Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 49, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (Tiếp theo)

HĐ 3: Tiểu sử và những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.

? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về Nguyễn Tất Thành trước năm 1911 và sự kiện 5/6/1911? – HS quan sát H107

? Mục đích của chuyến đi? (tìm con đường cứu nước mới vì không tán thành đường lối của các bậc tiền bối)

?Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?(CMVN bị bế tắc về đường lối, nhiều chí sĩ đã thất bại, muốn tìm ra con đường CM chân chính cho dân tộc)

? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước?

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 49, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33
Tiết: 49 
Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918 (tt)
Ngày soạn: 08/04/2014
Ngày dạy: 15/04/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
- Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
2. Tư tưởng: 
- Noi gương tinh thần yêu nước của các chiến sĩ CM đầu thế kỉ XX, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
- Nâng cao nhận thức của HS về bản chất tàn bạo của chế độ thuộc địa.
- Hiểu thêm giá trị độc lập tự do.
3. Kĩ năng: Giúp HS làm quen với phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện LS. Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận định ,đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử. Tổng kết rút ra bài học.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
Tư liệu về nội dung có liên quan
Tiểu sử thời niên thiếu của Bác Hồ và những hoạt đông của Bác sau khi tìm đường cứu nước
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan. 
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định & KTBC: (5’) Dựa vào đâu Duy tân hội chủ trương bạo động vũ trang giành độc lập ? Em có suy nghĩ gì về chủ trương này?
Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục và ảnh hưởng của nó đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta?
2. Bài mới: Tiếp nối phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX, trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phong trào yêu nước tiếp tục phát triển và có những đặc điểm riêng biệt như thế nào chúng ta tìm hiểu qua bài.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
17’
HĐ 1: Những tích cực và tiêu cực trong chính sách khai thức của thực dân Pháp. 
- HS đọc mục 1 SGK/146.
? Nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong thời kì Chiến tranh TG thứ nhất? Vì sao có sự thay đổi đó?(tăng cường bắt lính, diện tích trồng cây công nghiệp tăng, đẩy mạnh khai thác kim loại, bắt nhân dân mua công trái...Tất cả đều nhằm cung cấp cho chiến tranh)
? Những mặt tích cực và tiêu cực của chính sách đó? (Tích cực: kinh tế Việt Nam khởi sắc, tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên. Tiêu cực: lợi nhuận chỉ để cho Pháp dốc vào chiến tranh, nhân dân ta nói chúng càng bần cùng hơn)
GV: về chính trị, văn hóa, Pháp sử dụng nhiều thủ đoạn hòng ru ngủ nhân dân ta, lôi kéo tay sai => >< giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc, là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh trong thời gian CTTG thứ nhất.
II/ Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất 
1.Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến: 
- Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
- Kinh tế: trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.
- Chính trị- văn hóa: lừa bịp
=> >< giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
1’
HĐ 2: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế(1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên1917. (Nội dung diễn biến của các cuộc khởi nghĩa không dạy)
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế(1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên(1917.: (không dạy)
17’
HĐ 3: Tiểu sử và những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về Nguyễn Tất Thành trước năm 1911 và sự kiện 5/6/1911? – HS quan sát H107
? Mục đích của chuyến đi? (tìm con đường cứu nước mới vì không tán thành đường lối của các bậc tiền bối)
?Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?(CMVN bị bế tắc về đường lối, nhiều chí sĩ đã thất bại, muốn tìm ra con đường CM chân chính cho dân tộc)
? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước?
GV dùng lược đồ giảng về cuộc hành trình của Bác. Những hoạt động của Bác tuy chỉ bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Bác xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN.
? Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?(Sang PTây tìm hiểu thực chất của “tự do, bình đẳng, bác ái” của CM Pháp, không đi theo con đường của các bậc tiền bối vì có nhược điểm, , từ khảo sát thực tế Bác đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định theo CNMLN)
GV: Những hoạt động bước đầu của Nguyễn Tất Thành đã mở ra chân trời mới cho CMVN.
3. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
- Tiểu sử Nguyễn Tất Thành: (SGK)
- 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- 1917, tại Pháp tham gia các hoạt động yêu nước. 
- Tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng Tháng Mười Nga, có những chuyển biến trong tư tưởng.
	3. Củng cố: (4’)
Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914-1918?
	Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
	Dặn dò: (1’) Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Ôn tập các kiến thức đã học trong giai đoạn LSVN từ 1858-1918.
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc8tu33-t49.doc