Giáo án Giáo dục công dân 9 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

- Biết được thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Kĩ năng.

Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tương lai.

3. Thái độ.

Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 

doc119 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 21135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 (Chuẩn kiến thức kĩ năng), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế` hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do các thanh niên…”
- Câu của nói Bác nhắn nhủ thanh niên chúng ta điều gì?
HS trả lời.
GV: Để thấy rõ vai trò, trách nhiệm của thanh niên chúng ta học bài hôm nay.
Chuyển ý.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Trong thư đồng chí Tổng bí thư có nhắc đếnnhiệm vụ cách mạng mà đảng đề ra như thế nào?
Nhóm 3,4: Hãy nêu vai trò, vị trí cxủa thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá qua bài phát biểu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
* Tại sao Tổng bí thư cho rằng thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trách nhiệm vẻ vang va là thời cơ to lớn của thanh niên?
Nhóm 5,6: Em có suy nghĩ gì khi thảo luận về nội dung bức thư của Tổng bí thư gửi thanh niên? 
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét , chốt ý, chuyển sang phần hai .
GV đặt câu hỏi:
- Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là gì?
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì?
- Ý nghĩa của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là gì?
HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, nhấn mạnh thêm yếu tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Đảng xác định con người là trung tâm và giáo dục con người là quốc sách hàng đầu.
GV kết luận tiết 1.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
-Là quá trình chuyển từ nề văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, xây dựng phát triển nền kinh tế tri thức.
- Ứng dụng công nghệ mới vào đời sống, sản xuất.
- Nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống.
2. Trách nhiệm của thanh niên:
- Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện.
- Tham gia lao động, hoạt động chính trị- xã hội.
- Thực hiện lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
4. Củng cố và luyện tập.
 HS làm bài tập 2 SGK trang 39.
 Đại diện lớp làm bài, GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài kết hợp SGK trang 38.
- Làm bài tập 1,3,4 SGK trang 39.
Chuẩn bị phần còn lại:
- Xem phần nhiệm vụ của thanh niên học sinh SGK trang 39.
- Xem bài tập 5,6,7 SGK trang 39,40.
- Chuẩn bị sắm vai tình huống: Biểu hiện của một số thanh niên đua xe máy, lười học, nghiện ma tuý, đua đòi ăn chơi.
V.Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC(TT)
Tiết:20 Bài :11. 
Ngày dạy:…………………..
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
- Biết được thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nêu được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
2. Kĩ năng.
Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tương lai. 
3. Thái độ.
Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập.
 2.Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ.
III nội dung học tập
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 * Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì?
 -Là quá trình chuyển từ nề văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, xây dựng phát triển nền kinh tế tri thức.
 - Ứng dụng công nghệ mới vào đời sống, sản xuất.
 - Nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống.
 * Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là gì? Cho ví dụ.
 - Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện.
 - Tham gia lao động, hoạt động chính trị- xã hội.
 - Thực hiện lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: 
GV dựa vào phần bài cũ giới thiệu phần tiếp theo.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Câu hỏi: Nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét, kết luận.
GV đặt câu hỏi:
Hãy cho biết phương hướng phấn đấu của lớp và bản thân em?
HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV gợi ý cho HS đánh giá ưu, nhược điểm chung của lớp. Phân tích những biểu hiện tiêu cực, những thành tích tốt của lớp, những biểu hiện chưa tốt, tìm nguyên nhân, nêu phương hướng rèn luyện.
GV nhận xét, chốt ý
GV: Chuyển ý
HS làm bài tập 6 SGK trang 39.
Đại diện lớp làm bài, các em khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
II. Nội dung bài học.
3. Nhiệm vụ của thanh niên, HS:
- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện.
- Xác định lí tưởng sống đúng đắn.
- Có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước trong thời kì đổi mới.
III. Bài tập.
Đáp án: 
- Biểu hiện có trách nhiệm: a,b,d,đ,g,h.
- Biểu hiện thiếu trách nhiệm: c,e,i,k.
 4. Củng cố và luyện tập.
 Sắm vai tình huống: Biểu hiện của một số thanh niên đua xe máy, lười học, nghiện ma tuý, đua đòi ăn chơi. Đã chuẩn bị ở tiết trước.
 Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, rút ra bài học bản thân.
 GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK trang 38,39.
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 39,40.
Bài mới:
 Chuẩn bị bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
 - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 40, 41. 
 - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK trang 41, 42.
 - Xem bài tập SGK trang 43, 44.
 - Sắm vai tình huống: “ Hoà bị gia đình ép gả cho gia đình giàu có khi mới 16 tuổi”
V.Phu lục:
SKG, SGV CD9
