Bài giảng Lớp 2 - Môn toán - Tuần 14 - Luyện tập

- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.

II. CHUẨN BỊ:

- HS : Bảng con, VBT.

III. CÁC HĐDH CỤ THỂ :

1/ Bài cũ: HS chữa BT1 SGK - GV kiểm tra bài làm của HS trong vở

doc15 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn toán - Tuần 14 - Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
*HĐ1: Nêu nhiệm vụ.
- GV nêu y/c của tiết kể chuyện (Dựa vào 4 tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn truyện, HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
*HĐ2: HD HS kể toàn truyện theo tranh
- HS qs 4 tranh minh hoạ.
- 1HS K, G kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1. GV nhận xét.
- Từng cặp HS tập kể. 
- 4HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- 1HS G kể toàn truyện. 
- Cả lớp, GV nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
3/Củng cố dặn dò: Qua câu chuyện này các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào ? 
- NX tiết học.
	Buổi chiều( Dạy bù thứ 3)	
Tập đọc
Nhớ việt bắc
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.
- Hiểu ND: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu).
II/ chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK). 
iii. các hđdh cụ thể :
1/ Kiểm tra bài cũ: 4HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của câu chuyện Người liên lạc nhỏ
? Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào ?
2/ Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Trực tiếp.
*HĐ1: Luyện đọc:
+ GV đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc: Giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm.
+ Đọc câu: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em 2 dòng thơ .GV phát hiện và ghi bảng những từ HS dễ phát âm sai: đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đổ vàng,... HS K, G nêu cách đọc và đọc mẫu; HS TB, Y đọc lại.
+ Đọc đoạn: HS đọc nối tiếp mỗi em 1 khổ thơ. 
- Lượt 1: GV treo bảng phụ và HD ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng (Như phần chuẩn bị).
- Lượt 2: Giải nghĩa các từ ngữ: Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung. HS đọc chú giải. 1HS K, G đặt câu với từ ân tình. 
+ Đọc nhóm: HS đọc trong nhóm đôi và sửa lỗi cho bạn. GV giúp đỡ các nhóm.
+ Đọc ĐT toàn bài
*HĐ2: HD tìm hiểu bài: 
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, cả bài trả lời câu hỏi SGK.
+ Câu hỏi 1 SGK (Nhớ hoa, nhớ người, nhớ cảnh sinh hoạt: dao gài thắt lưng, đan nón, chuốt dang, hái măng, tiếng hát ân tình.)
+ Câu hỏi 2 SGK (Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng;...)
+ Câu hỏi 3 SGK (Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; Nhớ người đan nón...)
- Y/c HS nêu nội dung của của bài (HS K, G nêu- như phần mục tiêu); HS TB, Y nhắc lại).
*HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ
- 1HS đọc lại toàn bài thơ.
- GV treo bảng phụ HD HS học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
- Vài HS thi học thuộc lòng.
- 3HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Cả lớp - GV nhận xét bình chọn cá nhân đọc tốt nhất. 
3/ Củng cố ,dặn dò:
- HS G, K nêu lại nội dung bài; HS TB, Ynhắc lại.
 - Nhận xét tiết học- Chuẩn bị bài sau: Hũ bạc của người cha.
toán
Bảng chia 9
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9) 
II/ chuẩn bị: 
- GV: Các tấm bìa mỗi tấm có 9 chấm tròn
iii. các hđdh cụ thể :
Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp
* HĐ1: HD lập bảng chia 9
- HD HS lập bảng chia 9 dựa vào các tấm bìa (mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn) và bảng nhân 9
- Cho HS nhận xét về bảng chia 9
- HD HS học thuộc lòng bảng chia và thi đọc. (ĐT, cá nhân)
* HĐ2: Luyện tập thực hành:
+ Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu bài 1. 
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS và GV nhận xét chữa bài. 
+ Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu bài 2 (Tính nhẩm). Cả lớp đọc thầm. 
- HS làm bài cá nhân vào vở sau đó nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- HS và GV nhận xét chữa bài. HS đổi chéo vở KT bài bạn.
+ Bài tập 3: 
- 1HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- HD HS phân tích đề bài. 1 HS G nêu cách làm (Tìm số gạo ở mỗi túi )
- 1 HS TB lên bảng giải bài toán, dưới lớp làm vào vở; GV giúp đỡ HS Y.
