bản chất của chế độ Tư bản là bóc lột và nổi khổ của giai cấp công nhân lao động.
- Cùng đứng về phía giai cấp công nhân lao động và có tưu tưởng đấu tranh chống lại xã hội Tư bản xây dựng 1 chế độ xã hội mới, tiến bộ.
Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
Đồng minh những người cộng sản được thành lập như thế nào?
- Khi hoạt động ở Anh:Mác và Ăngghen tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu “ Đồng minh những người chính nghĩa” sau hai ông cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản” .
=> Đây là tổ chức chính Đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.
Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào? ND chủ yếu?
- Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp vô sản càng bị bót lột tàn nhẫn. Thất bại của các cuộc đấu tranh của vô sản đầu thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu bứt thiết phải có một lí luận khoa học chứng minh cho phong trào công nhân quốc tế.
- Nội dung chủ yếu:
+ Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người và sự thắng lợi của CNXH.Giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư sản và xây dựng chế độc XHCN.
+ Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản.
Vậy sự ra đời của Tuyên ngôn có ý nghĩa gì?
Đây là văn kiện quan trọng , là những luận điểm cơ bản về phát triên của XH và CM XHCN .
+ Là học thuyết về CNXHKH đầu tiên, đặt ra cơ sở cho sự ra đời chủ nghĩa Mác. 
+ Phản ánh quyền lợi của giai cấp công nhân và là vũ khí chống giai cấp Tư sản đưa phong trào thế kỉ XIX. Đây là công nhân phát triển.
Trình bày về học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học một cách ngắn gọn, rõ ràng, có hệ thống. Là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư 
Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 có nét gì nổi bật?
- PTĐT của công nhân châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt.
+Pháp:23-6-1848 công nhân và nhân dân lao động Pari khởi nghĩa vũ trang kéo dài 4 ngày.
+Đức:công nhân ,thợthủ công nổi dậy 
-28-9-1864 tại Luân Đôn Quốc tế thứ nhất ra đời . Mác là “ linh hồn” của QT thứ nhất.
Vai trò của Mác đối đối với quốc tế thứ nhất?
- Mác chuẩn bị cho sự thành lập và tham gia thành lập.
- Đứng đầu ban lãnh đạo chống lại những tư tưởng sai lệch, thông qua những nghị quyết đúng đắn
- Mác là linh hồn của quốc tế thứ nhất.
Ý nghĩa của sự ra đời, hoạt động của Quốc tế thứ nhất?
- Thúc đẩy PTCN quốc tế tiếp tục phát triển mạnh.
I. Phong trào công nhân nửa đầu T/K XIX 
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
* Nguyên nhân
- Sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân ra đời.
- Họ bị tư sản bóc lột nặng nề, làm việc 14 đến 16h mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương rẻ mạt. Phụ nữ và trẻ em bị bóc lột.
à Công nhân nổi dậy đấu tranh.
* Hình thức đấu tranh
- Đập phá máy móc và đốt công xưởng. Cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, Pháp, Đức, Bỉ.
- Đầu TK XIX, công nhân chuyển sang đấu tranh: bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm, thành lập các công đoàn bảo vệ mình.
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830- 1840
- 1831 công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu”sống trong lao động” “chết trong chiến đấu”. Cuộc đấu tranh cuối cùng cũng bị giới chủ đàn áp.
- 1844 công nhân dệt vùng Sơ-lê-din(Đức) nổi dậy khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ..
- 1836-1847 “phong trào Hiến chương” nổ ra ở Anh có quy mô, tổ chức và mang tính chính trị rỏ rệt.
* Kết quả, ý nghĩa: Các cuộc đấu tranh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại ,nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế . Tạo đ/k cho sự ra đời của lí luận CM sau này.
II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác ( Hướng dẫn đọc thêm) 
1. Mác và Ăng ghen
 (Hướng dẩn học sinh đọc thêm)
2. Sự ra đời của “Đồng minh những người Cộng sản” và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
(Hướng dẩn học sinh đọc thêm)
3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đên 1870 - Quốc tế thứ nhất. 
(Hướng dẩn học sinh đọc thêm)
4. Củng cố
? Tóm tắt phong trào công nhân những năm 1830- 1840?
5. Dặn dò
- Về nhà học bài – hoàn thành bài tập ở lớp và ở vào vở bài tập. Biết trả lời câu hỏi cuối mục sgk. Đọc và tìm hiểu trước bài:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 08/09/2018 
Ngày giảng:14/09/2018 TIẾT 8: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập thực hành
- Giups HS củng cố lại kiến thức mà các em đã được học.
