Câu hỏi và đề cương Lịch sử 9

Là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, từ năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã luôn làm tròn vai trò và sứ mệnh của mình. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Đảng cũng bộc lộ một số hạn chế ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, cuộc kháng chiến của 3 nước Đông Dương tuy cùng chung một mục tiêu, cùng một chiến trường, nhưng mỗi nước đã có những phát triển riêng biệt. Tình hình đó đòi hỏi mỗi nước cần phải thành lập một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin trực tiếp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc mình và chủ động góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân 3 nước. Nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó, Đảng đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2-1951.

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và đề cương Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Câu hỏi và đề cương lịch sử 9
 CHƯƠNG V: VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 – 1954
Câu 1: Chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc K/C trong h/cảnh nào? Nội dung của lời kêu gọi đó? 
* Hoàn cảnh:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, chính quyền cách mạng về tay nhân dân; nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ vận mệnh dân tộc mình. Song, chính quyền cách mạng non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách, tình thế cách mạng lúc này mong manh như “ Ngàn cân treo sợi tóc” phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng lúc: Giặc đói, giặc dốt và đặc biệt là giặc ngoại xâm.
Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật, đã nổ súng đánh ta ở Nam Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt kêu gọi nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đứng lên kháng chiến, mặt khác ra sức đàm phán với chính phủ Pháp để kéo dài thời gian hòa bình. Người đã ký với đại diện chính phủ Pháp Xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946. Tiếp đó, Người qua Pháp chỉ đạo phái đoàn Chính phủ ta đàm phán với Chính phủ Pháp ở Phông-ten-nơ-blô. Cuộc đàm phán thất bại. Quan hệ Việt- Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14-9-1946.
Nhưng dã tâm của TDP là thống trị VN nên chúng đã bội ước. Tại Bắc Bộ, cuối tháng 11 năm 1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng. Tại Hà Nội, quân đội thực dân Pháp liên tiếp nổ súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi ở Hà Nội trong các ngày 15, 16-12-1946 như đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Ngày 17-12-1946, quân Pháp cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, đặc biệt, chúng đã gây ra vụ tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, khu Cửa Đông. Ngày 18-12-1946, tướng Moóc-li-e gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi Chính phủ ta phải phá giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô  Hà Nội cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu các yêu cầu trên không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì chậm nhất vào sáng 20-12-1946 quân Pháp sẽ hành động. 
Trước tình hình đó, ngày 18 và 19-12-1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến 
Ngay tối 19/12/1946, Chủ tịch HCM thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra “lời kêu gọi toàn quốc k/c”
 Ngày 20/12/1946, tại Hang Trầm (Chương Mỹ, Hà Đông), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
* Nội dung:
 “ Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào,
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc.
 Ai có súng dùng sung. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm ! kháng chiến thắng lợi muôn năm!”
Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.  
Câu 2: Trình bày diễn biên chiến dịch Thu- đông năm 1947
 * Âm mưu và hành động của TDP 
 - Pháp tiến công Việt Bắc nhằm phá cơ quan đầu não kháng chiến ,tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt-Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế
- Chính phủ Pháp cử Bô-la-éc sang làm cao ủy ở Đông Dương thay Cho Đác-giăng-li-ơ thực hiện chiến lược“đánh nhanh,thắng nhanh” Huy động 12.000 quân thay cho kế hoạch dự định 20.000.Từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, đây là kế hoạch chúng cho là hoàn hảo nhất.
+ Ngày 7/10/1947, một binh đàn dù đổ bộ xuống thị xã Bắc Cạn và chiếm thị trân Chợ Mới, Chợ Đồn
+ Cùng ngày hôm đó, một binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Cạn, tạo thành gọng kìm bao vây phía đông và phía bắc Căn cứ địa Việt Bắc.
+ Ngày 9/10/1947, một binnh đoàn hỗn hợp lính bộ và thủy đánh ngược song Hồng, song Lô và song Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị ( Tuyên Quang), Bao vây phía tây Căn cứ địa Việt Bắc.
* Chủ trương và hành động của ta:
- Thực hiện chỉ thị của trung ương , trên các hướng, khắp các mạt trận, quân ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gẫy từng gọng kìm của chúng.