- HS và GV nhận xét, chữa bài. 
+ Bài tập 4 (HD HS làm bài tương tự BT3) 
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học - chuẩn bị tiết: Luyện tập.
chính tả
Người liên lạc nhỏ
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ay / ây (BT2); làm đúng BT(3) a / b
ii. các hđdh cụ thể :
A/ Bài cũ: 2HS viết bảng lớp viết các từ ngữ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt. Cả lớp viết vào nháp.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài Trực tiếp
*HĐ1: HD học sinh nghe viết.
a) HD HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả. 1HS đọc lại.
- HD HS nhận xét về chính tả: 
? Trong đoạn chính tả có những chữ nào cần viết hoa ? Vì sao phải viết hoa các chữ ấy ?
? Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật ? Lời đó được viết thế nào ? 
- Cho học sinh tìm các tiếng khó dễ lẫn và tập viết các tiếng khó: điểm hẹn, gậy trúc,... (HS K, G phân tích từ khó; HS TB, Y nhắc lại và đọc. Cả lớp viết vào nháp).
b) GV cho HS viết bài vào vở và soát lỗi.
- GV theo dõi giúp đỡ HS Y.
c) Chấm chữa một số bài và nhận xét.
*HĐ2: HD làm BT
+ Bài 2:
- 1HS đọc y/c của bài 
- HS làm bài cá nhân vào VBT. GV theo dõi từng HS làm bài để phát hiện lỗi của HS. Chấm bài một số HS.
- 2HS thi làm bài trên bảng lớp. Sau đó đọc kq.
- Cả lớp, GV nhận xét, chữa bài.
- Nhiều HS đọc lại kq theo lời giải đúng. GV sửa lỗi phát âm cho HS. 
+ Bài 3b:
- HS đọc y/c của bài và đoạn văn. 
- HS làm bài vào VBT. 1HS G làm bài trên bảng phụ. GV giúp đỡ HS Y.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
- Nhiều HS đọc lại kq theo lời giải đúng. GV sửa lỗi phát âm cho HS. Cả lớp làm bài vào VBT.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học- luyện viết lại bài và ghi nhớ chính tả.
Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2013(Dạy bù thứ 4)
Tập viết
tuần 14
I. Mục tiêu : 
- Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng “Khi đóichung một lòng” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. chuẩn bị : 
- GV: Mẫu chữ viết hoa K; Tên riêng và câu tục ngữ viết sẵn trên dòng kẻ ô li.
iii. các hđdh cụ thể :
1/ Bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS. HS viết bảng lớp, bảng con từ Ông ích Khiêm và nhắc lại câu ứng dụng của tiết trước.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: trực tiếp
*HĐ1: HD HS viết trên bảng con .
a) Luyện viết chữ hoa
- Hãy nêu các chữ viết hoa có trong bài ? (Y, K )
- GV viết mẫu chữ hoa Y, K. HS K, G nêu lại cách viết. HS TB, Y nhắc lại.
- HS viết bảng con chữ hoa Y, K. 
b). Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu: Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo, ông có tài bơi lặn như dáy cá dưới nước nên đã đục thủng nhiều thuyền chiến của giặc...
- Từ ứng dụng có mấy chữ, Các con chữ có độ cao như thế nào? khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? 
- HS viết bảng con: Yết Kiêu.
c). Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên mọi người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn...
- Các chữ trong câu ứng dụng có chiều cao như thế nào?
- HS viết bảng con: Khi
*HĐ2 : HD viết vào vở.
- HS viết phần bài học ở lớp.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài và nhận xét, cả lớp rút kinh nghiệm.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học- Luyện viết phần bài ở nhà. 
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
-Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9) 
II. chuẩn bị : 
- GV: Bảng lớp kẻ bảng ở BT2.
iii. các hđdh cụ thể :
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp.
*HĐ1: Rèn KN học thuộc bảng chia 9 
+ Bài 1:
- HS nêu y/c của bài (Tính nhẩm).
- Cả lớp làm bài vào vở. Sau đó nối tiếp nhau nêu miệng kq.
- HS nhận xét 2 phép nhân trong cùng một ô 
- HS, GVnhận xét, chữa bài. 
+ Bài 2:
- 1HS nêu y/c của bài.
- HS K, G nêu cách tìm thương, số chia và số bị chia. 
- Cả lớp làm bài. GV quan tâm giúp đỡ HS Y.