2. Tư tưởng
- Tinh thần học tập tự ôn tập các kiến thức đã học.
- Tính tự giác trong ôn tập.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện tư duy phân tích ,so sánh ,tổng hợp .
B. CHUẨN BỊ
- GV: Soạn giáo án - các dạng bài tập.
- HS: Ôn lại kiến thức từ bài 1-> bài 8*
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
 - Kiểm tra trong giờ 
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài: Ở các tiết trước các em đã được học về những nội dung trong sách giáo khoa. Để thay đổi không khí và tính chất của bài học , hôm nay chúng ta cùng nhau di tìm lại những kiến thức đã học qua tiết bài tập.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung KT cần đạt
G V
?
Đưa ra một số bài tập dưới nhiều dạng khác nhau cho HS làm
Lập bảng thống kê về phong trào cách mạng tư sản và phong trào công nhân từ bài 1 đến bài 4?
GV hướng dẫn HS làm và gọi HS lên bảng điền nội dung.
HS cả lớp theo dõi và bổ sung
* Bài tập 1
TT
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
Ý nghĩa
- 1566
- Cách mạng TS Hà Lan
- Thắng lợi
- Mở đường cho CNTB phát triển
1642-1688
-C/M TS Anh
- Thắng lợi
-Giai cấp TS nắm quyền ,tạo điều kiện cho CNTB tiếp tục phát triển.
1789
- CMTS Pháp
- Thắng lợi
- Lật đổ chế độ PK, dưa GC TS lên năm quyền
?
?
GV
GV
GV
Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên?
Bảng giới đây ghi thời gian phát minh. Em hãy viết các phát minh và tên người phát minh vào các ô trống còn lại.
Dùng lược đồ châu Âu chỉ cho HS xác định những nước có phong trào công nhân phát triển trong thời kì này.
Hướng dẩn các nhóm làm việc theo nội dung sau:
-N1: Xác định thời gian diển ra phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước Pháp, Đức, Anh.
N2: Nêu hình thức đấu tranh.
N3: Nhận xét về qui mô, phong trào đấu tranh.
N4: Nêu kết quả, ý nghĩa.
* Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận GV ghi vào bảng thống kê (đã kẻ sẳn ở bảng phụ) HS dựa vào bảng thống kê để ghi bài.
HDHS làm bài tập trắc nghiệm
* Bài tập 2
+ Ý nghĩa lịch sử các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
- Đã lật đổ chế độ phong kiến tồn tại lâu dài ở các nước.
- Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền lãnh đạo và tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
* Bài tập 3
Thời gian
Phát minh
Tên người phát minh
1
64
máy kéo sợi Gien ni
Giêm -ha- gri-vơ
1769
máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
Ac- Crai- tơ
1785
máy dệt
Et-mơn-các-rai
1784
máy hơi nước.
Giêm – oát
* Bài tập 4
Quốc
 gia
Thời gian
Hình thức đấu 
tranh
Qui mô
Kết quả. Ý nghĩa
Pháp
1831-1834
Khởi nghĩa
 vũ trang
Lớn
Đều thất bại
Đức
1844
Khởi nghĩa 
vũ trang
Vừa
Đánh dấu sự trưởng thành
của phong trào công nhân quốc tế
Anh
1836-1847
Đấu tranh 
chính trị
Rộng
 lớn
Đánh dấu sự trưởng thành
của phong trào công nhân quốc tế
* Bài tập 5
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng
Câu1. Cuộc cách mạng tư sản diễn ra đầu tiên trên thế giới là;
	A. Cách mạng tư sản Anh	B. Cách mạng tư sản Pháp
	C. Cách mạng tư sản Hà Lan	D. Cách mạng tư sản Đức
Câu2. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra ở nước: 
	A. Anh	B. Pháp
	C. Mỹ	D. Đức
Câu3. Sự kiện được coi là mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản pháp là:
 A. 5.5.1789 diễn ra hội nghị 3 đẳng cấp	B.14.7.1789chiếmnhà ngục Ba- xti
	C. 10. 8.1792 lật đổ phái Lập Hiến	C.21.1.1793.vuaLu-i XVI bị chém.
Câu4. Cách mạng công nghiệp Anh diễn ra đầu tiên trong ngành:
	A. Luyện kim	B. Chế tạo máy hơi nước
	C. Giao thông vận tải	D. Dệt
Câu5. Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được công bố vào:
	A. 4.7.1776	B. 14.7.1776
	C. 7.4.1787	D. 14.7.1787
Câu 6. Phát minh quan trọng nhất trong cuộc CM công nghiệp Anh thế kỉ XVIII là:
	A. Máy kéo sợi	B. Máy dệt
	C. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước	D. Máy hơi nước
4. Củng cố
GV khái quát lại nội dung bài học cho HS nắm vững hơn.
