Bài giảng Kĩ năng sống lớp 3 - Chủ đề 1: Kĩ năng tự phục vụ

HS nghe và kể lại được câu chuyện Các em sạch và ngoan thật .

- Hiểu nội dung: Bác dù bận trăm công nghìn việc vẫn dành tình cảm yêu thương ấm áp dành cho các cháu thiếu nhi.

- Giáo dục các em lòng kính yêu Bác và HS luôn có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động, biết giữ vệ sinh sạch sẽ.

*Kể chuyện.

 

doc19 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 20703 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kĩ năng sống lớp 3 - Chủ đề 1: Kĩ năng tự phục vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sống
chủ đề 3: TôI là ai?
I.Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS có khả năng:
- Bày tỏ ý kiến của bản thân
- Tự nhìn nhận,tự đánh giá về bản thân.
- Hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình, định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống.
- Có niềm tin vào bản thân, bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
	- Kĩ năng tự nhận thức
	- Kĩ năng xác định giá trị
	- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
	- Kĩ năng đặt mục tiêu.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
	Thảo luận, thuyết trình
IV. Phương tiện: phiếu học tập
V. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khám phá:
- GV cho HS tự giới thiệu về bản thân
2. Kết nối:
*Yêu cầu HS thảo luận cặp, nói cho nhau nghe về nhu cầu và sở thích của bản thân
- Cho HS chơi trò chơi “Phóng viên”
- Nhận xét
3. Thực hành:
* GV phát phiếu thảo luận yêu cầu HS ghi một vài thói quen của mình trong học tập và sinh hoạt cá nhân.
- Gọi 1 vài HS trình bày
- Nhận xét, kết luận
- Yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm những điều mình thấy hài lòng về bản thân.
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét
4. Vận dụng:
- Yêu cầu HS vận dụng được những điều đã học, đã chia sẻ để tự nhìn nhận về bản thân(tên, đặc điểm nổi bật, những điểm mạnh, những điểm cần phải cố gắng) 
- Nhận xét, kết luận.
-Từng HS giới thiệu tên
- Thảo luận cặp
- HS lên đóng vai: 1 người làm phóng viên phỏng vấn - 1 người trả lời phỏng vấn
- HS nhận phiếu, làm việc cá nhân
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
- HS chia sẻ trong nhóm
-Một vài HS trình bày trước lớp
-HS tự nhìn nhận về bản thân, hoàn thành vào phiếu
- Chia sẻ trước lớp
	kĩ năng sống
ôn tập chủ đề 1, chủ đề 2 và chủ đề 3
I.Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS có khả năng:
- Bày tỏ ý kiến của bản thân
- Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
- Hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình, định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống.
- Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
	- Kĩ năng tự nhận thức
	- Kĩ năng xác định giá trị
	- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
	- Kĩ năng tự phục vụ
	- Kĩ năng giao tiếp 
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
	Thảo luận, thuyết trình
IV. Phương tiện: phiếu học tập
V. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khám phá:
- GV cho HS tự giới thiệu về bản thân(bản thân và những việc mình có thể tự làm)
2. Kết nối:
*Tình huống: Nếu cả nhà đi leo núi, em sẽ chuẩn bị những gì? 
- Yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm
- Gọi HS trình bày, chia sẻ trước lớp
- Nhận xét
* Tình huống: Nếu trên đường đi học về, em gặp khách du lịch cần chỉ đường. Em sẽ làm gì?
- Gọi HS trình bày, chia sẻ trước lớp
- Nhận xét
3. Thực hành:
* GV phát phiếu thảo luận yêu cầu HS ghi một vài thói quen của mình trong học tập và sinh hoạt cá nhân.
- Gọi 1 vài HS trình bày
- Nhận xét, kết luận
- Yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm những điều mình thấy hài lòng về bản thân.
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét
4. Vận dụng:
- Yêu cầu HS vận dụng được những điều đã học, đã chia sẻ để tự nhìn nhận về bản thân(tên, đặc điểm nổi bật, những điểm mạnh, những điểm cần phải cố gắng) 
- Nhận xét, kết luận.