- GV treo bảng phụ y/c 6 HS TB nối tiếp nhau lên bảng điền kq vào các ô trống. 
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
*HĐ2: Rèn KN giải toán có lời văn
+ Bài 3:
- 1HS đọc đề bài. HS K, G nêu cách làm 
- 1HS K lên bảng làm; cả lớp làm vào vở. GV giúp đỡ HS TB, Y.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
*HĐ3: Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số
+ Bài 4:
- 1HS đọc y/c của bài (tìm số ô vuông trong mỗi hình).
- HS K,G nêu cách tìm (Lấy số ô vuông ở mỗi hình chia cho 9)
- HS, GV nhận xét chữa bài. 
3. Củng cố dặn dò: 
- HS G, GV nêu lại kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học. 
Luyện từ và câu
ôn về từ chỉ đặc điểm.ôn tập câu ai thế nào?
I. Mục tiêu : 
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1).
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì) ? Thế nào ? (BT3).
- HS khá, giỏi học thuộc những câu thơ có hình ảnh so sánh mà em thích.
ii. các hđdh cụ thể :
1/ Bài cũ: 2HS làm miệng BT2, 3 tiết trước. GV, HS nhận xét.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: trực tiếp
*HĐ1: Ôn về từ chỉ đặc điểm
+ Bài 1:
- 1HS đọc nội dung BT. Cả lớp đọc thầm.
- GV giúp HS hiểu thế nào là các từ chỉ đặc điểm:
? Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì ?
? Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì ? ...
- HS làm bài cá nhân vào VBT. 1HS lên bảng gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ trên. GV giúp đỡ HS Y.
- Cả lớp, GV nhận xét chốt kết quả.
+ Bài 2:
- 1HS đọc nội dung của BT. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS trao đổi theo cặp để làm bài. GV quan tâm giúp đỡ các cặp.
- HS phát biểu ý kiến. GV treo bảng phụ điền nội dung vào bảng để chốt lại lời giải đúng.VD: Tiếng suối – trong – tiếng hát
- HS chữa bài vào VBT.
 *HĐ2: Ôn kiểu câu Ai thế nào ?
+ Bài 3: 
- Cả lớp đọc thầm y/c của BT trong SGK. 1HS nêu y/c của bài.
- Cả lớp làm bài cá nhân vào nháp. GV giúp đỡ HS Y.
- HS phát biểu ý kiến. GV gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì) ?, gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Thế nào ?
- Cả lớp chữa bài trong VBT. VD: Anh Kim Đồng / nhanh trí và dũng cảm
3. Củng cố dặn dò:
- HS K, G nêu lại kiến thức toàn bài; HS TB, Y nêu lại
- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau: Tiết 15.
Tự nhiên – xã hội
tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống ( Tiết 1 )
I/ Mục tiêu:
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá , giáo dục, Ytế ở địa phương.
- Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
II/ chuẩn bị: 
- GV: Các hình trang 52, 53, 54, 55 SGK.
iii. các hđdh cụ thể :
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: trực tiếp.
*HĐ1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV HD HS qs các hình trang 52, 53, 54, 55 SGK và thảo luận nhóm 4: 
? Kể tên các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong hình ?
+ Bước2: 
- HS ở các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan
- HS khác bổ sung.
Kết luận: Như phần Bạn cần biết trang 55 SGK.
* HĐ2: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục ở tỉnh nơi đang sống.
 - Y/c HS tập trung các tranh ảnh và hoạ báo, sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm 6 và cử người lên giới thiệu trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học.
Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2013 (Dạy bù thứ 5)
Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.
ii. chuẩn bị:
- HS : Bảng con, VBT.
iii. các hđdh cụ thể :
1/ Bài cũ: HS chữa BT1 SGK - GV kiểm tra bài làm của HS trong vở.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trực tiếp
*HĐ1: HD HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
+ HD HS thực hiện phép chia 72 : 3
- GV viết bảng phép chia 72 : 3 và cho HS nhận xét số bị chia và số chia về số chữ số(chia số có hai chữ số cho số có một chữ số).
- GV HD HS cách đặt tính và cách tính (như phần bài học ở SGK).
- Vài HS nêu lại cách chia rồi nêu 72 : 3 = 24
+ HD HS thực hiện phép chia 65 : 2 (HD tương tự như phép chia 72 : 3)
*HĐ2: Thực hành 
+ Bài 1: 
- 1HS đọc y/c của bài (Tính).
