Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Bài 6 - Lực ma sát

2. Ma sát lăn:

 Fms lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác

C2 : Ví dụ về lực ma sát lăn xuất hiện khi:

- Có viên bi lăn trên mặt bàn (đất); bánh xe lăn trên mặt đất; giữa viên bi & ổ trục .

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 7092 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Bài 6 - Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ………………………......…………….
Ngày giảng: …………………......……………….. Tiết 06
 ……………....………………………
 …………....…………………………
:(
Bài 6
Lùc ma s¸t.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát .
Phân biệt được lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ, đặc điểm của mỗi loại
*Thấy được lợi ích và tác hại của lực ma sát trong cuộc sống và môi trường.
2. Kỹ năng:
Làm được thí nghiệm phát hiện lực ma sát nghỉ. Rèn kĩ năng đo lực Fms.
*Phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại đối vói đời sống kĩ thuật và môi trường
3. Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, ý thức nghiêm túc học tập
Nâng cao tinh thần hợp tác nhóm
	*Có ý thức khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này vào đời sống & kỹ thuật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. Câu hỏi quan trọng:
	+Có những loại lực ma sát nào?
	+Lực ma sát trượt, ma sát lăn sinh ra khi nào? Lực ma sát trượt có tác dụng gì?
	+Lực ma sát có lợi hay có hại?
III. Đánh giá:
+Nắm và hiểu kiến thức trọng tâm của bài
+Vận dụng kiến thức giải được các bài tập mang tính thực tế
	+Có thái độ học tập nghiêm túc. Hăng say.
IV. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
	Máy tính, máy chiếu
 Chẩn bị cho mỗi nhóm HS:
1 lực kế, miếng gỗ, 1 quả cân, 1 xe lăn.
2. Học sinh:
SGK, đồ dùng học tập.
V. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp. 
Thời gian: 1 phút
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Kiểm tra sĩ số lớp
+Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài của HS
+Lớp trưởng báo cáo
+Lớp phó học tập báo cáo
 Sĩ số:
Lớp 8A:.......................................
Lớp 8B:.......................................
Lớp 8D:.......................................
2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
	+Mục đích: Kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức của HS, lấy điểm KT thường xuyên
	+Thời gian: 6 phút
	+Phương pháp: Vấn đáp, làm việc cá nhân.
	+Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Đặt câu hỏi kiểm tra.
+Nhận xét, hợp thức hoá các câu trả lời, các bài tập.
+H1: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ như thế nào? 
 Làm bài tập 5.1. SBT
+H2: Giải bài 5.6. SBT
+Vật đang đứng yên thì sẽ đứng yên mãi, vật đang chuyển động thì sẽ chuyển động thẳng đều.
+Bài tập 5.1
 Câu D.
+Bài tập 5.6
a)Vật đứng yên trên mặt bàn vì hai lực , 
tác dụng lên vật cân bằng nhau 
b)Vật chuyển động thẳng đều, trên mặt 
sàn nằm ngang nhờ lực kéo có cường độ 2N . Điều nay chứng tỏ lực kéo cân bằng với lực cản của mặt sàn tác dụng lên vật
3. Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới.
 +Mục đích: Tạo hứng thú học tập, đặt vấn đề vào bài 
 +Thời gian: 3 phút
 +Phương pháp: Vấn đáp
 +Phương tiện, tư liệu: SGK, máy tính, máy chiếu
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Đặt vấn đề như SGK (bằng máy chiếu)
+Lớp: Theo dõi, lắng nghe
+Cá nhân: Suy nghĩ về câu hỏi cử GV
4. Hoạt động 4: Khi nào có lực ma sát?
 +Mục đích: Nắm được các loại lực ma sát, sự xuất hiện v à tác dụng của chúng
 +Thời gian: 10 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, hoạt động cá nhân, làm việc nhóm.