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN( 2 TIẾT)
Tiết:21. Bài :12. 
Ngày dạy:…………………..
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
- Hiểu được hôn nhân là gì?
- Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
- Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
- Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. 
2. Kĩ năng.
Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
3. Thái độ.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Không tán thành việc kết hôn sớm.
II.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:Tranh thể hiện máy chiếu.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
III.Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Đóng vai.
IV.Tiến trình:
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 * Nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
 => - Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện.
 - Xác định lí tưởng sống đúng đắn.
 - Có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước trong thời kì đổi mới.
* Nêu tám gương về thanh niên đã phấn đấu về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
HS tự nêu gương.
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Ngày 1/10, một vụ tự tử đã xảy ra ở Sơn La. Nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đó đã ép cô tảo hôn với một người con trai ở bản khác. Trong thư viết lại, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định trong tương lai.
- Suy nghĩ của em về cái chết thương tâm của cô gái?
- Theo các em, trách nhiệm thuộc về ai? 
 GV: Để giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay.
Chuyển ý.
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Những sai lầm của T và K, M và H trong 2 câu chuyện trên? Hậu quả của việc làm sai lầm của M, T?
Nhóm 2: Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong các trường hợp trên?
Nhóm 3: Qua phần đặt vấn đề em thấy cần rút ra bài học gì cho bản thân?
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV nhận xét , chốt ý, chuyển sang phần hai .
GV đặt câu hỏi:
- Cơ sở của tình yêu chân chính là gì?
- Hãy cho biết những sai trái trong tình yêu?
- Thế nào hôn nhân đúng pháp luật, trái pháp luật?
HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung dựa vào những bài đã học như: tình bạn, tình cảm gia đình, qua các thông tin đại chúng, những việc làm và những con người cụ thể mà các em biết, tiếp xúc. Thấy được những sai trái có xu hướng tăng nhanh, thể hiện lối sống thấp hèn, thực dụng, sống gấp của thanh niên ngày nay. Hôn nhân không có tình yêu chân chính sẽ dễ tan vỡ hạnh phúc gia đình, hậu quả trực tiếp là con cái.
GV: Gợi ý HS rút ra nội dung bài học.
- Hôn nhân là gì?
- Em hiểu như thế nào là được pháp luật thừa nhận?
- Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân?
HS bày tỏ ý kiến cá nhân.
GV: Giải thích được pháp luật thừa nhận là thủ tục đăng kí kết hôn tại uỷ banh nhân dân xã, phường( Luật Hôn nhân- gia đình), yêu cầu HS cho ví dụ.
GV: Kết luận tiết 1.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Hôn nhân là: Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được pháp luật thừa nhận.
2. Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân:
- Cơ sở quan trọng của hôn nhân.
- Chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận- hạnh phúc.
 4. Củng cố và luyện tập.
 GV: Tổ chức cho HS sắm vai tình huống: “ Hoà bị gia đình ép gả cho gia đình giàu có khi mới 16 tuổi”
 Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, rút ra bài học bản thân.
 GV nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài kết hợp SGK trang 41.
- Chuẩn bị phần còn lại: 
+Nội dung bài học phần: Những quy định của pháp luật và thái độ của chúng ta về hôn nhân.
+ Bài tập SGK trang 42-> 44.
- Chú ý sắm vai bài tập 4 và 8 SGK trang 43,44. 
V . Phụ lục 
 Sách giáo khoa , sách giáo viên GDCD 9 
Tình huống giáo dục cơng dân 9
 Một số quy định của luật hơn nhân gia đình 2000
Tuần 24 Tiết:22 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (TT)
Ngày dạy:…………………..bài 12 
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
- Hiểu được hôn nhân là gì?
- Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
- Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
- Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. 
2. Kĩ năng.
Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
3. Thái độ.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Không tán thành việc kết hôn sớm.
II. Nội dung bài học
 Quy định của pháp luật về hơn nhân gia đình 
III. Chuẩn bị.
 1.Giáo viên:Tranh luật hơn nhân 2000.
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
IV.Tổ chức các hoạt động học tập
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra miệng õ:
GV: Nhắc lại kiến thức Tiết 1 (có thể kiểm tra bài cũ Tiết 1).
 3.Tiến trình bài họci:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Hoạt động 1 :
KT Những quy định pháp luật về hơn nhân
KN : Vận dụng quyền và nghĩa vụ cơng dân trong gia đình vào cuộc sống
-GV: Tổ chức cho HS thảo luận những nguyên tắc cơ bản, những quy định của pháp luật về quyền 
và nghĩa vụ của công dân và ý nghĩa của các quy định đó.
-HS: Chia lớp theo nhóm
-GV: Gợi ý HS trao đổi các câu hỏi sau:
1. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhất.
3. Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ vợ chồng?
4. Trách nhiệm của công dân và HS như thế nào?
-HS: Các nhóm trình bày.
-HS: Cả lớp trao đổi, bổ sung.
-GV: Liệt kê ý kiến đúng của HS ghi lên bảng.
-HS: Ghi bào vào vở.
-GV: Giải thích quy định này l2 tối thiểu. Do yêu cầu kế hoạch hoá gia đình, nhà nước khuyến khích nam 26, nữ 22 tuổi mới kết hôn.