- HS làm lần lượt từng bài vào bảng con. GV quan tâm giúp đỡ HS Y.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2:
- 1HS đọc đề bài.
- GV HD HS tìm hiểu đề. HS K, G nêu cách làm 
- 1HS lên bảng làm bài giải. Cả lớp làm vào VBT. GV giúp đỡ HS Y.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 3: Thực hiện tương tự BT2
3. Củng cố dặn dò: 
- HS G, GV nêu lại kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học- Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo). 
Đạo đức
quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Biết ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
II/ chuẩn bị: 
- VBT Đạo đức; Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em ( SGK).
- Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.
iii. các hđdh cụ thể :
1.Bài cũ: 
2.Bài mới: * Giới thiệu bài: Khởi động. 
*HĐ1: Phân tích truyện Chị Thuỷ của em
1. GV kể chuyện 
2. HS đàm thoại theo các câu hỏi ở BT1 trong SGK.
5. GV kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình
*HĐ2: Đặt tên tranh
1. GV chia lớp thành 4 nhóm và y/c mỗi nhóm thảo luận về nội dung một tranh và đặt tên cho tranh (BT2 VBT).
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
4. GV kết luận về nội dung từng bức tranh.
*HĐ3: Bày tỏ ý kiến
1. GV y/c HS thảo luận theo nhóm 4 về việc bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học ở BT3 trong VBT.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận: Các ý a, c, d là đúng; ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau... 
3 / Củng cố, dặn dò:
? Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ? 
- Nhận xét tiết học- Chuẩn bị bài sau: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Tiết 2).
Chính tả
Nhớ việt bắc
I. Mục tiêu : 
- Nghe- viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần au/âu (BT2); làm đúng BT(3) a / b
ii. các hđdh cụ thể :
1. Bài cũ: GV đọc, 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: thứ bảy, giày dép, dạy học, kiếm tìm,...
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Trực tiếp
*HĐ1: HD nghe-viết 
a)HD HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả. 2HS đọc lại.
- HD HS cách trình bày bài:
+ Bài chính tả có mấy câu thơ ?
+ Đây là thơ gì ?
+ Cách trình bày các câu thơ thế nào ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa ?
- Học sinh đọc thầm lại 5 câu thơ, tự viết ra giấy nháp những chữ dễ viết sai: rừng xanh, đỏ tươi, trắng rừng, sợi giang,... lHS K, G lên bảng viết từ khó và phân tích cách viết các từ khó đó; HS TB, Y đọc lại các từ trên.
b) GV đọc cho HS viết bài
-GV theo dõi nhắc nhở HS.
c) Chấm, chữa bài
- GV chấm một số bài và nhận xét rút kinh nghiệm.
* HĐ2: HD làm BT 
+ Bài 2:
- GV nêu y/c câu của BT (Điền vào chỗ trống au hay âu ?).
- HS tự làm bài vào VBT. 2 tốp HS (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau thi làm bài trên bảng lớp. HS cuối cùng đọc kq làm bài của cả nhóm.
- GV, HS nhận xét, chốt lời giải. VD: hoa mẫu đơn – mưa mau hạt
+ Bài 3b:
- HS đọc y/c của bài.
- GV chia bảng lớp thành 3 nhóm, mời 3 nhóm HS (mỗi nhóm 4 em) chơi trò chơi tiếp sức...
- GV, HS nhận xét chốt lời giải. Cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhiều HS đọc lại các câu tục ngữ đã hoàn chỉnh. GV giải nghĩa từ: tay quai, miệng trễ.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học . Luyện viết lại bài và ghi nhớ chính tả.
mĩ thuật : Vẽ theo mẫu
Vẽ con vật quen thuộc
I/ Mục tiêu
- Học sinh tập quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật - HS yêu mến các con vật. 
II/Chuẩn bị 
 GV: - Tranh, ảnh một vài con vật. 
 HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về bài vẽ con vật của HS lớp trước.
 - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức. (2’)
 2.Kiểm tra đồ dùng.
 3.Bài mới. a.Giới thiệu
- Giáo viên bắt cái cho các em hát một số bài hát có liên quan đến con vật và yêu cầu các em gọi tên các con vật trong bài hát.
 b.Bài giảng
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
05’
10
15’
Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét
 - Giáo viên giới thiệu hình ảnh một số con vật để HS nhận biết:
+ Tên các con vật?