5. Dặn dò 
- Về nhà học bài cũ và đọc trước bài 5: công xã Pari 1871.
=============================================================
Ngày soạn:12/09/2018 
Ngày giảng:16/09/2018 CHƯƠNG II
 CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
TIẾT 09 – BÀI 05: CÔNG XÃ PA- RI 1871
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Nhận biết về hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri; những nét chính về cuộc diễn biến ngày 18 – 03 – 1971 và sự ra đời của công xã pa ri
- Một số chính sách quan trọng của Công xã Pa-ri
- Ý nghĩa lịch sử của Công xã.
2. Tư tưởng 
- HS có lòng tin tưởng vào năng lực, quản lí của nhà nước giai cấp vô sản.
hình thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng thông qua những tấm gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ công xã Pa- ri.
- Lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.
3. Kỹ năng 
- Vận dụng khả năng trình bày, phân tích đánh giá một sự kiện lịch sử.
- Sưu tầm, phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học, liên hệ kiến thức đã học với cuộc sống hàng ngày.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. 
 - Bản đồ Pa- ri và vùng ngoại ô, nơi diễn ra công xã Pa- ri.
 - Sơ đồ bộ máy hội đồng công xã
- HS: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước - Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm Lịch sử học trong bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
- Kiểm tra vở bài tập
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong những năm cuối TK XIX giai cấp vô sản Pháp đã vùng dậy đấu tranh làm nên 1 kì tích trong lịch sử đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới: Đó là thành lập ra nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới- Công xã Pa- ri. Hoàn cảnh nào => Sự ra đời của công xã Pa- ri., quá trình đấu tranh => sự thành lập công xã, những việc làm của công xã khẳng định Công xã Pa – ri là nhà nước kiểu mới, ý nghĩa lịch sử của công xã Pa- ri như thế nào.......
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KT cần đạt
GV
?
HS
?
GV
?
?
?
?
?
GV
HS
?
GV
?
GV
GV
?
GV
?
GV
?
?
GV
?
Khái quát: Nước pháp bại trận, mâu thuẫn giai cấp càng sâu sắc. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đó là do sự phát triển mạnh mẽ của đại công nghiệp dưới thời đế chế II ( 1852- 1870 ).
- Giai cấp tư sản Pháp đại diện là Na-pô-nê- ông III đã thống trị đất nước dưới nhiều hình thức một nền quân chủ phản động.
- Trong khoảng 20 năm ấy, hàng ngũ giai cấp vô sản tăng nhanh ( Riêng Pa- ri cuối thập niên tập trung 450.000 công nhân).
+ Họ bị vắt kiệt mồ hôi, phải lao động từ 12 h -> 14h / ngày ( kể cả trẻ em ) có những trẻ em dưới 10 tuổi phải chịu sức dưới lòng đất làm việc như người lớn, cả gia đình bán sức lao động mà không đủ sống vì lương thấp.
- Họ liên tiếp bãi công, biểu tình đòi cải thiện đời sống , điều kiện lao động.
- Qua thử thách đấu tranh, ý thức giác ngộ cách mạng và đoàn kết của giai cấp vô sản ngày càng cao -> giai cấp tư sản rất lo sợ.
GV: Trong bối cảnh đó -> - 1870 Pháp đánh phổ.
Pháp đánh Phổ nhằm mục đích gì? 
Đọc phần chữ in nghiêng ( Sgk- 35 ).
Qua phần đọc, em có nhận xét gì về việc Pháp đánh Phổ (diễn ra trong điều kiện ntn?
- Nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp .
Phân tích
+ Trong khi vua Pháp Na- pô - nê ông III lại tuyên bố “ Ta đã chuẩn bị đến cái ghệt cuối cùng cho người lính cuối cùng ”.
+ Về phía Phổ: Lúc đó thủ tướng Bi-xi-mác muốn gây chiến tranh để gạt bỏ Pháp, đồng thời củng cố quyền lực. Mục đích thu phục nốt các bang phía Nam nước Đức -> Thống nhất nước Đức => Phổ rất tích cực chuẩn bị cho chiến tranh 
- Song bằng thủ đoạn ngoại giao khôn khéo Phổ tạo duyên cớ để Pháp gây chiến trước.
