Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học - Tiết 13 - Bài 12: Nước Văn Lang
GV kết luận: Câu chuyện Thánh Gióng phản ánh quá trình đấu tranh chống giặc Ân của nhân dân ta thời đó. Sau khi đánh thắng giặc Ân, Thánh Gióng cùng ngựa bay về trời. Ghi nhận công lao đó, Vua đặt tước hiệu cho Thánh Gióng là “Phù Đổng Thiên Vương”
GV thuyết trình (tích hợp di sản văn hóa vào nội dung bài học): Để tưởng nhớ đến công ơn Thánh Gióng, hiện nay nhiều nơi lập đền thờ Thánh Gióng. Hàng năm, hội Gióng được tổ chức thường xuyên và liên tục, đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn (ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) và hội Gióng Phù Đổng (ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (11/2010).
Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được UNESCO công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
HS quan sát hình ảnh Hội Gióng, lăng vua Hùng, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Hát xoanĐây là những tín ngưỡng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Từ đó, giáo dục HS truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và niềm tự hào là người con đất Tổ. - Kỹ năng sống: Kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng thể hiện sự tự tin. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực vận dụng những kiến thức của các môn học trên đề giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học, gắn liền với thực tiễn. 3. Đối tượng dạy học của dự án: 3.1. Đối tượng dạy học của dự án: - HS khối: 6 - Số lượng học sinh: 38 em. - Số lớp thực hiện: 1 lớp- 6A 3.2. Một số đặc điểm cần thiết trong bài giảng theo dự án: Dự án mà nhóm chúng tôi thực hiện là 1 tiết trong Chương trình Lịch sử 6 Các em là học sinh lớp 6 nên việc tiếp cận với lượng kiến thức của Chương trình THCS khá mới mẻ, còn bỡ ngỡ trước những đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, với bài học này GV đã vận dụng kiến thức nhiều môn học khác và nhiều hình ảnh sinh động làm phong phú thêm nội dung bài học. Chính vì thế mà các em rất hứng thú, thích tìm tòi, muốn khám phá những tri thức mới và yêu thích môn học hơn. 4. Ý nghĩa của Dự án: Tích hợp là một thuật ngữ được nhiều lĩnh vực khoa học xã hội quan tâm. Riêng trong giáo dục, tích hợp được coi là một phương pháp tiên tiến nhất để nhằm giáo dục con người một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Cụ thể trong bài học này, học sinh vận dụng kiến thức của môn Địa lý, Văn học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân, tích hợp di sản văn hóa vào nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng sống để hoàn thiện yêu cầu cần đạt một cách dễ dàng và hiệu quả. Thực tế thông qua tiết dạy chúng tôi thấy bài soạn theo hướng tích hợp giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn, bài dạy sinh động hơn tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập. Từ đó HS chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng vào thực tế tốt hơn. Chính vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết phải thực hiện dự án dạy học này. 4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học: - Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn học để hiểu về điều kiện hình thành, quá trình hình thành và tổ chức của nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc; - Dự án dạy học góp phần thúc đẩy quá trình học theo hướng dạy học tích cực, phát huy năng lực học sinh, học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập. Khắc phục lối dạy học truyền thống. Học sinh được chủ động tham gia vào quá trình học tập, chủ động khai thác kiến thức và trình bày suy nghĩ của mình; - Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập. Qua dự án góp phần làm cho học sinh yêu thích môn học hơn; - Giáo viên có thêm kiến thức để giải quyết nội dung bài học một cách hiệu quả, nhanh chóng đặc biệt biết ứng dụng các kiến thức từ phương tiện thông tin đại chúng vào giờ học góp phần thúc đẩy quá trình dạy học theo hướng tích cực, giải quyết tốt các tình huống trong giảng dạy. 4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tế: - Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng, bảo vệ môi trường và các giá trị văn hóa tiêu biểu thông qua các hành động hàng ngày. - Giúp học sinh thêm yêu quê hương, đất nước, ý trí vượt khó vươn lên. - Tuyên truyền để gia đình, người thân và bạn bè có suy nghĩ và hành động phù hợp trong cuộc sống. - Tạo niềm hứng thú cho học sinh khi học lịch sử, nhận thức của phụ huynh học sinh. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: 5.1. Giáo viên: - Hệ thống máy tính, máy chiếu.. - Bản đồ. - Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa lịch sử 6, sách giáo viên lịch sử 6, SGK Ngữ văn 6, SGK giáo dục công dân 7,9, tài liệu hình ảnh tải từ mạng Internet. - Kiến thức về môn Văn học, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật - Một số hình ảnh về Lễ hội Đền Hùng, về truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy tinh, Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Một số hình ảnh về Hát dân ca (Hát xoan ). - Bài giảng điện tử hình chiếu trên Power point với các ví dụ minh họa. - Giáo án soạn trên word. 5.2. Học sinh: - Sách giáo khoa lịch sử 6, SGK Ngữ văn 6, GDCD 7,9. - Kiến thức về môn Văn học, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật. -Tìm hiểu lễ hội ở các địa phương. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: 6. 1. Tổ chức: - Kiểm tra sĩ số: 6A: 38/38 6.2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những chuyển biến chính về mặt xã hội của cư dân Lạc Việt? - Hình thành các làng bản (chiềng, chạ). - Các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau gọi là bộ lạc. - Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ. - Người già được bầu làm người quản lí làng. - Xã hội có của dư thừa. 6.3. Bài mới : Trình bày quá trình dạy học trên bài giảng điện tử Power point Vào bài: GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh sau: (Hình ảnh lễ hội cổ truyền) GV phát vấn: Hình ảnh trên gợi cho em nghĩ đến lễ hội nào ở nước ta? Sau khi HS trả lời xong, GV kết luận: Hình ảnh trên nói về Lễ hội Đền Hùng - gắn với thời đại Hùng Vương với sự ra đời của nhà nước Văn Lang - đây là nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Vậy nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhà nước ấy ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ cho HS. - Phương pháp dạy học được vận dụng: Quan sát, phân tích, đàm thoại, đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình - Tiến trình tổ chức hoạt động 1: Giáo viên cho HS quan sát lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: - GV phát vấn: Vào khoảng thế kỷ VIII-VII TCN ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thay đổi lớn gì? - HS trả lời. Sau đó GV kết luận: + Hình thành các bộ lạc lớn, gần gũi với nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế. + Công cụ sản xuất lao động được cải tiến, sản xuất phát triển. Vì vậy, xã hội có sự thay đổi. GV phát vấn: Sản xuất phát triển, xã hội có sự thay đổi như thế nào? HS trả lời: Xã hội có sự phân hóa giàu - nghèo GV chốt lại: Một số người giàu lên được bầu làm người đứng đầu trông coi mọi việc, một số ít người nghèo khổ rơi vào cảnh nô tỳ. Chính vì thế trong xã hội có sự mâu thuẫn giữa giàu - nghèo. - GV phát vấn: Cư dân thời kỳ này thường sống tập trung ở đâu? Vì sao? HS trả lời GV chốt lại: Cư dân thời kì này sống tập trung ven các con sông lớn vì khí hậu thuận lợi, đất đai phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là nghề nông trồng lúa nước. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn, đó là nhân dân lại thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, lũ lụt. GV phát vấn: Những hiện tượng thiên tai đó được nhân dân ta giải thích qua tác phẩm văn học nào em đã được học?( Tích hợp mônNgữ văn lớp 6 - Bài 3) HS trả lời GV kết luận: Truyện truyền thuyết “ Sơn Tinh - Thủy Tinh” Để thấy điều đó GV cho học sinh quan sát bức tranh Sơn Tinh - Thủy Tinh: (Hình ảnh của môn Ngữ văn được sử dụng trong bài học) GV phát vấn: Bức tranh Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta? HS trả lời GV chốt lại: - Nhân dân ta chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng. GV kể lại một đoạn trong câu truyện “Sơn Tinh- Thủy Tinh”: Vì Thủy Tinh ghen tức với Sơn Tinh không lấy được Mỵ Nương. Hàng năm thường xuyên gây ra hiện tượng dâng nước (lũ lụt) nhưng nước dâng lên bao nhiêu thì Sơn Tinh lại chỉ huy tập hợp nhân dân bốc từng tảng đá để chặn dòng nước. Sơn Tinh đại diện cho chính nghĩa kêu gọi nhân dân đồng lòng, đoàn kết cùng nhau chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng. Từ đó thể hiện tính bền bỉ, kiên cường của nhân dân ta trong đất tranh chống thiên tai. Ngày nay lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra (đặc biệt là miền Trung) ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của con người. Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhân dân ta từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền núi luôn nêu cao tinh thần đoàn kết tương trợ, đóng góp cả vật chất và tinh thần ủng hộ đồng bào gặp khó khăn ở khắp mọi nơi. Qua đó giáo dục HS ý thức đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( Tích hợp Bài 7 - GDCD 7: Đoàn kết, tương trợ; Bài 7- GDCD 9: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc) (Tinh thần đoàn kết của nhân dân miền Trung) GV: Cho học sinh liên hệ thực tế: bản thân em đã làm gì để chia sẻ với đồng bào miền Trung nói riêng và cả nước nói chung khi họ gặp khó khăn? (HS tự liên hệ: Ủng hộ các bạn HS vùng bão, lũ những hiện vật như: sách, vở, quần, áo,..) GV thuyết trình: Ngày nay, nước ta đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế, mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế chính của đại đa số nông dân. Trong nông nghiệp, máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập, máy tuốt lúa, phân bón hóa học) được sử dụng rộng rãi làm tăng năng suất lao động. GV phát vấn: Công cụ sản xuất đầu tiên của con người thời nguyên thủy là gì? HS trả lời GV kết luận: Đó là công cụ bằng đá. Sau đó trong quá trình lao động công cụ sản xuất ngày càng được cải tiến, công cụ bằng đồng xuất hiện gần như thay thế đồ đá (thuộc nền văn hóa Đông Sơn). GV cho học sinh quan sát hình 31, 32 SGK (Mũi giáo đồng, dao găm đồng Đông Sơn) (Mũi giáo đồng, dao găm đồng Đông Sơn) GV phát vấn: Sự xuất hiện công cụ bằng đồng nói lên vấn đề gì? HS trả lời GV kết luận: - Chứng tỏ sản xuất phát triển. - Là vũ khí của nhân dân ta để chống giặc ngoại xâm, giải quyết các xung đột. GV giải thích: Công cụ bằng đồng xuất hiện làm cho nền kinh tế phát triển, vì thế của cải làm ra ngày càng nhiều, con người có của ăn của để. Vì vậy, trong xã hội có kẻ giàu người nghèo. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa các cư dân Lạc Việt, trong các làng bản, giữa các bộ lạc, giữa người Lạc Việt với tộc người khác. Vũ khí (mũi giáo đồng, dao găm) là những vũ khí chính của cư dân Lạc Việt bấy giờ. (Tranh Thánh Gióng - của môn Ngữ văn) GV phát vấn: Em hãy liên hệ vũ khí ấy với vũ khí trong câu chuyện Thánh Gióng?( Tích hợp môn Ngữ Văn lớp 6 - tiết 5) GV kết luận: Câu chuyện Thánh Gióng phản ánh quá trình đấu tranh chống giặc Ân của nhân dân ta thời đó. Sau khi đánh thắng giặc Ân, Thánh Gióng cùng ngựa bay về trời. Ghi nhận công lao đó, Vua đặt tước hiệu cho Thánh Gióng là “Phù Đổng Thiên Vương” GV thuyết trình (tích hợp di sản văn hóa vào nội dung bài học): Để tưởng nhớ đến công ơn Thánh Gióng, hiện nay nhiều nơi lập đền thờ Thánh Gióng. Hàng năm, hội Gióng được tổ chức thường xuyên và liên tục, đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn (ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) và hội Gióng Phù Đổng (ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (11/2010). Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được UNESCO công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên). Cho học sinh quan sát một số hình ảnh của lễ hội Thánh Gióng: (Lễ hội Thánh Gióng) (Cổng đền thờ Thánh Gióng - xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) GV thuyết trình: Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng và qua đó giáo dục tinh thần yêu nước và hăng say luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, từ Trung ương đến địa phương thường xuyên tổ chức “ Hội khỏe phù Đổng” ( giành cho lứa tuổi thanh thiếu niên) - Hội khoẻ Phù Đổng cấp trung ương tổ chức 3 năm 1 lần. - Hội khoẻ Phù Đổng cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương tổ chức 2 năm 1 lần. - Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện, quân, thị