+ H/ dáng bên ngoài và các bộ phận ? 
+ Sự khác nhau của các con vật?
- Yêu cầu học sinh tả lại đặc điểm con vật mà mình thích.
Hoạt động 2: Cách vẽ 
+ Hình dung con vật sẽ vẽ.
+ Vẽ các bộ phận lớn trước.
+ Vẽ các bộ phận nhỏ sau
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
- Chú ý các dáng hoạt động của con vật: đi, đứng, chạy ...
- Vẽ màu tự chọn. 
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
+ HS chọn con vật và vẽ theo trí nhớ.
+ Có thể vẽ 1-2 con vật mà mình thích.
+ Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động.
- Vẽ màu có đậm, có nhạt.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Khác nhau về hình dáng.. 
+ Màu sắc khác nhau về đậm nhạt.
+ Tô kín màu nền
+ Vẽ tiếp hoạ tiết ở vở tập vẽ 3
- Làm bài vào vở tập vẽ 3
+ Thực hành tại lớp
03’
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét,xếp loại bài vẽ.
- GV nhận xét chung giờ học.
 Dặn dò HS: 
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.Giờ sau mang đất nặn
Buổi chiều
Tập làm văn
Nghe – kể: tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động
I. Mục tiêu : 
- Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi cũng như Bác (BT1).
- Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2).
- HS khá, giỏi biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin, gây chú ý với người nghe.
II. chuẩn bị : 
-GV: Tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác ( SGK ); Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui Tôi cũng như bác; gợi ý làm BT2.
iii. các hđdh cụ thể :
1-Bài cũ: 3HS đọc lại bức thư gửi bạn miền khác... 
2-Bài mới: Giới thiệu bài : Trực tiếp.
*HĐ1: Tập kể chuyện Tôi cũng như bác
+ Bài tập 1:
- 1HS đọc y/c của BT
- Cả lớp qs tranh minh hoạ và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý.
GVkể chuyện lần 1:
? Câu chuyện này xảy ra ở đâu ?
? Trong câu chyuện có mấy nhân vật ?
? Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?
? Ông nói gì với người đứng cạnh ?
? Người đó trả lời ra sao ?
? Câu trả lời cógì đáng buồn cười ?
- GV kể tiếp lần 2, 3
- HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện. GV khen ngợi những HS nhớ truyện...
+ Bài tập 2:
- 1 HS đọc y/c của BT và các gợi ý trên bảng.
- 1HS K, G làm mẫu.
- HS làm việc theo tổ - từng em nối tiếp nhau đóng vai người giới thiệu.
- Đại diện 3 tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người giới thiệu chân thực, đầy đủ, gây ấn tượng về các bạn trong tổ mình. 
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài tập đọc : Hũ bạc của người cha.
Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Biết giải toán và xếp hình tạo thành hình vuông.
ii. các hđdh cụ thể :
1/ Bài cũ: GV kiểm tra bài làm của HS trong vở.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trực tiếp
*HĐ1: HD HS thực hiện phép chia 78 : 4
- GV viết bảng phép chia 78 : 4 và cho HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia (Tương tự phần bài học của SGK)
- Vài HS nêu lại cách chia rồi nêu 78 : 4 = 19 (dư 2)
*HĐ2: Thực hành 
+ Bài 1: 
- 1HS đọc y/c của bài (Tính).
- 4HS làm làm trên bảng lớp. Dưới lớp làm vào vở. GV quan tâm giúp đỡ HS Y.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2: 
- 1HS đọc y/c của bài 
- HS làm lần lượt từng bài trên bảng. GV quan tâm giúp đỡ HS Y.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 3:
- 1HS đọc đề bài.
- GV HD HS tìm hiểu đề. HS K, G nêu cách làm 
- 1HS K, G lên bảng làm bài giải. Cả lớp làm vào vở. GV giúp đỡ HS Y.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 4: 
- 1HS đọc y/c của bài (Vẽ hình tam giác ABC có một ghóc vuông).
- Cả lớp làm vào vở sau đó đổi bài cho nhau kiểm tra góc vuông của tam giác bằng ê ke.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS G, GV nêu lại kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học-Giao bài về nhà-chuẩn bị bài sau: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ s

File đính kèm:

  • docAnhDungLacLop3t14cacbanthuxem.doc