Giáo án Tìm hiểu nghề nấu ăn

1. Các công việc nhân viên bếp và bàn - bar thường phải thực hiện trong một ca:

 - Chuẩn bị diện mạo cá nhân: cần đảm bảo vệ sinh, móng tay sạch sẽ và cắt ngắn, tóc sạch, gọn và đúng kiểu cách, không dùng hóa mỹ phẩm có màu, mùi quá đậm, không đeo nhẫn mắt đá quá tovà các đố trang sức quá lòe loẹt, vướng víu,

mặc trang phục phù hợp phân biệt chức danh, nghề nghiệp,

giày, dép đúng kiểu cách, có diện mạo tươi tỉnh toát lên phong

hái chuyên nghiệp.

 - Nhận bàn giao ca: nhân viên phải có mặt trước 15-20 phút tại nơi làm việc. Nhân viên ca trước nhanh chóng bàn giao cho nhân viên ca sau để nắm được các thông tin chủ yếu về

tình hình nghiệp vụ có liên quan.

 - Kiểm tra và chuẩn bị nơi làm việc: cần tiến hành kiểm tra

và chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết, các vật dụng hỗ trợ khi

làm việc

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tìm hiểu nghề nấu ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 13/ 04/ 2015 
Ngày giảng:15/ 04/ 2015	GIÁO ÁN LÝ THUYẾT
TÊN BÀI GIẢNG : TÌM HIỂU NGHỀ NẤU ĂN
	Môn học: Nấu ăn
	Giáo án số: 29/ Học kỳ II. Cấp 3. Số tiết: 03
	Chương trình: 105 tiết. Tiết chương trình: 103 -104 - 105 105
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Nắm được đặc điểm, yêu cầu lao động đối với nghề nấu ăn phục vụ ăn uống.
 - Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nghề.
 - Biết được những thông tin cần thiết về thị trường lao động của nghề, các nơi đào tạo nghề
 2. Kỹ năng: Tích cực tìm hiểu thông tin nghề, định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
 3. Thái độ: Tích cực, nghiêm túc, trật tự trong giờ học
B. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, phân tích, gợi mở, thảo luận nhóm
D. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: GADT, Tài liệu liên quan.
 2. Học sinh: Vở viết. 
E. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 I. Ồn định lớp:
 Thời gian: 5’
Điểm danh: Theo danh sách kiểm tra lý lịch học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp đợt 2
Nội dung nhắc nhở:
 - Ôn tập theo đề cương: bộ câu hỏi trắc nghiệm 137 câu
 - Thực hành ôn tập tỉa thiên nga, hoa ly, hoa hồng, xếp khăn
 - Học sinh xem lịch thi, số báo danh, phòng thi tại trung tâm KTTH - HN Di linh
 - Ngày thi tốt nghiệp chính thức: 19/ 04/ 2015. 
 II. Kiểm tra bài cũ:
Thời gian: 15’
Nội dung kiểm tra:
Mỗi học sinh thực hành một mẫu tỉa tùy ý?
 Hs thực hành. Gv nhận xét và hướng dẫn lại những sai hỏng của từng sản phẩm
 III. Giảng bài mới:
NỘI DUNG
TG
PHƯƠNG PHÁP
I. Yêu cầu lao động đối với nghề nấu ăn, phục vụ ăn uống:
 - Tùy theo quy mô, cách quản lý mà mỗi khách sạn, nhà hàng có cơ cấu nhân sự ở bộ phận bếp và bàn - bar phù hợp, có những yêu cầu tuyển dụng phù hợp, đảm bảo phục vụ khách chu đáo, tận tình.
 - Thời gian làm việc của các bộ phận này được chia làm 2 ca: ca sáng và ca chiều.
 + Ca sáng: thời gian làm việc từ 5 hoặc 6 giờ sáng đến 12 hoặc 13 giờ
 + Ca chiều: thời gian làm việc thường từ 12 hoặc 13 giờ chiều đến 21 giờ hoặc 22 giờ đêm
1. Các công việc nhân viên bếp và bàn - bar thường phải thực hiện trong một ca:
 - Chuẩn bị diện mạo cá nhân: cần đảm bảo vệ sinh, móng tay sạch sẽ và cắt ngắn, tóc sạch, gọn và đúng kiểu cách, không dùng hóa mỹ phẩm có màu, mùi quá đậm, không đeo nhẫn mắt đá quá tovà các đố trang sức quá lòe loẹt, vướng víu, 
mặc trang phục phù hợp phân biệt chức danh, nghề nghiệp, 
giày, dép đúng kiểu cách, có diện mạo tươi tỉnh toát lên phong 
hái chuyên nghiệp.
 - Nhận bàn giao ca: nhân viên phải có mặt trước 15-20 phút tại nơi làm việc. Nhân viên ca trước nhanh chóng bàn giao cho nhân viên ca sau để nắm được các thông tin chủ yếu về 
tình hình nghiệp vụ có liên quan.
 - Kiểm tra và chuẩn bị nơi làm việc: cần tiến hành kiểm tra 
và chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết, các vật dụng hỗ trợ khi 
làm việc
 - Thực hiện tốt các công việc trong ca
 - Phân loại và xử lí các thông tin, nếu chưa giải quyết xong cần bàn giao cho ca sau để đảm bảo hoạt động cho loại hình dịch vụ được lien tục không bị gián đoạn
 2. Yêu cầu tuyển dụng cần thiết đối với nhân viên bếp, bàn - bar:
 a. Yêu cầu về kiến thức
 - Nắm được phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa, tâm lí thị hiếudu khách của một số quốc gia
 - Nắm vững những quy định, các văn bản pháp quy của ngành du lịch và các cơ quan quản li liên quan đến khách sạn và kinh doanh ăn uống.
