Vận dụng kiến thức lịch sử, địa lý vào giảng dạy tác phẩm văn học trong trường phổ thông

Khi dạy tác phẩm này, giáo viên đã hỏi học sinh và phát hiện các em không nhớ các chiến công của quân ta trên dòng sông lịch sử này, thậm chí học sinh cũng không biết dòng sông này có thật không, vì nhìn vào át lát em không thấy. Nếu giáo viên nắm được những kiến thức sau thì sẽ lấp đầy được những lổ hổng kiến thức cho học sinh.

Sông Bach Đằng còn gọi là sông Vân Cừ, chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.

Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:

Trận thủy chiến sông Bạch Đằng 938: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán.

Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành đập tan quân Tống xâm lược.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng kiến thức lịch sử, địa lý vào giảng dạy tác phẩm văn học trong trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng minh, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26-8-1945, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội; tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác soạn bản thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH.
Hoàn cảnh ra đời bài Tây Tiến: Năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng trong đoàn quân Tây Tiến với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Năm 1948, khi chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, Hà Đông, tác giả nhớ về Tây Tiến và viết bài thơ Nhớ Tây Tiến sau đổi thành Tây Tiến. 
Hoàn cảnh ra đời bài Việt Bắc: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954 hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc được giải phóng, một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10-1954 các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có tính thời sự ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Hoàn cảnh ra đời bài Trường ca Mặt đường khát vọng: Sáng tác ở chiến khu Trị Thiên, 1971, in lần đầu 1974. Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Hoàn cảnh ra đời bài Tiếng hát con tàu: được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế, xã hội: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958 - 1960.
Nhìn chung kiến thức lịch sử sẽ giúp các em cảm nhận về tác phẩm văn chương một cách dễ dàng hơn, chính xác hơn. Nếu không mai học sinh hỏng kiến thức Lịch sử, các em cũng sẽ được Văn học bù lại. Nói cách khác giữa hai bộ môn có sự hỗ qua lại với nhau.
2.2. Vận dụng kiến thức lịch sử để làm rõ thêm kiến thức văn học:
2.2.1 Khi dạy Đại cáo bình Ngô đến câu:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà; Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa; Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nếu giáo viên không nắm rõ lịch sử thì sẽ không biết giảng như thế nào để học sinh có thể hiểu được. Ngược lại nếu hiểu rõ lịch sử, ta sẽ biết được trong hai câu này tác giả đang đề cập đến việc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần.
Nghệ Tông làm vua được 2 năm, lên làm thái thượng hoàng và nhường ngôi cho em là Kính lên thay, tức là Duệ Tông. Năm 1377, Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, thượng hoàng Nghệ Tông lập con Duệ Tông là Phế Đế lên thay. Thượng hoàng Nghệ Tông nắm quyền bính trong tay quyết định mọi việc nhưng lại quá tin Hồ Quý Ly. Do đó, Quý Ly xúi giục Nghệ Tông giết hại các trung thần, các hoàng tử, các thân vương và ngay cả vua Phế Đế cũng bị sự gièm pha của Quý Ly mà bị Nghệ Tông phế bỏ. Con Nghệ Tông là Thuận Tông (đồng thời là con rể Quý Ly) được lập lên ngôi nhưng cũng không có thực quyền.
Vì có mưu đồ soán đoạt ngôi vua mà lại được sự tin dùng của Nghệ Tông nên Hồ Quý Ly đã tạo được khá nhiều phe cánh và bè đảng ở triều đình và khắp mọi nơi. Rồi từ đó Quý Ly càng ngày càng lộng quyền không coi ai ra gì rồi lập mưu ép Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thiếu Đế khi đó mới có 3 tuổi lên ngôi. Quý Ly lên làm phụ chính sai người giết Thuận Tông và phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ.