xã tổ chức 1 năm 1 lần. - Hội khoẻ Phù Đổng tại trường học tổ chức mỗi năm 1 lần vào học kỳ 2 của năm học. (Quyết định của Bộ Giáo dục số 361- QĐ ngày 2- 4 - 1984 ban hành điều lệ tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cho học sinh các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học). - Trường THCS Tiên Phong tích cực tham gia hội khỏe phù đổng cấp Huyện năm học 2012 - 2013 với gần 30 vận động viên, tham gia thi đấu ở nhiều bộ môn thi đấu như Điền kinh, Bóng đá, Cầu lông, Kéo co. Trường đã đạt 17 giải trong đó có 5 giải nhất, 5 giải nhì và 7 giải ba. b. Hoạt động 2: Nước Văn Lang được thành lập: Mục tiêu: HS nắm được quá trình hình thành nhà nước Văn Lang; phạm vi của nhà nước và nơi đóng đô ở đâu? - Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ cho HS - Phương pháp dạy học được vận dụng: Quan sát, phân tích, đàm thoại, đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình Tiến trình tổ chức hoạt động 2: Cho học sinh quan sát lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ GV phát vấn: Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở đâu? Nhận xét? Hs trả lời *Tích hợp môn Địa lí : GV gọi HS lên bảng xác định trên lược đồ địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang. HS chỉ được nơi cư trú của cư dân Văn Lang. GV kế luận: Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang là vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), họ sống tập trung ở ven các con sông, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, cư dân sinh sống đông đúc, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế . Điều đó chứng tỏ Bộ lạc Văn Lang giàu có, hùng mạnh. GV phát vấn: Dựa vào thế lực của mình, bộ lạc Văn Lang đã làm gì ? HS trả lời GV kết luận: Bộ lạc Văn Lang có một vị thủ lĩnh dùng tài năng của mình đã thống nhất các Bộ lạc khác thành lập nhà nước tự xưng Hùng Vương - Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. HS quan sát hình ảnh sau (Tích hợp môn Ngữ văn 6 - Bài 1) (Tranh: Lạc Long Quân và Âu Cơ) GV phát vấn: Hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào mà em được học? (HS trả lời: truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”) GV chốt lại: “ Con rồng cháu tiên” là một huyền thoại về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Con Rồng cháu Tiên là tên xưng hô đầy tính tự hào của tất cả dân tộc Việt Nam. Trong cách gọi này, Rồng chỉ Lạc Long Quân và Tiên chỉ Âu Cơ. Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên tức là nhận mình là dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây là tên gọi thường dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, dân tộc Việt Nam cũng gọi nhau là “Đồng bào” với ý nghĩa cùng một bọc, cùng một bào thai. Huyền thoại Con Rồng cháu Tiên nói rằng, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra 100 con trai. Sau này, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển. Người con trai cả sau này lên ngôi vua và lấy hiệu là Hùng Vương. Sự Tích Âu Cơ và Lạc Long Quân còn được nhạc sỹ Phạm Tuyên phổ nhạc thành bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi”( Tích hợp môn Âm nhạc tiết 22). GV gọi một học sinh hát một đoạn trong bài hát đó: “ Xưa mẹ Âu Cơ sinh được trăm con, năm mươi xuống biển, năm mươi lên non. Nay triệu cháu con chung tình nước non, là hoa một gốc là con một nhà..” Viết về nguồn cội dân tộc là cảm hứng của rất nhiều nhạc sĩ, ngoài bài hát trên các em con biết và nghe nhiều các bài hát khác như: “Đất nước lời ru”, “Dòng máu lạc hồng” GV hát một đoạn” Mẹ Âu cơ từ xa xưa đi khai thiên lập địa, Lạc Long Quân cùng bao con đi ra nơi biển cả. Để đất nước mãi rực rỡ, một gấm vóc mãi rạng rỡ” c. Hoạt động 3: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Mục tiêu: HS biết được tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lý đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước của dân tộc ta. - Rèn kĩ năng vẽ và sử dụng sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Phương pháp dạy học được vận dụng: Quan sát, phân tích và vẽ sơ đồ lịch sử. Tiến trình tổ chức hoạt động 3: GV phát vấn: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? HS trả lời GV gọi một HS lên bảng vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Van Lang GV chốt lại bằng sơ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang như sau: GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang vào vở và giải thích: Những chữ màu đen biểu thị đơn vị hành chính các cấp, những chữ màu đỏ, xanh biểu thị tổ chức chính quyền các cấp (Tích hợp môn Mỹ thuật). Cho học sinh quan sát hình ảnh lăng Vua Hùng, tượng Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ( Khu di tích lịch sử đền Hùng) (Hình ảnh di sản văn hóa - Tượng Vua Hùng) Giáo viên thuyết trình: Khu di tích Ðền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc vùng đất Phong Châu cổ, nay là địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, một vùng đất bán sơn địa, chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có cảnh quan đa dạng, vừa có rừng núi, đồi gò, vừa có đồng ruộng, sông ngòi, ao hồ phong phú. Theo tương truyền, núi Nghĩa Lĩnh, nơi đặt đền, còn gọi là núi Cả hay núi Hùng, là ngọn núi cao nhất trong vùng (cao 175m), là nơi Vua Hùng và các Lạc hầu, Lạc tướng thường tiến hành các nghi thức tín ngưỡng cầu cho mưa thuận, gió hòa. Từ xa nhìn lại, núi như đầu một con rồng lớn đang uốn lượn trong mây trời và những đồi núi chung quanh như đàn voi đang chầu về đất Tổ. Không phải bỗng dưng Vua Hùng lại chọn vùng đất này để định đô, dựng nước, bởi nơi đây hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, nơi muôn cây, vạn vật đều chầu về và lòng người thuận theo như câu đối ở ngay cổng chính của Đền đã ghi lại: “Mở lối đắp nền bốn mặt non sông qui một mối Lên cao nhìn rộng, núi đồi trùng điệp tựa cháu con”. Ðiểm bắt đầu của Khu di tích Ðền Hùng là Ðại môn (cổng Ðền Hùng) dưới chân núi Nghĩa Lĩnh được xây dựng vào năm 1917 với kiến trúc hình vòm cuốn, gồm hai tầng tám mái, trang trí rồng, phía trên có đắp nổi hình "lưỡng long chầu nguyệt". Hai bên cổng có hai cột trụ, phía trên đỉnh có đắp nổi hai con nghê chầu. Giữa tầng một của cổng có bức đại tự: Cao sơn cảnh hành (lên núi cao nhìn xa rộng). Leo dọc con đường với 225 bậc đá ven theo triền núi, du khách lên Ðền Hạ và chùa Thiên Quang. Ngôi đền do dân làng Vi Cương, xã Chu Hóa (nay là thị trấn Hùng Sơn) huyện Lâm Thao xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ 17 - 18) mà theo truyền thuyết là nơi Mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành trăm người con. Ba ban thờ chính trong hậu cung đều có bài vị thờ đặt giữa Long ngai ghi rõ: Ðột ngột Cao Sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền thánh vương thánh vị, Ất Sơn thánh vương thánh vị và Viễn Sơn thánh vương thánh vị. Cỗ Long ngai thứ tư thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18. Chùa Thiên Quang được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ 13-14). Chùa có quả chuông nặng gần một tấn, ba tấm bia đá ghi công đức và các việc trùng tu sửa đường lên núi Hùng và bài ký ghi lại việc trùng tu chùa Thiên Quang từ năm 1844 đến 1850. Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc nữa là tới Ðền Trung ở lưng chừng núi có tên chữ là "Hùng Vương Tổ Miếu" mà theo huyền sử là nơi Vua Hùng thường cùng các Lạc hầu, Lạc tướng họp bàn việc nước và ngắm cảnh núi non kỳ thú. Theo nhiều chuyên gia sử học và khảo cổ, đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ 14. Tuy nhiên, đền bị giặc Minh xâm lược phá hủy vào thế kỷ 15. Sau khi hết giặc, nhân dân trong vùng đã cùng chung tay xây dựng lại nơi thờ phụng Tổ tiên. Ðền được đầu tư trùng tu, tôn tạo vào các năm 1988 và 2009 khang trang, rộng rãi hơn. Ðền Thượng nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh với tên chữ là "Kính Thiên lĩnh điện" (Ðiện thờ Trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Theo sử sách và lưu truyền dân gian, đây là nơi Vua Hùng thường tiến hành các nghi lễ tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh... Bản Ngọc phả Hùng Vương có tên gọi: "Hùng đồ thập bát diệp Thánh Vương Ngọc Phả cổ truyền" viết rằng: Vương phục lập cửu trùng thiên điện ư Nghĩa Lĩnh sơn thượng, dĩ vi Kính thiên lĩnh điện (nghĩa là: Vua lập cửu trùng thiên điện trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh làm điện Kính thiên, tức điện th
File đính kèm:
- Bai_12_Nuoc_Van_Lang.doc