-GV: Kết hợp giải thích nội dung khó (cùng dòng máu trực hệ, quan hệ 3 đời
-GV: Nhấn mạnh thủ tục kết hôn là cơ sở pháp lý của hôn nhân đúng quy định, có giá trí pháp lý. 
- GV: Lấy ví dụ thực tế của những gia đình không làm thủ tục kết hôn gây hậu quả như thế nào.
Giải thích và lấy ví dụ thực tế minh hoạ, phê phán quan điểm ngày nay trong cơ sở thị trường người chồng lo kiếm tiền, phụ nữ chỉ nên ở nhà lo việc gia đình.
- GV: Kết luận chuyển ý.
Tình yêu – hôn nhân – gia đình là tình cảm hết sức quan trọng đối với mỗi người. Những quy định của luật phấp thể hiện ý nguyện của nhân dân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời thể hiện tinh hoa văn hoá của nhân loại.
- GV: Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập 1 SGK trang 43.
- HS: làm việc cá nhân.
- GV: Yêu cầu 2 -3 HS trả lời nhanh kết quả.
- HS: Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến giải thích khác nhau.
- GV: Thống nhất ý kiến đúng và đánh giá cho điểm HS có ý kiến tốt.
-GV: Cho HS làm bài tập 6,7 sách bài tập tình huống.
GDCD lớp 9 trang 41 (bài tập trắc nghiệm).
- GV: Phát biểu học tập.
(Có thể cá nhân hoặc theo từng bàn).
- HS: Trao đổi và phát biểu ý kiến.
- GV: Đưa ra đáp án đúng.
- GV: Chốt lại và kết luận:
Chúng ta phải nắm vững những quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và phải biết bảo vệ quyền của mình.
II. Nội dung bài học
1. Nguyên tắc cơ bản của chế độ Hôn nhân ở Việt Nam.
- Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng.
- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ về pháp lý cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo với người không tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài:
-Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân:
a. Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
b. Cấm kết hôn:
- Người đang có vợ, có chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh…).
- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bồ chồng, con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của chồng.
- Giữa những người cùng giới tính.
c. Thủ tục kết hôn:
- Đăng ký kết hôn ở uỷ ban nhân dân phường xã.
- Được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
3. Quy định về quan hệ vợ và chồng:
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tông trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
4. Trách nhiệm:
- Thái độ tôn trọng nghiêm túc trong tình yêu hôn nhân. Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân.
- Với học sinh, chúng ta biết đánh giá đúng bản thân, hiểu được nội dung, ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình. Thực hiện đúng trách nhiệm của mình vời bản thân, gia đình, xã hội.
III. Bài tập.
Đáp án: d, đ, g, h, I, k.
 4.tổng kết 
- GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai.
- GV: Đưa ra các tình huống.
Tình huống 1:
Hoà bị gia đình ép gả cho gia đình giàu có khi mới 16 tuổi
Tình huống 2:
Người chồng hành hạ, ngược đãi vợ con.
- HS: Các nhóm nhận câu hỏi.
- HS: Tự phân vai, xây dựng kịch bản và lời thoại.
- HS: Các nhóm thể hiện tiểu phẩm.
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Đánh giá, kết luận, động viên HS tham gia tốt.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài cũ:
 -Học bài kết hợp SGK trang 41,42.
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 43.
Bài mới:
Chuẩn bị bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
 - Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 45.
 - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK trang 46.
 - Xem trước phần bài tập SGK trang 47. 
V . Phụ lục 
 Sách giáo khoa , sách giáo viên GDCD 9 
Tình huống giáo dục cơng dân 9
 Một số quy định của luật hơn nhân gia đình 2000
Tuần 24 Tiết 23: 
Ngày dạy:…………………………………
Bài :13 QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
VÀ NGHĨA VỤ ĐĨNG THUẾ
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức. 
 -Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
 -Thuế là gì? ý nghĩa, tác dụng của thuế?
 -Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và thực hiện pháp luật về thuế 
2. Kĩ năng.
 -Biết phân biệt hành vi kinh doanh, thuế đúng pháp luật và trái pháp luật.
 -Vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
3. Thái độ.
 -Ủng hộ chủ trương của nhà nước và quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế.
 - Biết phê phán những hành vi kinh doanh và thuế trái pháp luật.
II , Nội dung bài học 
 Quỵền tự do kinh doanh và nghĩa vụ dĩng thuế của cơng dân
 III.Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, 
 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
IV . Tổ chức các hoạt động học tập
 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra miệng 
Câu 1: Điền vào ô trống sơ đồ sau:
Sự liên kết đặc biệt
1 nam – 1 nữ
Được pháp luật thừa nhận
-GV: Gọi 2 HS lên bảng điền vào ô trống.
-HS: Cả lớp suy nghĩ.
-GV: Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
 3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung NỘI DUNG BÀI HỌC 
Điều 57 (Hiến pháp 1992)
“Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Điều 80 (Hiến pháp 1992)
“Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật”.
GV: Đặt câu hỏi: Hiến pháp 1992 quy định quyền và nghĩa vụ gì của công dân?
HS: Trả lời: Gạch chân ý chính “Tự do kinh doanh”, “Thuế”.
GV: Để hiểu rõ những vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
GV vào phần đặt vấn đề.
 GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm
 GV: Có thể ghi các thông tin lên bảng phụ để HS cả

File đính kèm:

  • docBo giao an GDCD 9 chuan KTKN.doc