-Từng HS giới thiệu 
- Thảo luận cặp
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
- HS chia sẻ trong nhóm
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
- HS nhận phiếu, làm việc cá nhân
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
- HS chia sẻ trong nhóm
-Một vài HS trình bày trước lớp
-HS tự nhìn nhận về bản thân, hoàn thành vào phiếu
- Chia sẻ trước lớp
kĩ năng sống
chủ đề 4: kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích
I.Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS có khả năng:
- Bày tỏ ý kiến của bản thân
- Tự nhìn nhận,tự đánh giá về bản thân.
- Hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình, định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống.
- Có niềm tin vào bản thân, bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
	- Kĩ năng ra quyết định
	- Kĩ năng giải quyết vấn đề
	- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
	Thảo luận, thuyết trình
IV. Phương tiện: phiếu học tập
V. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khám phá:
- GV cho HS nêu một số trường hợp bị tai nạn, thương tích của bản thân
2. Kết nối:
*GV đưa ra tình huống(BT 1)
? Vì sao những con vật thân thiết có thể trở thành nguy hiểm?
? Những động vật nuôi nào có thể gây thương tích cho con người?
? Làm thế nào để tránh bị các con vật đó gây thương tích?
- Nhận xét
* Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu những tranh vẽ hành động có thể gây tai nạn, thương tích cho bản thân và người khác
- Nhận xét
? Nêu nguy cơ khi đeo cặp quá nặng?
? Nêu việc làm để hạn chế các nguy cơ đó?
3. Thực hành:
* Gv đưa ra một số tình huống,yêu cầu HS đóng vai, xử lý tình huống
- Nhận xét
4. Vận dụng:
- Yêu cầu HS vận dụng được những điều đã học, đã chia sẻ để tự phòng tránh tai nạn, thương tích
- Nhận xét, kết luận.
Một số HS nêu
- Thảo luận nhóm,chia sẻ ý kiến
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
- HS thảo luận cặp
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
- HS chia sẻ trong nhóm
-HS làm việc trong nhóm, đóng vai
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
kĩ năng sống
chủ đề 5: kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
I.Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS có khả năng:
- Thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc
- Có trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
	- Kĩ năng tự nhận thức
	- Kĩ năng giải quyết vấn đề
	- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
	- Kĩ năng hợp tác
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
	Thảo luận, thuyết trình
IV. Phương tiện: phiếu học tập
V. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khám phá:
- GV đọc cho HS nghe truyện: Chiếc khăn trải bàn
? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Nga?
2. Kết nối:
? Em đã bao giờ được giao làm một việc gì đó nhưng không thực hiện được và điều đó đã gây kết quả xấu chưa? Em đã rút ra bài học gì và hãy kể chuyện đó cho các bạn cùng nghe
3. Thực hành:
* Gv đưa ra một số tình huống,yêu cầu HS đóng vai, xử lý tình huống
- Nhận xét 
4. Vận dụng:
- Yêu cầu HS vận dụng được những điều đã học, đã chia sẻ để thể hiện kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong cuộc sống, có trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh.
- Nhận xét, kết luận.
HS lắng nghe
HS trình bày ý kiến
- HS chia sẻ trong nhóm
- Trình bày- Cả lớp chia sẻ ý kiến
- HS thảo luận nhóm
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
HS lắng nghe
kĩ năng sống
ôn chủ đề 4 và chủ đề 5
I.Mục tiêu:	Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình, định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống.
- Thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc
- Có trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
	- Kĩ năng tự nhận thức
	- Kĩ năng giải quyết vấn đề
	- Kĩ năng hợp tác
	- Kĩ năng ra quyết định
	- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Thảo luận, thuyết trình
IV. Phương tiện: phiếu học tập
V. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khám phá:
- GV cho HS nêu một số trường hợp bị tai nạn, thương tích của bản thân
2. Kết nối:
? Trong những trường hợp bị tai nạn, thương tích, em đã làm gì? 
? Đã bao giờ cô giáo giao nhiệm vụ mà em chưa hoàn thành chưa? Khi chưa hoàn thành được nhiệm vụ thì em cảm thấy thế nào?
3. Thực hành:
* Gv đưa ra một số tình huống,yêu cầu HS đóng vai, xử lý tình huống
- Nhận xét 
4. Vận dụng:
- Yêu cầu HS vận dụng được những điều đã học, đã chia sẻ để thể hiện kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích và kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong cuộc sống, có trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh.