+Phương tiện, tư liệu: SGK, máy tính, máy chiếu, 1 lực kế, miếng gỗ, 1 quả cân, 1 xe lăn.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu HS đọc SGK phần 1 
 ?)Khi đi xe, lực ma sát trượt xuất hiện khi nào, ở đâu?
?)Vậy nói chung, Fms trượt xuất hiện khi nào?
?)Hãy lấy thêm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống?
?)Tương tự như lực ma sát trượt. Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?
?)Fms lăn xuất hiện giữa hòn bi và mặt sàn khi nào? 
?)Vậy lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? 
?)Lấy thêm ví dụ về lực ma sát lăn?
+Yêu cầu HS làm C3 
?)Nhận xét về cường độ 
(độ lớn) của Fms trượt và Fms lăn?
+Yêu cầu HS đọc SGK phần HD thí nghiệm
+Cho HS tiến hành thí nghiệm và đọc kết quả.
+Yêu cầu HS trả lời C4
+Thông báo về Fms nghỉ.
?)Fms nghỉ có tác dụng gì?
+Yêu cầu HS về nhà làm câu C5
+Cá nhân :Đọc thông tin ở mục 1( Tr.21)
->Khi bóp phanh, bánh xe trượt trên mặt đường
+Cá nhân: Nêu khái niệm lực ma sát trượt
+Cá nhân: Lấy thêm ví dụ về lực ma sát trượt.
+Cá nhân :Suy luận tương tự (hoặc tham khảo SGK),trả lời .
->Khi hòn bi lăn chầm chậm trên mặt bàn rồi dừng lại
+Cá nhân: Nêu khái niệm
+Cá nhân: Thảo luận lấy ví dụ.
+Cá nhân: Trả lời C3
+Cá nhân: So sánh Fms 
trượt, Fms lăn
+Cá nhân: Đọc SGK và nắm cách làm thí nghiệm
+Nhóm: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, đọc kết quả
+Cá nhân: Trả lời C4
+Cá nhân : Nêu tác dụng của lực ma sát nghỉ
+Cá nhân : Về nhà làm C5
I-Khi nào có lực ma sát ?
1. Ma sát trượt: 
 Fms trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của 1 vật khác .
C1 : Ví dụ về lực ma sát trượt:
 Xuất hiện giữa: 
 -Trục quạt điện với ổ trục; 
 -Má phanh với vành xe ; 
 -Cần kéo của đàn violông với dây đàn; ...
2. Ma sát lăn: 
 Fms lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác
C2 : Ví dụ về lực ma sát lăn xuất hiện khi: 
- Có viên bi lăn trên mặt bàn (đất); bánh xe lăn trên mặt đất; giữa viên bi & ổ trục .
C3 : 
+Hình a- có lực ma sát trượt
+Hình b – có lực ma sát lăn
*)Nhận xét:
 Fms trượt > Fms lăn
3. Lực ma sát nghỉ:
*)Thí nghiệm:
 (SGK – T22)
+Mục đích:
+Dụng cụ:
+Nội dung:
C4 :
 Vật đứng yên chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có một lực cản. Lực này đặt lên vật, cân bằng với lực kéo để giữ cho vật đứng yên
->Lực cân bằng với lực kéo trong TN là lực ma sát nghỉ
 Lực ma sát nghỉ xuất hiện giữ cho vật không bị trượt khi vật bị một lực khác tác dụng
5. Hoạt động 5: Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật.
 +Mục đích: Nắm được khi n ào lực ma sát có lợi, khi nào lực ma sát có hại? 
 +Thời gian: 12 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, hoạt động cá nhân.
+Phương tiện, tư liệu: SGK, máy tính, máy chiếu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu HS làm C6
+Kết hợp hướng dẫn.
 *Giới thiệu: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng tới sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và 
sự quang hợp của cây xanh.
-Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn
?)Nêu các biện pháp làm giảm tác hại của lực ma sát trượt?
+Yêu cầu HS trả lời C7
+Tổ chức cho HS thảo luận
+Kết luận chung, chốt lời giải đúng
+Chốt: Lực ma sát có lúc có lợi, lúc có hại
+Nhóm: Giải C6: Chỉ ra lực ma sát có hại trong mỗi hình 6.3 a, b, c, cách khác phục.
+Theo dõi, lắng nghe
*Biện pháp GDBVMT :
-Cần giảm số phương tiện lưu thông và cấm các 
phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện 
tham gia giao thông cần đảm bẩo các tiêu chuẩn về khí thải an toàn đối với môi trường
-Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
+Cá nhân : Làm C7
+Lớp: Thảo luận, nhận xét
+Theo dõi, nắng nghe
II-Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật:
1. Lực ma sát có thể có hại:
C6:
*H6.3.a: Lực ms trượt (giữa xích & đĩa xe đạp)làm mòn xích & đĩa xe
 +Khắc phục: Tra dầu giảm ms.
*H.6.3.b: Lực ms trượt (trục & bánh xe) làm mòn trục, cản chuyển động của bánh xe.
 +Khắc phục: làm ổ bi (giảm Fms 20- 30 lần)
*H.6.3.c, Lực ms trượt (thùng & mặt sàn) cản trở CĐ của thùng.
 +Khắc phục: Thay ms trượt thành ms lăn (dùng bánh xe).
2. Lực ma sát có thể có ích:
C7 :
a)Bảng trơn, nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng
-Biện pháp: Tăng độ nháp của bảng để tang lực ma sát trượt
b)Không có ma sát giữa mặt răng của ốc vít và vít thì con ốc sẽ bị quay lỏng dần khi bị dung động. Nó không có tác dụng ép chặt các mặt cần ép.
 Khi quẹt diêm, nếu không có ma sát, đầu que diêm trượt trên mặt sườn bao diêm sẽ không phát ra lửa
-Biện pháp: Tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm để tăng ma sát
c)Khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì Ôtô không dừng lại.
-Biện pháp: Tăng lực ma sát bằng cách tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe Ôtô.
6. Hoạt động 6: Vận dụng.
 +Mục đích: Giải các bài tập liên quan đến lợi ích và tác hại của lực ma sát.
 +Thời gian: 8 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, hoạt động cá nhân.
+Phương tiện, tư liệu: SGK
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu HS làm C8 vào vở BT trong 5’. 
+Gọi HS trả lời, 
+Yêu cầu lớp nhận xét từng câu trả lời 
+Tổ chức cho HS thảo luận
+Kết luận, chốt lời giải đúng
+Hướng dẫn HS trả lời câu C9
+Cá nhân: Chỉ ra loại lực ma sát xuất hiện.
Có lợi hay hại.
+Cá nhân: Một số em lần lượt trả lời
+Lớp: Thảo luận, nhận xét
+Cá nhân: Trả lời C9 theo hướng dẫn của GV
III-Vận dụng:
C8:
a)Khi lau nhà Fms nghỉ giảm (dễ ngã) Fms nghỉ lúc này là có lợi.
b)Khi xe đi vào dương có bùn 
lầy, khi đó Fms lên lốp ôtô nhỏ Bánh xe bị quay trượt trên mặt đường. Fms lúc này có lợi.
c) Fms giữa đế giầy & đường 
làm mòn đế Fms trong trường hợp này là có hại.
C9 :
 Ổ bi có tác dụng giảm ms do thay thế ms trượt bằng ms lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy …..
7. Hoạt động 7: Củng cố.
 +Mục đích: Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức
 +Thời gian: 3 phút
 +Phương pháp: Vấn đáp	
 +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Nhấn mạnh các nội dung kiến thức
+Các loại lực ma sát
+Lợi ích và tác hại của lực ma sát
+Chốt lại kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ
* Ghi nhớ:
 (SGK- T24) 
8. Hoạt động 8: Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
 +Mục đích: Giúp học sinh nắm nội dung cần ghi nhớ và chuẩn bị cho bài sau.
 +Thời gian: 2 phút
 +Phương pháp: Thuyết trình
 +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*)Hướng dẫn HS học ở nhà:
+Học bài theo vở ghi và SGK
+Đọc phần “Có thể em chưa biết”
+Làm bài tập 6.1 -> 6.5. SBT - T11
*)Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau:
+Ôn tập toàn bộ kiến thức từ đầu chương trình Lý 8 
+Lớp: Lắng nghe, ghi nhớ.
VI. Tài liệu tham khảo:
	SGK, SBT, SGV Vật Lí 8
VII. Rút kinh nghiệm:
+Nội dung: ………………………………....…………………….………………………………………………………
 +Phương pháp:………………........………………………….…………………………………………………………
+Phương tiện: …………………..………...………………….…………………………………………………………
+Tổ chức: ……………………...……………………………….…………………………………………………………
+Kết quả: ……………………………...……………………….………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docVL8tietLuc ma sat.doc