 - Có hiểu biết về ngành du lịch khách sạn, các dịch vụ ăn uống phục vụ cho khách.
 b. Yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn
 - Có trình độ nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công tác, có văn bằng, chứng chỉ về nghiệp vụ bếp, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp với khách
 - Nắm vững các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn lao động.
 c. Yêu cầu về ngoại ngữ
 - Các nhân viên khách sạn thường phải sử dụng tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên ngành hoặc một số tiếng khác như tiếng Trung, tiến Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn..
 d. Yêu cầu về hình thức, thể chất
 - Phải có ngoại hình cân đối, không có dị tật, khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh có mùi hôi, bệnh xã hộiVệ sinh cá nhân sạch sẽ, không để đầu có gàu, luôn mặc đồng phục khi làm việc, tư thế làm việc mang phong cách nghiệp vụ.
 - Riêng với nhân viên bàn - bar cần có chiều cao đối với nam từ 1,7m trở lên, nữ từ 1,6m trở lên, tuổi từ 28 - 25
 e. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
 - Phải có tác phong linh hoạt, lịch thiệp trong giao tiếp, có tính đồng đội, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau trong quá trình phục vụ khách. Có tính chín chắn và tính kế hoạch trong đánh giá, quan hệ, kiểm tra dịch vụ. Có ý thức kỉ luật tốt, trung thực đúng đắn, tự chủ sáng tạo trong công tác. Có khả năng tổ chức và giải quyết công việc hiệu quả.
 - Tùy từng chức danh, các nhân viên có thể có những yêu cầu cụ thể về lĩnh vực phụ trách
II. Triển vọng phát triển nghề và đào tạo nghề:
 1. Triển vọng phát triển nghề:
 - Kinh doanh ăn uống là ngành kinh tế sử dụng rất nhiều lao động, tốc độ phát triển nhanh, quy mô không ngừng mở rộng do vậy nhu cầu nhân lực về ngành này rất lớn
 - Hiện tại nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh doanh ăn 
uống vẫn rất thiếu về số lượng và yếu về năng lực làm việc, 
đây là cơ hội tốt để giới trẻ học tập và tìm được công việc tốt 
cho mình
 2. Giới thiệu các địa chỉ đào tạo nghề: 
 - Các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề cùa thành phố, tỉnh, huyện trong khu vực thích hợp
 - Các trường dạy nghề có chức năng đào tạo trong khu vực 
thích hợp
3. Tổ chức tham quan, tìm hiểu thực tế: Tham quan một số cơ 
sở đào tạo nghề hoặc một cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, phục vụ khách tại chỗ
30’
40’
25’
15’
 Ghi bảng tên bài học
 Gv đặt vấn đề cho các nhóm thảo luận 
Hỏi: Qua phần hướng dẫn tuần trước các em hãy cho biết yêu cầu lao động đối với ngành nghề nấu ăn?
 Nhóm thảo luận (10’) đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
 Hs lắng nghe Gv nhận xét bổ sung cho câu trả lời từng nhóm. Đồng thời trình bày thêm các yêu cầu cần thiết nhất trong ngành nấu ăn
Hỏi: Tại sao chúng ta cần phải có nghiệp vụ khi hành nghề nấu ăn? Đó là những nghiệp vụ nào? ( Kiến thức, chuyên môn, trình độ, sức khỏe)
 Nhóm thảo luận (10’), sau đó đại diện nhóm trình bày. Hs tham gia phân tích sai đúng. Sau đó Gv tư vấn thêm một số nghiệp vụ cơ bản để hành nghề nấu ăn trong thời đại hiện nay.
 Hs lắng nghe Gv nhận xét và ghi bài đầy đủ
Hỏi: Đạo đức nghề nghiệp trong ngành nghề nấu ăn có quan trọng hay không? Tại sao?
 Gv lấy ý kiến từng cá nhân trên phiếu thăm dò, sau đó cho Hs thảo luận.
 Gv nêu và phân tích rõ và rộng hơn nội dung này ß Học sinh nắm vững để áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày......
Hỏi: Ở nước ta ngành nấu ăn được phát triển với tốc độ như thế nào? Như vậy nguồn nhân lực cho ngành này có cần thiết hay không? Tại sao?
Các nhóm thảo luận (10’), đại diện nhóm trình bày. Nhóm bạn nhận xét, bổ sung. Hs lắng nghe Gv nhận xét và ghi chép.
 Gv giới thiệu một số trung tâm dạy nghề tại huyện Dinh, tỉnh Lâm đồng nói riêng và nước Việt nam nói chung để Hs biết và tìm hiểu, có thể đó là hành trang khi các em rời trường PT 
IV. Củng cố bài: 3’
 - Hệ thống bài học
 - Câu hỏi tìm hiểu:
 1. Lao động trong ngành nấu ăn cần phải có những điều kiện gì?
 2. Tại sao nói ngành ăn uống nói chung và nghề nấu ăn nói riêng có triển vọng phát 
 triển rất lớn?
V. Câu hỏi và bài tập: 2’
 Về nhà học sinh tiếp tục thực hành tỉa một số mẫu trong chương trình học để thi tốt nghiệp 
 đạt kết quả tốt

File đính kèm:

  • docgiaoan112015.doc
Giáo án liên quan