Một số HS nêu
- HS chia sẻ trong nhóm
- Trình bày- Cả lớp chia sẻ ý kiến
- HS thảo luận nhóm
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
HS lắng nghe
kĩ năng sống
chủ đề 6: kĩ năng quản lý thời gian
I.Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS có khả năng:
- Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên
- Biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian quyết định.
- Lập kế hoạch, đặt mục tiêu và giải quyết vấn đề
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
	- Kĩ năng đặt mục tiêu
	- Kĩ năng giải quyết vấn đề
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:Thảo luận, thuyết trình
IV. Phương tiện: phiếu học tập
V. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khám phá:
? Nêu những việc hằng ngày em vẫn làm?
? Những việc nào em đã thực hiện đúng giờ?
2. Kết nối:
- GV đọc truyện: Thỏ và rùa chạy thi
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của rùa và thỏ?
3. Thực hành:
* Yêu cầu HS lập thời gian biểu của mình trong ngày(nếu khó khăn hãy nhờ những người thân trong gia đình giúp) 
4. Vận dụng:
- Yêu cầu HS vận dụng được những điều đã học, đã chia sẻ để lập kế hoạch để thực hiện thời gian biểu của mình trong 3 ngày, nhờ một người mà mình tin tưởng theo dõi, chấm điểm.
-HS nêu
- HS lắng nghe
- Trình bày- Cả lớp chia sẻ ý kiến
- HS làm việc cá nhân
- Trình bày- Chia sẻ ý kiến
HS lắng nghe
kĩ năng sống
chủ đề 7: kĩ năng hợp tác
I.Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm
- Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
	- Kĩ năng tự nhận thức
	- Kĩ năng giao tiếp
	- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
	- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Thảo luận, thuyết trình
IV. Phương tiện: phiếu học tập
V. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khám phá:
- GV đọc truyện: Chiếc ô tô bị sa lầy
? Chiếc ô tô đã gặp sự cố gì giữa đường?
? Nhờ đâu mà khó khăn đã được giải quyết?
? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
2. Kết nối:
- GV đọc truyện: Màu của cầu vồng
? Em hãy cho biết điều gì xảy ra khi các bạn Màu kết hợp lại với nhau?
? Em có thể rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
3. Thực hành:
? Em đã từng hợp tác với bạn bè hoặc ai đó làm một việc gì chưa? Đó là việc gì? Kết quả công việc ra sao? Em có thể rút ra điều gì từ công việc đó?
- Yêu cầu HS cùng các bạn trong nhóm xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác cùng nhau thực hiện công việc của lớp, của trường.
4. Vận dụng:
- Cho HS chơi trò chơi Thi nhảy cóc về đích, Vượt biển an toàn.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm
- Trình bày- Cả lớp thảo luận chia sẻ ý kiến
- HS lắng nghe
- Thảo luận cặp
- Trình bày- Cả lớp chia sẻ ý kiến
- HS chia sẻ trong nhóm
- Trình bày- Chia sẻ ý kiến
- HS làm việc nhóm xây dựng kế hoạch
- Trình bày- Chia sẻ ý kiến
-HS tham gia chơi
Sinh hoạt lớp tuần 8
 I. kiểm diện.
 - Đủ: 19 học sinh.
 II ; nội dung.
 1 : Công tác cũ.
 + Lớp trưởng nhận xét nền nếp học tập tuần qua.
 + Giáo viên nhận xét.
- Thực hiện tốt mọi nề nếp trong và ngoài nhà trường, duy trì sĩ số, không có học sinh đi học muộn...
- Các tổ, nhóm thi đua học tập giành niều điểm tốt như nhóm em, ....
- Có đầy đủ đồ dùng, sách giáo khoa phục vụ cho việc học tập.
+ Tồn tại:
- 1 số em còn quên sách vở khi đến lớp em; 
- 1 số em trong lớp chưa chú ý nghe giảng.
 2 : Công việc tuần 9. 
 - Có kế hoạch ôn tập cho học sinh chuẩn bị thi giữa học kì I.
 - Duy trì sĩ số và các nền nếp trong và ngoài giờ học.
