Bài giảng Thứ 5 - Tiết 4: Địa lý : Ôn tập

Cho hs nêu y/c của bài

- Hd học sinh làm bài.

- Y/c hs làm bài. Chữa bài (1 học sinh lên bảng)

- Nhận xét, đánh giá.

- Đáp số:

5 giờ 20 phút >

495 giây =

 giờ =

 phút < 300 phút

8 phút 15 giây

20 phút

 phút

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thứ 5 - Tiết 4: Địa lý : Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 
Tiết4: Địa lý
ôn tập
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh 1 số kiến thức địa lý đã học.
- Nắm được các đặc điểm tiêu biểu của 1 số vùng miền đã học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng ghi nhớ các kiến thức địa lý đã học. 
3. Giáo dục: Có ý thức ôn tập.
II/ Đồ dùng: Hệ thống câu hỏi, đáp án.
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 (4)
- Kể tên các sản vật biển của nước ta ?
- Nhận xét, đánh giá.
1 nêu, còn lại theo dõi nhận xét.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài 
Hd học sinh ôn tập theo hệ thống câu hỏi sau.
 (28)
1. Nhờ đâu mà đông bằng Nam bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ?
(Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước. Lúa gạo, trái cây của đồng bằng đã được xuất khẩu và cung cấp cho nhiều nơi trong nước.
2. Tìm dẫn chứng chứng tỏ Cần Thơ là trung tâm văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long ?
(Cần Thơ là trung tâm văn hoá, khoa học:
+ ở đây có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho đồng bằng sông Cửu Long.
+ Là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sau.
+ Có trường đại học cần Thơ, có nhiều trường cao đẳng, các trường dạy nghề đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn giỏi.)
3. Hãy kể tên một số ngành nghề sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung ?
( Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản và nghề làm muối)
4. Tại sao Huế là thành phố du lịch nổi tiếng : Kể tên một số địa danh thu hút nhiều khách du lịch ở thành phố Huế ?
( Huế là thành phố du lịch nổi tiếng vì ở đây có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao.
Các địa danh thu hút nhiều khách du lịch: kinh thành Huế, sông Hương, chùa Thiên Mụ, chợ Đông Ba, Lăng Tự Đức)
5. Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra như thế nào ? ở những địa điểm nào ?
(Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra khắp vùng biển kể từ Bắc vào Nam. Nhiều nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang).
Dựa vào các kiến thức địa lý đã học hoàn thiện các câu hỏi giáo viên đưa ra.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung của bài
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
 Ngày soạn:.//09
	 Ngày giảng:././09
Thứ 6
Tiết 1: Mĩ thuật: Vẽ tranh
 đề tài vui chơi trong mùa hè
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về các họat động vui chơi trong màu hè. Biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ tranh: đề tài vui chơi trong mùa hè.
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức học tập, biết các họat động vui chơi bổ ích trong mùa hè.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 2
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của hs.
lấy đồ dùng cho gv kiểm tra.
B/ Bài mới
1. GTB: 1
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
 a, Tìm, chọnnoij dung đề tài
 (5)
- Giới thiệu tranh, ảnh gợi ý để hs nhận xét, nêu ra các họat động vui chơi trong màu hè.
( Nghỉ hè cùng gia đình đi thăm danh lam thắng cảnh.
Đi cắm trại, múa hát ở công viên
Đi tham quan bảo tàng
Về thăm ông bà)
 - Gợi ý để hs nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của cảnh màu hè ở những nơi đã đến: Nhà, cây, sông, núi, cảnh vui chơi
- Quan sát và nêu nhận xét theo hd của gv
b, Cách vẽ tranh
 (5)
- Gv y/c hs chọn nội dung, nhớ lại các hình ảnh đã quan sát để ve.
- HD hs cách vẽ:
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung.
+ Vẽ các hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động hơn.