+ Tại Bắ Cạn, ta chủ động phản công, tiến công, bao vây, chia cắt, cô lập chúng. Tổ chức đánh ttaapj kích vào những nơi địch chiếm đóng,phục kích trên đường từ Bắc Cạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn. Đồng thời bí mật ,khẩn trương chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, các công xưởng , kho tang từ nơi địch chiếm đóng đến nơi an toàn.
+ Ở hướng Đông, ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đánh tại Bản Sao – đèo Bông Lau vào 30/10/1947
+ Ở hướng Tây,ta chặn đánh nhiều trận trren song Lô. Cuoois tháng 10/ 1947, 5 tàu chiến của địch lọt vào trận địa phục kích của ta ở Đoan Hùng. Đầu thang 11/1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô đich từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta ở Khe Lau- ngã ba song Gâm và song Lô.
Kết quả: sau 75 ngày đêm chiến đấu, đại bộ phận quân Pháp đã rút khỏi VB, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành
Ý nghĩa: Phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của P. Buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài
Câu 3: Tại sao ta mở chiến dịch biên giới thu – đông 1950?
- Sau chiến dịch VB thu – đông năm 1947,P bị thất bại trên khắp các chiến trường VN và Đông Dương nên ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. Với sự viện trợ của Mĩ, P đã thực hiện “Kế hoạch Rơ – ve” nhằm “ Khóa cửa biên giới Việt – Trung” bằng cách tawg cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và “ cô lập Căn cứ địa VB” với đồng bằng lien khu III và VI, thiết lập “Hành lang Đông- Tây”.->tấn công căn cứ địa VB lần 2
- Để phá âm mưu đó, tháng 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt mọt bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa ta với TQ và các nước dân chủ trên thế giới, mở rộng và củng cố Căn cứ địa VB, tạo diều kiện đẩy mạnh công cuộc K/C 
Câu 4: Diễn biến, kết quả, ‎ nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950?
*DB, KQ:(SGK-T112)
* Ý nghĩa:
- Mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường
- Chứng minh sự trưởng thành của bộ đội chủ lực của ta, cuộc K/c của ta đã chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiến công.
Câu 5 : Nội dung, ‎ nghĩa của Đai hội Đại biểu lần thứ II của Đảng ( 2-1951) 
* Bối cảnh lịch sử :
Là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, từ năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã luôn làm tròn vai trò và sứ mệnh của mình. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Đảng cũng bộc lộ một số hạn chế ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, cuộc kháng chiến của 3 nước Đông Dương tuy cùng chung một mục tiêu, cùng một chiến trường, nhưng mỗi nước đã có những phát triển riêng biệt. Tình hình đó đòi hỏi mỗi nước cần phải thành lập một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin trực tiếp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc mình và chủ động góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân 3 nước. Nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó, Đảng đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2-1951. 
* Nội dung :
- Thông qua báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về Cách mạng Vn của Tổng bí thư Trường Chinh để tổng kết kinh nghiệm mấy chục năm vận động C/m của Đảng,nêu nhiệm vụ truocs mắt của toàn Đảng , toàn quân,toàn dân ta là “ tiêu diệt TDP và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.
- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động VN- Đảng của giai cấp công nhân VN
- Đối vơi Lào và Cam pu chia, Đại hội củ trương xây dụng mỗi nước một đảng riêng
- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng do HCM làm Chủ tịch và trường Chinnh làm Tổng bí thư
* Ý nghĩa: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo c/m, có tác dụng thúc đẩy cuộc k/c chống P đi đến thắng lợi
Câu 6: hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na- va 
 Sau 8 năm tiến hành chiến tranh, quân Pháp đã bị sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao không có lối thoát. Quân Pháp sa lầy và suy yếu nghiêm trọng: các chiến dịch liên tục bị thất bại, số quân thiệt hại từ đầu cuộc chiến đã lên đến 390.000 quân, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp một mặt phải tập trung lực lượng để mong xoay chuyển tình thế, mặt khác lại phải lo phân tán quân để chiếm đất giành dân, đối phó với du kích. Mâu thuẫn giữa 2 chiến lược ngày càng sâu sắc, không thể tháo gỡ. 