 - Các tổ nhóm tiếp tục thi đua nhau học tập giành nhiều điểm tốt.
 - Duy trì phong trào rèn phát âm chuẩn viết chữ đẹp.
 - Kiểm tra toàn bộ sách vở của học sinh, tiếp tục rèn chữ viết đẹp cho học sinh, chuẩn bị chấm vở sạch chữ đẹp đợt 1.
 3 :Sinh hoạt tập thể.
 - Học sinh múa, hát.
	 Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 10 - Phương hướng tuần 11
Nghe - kể: Các em sạch và ngoan thật
I. Kiểm diện.
II Nội dung sinh hoạt
1.Nhận xét tuần 10:
- Các tổ tự đánh giá.
- Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:
+Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt.
+ Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt. 
2.Phổ biến kế hoạch tuần 11: 
+ Hưởng ứng phong trào thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. 
+ Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục... do đoàn đội phát động để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Thực hiện tốt nề nếp.
+Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.
3. Kể chuyện:
Mục tiêu:
- HS nghe và kể lại được câu chuyện Các em sạch và ngoan thật . 
- Hiểu nội dung: Bác dù bận trăm công nghìn việc vẫn dành tình cảm yêu thương ấm áp dành cho các cháu thiếu nhi.
- Giáo dục các em lòng kính yêu Bác và HS luôn có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động, biết giữ vệ sinh sạch sẽ. 
*Kể chuyện.
a.- GV kể diễn cảm câu chuyện Các em sạch và ngoan thật..
b. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý sau.
- Qua câu chuyện, em thấy Bác thể hiện tình cảm đối với các cháu thiếu niên nhi đồng như thế nào?
- Em thích nhất lời nói cử chỉ nào của Bác?
- Em nên làm gì để làm theo lời dạy của Bác?
- Cho HS kể lại câu chuyện trước lớp.
	Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 14 - Phương hướng tuần 15
Nghe- kể: dành cho các cháu
I. Kiểm diện:
II Nội dung sinh hoạt
1.Nhận xét tuần 14:
- Các tổ tự đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua :
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:
+Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp sạch sẽ, trong lớp hăng hái phát biểu
+ Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt :còn nói chuyện riêng trong lớp. 
2.Phổ biến kế hoạch tuần 15:
+ Phát động phong trào thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22/ 12
+ Duy trì sĩ số 100%.
+ Thực hiện tốt các nề nếp. 
+ Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục do đoàn đội phát động.
+Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.	
3.Kể chuyện.
(Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng mà Bác luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
- Giáo dục các em lòng kính yêu Bác, trân trọng, giữ gìn những tình cảm yêu thương của Bác.Giáo dục sự quan tâm chu đáo với mọi người, biết dành tình cảm yêu thương chân thành nhất đối với những người thân.)
a.- GV kể diễn cảm câu chuyện Dành cho các cháu. Gọi HS đọc, kể lại diễn cảm câu chuyện.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý sau.
- Em thích nhất hình ảnh nào trong câu chuyện ? Vì sao em thích?
- Em thích nhất câu nói nào của Bác trong câu chuyện này?
- Em nên làm gì để làm để xứng đáng với tình yêu thương của Bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng?
- Cho 1 HS kể lại câu chuyện trước lớp.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 22 - Phương hướng tuần 23
Nghe – kể: bác hồ với việc học tiếng anh
I. Mục tiêu
	- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
	- Nêu phương hướng nhiệm vụ tuần sau.
II. Nội dung sinh hoạt.
1.Nhận xét tuần 22:
- Yêu cầu tổ trưởng tự nhận xét hoạt động của tổ.
- GV nhận xét đánh giá:
+ Tuyên dương các cá nhân, tập thể thực hiện tốt nề nếp như truy bài, giữ vệ sinh, đi học đúng giờ:.....................................................................
+ Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt......................................................................
2.Phổ biến kế hoạch tuần 23:
+ Thi đua học tốt, rèn viết chữ đẹp
- Phát huy mặt tốt, hạn chế và khắc phục mặt chưa tốt.
+ Thực hiện tốt các nề nếp. 
3. Truyền thông về HIV – AIDS:
+ Nguyên nhân
+ Cách phòng tránh
+ Thái độ với người nhiễm HIV - AIDS
4.Văn nghệ.	
