Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán: 38 + 25

GV và cả lớp nhận xét.

3. Giới thiệu hình tứ giác:

(pp quan sát, giảng giải)

- GV đưa một số hình có dạng hình chữ nhật và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật.;

-Đính các hình vẽ như SGK và đọc tên.

 

doc29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 2 - Môn Toán: 38 + 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 em đọc lại cách tính.
Bài 3. Giải bài toán theo tóm tắt:
 Gói kẹo chanh :28 cái
 Gói kẹo dừa :26 cái
 Cả hai gói :.cái?
-Hướng dẫn các em đọc bài toán theo tóm tắt.
-Gọi nhiều HS đọc bài toán theo tóm tắt.
- GV và cả lớp nhận xét
- Cho các em tự trình bày bài giải, 1 em làm bảng lớp.
-GV bao quát lớp, giúp các em còn lúng túng.
-GV và cả lớp nhận xét bài làm của bạn:
 Bài giải
 28 Cả hai gói có tất cả là:
 + 28 + 26 = 54 (cái kẹo)
 26 Đáp số: 54 cái kẹo
 54
-Cho các em sửa bài nếu sai.
3. Củng cố
-Cho HS nhắc lại tựa bài vừa học. 
- Cho 2 HS đại diện 2 nhóm thi khoanh tròn câu trả lời đúng nhất ở bài 5:
*Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
28 + 4 = ? A. 68
 B. 22
 C. 32
 D. 24
-GV và cả lớp nhận xét.
-Nhận xét, tuyên dương.
YC 1 hs đọc lại bảng cộng đã học
-Hát vui 
-38 + 25
-Làm bài
- Đọc lại bảng cộng
-Chú ý
-Lắng nghe
-Nối tiếp nhắc lại.
-Chú ý lắng nghe.
-Thực hiện theo yêu cầu. 
-Nhận xét
-Đọc yêu cầu.
-Làm bài
-Nhận xét
- Đọc cách tính của mỗi bài
-Đọc bài toán theo tóm tắt
-Nhận xét
-Làm bài theo hướng dẫn .
-Nhận xét.
-Sửa bài nếu sai.
- HS nhắc lại tên bài
- HS thi làm nhanh
-1 HS đọc
 RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng : 
- Biết cần phải gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi..
- HS khá giỏi biết tự giác thực hiện giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
2. Thái độ : Có ý thức giữ gìn nhà cửa, chỗ học, chỗ choi ngăn nắp, gọn gàng
3. Rèn KNS :
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp
- Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp
II. Đồ dùng dạy học.
-Gv : - Tranh .
Bảng phụ viết sẵn các bài tập.
-HS: thẻ tình huống
III. Hoạt động dạy học
 Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
 -Cho 4- 5 em nói tuần rồi em có mắc lỗi gì không và nếu có thì đó là lỗi gì, em đã ứng xử như thế nào?
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
-Hãy đánh dấu cộng vào ô vuông trước các ý kiến em cho là đúng và giải thích vì sao.
a. Sau giờ thủ công, dương thu gọn giấy vụn cho vào sọt rác
b. Khi đi học về , Ngọc để cặp sách, quần áo, giầy dépmỗi thứ một nơi rồi chạy đi chơi. 
-Tiến hành cho các em nêu ý của mình.
-GV và cả lớp nhận xét, đưa ra cách ứng xử tốt nhất. Sau đó giới thiệu tên bài mới: Gọn gàng, ngăn nắp.
2. Nội dung:
* Bài tập 2: Em nhận xét gì về việc làm của các bạn trong tranh (Trình bày ý kiến)
-Đính tranh lên bảng, cho các em nói nội dung tranh: 
-Cho nhiều em nêu nhận xét của mình ở mỗi tranh.