 Chi phí cho chiến tranh ngày càng cao làm cho nền kinh tế tài chính Pháp kiệt quệ. Tình hình chính trị xã hội bất ổn, nhiều chính phủ lập lên đổ xuống nhiều lần. Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến sang năm thứ chín đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một "lối thoát danh dự", nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ.
 Trong khi đó, lực lượng kháng chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao-Bắc-Lạng... và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ, kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ. Các đơn vị đã được tổ chức đến cấp sư đoàn, các binh chủng pháo binh và pháo cao xạ đã được huấn luyện hoàn thiện. 
 Trước tình hình đó, để cứu vãn tình thế Pháp tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm ra một lối thoát “trong thắng lợi”. Viện trợ của Mỹ cho Pháp tăng vọt, chiếm gần 80% chiến phí của Pháp. Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.
 Ngày 7/5/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử tướng Henri Navarre sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Henri Navarre là đại tướng 5 sao, 55 tuổi, đang phụ trách nhiệm vụ Tham mưu trưởng cho Thống tướng Juin ở cơ quan phòng thủ OTAN (Cơ quan thuộc NATO). Navarre chưa hề bước chân tới Đông Dương, nên ban đầu Navarre đã từ chối, nhưng Thủ tướng Mayer khẩn khoản: "Việc Đại tướng không biết chút gì về Đông Dương cũng là một lý do để tôi cử đại tướng. Đại tướng sẽ nhìn vấn đề bằng một cặp mắt mới mẻ... Chúng ta đang bị kẹt trong một ngõ cụt. Chúng ta phải tìm một lối thoát danh dự cho nước Pháp, Đại tướng hãy giúp chúng tôi"
 Ngày 21-5-53, tướng Navarre có tướng Không quân Bodet và tướng Gambiez phụ tá, tới sân bay Gia Lâm cùng với Tổng trưởng Letourneau. Navarre điều tra và nghiên cứu tình hình Đông Dương trong một tháng, rồi trở về Pháp tường trình kết quả trước Hội đồng các Tham mưu trưởng do Thống chế Juin chủ toạ ngày 17-7-1953. Ngày 24-7, Navarre trình bày kế hoạch trước Hội đồng quốc phòng do Tổng thống Pháp chủ toạ. Kế hoạch quân sự Navarre ra đời.
* Nội dung kế hoạch Na – va ( SGK-T119)
Câu 7: Cuộc tiến công chiến lược Đông- xuân 1953- 1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na- va như thế nào?
 Trong Đông Xuân 53-54, quân và dân ta đã chủ đông tấn công địch trên mọi hướng chiến lược khác nhau. Qua đó ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn đồng thời buộc chúng phải phân tán khối quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ thành năm điểm đóng quân: Đồng bằng Bắc Bộ , Điện Biên Phủ, Xê nô, Luông - pha- băng, Plây cu làm cho kế hoạch Na Va bước đầu bị pha sản, tạo thời cơ thuận lợi để mở trận quyết chiên chiến lược ở Điện Biên Phủ. ( Tìm hiểu chi tiết SGK- T120- 121)
Câu 8 : Diễn biến, Kết quả( SGK-T123-124)
*ynghĩa :+Đốivớinhândânta Đối - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa trong thế kỷ XX, một chiến thắng thể hiện sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại. - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 của quân và dân ta, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chấm dứt ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta cũng như trên bán đảo Đông Dương. Chiến thắng này đã trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào của Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, xứng đáng với truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Tinh thần Điện Biên Phủ sống mãi và là sức mạnh, là động lực, là nguồn cổ vũ nhân dân ta tiến lên giành những thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
+Đốivớithếgiới - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện chấn động địa cầu, là một mốc vàng của thời đại, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi thế giới, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Chiến thắng này không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà còn là chiến thắng của nhân dân Lào và Campuchia chung chiến hào chống Pháp trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh chống chiến tranh xâm lược, vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Pháp. - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, thu hẹp dinh lũy của chúng, làm thất bại ngay từ đầu chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới. Chiến thắng này không chỉ soi sáng con đường các dân tộc đấu tranh tự giải phóng, mà còn chỉ rõ sự thất bại tất yếu của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên phạm vi toàn thế giới. 
Câu 9 : Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống TDP( 1945- 1954)-SGK-T126,127

File đính kèm:

  • doccau hoi va dap an on thi hsg su 9.doc
Giáo án liên quan