5.Kể chuyện.
( Hiểu nội dung: Bác Hồ luôn dành tình cảm yêu thương, sự quan tâm gần gũi cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Cử chỉ ân cần của Bác đã khích lệ tinh thần học tập, sự kiên trì, chịu khó trong việc học tập, đặc biệt là việc học tiếng nước ngoài.
- Giáo dục các em lòng kính yêu Bác, đức tính kiên trì, chịu khó, sự quyết tâm trong việc học tập.)
a.- GV kể diễn cảm câu chuyện Bác Hồ với việc học tiếng Anh.
 Gọi HS đọc, kể lại diễn cảm câu chuyện.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý sau.
- Em thích nhất cử chỉ, hành động nào của Bác trong truyện kể ? Vì sao em thích?
- Cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình khi tìm hiểu xong truyện kể.
- Cho 1 HS kể lại câu chuyện trước lớp.
	Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 25 - Phương hướng tuần 26 
Nghe - kể: Bác Hồ bón kem cho cháu bé Nam Tư
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 25.
- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt.
- HS nghe và kể lại được câu chuyện Bác Hồ bón kem cho cháu bé Nam Tư.
 Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương, sự quan tâm chân thành, gần gũi của Bác với các cháu thiếu niên nhi đồng trên khắp năm châu, dù ở đâu, dù thời gian nào Bác luôn dành tình cảm thân thương nhất cho thế hệ trẻ.
- Giáo dục các em lòng kính yêu Bác, lòng yêu thương con người, sự gần gũi, quan tâm chia sẻ đối với bạn bè trên khắp năm châu, đặc biệt là sự gần gũi ân cần với các em nhỏ.
II Nội dung sinh hoạt
1.Nhận xét tuần 25:
- Các tổ tự đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua :
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:
+Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp sạch sẽ, hăng hái xây dựng bài ........................................................
+ Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt : ..........................................
2.Phổ biến kế hoạch tuần 26:
+ Thi đua học tốt, rèn viết chữ đẹp
- Phát huy mặt tốt, hạn chế và khắc phục mặt chưa tốt.
+ Thực hiện tốt các nề nếp. 
+ Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục do đoàn đội phát động.
+Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.
3. Truyền thông về HIV – AIDS:
+ Nguyên nhân
+ Cách phòng tránh
+ Thái độ với người nhiễm HIV - AIDS
4.Kể chuyện.
a.- GV kể diễn cảm câu chuyện Bác Hồ bón kem cho cháu bé Nam Tư. 
Gọi HS đọc, kể lại diễn cảm câu chuyện.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý sau.
- Tình cảm của Bác dành cho cháu bé Nam Tư làm cho em cảm nhận thêm điều gì về Bác?
- Phát biểu cảm nghĩ của mình khi tìm hiểu xong truyện kể?
- Cho 1 HS kể lại câu chuyện trước lớp.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 30 - Phương hướng tuần 31
Nghe - kể: Bé Chiến
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 30.
- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt.
- HS nghe và kể lại được câu chuyện Bé Chiến
 Hiểu nội dung: Trên đường đi công tác, dù bận rất nhiều công việc đại sự nhưng Bác vẫn dành sự quan tâm , lo lắng đến nhân dân,đặc biệt là sự ưu ái, gần gũi, quan tâm tới các em nhi đồng và lớn lao hơn là sự chia sẻ động viên đối với các gia đình thương binh liệt sĩ đã có công với đất nước.
- Giáo dục các em lòng kính yêu Bác. Hiểu tình cảm ấm áp của Bác với toàn thể nhân dân, với những gia đình có công với cách mạng, với các em thiếu niên nhi đồng. Những cử chỉ, việc làm của Bác giúp các em thêm kính yêu Người – Vị cha già của dân tộc.
II Nội dung sinh hoạt
1.Nhận xét tuần 30:
- Các tổ tự đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua :
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:
+Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp, ý thức xây dựng bài:...............................
 + Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: 
2.Phổ biến kế hoạch tuần 31:
+ Thi đua học tốt.
- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết
+ Thực hiện tốt các nề nếp.

File đính kèm:

  • docki nang song va sinh hoat ngoai khoa.doc
Giáo án liên quan