Mặc dù có được thiên hạ nhưng Quý Ly lại mất lòng dân, bởi vì trong lòng dân chúng nhà Trần trước đây cũng đã đem lại cuộc sống tốt đẹp cho họ. Đã nhiều lần quân đội nhà Trần đã đánh lui giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi,… Vì vậy, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần trong tay cháu ngoại của mình là không hợp lòng dân, trái đạo làm người.
Thừa cơ hội tình hình chính trị nước ta đang rối ren như thế, giặc Minh giương chiêu bài phù Trần diệt Hồ để cướp nước ta. Bị cả thù trong lẫn giặc ngoài nên nhà Hồ nhanh chóng sụp đổ, đất nước ta rơi vào tay giặc. Một số người tham bả vinh hoa, phú quý nên đã theo hàng giặc Bán nước cầu vinh như lời Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô.
2.2.2 Khi dạy về Trần Hưng Đạo
Giáo viên thường đề cao phẩm chất tốt đẹp của ông là vì nước, quên thù nhà. nhưng nếu chúng ta không nắm rõ lịch sử sẽ không giúp học sinh hiểu được rõ mối thù nhà đó như thế nào. Không hiểu được thù nhà thì sẽ không hiểu được tấm lòng của Trần Hưng Đạo cao cả như thế nào.
Năm Đinh Dậu (1237), Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) phải nhường vợ là Thuận Thiên Công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho em ruột là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà này đã có thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý Chiêu Hoàng (đang là Hoàng hậu) xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trẫn Liễu họp quân làm loạn. Trần Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Tử. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo). Lúc sắp mất, ông cầm tay Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăng trối để dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã Tượng vàYết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu"...Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Trước kia, Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc."
Trần Quốc Tuấn thưa: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn."
Một hôm, Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm dùm, rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: Hôm nay được tắm cho Thượng tướng. Trần Quang Khải cũng nói: Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho.
Trước đây, hai ông tuy một là Quốc công tiết chế, một là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của Trần Liễu để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Trần Quốc Tuấn tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu.
Có hiểu rõ những việc xảy ra trong đời Trần Hưng Đạo ta mới có thể thấy được sự vị tha và tấm lòng trung quân ái quốc của Đức Thánh Trần.
2.2.3 Khi dạy về Huế:
Có thể nói trong các triều đại Việt Nam, Chiêm Thành không lúc nào không quấy phá và cuộc chiến tranh giữa hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Lúc nhà Trần lên ngôi, nước Chiêm Thành vẫn giữ lệ triều cống và giao hòa. Trong đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chinh phạt Chiêm Thành, thì giữa Đại Việt và nước Chiêm Thành có sự qua lại tốt đẹp. Đến đời vua Trần Anh Tông, lúc bấy giờ Trần Nhân Tông đã lên làm thái thượng hoàng và trong lúc sang thăm vãn cảnh nước Chiêm và để cho tình giao hảo của hai nước trở nên bền vững hơn, nhà Trần đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân 1306. Chế Mân dâng châu Ô và châu Rí cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu (Nam Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay) rồi đặt quan cai trị cũng như cho di dân sang ở. Một năm sau, Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải bị hỏa thiêu chết theo. Vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung giả tiếng vào thăm rồi tìm kế rước về.
Nếu giáo viên nắm rõ điều này sẽ giúp học sinh hiểu được nguồn gốc của vùng đất Huế, cũng có thể hiểu được cái tên Châu Hóa ở đâu mà có. Và cũng giúp học sinh biết được nguồn gốc tên gọi của sông Hương là do trên đường về làm dâu Chiêm Thành, đi trên dòng sông này nghe hương thơm thoang thoảng do dân trồng nhiều loại hoa ở hai bên bờ nên công chúa đã đặt cho dòng sông này tên là sông Hương.
3. VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ VÀO GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG
3.1 Dạy về Sông Bạch Đằng: Khi dạy tác phẩm này, giáo viên đã hỏi học sinh và phát hiện các em không nhớ các chiến công của quân ta trên dòng sông lịch sử này, thậm chí học sinh cũng không biết dòng sông này có thật không, vì nhìn vào át lát em không thấy. Nếu giáo viên nắm được những kiến thức sau thì sẽ lấp đầy được những lổ hổng kiến thức cho học sinh.
Sông Bach Đằng còn gọi là sông Vân Cừ, chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.
Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:
Trận thủy chiến sông Bạch Đằng  938: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán.
Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành đập tan quân Tống xâm lược.
Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).
Với ba lần là chiến trường, chứng kiến những thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt chống giặc phương Bắc vào các năm 938 - Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981 - Lê Hoàn đánh thắng quân Tống và đặc biệt là năm 1288 - Trần Hưng Đạo lại áp dụng chiêu thức “đóng cọc nhọn” đánh thắng oanh liệt quân Nguyên Mông, sông Bạch Đằng có lẽ là con sông oai hùng được sử sách ghi chép, thi phú ngợi ca nhiều nhất Việt Nam. Nhiều tác phẩm thi ca, tiêu biểu là phú Bạch Đằng Giang của Trương Hán Siêu thời Trần được ví như một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam, một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ.
Sông Bạch Đằng có nguồn chính chảy từ sông Lục Đầu, có các chi mạch từ Đông Triều về gặp sông Giá và sông Đá Bạc, chảy xuống dưới rồi đổ ra biển bằng hai cửa: Dòng chính dài khoảng 20km, đổ ra cửa Nam Triệu, xưa gọi là cửa Bạch Đằng. Hai chi lưu là sông Chanh dài khoảng 18km, đổ ra ở cửa Lạch Huyện và chi lưu sông Rút (còn gọi là sông Nam) dài khoảng 16km, hợp với dòng chính đổ ra cửa Nam Triệu. Theo GS Đào Duy Anh, sông Chanh ngày nay chính là sông Bạch Đằng xưa.
Với ba lần là chiến trường, chứng kiến những thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt chống giặc phương Bắc vào các năm 938 - Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981 - Lê Hoàn đánh thắng quân Tống và đặc biệt là năm 1288 - Trần Hưng Đạo lại áp dụng chiêu thức “đóng cọc nhọn” đánh thắng oanh liệt quân Nguyên Mông, sông Bạch Đằng có lẽ là con sông oai hùng được sử sách ghi chép, thi phú ngợi ca nhiều nhất Việt Nam. Nhiều tác phẩm thi ca, tiêu biểu là phú Bạch Đằng Giang của Trương Hán Siêu thời Trần được ví như một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam, một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ.
Theo GS Đào Duy Anh, sông Chanh ngày nay chính là sông Bạch Đằng xưa
 3.2 Dạy về Sông Hương: Trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? có một phần nội dung cần dạy là thủy trình sông Hương, giống như một bài giảng về Địa lý. Nếu giáo viên không nắm vững kiến thức ở lĩnh vực này cũng thì sẽ không làm thỏa mãn được nhu cầu kiến thức của học sinh. Vả lại với nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông?, chắc chắn sau khi học bài này giáo viên phải giúp học sinh trả lời câu hỏi đó. Những kiến thức sau đây sẽ đáp ứng những yêu cầu trên.
Sông Hương là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nó có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.
Sông Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biểu, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.
Về lịch sử tên gọi, theo các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời gian có những tên khác nhau: Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1435), viết là sông Linh; Sách "Ô châu cận lục" do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết sông cái Kim Trà (Kim Trà đại giang); Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà (Hương Trà nguyên); Nhiều tài liệu khác cho biết cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục; Từ năm 1469 dưới thời Lê Thánh Tông, Kim Trà là tên của một huyện ở phủ Triệu Phong thuộc Thừa tuyên Thuận Hoá. Đến khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hoá (1558), huyện Kim Trà được đổi tên là Hương Trà.
