Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 36: Ôn tập kiểm tra học kỳ II

2. Tự luận

1.Hôn nhân là gì ?

-HN là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở: bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc

2.Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta:

-Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

-Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

-Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế họach hóa gia đình

3.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:

a)Độ tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

b)Trường hợp cấm kết hôn:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 36: Ôn tập kiểm tra học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 ÔN TẬP HKII	 Tuần 36
Ngày dạy: 	 Tiết 36
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 Nắm được các kiến thức đã học từ bài 12 đến bài 18
 2. Kỹ năng
 Biết giải quyết các bài tập tình huống, vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết bài tập.
 3.Thái độ
 Có ý thức học tập tốt để làm bài kiểm tra 1 tiết.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1.Giáo viên: Câu hỏi ôn tập
 2.Học sinh: Xem lại bài đã các bài đã học.
 III. Hoạt động dạy và học
 A. Hoạt động khởi động
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Dẫn vào bài mới: Tiết học này thầy trò cùng nhau ôn lại kiến thức đã học chuẩn bị thi học kì 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trắc nghiệm
GV nêu lần lượt câu hỏi
- HS trả lời, N/X
1. Hôn nhân là gì ? 
A. Liên kết một nam và một nữ .	
B. Bình đẳng, tự nguyện .
C. Được Nhà nước thừa nhận 	
D. Tất cả đúng..
2. Việc làm nào đúng .
A. Cha mẹ có quyền lựa chọn bạn đời cho con .B. Áp đặt hôn nhân cho con .
C. Cha mẹ hướng dẫn con lựa chọn bạn đời .	D. Cha mẹ không có quyền hướng dẫn con chọn bạn.
3. Hôn nhân đúng nguyên tắc là gì ? 
A. Tự nguyện .	B. Tiến bộ .	
 C. Một vợ, một chồng. D. Cả A, B, C đúng .
4. Hôn nhân nào đúng pháp luật ? 
A. Nam 20, nữ 18.	B. Nữ 20, nam 18.
C. Xây dựng gia đình không cần có tình yêu chân chính .
D. Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ .
5. Hôn nhân gia đình được HP qui định điều mấy ?
A. Điều 63.	B. Điều 64.	
C. Điều 65.	D. Điều 66.
6. Tảo hôn là gì ?
	A. Có gia đình đúng tuổi qui định .	B. Có gia đình trước tuổi qui định .
	C. Có gia đình quá tuổi qui định 	D. Tất cả sai .
7. Ý kiến nào đúng ?
	A. Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữa .	B. Không nên yêu sớm .
	C. Người chồng quyết định mọi việc .	D. A và B đúng .
8. Em tán thành với quan điểm này không : “Nước đến chân mới nhảy”
	A. Không đồng ý.	B. Đồng ý .
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung kiến kiến đã học
-GV hướng dẫn học sinh ôn tập lại kiến thức đã được học.
-GV lần lượt nêu các câu hỏi ôn tập
Câu .1.Hôn nhân là gì ?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 2.Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 3.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 4.Tác hại của việc kết hôn sớm?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 5.Thế nào là quyền tự do kinh doanh?- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 6 Nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 7.Thuế là gì và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 8.Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ về lao động của công dân:
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 9 .Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 10.Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 11 Quy định của pháp luật về sử dụng lao động:
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 12.Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 13.Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Câu 14 Trách nhiệm của học sinh?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận
15.Thế nào là sống có đạo đức và thế nào là tuân theo pháp luật?
* 
I. Nội dung
1. Trả lời nhanh
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
D
A
C
D
D
B
A
B
2. Tự luận
1.Hôn nhân là gì ?
-HN là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở: bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc
2.Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta:
-Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
-Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
-Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế họach hóa gia đình
3.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:
a)Độ tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
b)Trường hợp cấm kết hôn:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng; 
2. Người mất năng lực hành vi dân sự; 
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; 
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; 
5. Giữa những người cùng giới tính.
c)Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, nghề nghiệp của nhau.
4.Tác hại của việc kết hôn sớm:
-Không có cơ hội học tập, làm việc tốt để lập thân lập nghiệp
-Có thể sinh con sớm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi
-Sinh con dễ bị dị tật gây ảnh hưởng xấu đến giống nòi dân tộc
- Thiếu trách nhiệm với gia đình, thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái dễ dẫn đến mâu thuẫn trong hôn nhân
5.Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
- Quyền tự do kinh doanh: là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, nghành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước
6.Nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh:
- Được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh
- Phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép
- Không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như ma túy, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí
7.Thuế là gì và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
-Thuế: là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung
-Một số loại thuế hiện nay ở nước ta: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân
-Vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế-xã hội:
- Có tác dụng ổn định thị trường
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
- Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước
9.Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
-Quyền: mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp
-Nghĩa vụ: lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.
10.Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động
- Khuyến khích, tạo điều kiện hoặc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh thu hút lao động
C. Hoạt động luyện tập
Bài tập tình huống:
Gồm các bài 12,13,14,17,18
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
D. Hoạt động vận dụng
So sánh giữa đạo đức và pháp luật có điểm gì giống và khác nhau
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Tìm hiểu thêm: Trách nhiệm của HS hiện nay như thế nào với TQ
 - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 -Về nhà học bài -Tiết sau kiểm tra HKII
Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGD9- ôn tập T36.doc