-GV nhận xét 
* Bài tập 3: Hãy đánh dấu cộng vào ô vuông trước những ý kiến em cho là đúng. (Trình bày ý kiến)
-Cho các em lấy thẻ màu ra nhắc lại quy tắc sử dụng
-GV nhận xét và nhắc lại cách tiến hành
-Tiến hành cho các em nêu ý của mình bằng thẻ màu
Chỉ cần gọn gàng ngăn nắp khi nhà chật
a,Lúc nào cũng xếp đò gọn gàng làm mất thời gian.
b,Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa sạch sẽ.
c,Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc làm của mỗi người trong gia đình.
-GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố (Đóng vai)
- Cho 2 em đóng vai lại tình huống ở tranh 4 trong BT3 
- GDHS : giữ vệ sinh lớp học sạch đẹp, gọn gàng..
4. Dặn dò.
-Hát vui
 -Nói theo yêu cầu
-Chú ý
-Nêu ý của các em 
-Chú ý
-Nhắc lại
-Đọc yêu cầu
+Tranh 1: 
+ Tranh 2: ..
+Tranh 3:
+ Tranh 5:
-Đọc yêu cầu.
-Trả lời
-Thực hiện theo yêu cầu
 -Nêu ý kiến qua thẻ.
-Nhận xét
- HS đóng vai
- HS lắng nghe
 RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................
 ************************************************
 Sáng, thứ nămngày 10 tháng 10 năm 2014
TẬP ĐỌC: MỤC LỤC SÁCH
I.Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng : 
- Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê. 
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. ( trả lời được câu hỏi 1, 2, 3,4). HS khá giỏi trả lời được thêm câu 5.
2. Thái độ : Ham học hỏi, mở rộng kiến thức
II. Đồ dùng dạy học.
 Giáo viên : - Hình như SGK to.
- Bảng phụ viết sẵn các câu khó.
III. Hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ
-Gọi lần lượt 4 HS đọc lại các đoạn trong bài và trả lời các câu hỏi có liên quan.
-Nhận xét chung phần KTBC
C. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
-Đính tranh phóng to cho HS quan sát, để trả lời câu hỏi có liên quan, dẫn dắt HS vào tựa bài Mục lục sách.
 2. Luyện đọc (pp thực hành, làm việc nhóm)
* GV đọc mẫu toàn bài với giọng : rõ ràng, rành mạch.
* GV hd HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng mục:
- HD hs đọc 1,2 dòng mục lục đã ghi trên bảng phụ
+ GV đính bảng phụ ghi các dòng mục 
+ Một.// Quang Dũng. //Mùa quả cọ.// Trang 7//
+ Hai.// Phạm Đức. //Hương đồng cỏ nội.// Trang 28.//
 -HS tiếp nối đọc từng mục, gv chú ý sửa phát âm sai cho hs. 
* Đọc từng mục trong nhóm 
- Cho các em nối tiếp nhau đọc từng dòng mục trong bài.
* Thi đọc giữa các nhóm ( từng mục, cả bài)
 3. Tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc thầm đoạn để trả lời câu hỏi 1.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1.
H: -Truyện tập này có những truyện nào?
- Cho HS đọc thầm đoạn để trả lời câu hỏi 2.
H: - Truyện Người học trò cũ ở trang nào?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2.
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
- Cho HS đọc thầm đoạn để trả lời câu hỏi 3.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3
H:-Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3.
- Gọi HS nhận xét ,GV nhận xét. 
- Cho HS đọc thầm đoạn để trả lời câu hỏi 4.
H: -Mục lục sách dùng để làm gì ? 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4.
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
- Hướng dẫn HS nêu nội dung chính :.
 - Cho 2- 3 HS đọc nội dung chính
- Cho cả lớp đồng thanh đọc nội dung chính.
 4. Luyện đọc lại. (pp thực hành, luyện tập)
- GV chia nhóm cho HS luyện đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm, GV giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm
4. Củng cố
-Cho cả lớp thi tra mục lục sách Tiếng Việt tuần 5.