Kết quả của chiến tranh Pháp- Phổ ra sao?
- Pháp thất bại.
Trước tình hình đó nhân dân Pa-ri đã làm gì?
Lúc này thành quả cách mạng và chính quyền thuộc về tay ai?
Theo đà chiến thắng quân Phổ có hành động nào?
Khi tổ quốc bị lâm nguy thì thái độ của “ chính phủ vệ quốc ” và ND Pháp thể hiện ntn? 
Nhận xét gì về thái độ của “Chình phủ vệ quốc ” và của nhân dân Pháp?(K)
- Trái ngược nhau => khác nhau .
Tại sao lại có thái độ khác nhau đó?(K)
- G/c TS vì sợ mất quyền lợi của mình.
- TS Pháp sợ nhân dân được vũ trang hơn sợ quân Đức xâm lược => đầu hàng để rảnh tay chống lại nhân dân.
-> Nhân dân họ là những người yêu nước -> hết mình chiến đấu bảo vệ tổ quốc lâm nguy.
 “ Chính phủ vệ quốc ” lẽ ra phải bảo vệ tổ quốc khi lâm nguy thì lại ko bảo vệ tổ quốc mà lại phản quốc (đầu hàng). Chúng sợ nhân dân được vũ trang hơn sợ giặc vì chúng e rằng 1 khi thắng quân xâm lược nhân dân sẽ chĩa vũ khí vào chúng (GV trích câu nói của Hồ Chí Minh-SGV- 42).
Đọc từ đầu -->trung ương
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa 18/ 3/ 1871?
Dùng lược đồ công xã Pa- ri để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa 18-3-1871
Sau cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 chính quyền thuộc về tay ai?
- Uỷ ban trung ương quốc dân (Đại diện cho nhân dân Pa-ri) đảm nhận vai trò chính phủ lâm thời.
Cuộc cách mạng này mang tính chất gì ?(K)
- Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền tư sản bị lật đổ, một trong những thủ đô lớn nhất .
+ Ủy ban trung ương quốc dân trở thành chính phủ vô sản lâm thời.
+ Trong cuộc cách mạng vô sản này giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng là lực lượng quyết định đến thắng lợi của cách mạng.
Rõ ràng Chi-e là người châm ngòi lửa cuộc nội chiến giữa tư sản và vô sản. Nhưng ủy ban trung ương quốc dân quân đã không tận dụng thắng lợi ngày 18/3. Đáng lẽ phải lập tức tiến quân -> Véc- xai đập tan sào huyệt của bọn phản động , khi chúng đang hoang mang -> cực điểm, thì lại tỏ ra ngần ngại, vội vã chuyển chính quyền cho một cơ quan dân cử ( tức Hội đồng công xã - gọi tắt là công xã ).
Đây là những hạn chế của ủy ban trung ương quốc dân quân (làm cách mạng chưa triệt để).
Sau khi khởi nghĩa thắng lợi nhân dân Pa- ri đã có những việc làm gì?
+ Bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
+ Nhân dân ăn mặc như ngày hội nô nức đi bỏ phiếu – họ thực hiện quyền công dân.
+ 86 đại biểu đã trúng cử hầu hết là công nhân và tri thức tiến bộ đại diện cho nhân dân lao động thủ đô.
 Các-mác đánh giá sự ra đời của công xã Pa- ri “Công xã là điềm báo trước vẻ vang của xã hội mới, là kì công của những người dám tấn công trời ”.
Cho HS đọc SGK
Sau khi dành được chính quyền , công xã xúc tiến xây dựng bộ máy nhà nước mới.
Dùng bảng phụ: Sơ đồ bộ máy hội đồng công xã (sgk- 37) 
Nhìn vào sơ đồ, em hãy giải thích tổ chức bộ máy của công xã?(K)
- Khung lớn hình tròn “ hoạt động công xã ” là cơ quan cao nhất của nhà nước mới vừa ban bố pháp luật vừa lập các uỷ ban thi hành pháp luật.
+ Dưới hội đồng công xã có ban chấp hành và 9 uỷ ban 
- Ban chấp hành: giúp công xã điều hành và giải quyết các công việc hàng ngày, được coi như cơ quan thường trực của công xã.
- 9 Uỷ ban ( GV nêu lần lượt các uỷ ban trên sơ đồ ) với nhiệm vụ giúp hoạt động công xã thi hành pháp luật do hoạt động công xã ban bố. Đứng đâù mỗi uỷ ban là các uỷ viên công xã, chịu 

File đính kèm:

  • docGiao an lich su 8 moi_12748947.doc