Sông Hương hiện ra qua sự kết hợp nhiều góc nhìn khác nhau của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác. Nhưng rồi cũng có những lúc sông Hương trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Viết tuỳ bút, theo Nguyễn Tuân là “lối chơi độc tấu”, “mạch văn tràn chảy tuỳ theo cảm hứng”. Đặc trưng này xác đáng với những lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả về sông Hương. Nhà văn đã đưa người đọc đến những liên tưởng bất ngờ, khi ông so sánh Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Ông cho rằng sông Hương là đứa con của rừng già với một tâm hồn tự do và trong sáng, để rồi rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở.
Với đôi mắt khảo sát nghiêm túc của nhà địa lí có một tầm văn hoá sâu rộng, kết hợp vốn ngôn từ nghệ thuật phong phú mượt mà giàu chất thi họa, Hoàng Phủ Ngọc Tường tái hiện thủy trình của sông Hương từ vùng trung du trở xuống, nó liên tục chuyển dòng, theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Nhà văn đã đặt sông Hương vào giữa cảnh quan núi đồi, lăng tẩm, bãi biển vùng ngoại ô tây-nam thành phố Huế, gương mặt Hương Giang trong xanh phẳng lặng tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương như một chủ thể có ý thức góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của xứ Huế. Và trước khi về với Huế, sông Hương trôi lặng thầm giữa một vùng không gian Bốn bề núi phủ mây phong. Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên.
Giữa đám quần sơn lô xô, ở phía tây thành Huế, nơi dành cho giấc ngủ ngàn năm của các bậc vua chúa thời Nguyễn, sông Hương hiện ra với vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi kéo dài mãi giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà. Đến khi sông Hương đổ vào thành phố tương lai của nó, nó đã kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam-đông bắc..., nó đã thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non. Nhà văn đã dành cho sông Hương một tình cảm trìu mến, thân thương. 
Có như vậy, ông mới liên tưởng trạng thái sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đôi mắt sâu sắc của nhà văn đã nhìn ra mối quan hệ biện chứng giữa dòng sông Hương mềm mại với con người xứ Huế. Sông Hương dịu dàng, duyên dáng như đã góp phần hình thành nên tính cách nết na, ý nhị của người con gái cố đô.
Với một trình độ văn hoá uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh vẻ đẹp của sông Hương với nhiều dòng sông nổi tiếng thế giới như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Nga,... Từ đó mà ông đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương vào buổi đêm về, vẫn lập lòe trong đêm sương, những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Nhà văn quý điệu chảy lững lờ của sông Hương qua thành Huế. Ông cho rằng Đây là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy... chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
Có thể nói Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn hoá Huế, ông không chỉ nhìn sông Hương trôi ở trong thì hiện tại, ngày ngày mang phù sa và nguồn nước ngọt trao tặng cho cánh đồng Châu Hóa, cho cuộc sống người dân xứ Huế; mà ông còn nhìn sông Hương như là khởi nguồn cho những giá trị tinh thần lịch sử.
Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam.
3.3 Dạy về Sông Đà: còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Khởi nguồn từ độ cao 1.500m tại núi Nguỵ Sơn của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen (tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: rivière Noire).
Đoạn ở Trung Quốc dài khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo ở huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía nam châu tự trị châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua Phổ Nhĩ.
Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè (sông Thật). Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn). Thông thường, nước sông trong xanh và chỉ ngầu đỏ khi mùa mưa tới. 
Với diện tích lưu vực 52.500km2, sông Đà cung cấp 31% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng. 
Do độ dốc lớn và sức nước chảy xiết, sông Đà được các nhà nghiên cứu xếp vào loại "sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương", làm nên 50% lũ lụt sông Hồng, nhưng cũng là con sông có trữ năng ở lưu vực khoảng 59,3 tỉ kwh. 
Sông Đà đã góp phần vào sản lư

File đính kèm:

  • docVan dung kien thuc Lich Su va Dia li de giang day tac pham Van hoc.doc