-Hát vui
-Chiếc bút mực
-Đọc theo yêu cầu và trả lời câu hỏi.
-Quan sát, trả lời câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe.
- Lắng nghe.
-Nối tiếp đọc từng mục đến hết lớp 
-Tuyển tập này có những truyện nào ?
- Vài HS trả lời : HS nêu tên từng truyện.
- HS nhận xét bạn trả lời.
- Vài HS trả lời : trang 52
- HS nhận xét bạn trả lời.
- Vài HS trả lời : Quang Dũng.
- HS nhận xét bạn trả lời.
Vài HS trả lời : Cho biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào, trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó, ta nhanh chóng tìm được những mục lục cần đọc.
- HS nhận xét bạn trả lời.
- Vài HS nêu : Mục lục sách giúp ta tra sách tìm ra nhanh chóng các mục lục cần đọc.
- Nhận xét.
- Cả lớp đồng thanh đọc nội dung chính.
 - Mỗi nhóm 2 HS.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Vài nhóm HS thi đọc.
 RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN: HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH TỨ GIÁC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng : 
-Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
-Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác. 
-Làm được bài tập 1, 2 câu a, b. Các em khá giỏi làm được thêm bài 2 câu c, 3.
2. Thái độ : HS ham học hỏi, mở rộng kiến thức
II. Đồ dùng dạy học
. Giáo viên : Phiếu làm nhóm, đồ dùng dạy học, tranh vẽ các hình theo SGK.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
-Cho cả lớp đọc lại bảng cộng 8.
-Gọi 4 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con theo bài của bạn cùng dãy các bài đặt tính sau:
 38 + 13 48 + 25 68+ 35 8 + 49
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
-GV giới trực tiếp tên bài mới: hình chữ nhật, hình tứ giác.
-Viết bảng, gọi HS nối tiếp nhắc lại.
2. Giới thiệu hình chữ nhật: 
(pp quan sát, giảng giải)
- GV đưa một số hình có dạng hình tứ giác và giới thiệu: Đây là hình tứ giác.;
-Đính các hình vẽ như SGK và đọc tên.
A B M	N
C D
 Hình chữ nhật ABCD	
 Q P
 Hình chữ nhật MNQP
-Vẽ thêm 1 hình cho các em đọc tên.
 E	G
 I	H
 Hình chữ nhật .
-GV và cả lớp nhận xét.
3. Giới thiệu hình tứ giác: 
(pp quan sát, giảng giải)
- GV đưa một số hình có dạng hình chữ nhật và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật.;
-Đính các hình vẽ như SGK và đọc tên.
D E P Q
 C G S
 Hình tứ giác DECG	
 R
 Hình tứ giác PQSR
-Vẽ thêm 1 hình cho các em đọc tên.
 E G
 I H
 Hình tứ giác .
-GV và cả lớp nhận xét.
4. Làm bài tập.
(pp thực hành, thảo luận nhóm )
Bài 1: Dùng thước nối các điểm để có
a. hình chữ nhật.
b. hình tứ giác và đọc tên các hình trên.
-Đính bài tập lên bảng cho các em suy nghĩ làm vào vở, 2 em làm trên bảng lớp.
-GV và cả lớp cùng nhận xét.
Bài 2: Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác?
-Cho các em đọc yêu cầu bài tập.
-Chia nhóm cho các em thảo luận làm bài câu a, b
5. Củng cố.
- -Tổ chức cho 2 cặp HS thi kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình sau để được 
a. Một hình chữ nhật, một hình tam giác.
b. 3 hình tam giác
-GV và cả lớp nhận xét.
-Hát vui 
-Luyện tập
-Đọc bài
-Làm bài
-Chú ý
-Lắng nghe
-Nối tiếp nhắc lại.
-Chú ý, lắng nghe.
- Chú ý
-Đọc theo yêu cầu.
-Nhận xét.
