Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 20: Tập đọc: Bốn anh tài (tiết 4)

Cá heo/ gọi nhau quây đến quanh tàu như¬ chia vui.

Bài 3:

- Hướng dẫn:

 + Đề bài yêu cầu gì ?

 + Đoạn văn sử dụng kiểu câu gì ?

 + Cần lư¬u ý gì khi viết ?

- Yêu cầu học sinh viết bài.

- Chấm, chữa 1 số bài.

 

doc9 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 20: Tập đọc: Bốn anh tài (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI (TIẾP THEO)
I. Muc tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 3- 4’
2. Bài mới: 28 - 30’
 a. Giới thiệu bài: Dùng tranh SGK.
- 2 HS đọc bài Chuyện cổ tích về loài người.
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Luyện đọc: HD chia 2 đoạn.
- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn, luyện đọc từ, câu dài và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu đọc nhóm.
- GV đọc bài.
- 2 HS đọc, sửa phát âm và ngắt câu.
- 2 HS đọc, nêu nghĩa một số từ khó.
- HS đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + TLCH 1 trong SGK.
- Yêu cầu đọc đoạn 2 + TLCH 2 - SGK.
- Đọc lướt bài, thảo luận câu hỏi 3, 4.
-HS trả lời dựa vào nội dung và hình SGK. Nhận xét, bổ sung.
 + Họ gặp 1 bà cụ, bà nấu cơm cho ăn, cho anh em ngủ nhờ.
 + HS thuật lại đoạn: “ Yêu tinh thò đầu phải quy hàng”
 3. Bốn anh em có sức khoẻ, tài năng phi thường, đoàn kết.
 4. Trả lời như mục I.
Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn tự chọn.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 2 HS đọc nối tiếp, nêu cách đọc diễn cảm bài.
- Nêu cách đọc một đoạn tự chọn, nhấn giọng, nghỉ hơi hợp lí.
- Đọc diễn cảm theo cặp. 
- 2, 3 HS đọc. Nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’
 + Câu chuyện nói lên điều gì?
- Dặn chuẩn bị bài Trống đồng Đông Sơn.
TẬP ĐỌC
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. Muc tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo là niềm tự hào chính đáng của người dân Việt Nam.
- Giáo dục HS niềm tự hào về nền văn hoá dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- Ảnh trống đồng ( nếu có)
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 3-4’ 
2. Bài mới: 29-30’ 
 a. Giới thiệu bài: Dùng ảnh SGK
- 2 HS đọc bài Bốn anh tài, TL câu hỏi về nội dung
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc: Hướng dẫn chia 2 đoạn.
- Cho HS đọc nối đoạn lần 1 .
- 2 HS đọc, sửa phát âm, ngắt câu dài.
- Đọc nối tiếp lần 2 . 
- 2 HS đọc, nêu nghĩa từ khó.
- Yêu cầu đọc theo cặp. 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc bài.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + TLCH 1, 2 trong SGK.
- Yêu cầu đọc đoạn 2 + TLCH 3 - SGK.
- Đọc lướt bài, thảo luận câu hỏi 4.
- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
- GD lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc.
-HS trả lời dựa vào nội dung và hình vẽ trong SGK. Nhận xét.
 +Trống đồng Đông Sơn đa dạng về hình dáng, kích cỡ, hoa văn trang trí.
 + Giữa mặt trống hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn, vũ công, người chèo thuyền, 
 + Hình ảnh đó nổi rõ nhất trên hoa văn 
 + Vì đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, cổ vật quý bằng chứng rằng dân tộc ta có nền văn hóa lâu đời.
Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc lại bài
-2 HS đọc nối tiếp. Nêu cách đọc diễn cảm bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1
- Thi đọc trước lớp
- HS nêu cách đọc và đọc theo cặp
- 2 – 3 HS đọc. Nhận xét.
3.Tổng kết bài:1-2’
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị giờ sau.
TUẦN 20
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP.
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả về âm đầu ch/ tr dễ lẫn: (BT 2a; BT 3a).
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép bài 3a .
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 2- 3’
2. Bài mới: 29-30’
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Viết từ: kiến trúc, chuyên chở.
- GV đọc bài chính tả.
 + Nêu nội dung đoạn chính tả?
- Hướng dẫn HS viết từ khó, tên riêng nước ngoài.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc chính tả cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét chung về chữ viết, trình bày, sửa lỗi HS thường mắc.