+ Vẽ màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè.
- Lắng nghe, quan sát gv vẽ mẫu.
c, Y/c hs thực hành
 (14)
- Y/c hs nhìn mẫu và vẽ theo phần gv đã hd
- Theo dõi giúp đỡ hs trong khi vẽ.
- Thực hành vẽ theo đề tài vui chơi trong mùa hè.
d, Nhận xét, đánh giá.
 (5)
- HD hs nhận xét và xếp loại một số bài vẽ đã hoàn thành
- Nhận xét, tổng kết khen ngợi những hs có bài đẹp.
Nhận xét theo hd của gv.
Lắng nghe
3. C2- dặn dò
 (3)
- Nhận xét giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Toán
ôn tập về đại lượng (tiếp)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp Hs ôn tập các đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan.
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức học tập, làm tính chính xác.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 3
- Y/c học sinh kể tên các đơn vị đo thời gian đã học ?
- Nhận xét, cho điểm.
1 Học sinh kể theo y/c của giáo viên. Còn lại theo dõi.
B/ Bài mới
1. GTB: 1
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
HD hs làm bài tập
 Bài 1
 (6)
- Cho hs nêu y/c của bài.
- Y/c hs làm : Chuyển đổi đơn vị đo lớn à đơn vị đo bé.
- Cho 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá,
- Đáp số:
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
1 giờ = 3600 giây
1 năm = 12 tháng
1 thế kỷ = 100 năm
1năm thường: 365 ngày.
1năm nhuận: 366 ngày
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài. Chữa bài.
* Bài 2
 (7)
* Nêu y/c của bài. Hd học sinh làm ý a.
- Y/c hs làm các ý còn lại, cho hs lên bảng chữa.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
a, 
5 giờ = 300 phút
420 giây= 7 phút
3 giờ 15 phút = 195phút
 giờ = 5 phút
b,
4phút = 240 giây
2 giờ = 7200 giây
3phút25 giây = 205 giây
 phút = 6 giây.
c, 
5 thế kỷ = 500năm
12 thế kỷ =1200năm
thế kỷ = 5 năm
2000năm = 20 thế kỷ
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 3
 (7 )
- Cho hs nêu y/c của bài
- Hd học sinh làm bài.
- Y/c hs làm bài. Chữa bài (1 học sinh lên bảng)
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
5 giờ 20 phút >
495 giây =
 giờ =
 phút <
300 phút
8 phút 15 giây
20 phút
 phút 
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 4 
 (7)
- Nêu đầu bài.
- Hd học sinh tóm tắt và làm bài: 
+ Đọc bảng để biết thời điểm diễn ra từng hoạt động cá nhân của Hà.
+ Tính khoảng thời gian của các hoạt động được hỏi đến trong bài.
- Y/c học sinh làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
Đổi: 7 giờ = 420 phút.
 6 giờ 30 phút = 390 phút.
 Thời gian Hà ăn sáng là:
 420 - 390 = 30 (phút)
 Thời gian Hà học ở trường là:
 11 giồ 30 phút - 7 giờ 30phút = 4 giờ. 
- Nêu đầu bài.
- Làm bài, chữa bài.
* Bài 5
 (6 )
* Nêu y/c của bài.
- Hd học sinh làm bài: Chuyển đổi tất cả các số đo = phút. Sau đó so sánh để chọn số đo chỉ thời gian dài nhất.
- Y/c hs cùng nhau làm bài tập. Chữa bài.
- Đáp số:
 600 giây = 10 phút
 giờ = 15 phút
 giờ = 18 phút.
à khoanh vào ý b.
- Nêu y/c của bài.
- Nghe giáo viên hd làm.
- Làm bài, trình bày kết quả.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắn g nghe.
Tiết 4: Khoa học:
	 chuỗi thức ăn trong tự nhiên
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức HS biết vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ. Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát tranh, làm thí nghiệm chứng minh kiến thức vừa học.
3.Giáo dục: Có ý thức học tập. ứng dụng vào thực tế chăn nuôi ở gia đình
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND-TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 3
 - Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật ?
- Nhận xét, đánh giá
- 1 hs thực hiện. Còn lại theo dõi.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và sinh vật với yếu tố vô sinh
 (14)
* MT: Vẽ và trtình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
* Cách tiến hành:
- HD hs tìm hiểu hình 1 - SGK
+ Thức ăn của bò là gì ? ( . cỏ)
+ Giữa cỏ và bò có quan hệ gì ? ( Cỏ là thức ăn của bò)
+ Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ ? ( chất khoáng)
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì ? (Phân bò là thức ăn của cỏ)
- Y/c hs vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
( Phân bò à Cỏ à Bò)
- Cho hs trình bày.
- GV kết luận.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Vẽ sơ đồ theo y/c của gv và trình bày.
- Lắmg nghe.
b, Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn
 (14)
* MT: Nêu một số ví dụ khác vễ chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Nêu định nghĩa chuỗi thức ăn.
* Cách tiến hành:
- Y/c hs quan sát hình 2 - SGK.
+ Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ?
(Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn . Mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên)
+ Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ?
( Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này lại được rễ cỏ hút để nuôi cây)
- Gv kết luận lại về mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ.
- Cho hs nêu ví dụ về chuỗi thức ăn
Cây rau
Sâu
Chim sâu
Vi khuẩn
- Chuỗi thức ăn là gì ?
(Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác).
- Chuỗi thức ăn thường bắt nguồn từ sinh vật nào ? (Chuỗi thức ăn bắt đầu từ thực vật)
à Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
- Lấy ví dụ theo y/c của gv.
- Lắng nghe.
3. C2 - dặn dò
 (3)
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc hs chuẩn bị cho bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Đạo đức:
dành cho địa phương (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhận thức được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học. ích lợi và ý nghĩa của việc đi học. 
2. Kỹ năng: Biết thực hiện đi học đều đặn, chăm chỉ, không bỏ học.
3.Giáo dục: Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi hiếu học, phê phán những hành vi bỏ học. Có ý chí, quyết tâm, tìm cách vượt khó khăn để vươn lên trong học tập.
II/ Đồ dùng: Các thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 2
- Y/c hs nêu nội dung bài học của tiết trước ?
- Nhận xét, đánh giá.
1 học sinh nêu. còn lại theo dõi nhận xét.
B/ Bài mới
1. GTB: 
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
HĐ1:Làm việc cá nhân (BT 2)
* MT: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống
* Cách tiến hành:
- Nêu y/c của bài tập.
- Phát phiếu bài t ập và giao nhiệm vụ cho hs: Khoanh vào chữ cái trước những ý đúng trong BT 2
- Cho hs nêu kết quả làm việc.
- Nhận xét, bổ sung
- Kết luận: ý đúng: a,b, d
- Lắng nghe.
- Làm việc cá nhân.
- Nêu kết qủa.
- Lắng nghe.
HĐ2: Đóng vai (BT 3)
* MT: HS biết lựa chọn cách ứng xử, cách giải quyết phù hợp trong các tình huống.
* Cách tiến hành:
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống trong bài tập 3.
- Kết luận:
+ Thào nên khuyên Vừ đi học
+ Vàng cần giải thích cho bố hiểu con g ái cũng cần được đi học để biết cái chữ.
- Y/c hs tự liên hệ.
- Nhận nhóm, nhận nhiệm vụ. Đại diện các nhóm đóng vai còn lại nhận xét, bổ xung.
- Lắngnghe.
- Tự liên hệ bản thân.
*HĐ3: Triển lãm nhỏ
* MT: Giáo dục hs lòng hiếu học. Tình yêu và trách nhiệm đối nvới gia đình, lớp, trường, xã hội.
* Cách tiến hành
- Hd hs trưng bày tranh, ảnh, bài báo, thông tin, bài hát, bài thơ. về các họat động ở lớp. trường đã sưu tầm được.
- Giới thiệu thêm một số tranh, ảnh, thông tin.
- Kết luận: đến lớp, đến trường các em không chỉ được học hỏi và tiếp thu những kiến thức bổ ích mà đó còn là nơi các em được thể hiện mình. Vì vậy các em cần thấy rõ trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường, xã hội, tích cực rèn luyện để xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Trưng bày theo tổ
- Các tổ giới thiệu
- Nhận xét, trao đổi, bình luận giữa các tổ.
3. HD nối tiếp
- Hệ thống lại nội dung của bài
- CB giấy, bút màu, bút dạ.
- Lắng nghe.
Tiết 5: Sinh hoạt 
 Nhận xét chung tuần 33. 

File đính kèm:

  • docThu 2.doc