-Chú ý, lắng nghe.
- Chú ý
Đọc theo yêu cầu.
-Nhận xét.
-Đọc yêu cầu
-Làm bài.
- Nhận xét.
-Đọc yêu cầu
-Thảo luận nhóm
- HS thi đua
- HS lắng nghe
 RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN : CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng : 
 - Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện Chiếc bút mực.
 - HS khá giỏi bước đầu kể lại được toàn bộ câu truyện(BT2).
2. Thái độ : Giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh
3. Rèn KNS :- Thể hiện sự cảm thông- Hợp tác- Ra quyết định giải quyết vấn đề
II .Đồ dùng dạy học. Giáo viên : Tranh phóng to như SGK.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức
-Cho các em hát vui trước khi học bài mới
B. Kiểm tra bài cũ
- Cho các em nhắc lại tựa bài cũ.
- Cho 4 em lần lượt kể lại từng đoạn của câu chuyện, 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn kể theo tranh
(pp thảo luận nhóm)
(Hợp tác)
* Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực. 
- Treo 4 tranh như SGK lên bảng cho các em quan sát để nhớ lại nội dung từng tranh.
- Cho lần lượt các em nói nội dung tranh :
+ Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên lấy mực để viết bài
+ Tranh 2: Lan khóc vì em quên mang bút theo.
+ Tranh 3: Mai cho bạn mượn bút của mình.
+ Tranh 4: Cô giáo cho Mai mượn bút và khen Mai rất ngoan
-GV và cả lớp nhận xét
-Cho lần lượt 4 em kể lại từng tranh.(2 lượt)
-Nhận xét, góp ý.
-Chia các em thành các nhóm 4, cho các em tập kể nối tiếp trong nhóm từng đoạn.
-Bao quát lớp.
-Cho các nhóm thi kể trước lớp.
-GV và cả lớp nhận xét, góp ý cho các em.
3. Củng cố- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
-Hát vui
- Nhắc lại tựa bài
-Kể theo yêu cầu
-Lắng nghe
-Nối tiếp nhắc lại
-Đọc yêu cầu
-Chú ý
-Nói nội dung các tranh
Nhận xét
-Kể trước lớp làm mẫu
-Kể trong nhóm
-Thi kể trước lớp
-Nhận xét, góp ý
 RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI : CƠ QUAN TIÊU HÓA
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng : 
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ.
- HS khá biết phân biệt được ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
2. Thái độ : Ham học hỏi, mở rộng kiến thức
II. Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên : Các tranh minh họa
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
-Cho vài em nói lại những việc nên và không nên cho sự phát triển của xương và cơ.
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
(pp quan sát, giảng giải, thảo luận nhóm)
-Đính tranh như SGK lên bảng cho các em quan sát.
-Gọi nhiều em lên bảng chỉ và đọc tên các cơ quan tiêu hóa như ghi chú .
-GV vừa chỉ vào tranh vừa nói rõ lại tên các loại cơ cho các em nắm vững.
-Cho các em luyện theo đôi để trả lời câu hỏi: Thức ăn sau khi được miệng nhai, nuốt rồi thì thức ăn sẽ đi đâu tiếp?
-Cho đại diện các nhóm trả lời.
-Nhận xét: thức ăn xuống thực quản, dạ dày, ruột non rồi biến thành chất bổ dưỡng.
 -GV giảng thêm: quá trình biến thành chất bổ dưỡng có sự tham gia của các dịch tiêu hóa.
-Chỉ vào sơ đồ cho các em thấy rõ.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
(pp thảo luận nhóm)
-GV chia lớp thành 5 nhóm các nhóm sẽ thảo luận để nói các tên và các bộ phận của cơ quan tiêu hóa cho đúng ở hình 2.