- Vài HS nêu.
- HS đọc thầm, tìm từ khó viết, dễ lẫn.
- Viết từ khó ra bảng con, bảng lớp. Nhận xét, sửa sai.
- HS viết bài.
- HS đổi vở soát dấu câu, lỗi chính tả trong bài.
- HS tự chữa lỗi.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a:
- Yêu cầu HS làm cá nhân.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Từ cần điền: Chuyền, trong, chim, trẻ.
Bài tập 3a:
- GV treo bảng phụ.
- GV nêu yêu cầu, HD quan sát tranh minh hoạ, gọi HS làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
 đãng trí; chẳng thấy; xuất trình
*/ HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào nháp, ghi từ cần điền theo thứ tự.
 - Một số em đọc bài làm.
 - Nhận xét, chữa bài.
*/ HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc thầm đoạn văn làm bài vào nháp, 1 em điền bảng phụ.
 - Một số em đọc bài làm.
 - Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
TUẦN 20
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện, đoạn truyện đã kể.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Sưu tầm truyện nói về người có tài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới: 28-30’
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
- 2 HS kể nối tiếp Bác đánh cá và gã hung thần.
*/ Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu đề bài.
+ Đề bài yêu cầu kể chuyện về người như thế nào ?
 + Câu chuyện đó em nghe (đọc) ở đâu ?
- Yêu cầu HS giới thiệu truyện mình kể.
*/ Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của chuyện.
- Nhắc HS đối với truyện dài chỉ kể 1 hoặc 2 đoạn.
- Kể chuyện theo cặp:
- Tổ chức thi kể chuyện trước lớp:
 + Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất, người có câu chuyện hay nhất.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý.
- HS tự trả lời.
- Một số HS nối tiếp nêu tên câu chuyện mình chọn.
- HS đọc lại gợi ý 3.
- HS thực hành kể và trao đổi ý nghĩa.
- Mỗi cặp cử đại diện kể trước lớp rồi nêu ý nghĩa của chuyện vừa kể hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
- Lớp nhận xét về nội dung, cách thể hiện.
3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- Nhận xét giờ học. Dặn HS sưu tầm những câu chuyện nội dung tương tự.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau: truyện đã chứng kiến về một người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt.
Tuần 20
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
 Giúp HS: 
Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết câu kể đó trong đoạn văn; xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được.
Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai làm gì?
II. Đồ dùng dạy học. 
Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3-4’
2. Bài mới: 28-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Nhắc lại về câu kể Ai làm gì?
Bài 1:
- GV yêu cầu làm nhóm đôi.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Có 4 câu kể Ai làm gì?: 3, 4, 5, 7.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.
- Kết luận bài đúng:
a) Tàu chúng tôi/ buông neo trong vùng biển Trường Sa.
b) Một số chiến sĩ/ thả câu.
c) Một số khác/ quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo.
d) Cá heo/ gọi nhau quây đến quanh tàu như chia vui.
Bài 3: 
- Hướng dẫn:
 + Đề bài yêu cầu gì ?
 + Đoạn văn sử dụng kiểu câu gì ?
 + Cần lưu ý gì khi viết ?
- Yêu cầu học sinh viết bài.
- Chấm, chữa 1 số bài.
*/ HS đọc nội dung bài tập.
- 1 em đọc bài, lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi cặp để tìm câu kể Ai làm gì?
 - 1 em đọc các câu kể Ai làm gì? tìm được trong đoạn văn
*/ HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm , làm bài cá nhân.
- 2 em chữa trên bảng phụ.
- Lớp nhận xét
*/ HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Vài em nêu nội dung tranh.
- HS viết bài, 1 em viết bảng phụ.
- Treo bảng nhận xét bài, một số em đọc bài viết, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: 1- 2’
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau MRVT: Sức khỏe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE.
I. Mục tiêu:
 Giúp HS: 
Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và tên một số môn thể thao rèn luyện sức khỏe.
Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy học. 
Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3-4’
2. Bài mới: 28-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Nêu ghi nhớ bài Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Bài 1:
- GV yêu cầu làm nhóm đôi.
- GV nhận xét, ghi một số từ:
a) Tập luyện,tập thể dục,đi bộ,chạy,ăn uống, an dưỡng, nghỉ mát,du lịch,
b) Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn,
Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GD các em luyện tập những môn thể thao phù hợp với sức khỏe trẻ em.
Bài 3: 
- Yêu cầu làm theo cá nhân.
- Chốt lời giải đúng
a) Khoẻ như voi (trâu/ hùm)
b) Nhanh như cắt (gió/ chớp/ sóc)
Bài 4: 
- Yêu cầu HS trao đổi cặp và giải thích.
- GV chốt: Ăn được, ngủ được là có sức khoẻ tốt. Có sức khoẻ tốt thì sướng như tiên.
*/ HS đọc nội dung bài tập.
- HStìm và ghi các từ ngữ theo yêu cầu của bài, 1 nhóm ghi bảng.
- Trưng bày bảng nhóm, nhận xét , bổ sung.
*/ HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp kể tên các môn thể thao.
- Nhận xét.
*/ HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- 1HS điền bảng.
- HS phát biểu các phương án khác. Nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu.
3. Củng cố - dặn dò: 1- 2’
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau Câu kể Ai thế nào?
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục tiêu:	
	- Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
	- Diễn đạt thành câu , rõ ý.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ ghi đề bài tham khảo.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2’
 2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn làm bài tập.
- Nêu dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- GV đưa các đề bài tham khảo.
- Các đề bài tham khảo
 + Đề1: Tả chiếc cặp sách của em.
 + Đề 2: Tả cái thước kẻ cuả em.
 + Đề 3: Tả cây bút chì của em
 + Đề 4: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
- Yêu cầu HS chọn một đề bài em thích để làm bài.
- GV nhắc HS:
 + Lập dàn ý hoặc nháp trước khi viết bài. Có thể tham khảo những bài làm hoặc dàn ý đã làm trước đó.
 + Làm bài có đủ 3 phần, diễn đạt rõ ý , trình bày sạch sẽ.
 + Khi tả đồ vật cần thể hiện tình cảm với đồ vật được tả.
- Thu bài.
- HS đọc đề bài
 - HS chọn đề và làm bài vào vở.
 3. Củng cố - dặn dò: 1-2’
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài Luyện tập giới thiệu địa phương.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS:	
	- Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu.
	- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ ghi dàn ý giới thiệu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2’
 2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn làm bài tập.
- Nêu ghi nhớ 2 kiểu mở bài trong bài miêu tả đồ vật.
Bài 1:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bài văn nêu lên sự đổi mới của địa phương nào ?
 + Kể lại những nét đổi mới nói trên?
- GV treo bảng phụ dàn ý bài giới thiệu:
 + Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em ( tên, đặc điểm chung)
 +Thân bài: Giới thiệu những đổi mới
 + Kết bài: Nêu kết quả của sự đổi mới, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS:
 + Sự đổi mới của làng xóm nơi mình đang ở, trường mình đang đóng là gì?
 +Tronhg những đổi mới ấy em thấy hoạt động nào em thích nhất hoặc ấn tượng nhất?
 + Nếu không thấy em có thể giới thiệu hiện trạng của địa phương và mơ ước đổi mới của mình.
- Yêu cầu HS làm trong nhóm.
- Thi giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi những em giới thiệu tốt. 
 */ HS đọc bài Nét mới ở Vĩnh Sơn và phần chú giải.
- HS trả lời dựa vào SGK. Nhận xét, bổ sung.
- 1-2 em nhìn bảng phụ đọc dàn ý.
*/ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Chọn các nội dung mà em muốn giới thiệu.
- HS giới thiệu trong nhóm đôi.
- Một số em giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét bài cho bạn.
- Bình chọn người giới thiệu hay, tự nhiên.
 3. Củng cố - dặn dò: 1-2’
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà hoàn thiện bài giới thiệu của mình cho hay hơn.

File đính kèm:

  • doctv 4 T 20.doc