-Cho các em tiến hành thảo luận
-Cho các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau
3. Củng cố- Cho chơi trò chơi “ Chế biến thức ăn”
-Hát vui
-Nhắc lại
 -Nối tiếp nhắc lại
-Quan sát 
-Đọc theo yêu cầu
-Chú ý
-Thảo luận nhóm đôi
-Trả lời.
-Chú ý
-Chú ý
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
-Nhận xét
- HS tiến hành chơi
 RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................
 ************************************************* 
 Chiều,Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2014
CHÍNH TẢ: (Nghe - viết) CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I .Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng : 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em.
- Làm được các bài tập 2b, 3b.
2. Thái độ : HS có ý thức rèn chữ, giữ vở
II . Đồ dùng dạy học Giáo viên : 
- Bảng phụ viết bài chính tả, viết bài tập.
- Phiếu làm nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
-Cho HS nhắc lại tựa bài cũ
-Cho 2 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con các từ tiết trước sai.
-KT VBT làm ở nhà của các em
-Nhận xét chung phần KTBC
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe-viết (pp vấn đáp)
-Đính bảng phụ viết bài CT lên bảng
-GV đọc mẫu cho các em đọc thầm theo.
-Gọi 2 em đọc lại
-Đặt câu hỏi cho các em tìm hiểu đoạn viết:
+Trong bài có những dấu câu nào?
+Trong bài có những chữ nào được viết hoa?, vì sao
-Hướng dẫn các em viết các tiếng khó trong bài: nghĩ, ngẫm nghĩ, bọn mình, tiếng ve.
-Cho các em đọc lại các tiếng đã viết.
* Viết bài:
-Cho HS chuẩn bị vở chép bài.
-Đọc từng dòng thơ cho các em viết.
-Cho các em soát lỗi chéo với nhau.
* Chấm bài:
-Thu 7-8 vở, chấm vở tại lớp.
-Nhận xét các chữ các em sai nhiều.
3. Làm bài tập (pp thực hành, thảo luận nhóm)
* Bài tập 2: Điền vào chỗ trống en hay eng ?
“ Đêm hội, .vận động ”
-Đính bảng phụ viết sẵn bài tập.
-Đọc yêu cầu bài tập.
-Giải thích yêu cầu bài tập
- Cho các em suy nghĩ làm vào VBT, 4 em làm trên bảng phụ.
-Nhận xét bài làm của các em.
-Cho các em đọc lại bài làm của các em.
* Bài tập 3a: Thi tìm nhanh những tiếng có vần en hoặc eng.
-Đính bài tập lên bảng
-Đọc yêu cầu và giải thích yêu cầu.
-Chia các em thành 5 nhóm, cho các em thảo luận làm vào phiếu, mỗi vần 2 tiếng.
4. Củng cố:- Cho 2 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con các tiếng sai nhiều..
-Hát vui
-Nhắc lại
-Viết bảng
-Mang VBT ra
-Chú ý
-Nối tiếp nhắc lại
-Đọc thầm theo
Đọc theo yêu cầu
-Trả lời theo câu hỏi
-Đánh vần và viết vào bảng con
-Đọc lại
-Chuẩn bị vở theo yêu cầu
-Viết bài
-Soát lỗi
-Nộp vở
-Chú ý
-Lắng nghe
-Chú ý
-Làm bài
-Đọc lại
-Thảo luận nhóm
 HS viết bảng con
 RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN: BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng : 
-Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
-Làm được bài tập 1(không yêu cầu học sinh tóm tắt), 3. Các em khá giỏi làm được thêm bài 2 .
2. Thái độ : Ham học hỏi, mở rộng kiến thức
II.Đồ dùng dạy học
Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn các bài tập, phiếu làm nhóm.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
-Cho HS nhắc lại tựa bài cũ.
-Gọi lần lượt 3 HS đọc tên các hình chữ nhật, hình tứ giác mà giáo viên đính hình lên bảng.
C. Bài mới
1.Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu bài toán về nhiều hơn.
(pp nêu vấn đề, giảng giải)
* Bài toán: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam ?
-Đính bảng phụ viết sẵn bài toán, gọi 2 HS đọc lại.
- GV đặt câu hỏi cho các em tìm hiểu bài toán:
+Hàng trên có mấy quả cam?
+ Hàng như thế nào với hàng trên?
+Bài toán hỏi gì? 
-GV vừa nhắc lại vừa đính tranh lên bảng cho các em rõ như SGK
Gợi ý: Vì hàng dưới nhiều hơn hàng trên nên muốn biết hàng dưới có bao nhiêu quả ta phải lấy số quả cam ở hàng trên cộng với số quả mà hàng dưới nhiều hơn. Tức là hàng dưới bằng 5 + 2.
-Gọi HS đọc câu lời giải.
-Gọi 1 HS giỏi trình bài mẫu cho các em thấy rõ.
 Bài giải
 5 Số quả cam ở hàng dưới là:
+ 5 + 2 = 7(quả)
 2 Đáp số: 7 quả
 7
-Cho HS đọc lại bài giải.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
3. Làm bài tập.
(pp thực hành, thảo luận nhóm)
Bài 1: Hòa có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy bông hoa?
 Tóm tắt
Hòa có :4 bông hoa
Bình nhiều hơn Hòa:2 bông hoa
Bình có :bông hoa?
-Cho cả lớp đọc bài toán.
-Đặt câu hỏi cho các em nêu phần tóm tắt
+ Hòa có mấy bông hoa?
+Bình như thế nào?
+Bài toán hỏi gì?
-Nhận xét, lưu ý cho các em từ nhiều hơn
-H: Bình nhiều hơn Hòa vậy muốn biết số bông hoa của Bình ta phải làm phép tính gì?
-Cho các em tự làm vào vở, 1em làm bảng lớp.
-GV và cả lớp nhận xét bài làm của các em.
 Bài giải
 4 Bình có số bông hoa là:
+ 4 + 2 = 6(bông hoa)
 2 Đáp số: 6 bông hoa
 6
- Cho các em sửa bài.
Bài 3: Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3cm. Hỏi :Đào cao bao nhiêu xăng-ti-mét ?
-Gọi HS đọc thành tiếng bài toán.
-Đặt câu hỏi cho các em tìm hiểu bài toán :
+Mận cao bao nhiêu cm?
+ Đào cao như thế nào?
+Bài toán hỏi ta điều gì ?
-Nhận xét, lưu ý cho các em từ  cao hơn .
-Cho các em làm vào phiếu nhóm sau khi chia lớp ra thành 7 nhóm..
-GV và cả lớp nhận xét bài làm của các em .
 Bài giải
 95 Đào cao là:
 + 95 + 3 = 98 (cm)
 3 Đáp số: 98 cm 
 98
-Cho các em đọc lại bài,
* Lưu ý cho các em khi gặp những bài toán nhiều hơn, cao hơn, dài hơnta phải làm phép tính cộng.
4. Củng cố:
- Cho HS nhắc lại khi gặp bài toán về nhiều hơn phải làm phép tính cộng.
-Cho 2 HS thi giải nhanh bài toán 2 trong SGK.
-Hát vui
-Hình chữ nhật, hình tứ giác
-Làm bài
 -Chú ý lắng nghe
- Lắng nghe
-Nối tiếp nhắc lại 
-Chú ý đọc bài toán
-Trả lời
-Nhận xét
-Chú ý theo sự hướng dẫn của GV
-Đọc câu lời giải
-Làm bài
- Nhận xét.
-Đọc lại bài theo yêu cầu
-Trả lời
-Trả lời
-Làm bài
-Nhận xét
-Đọc bài toán
-Trả lời
-Thảo luận làm nhóm
-Nhận xét
- HS đọc lại
- HS lắng nghe
- HS thi giải toán
 RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................

File đính kèm:

  • docGIAO AN I LOP 2 KIM SAM.doc