Truyền thống, lịch sử huyền An Biên - Lịch sử Lớp 12
- Diễn biến:
+ 10/9/1959 Tỉnh ủy Rạch Giá triển khai kế hoạch tiêu diệt chi khu Xẻo Rô.
+ Đêm 30/10/1959 ta đồng loạt nổ súng tấn công. Sau 39 phút, ta chiếm được chi khu.
- Kết quả: Ta tiêu diệt 42 tên đầu sỏ gian ác (tiêu biểu là Lâm Quang Quận), bắt sống 24 tên, thu 56 súng các loại. Giải thoát 113 người bị giam.
- Ý nghĩa: Tạo sự phấn khởi trong nhân dân, hệ thống chính quyền địch tan rã. Chấm dứt thời kì khủng bố của Mỹ - Diệm.
b. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- 29/1/1968, BTV Tỉnh ủy họp tại Bờ Dừa (Đông Yên –An Biên) và quyết định mở cuộc tổng tiến công chiến lược vào các huyện thị, trọng tâm là Rạch Giá.
TRUYỀN THỐNG, LỊCH SỬ HUYỆN AN BIÊN (Dành cho lớp 12 THPT) Thời lượng: 02 tiết I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Những truyền thống anh hùng của quân và dân huyện An Biên trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ - Hiếu được những khó khăn của quê hương những năm sau chiến tranh. - Nắm được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng CNXH ở quê hương. 2. Tư tưởng – tình cảm: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ý thức được trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy, nhận định và so sánh với các thời kỳ của lịch sử dân tộc đã học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: Bản đồ các trận đánh tiêu biểu Tranh ảnh, tư liệu có liên quan. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY: Bài cũ: Bài mới HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân GV khái quát tình hình thực dân Pháp trở lại xâm lược VN sau CM Tháng 8, từ đó liên hệ tới An Biên. GV liên hệ cuộc tiến công chiến lược của Đảng ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 Hỏi: Các em có thấy Bia chiến công Bàu Môn không? Em biết gì về chiếc Bia anh dũng này? Ngày 6/3/1954, địch tập trung 2 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 15 Ngụy và tiểu đoàn 221 thuộc lực lượng Hòa Hảo) chia làm nhiều mũi từ Xẻo Rô kéo vào Bàu Môn kinh Thầy Cai. Đến vườn cau Tuần Hơn rơi vào phục kích của ta. Sau hơn 2 giờ chiến đấu, bọn địch tháo chạy, ta tiêu diệt và bắt sống hơn 300 tên. Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân Hỏi: Em biết gì về Bia chiến công tiêu diệt chi khu Kiên An tại phà Xẻo Rô cũ? HS trả lời, GV chốt ý và nhận xét. - Đứng đầu chi khu Xẻo rô là Lâm Quang Quận, hắn chủ trương thủ tiêu hàng trăm tù nhân bằng cách bỏ vào bao quăng xuống sông, dùng đá tảng đập đầu… Trong những người bị giết, có cả đồng chí Nguyễn Thanh Hòa – bí thư đầu tiên của huyện ta. - Thực hiện theo Nghị quyết 15 của TW Đảng, nhân dân An Biên đứng lên đấu tranh, hòa vào “Đồng Khởi” của cả nước. - Đại diện cho Tỉnh ủy Rạch Giá là đồng chí Nguyễn Tấn Thanh – Thường vụ Tỉnh ủy. Hoạt động 3: tập thể và cá nhân GV khái quát những nét chính của cách mạng VN sau các chiến thắng lớn ở 2 mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, từ đó TW Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào tết Mậu Thân 1968. Liên hệ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 trên cả nước. Hoạt động 4: Cả lớp và cá nhân GV khái quát kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976 của TW Đảng Ban chỉ huy chiến dịch gồm: Nguyễn Văn Bớt (Chỉ huy trưởng), Lê Hồng Châu (Chính trị viên) và Bành Văn Đởm (thường trực) Cuộc tổng khởi nghĩa ở An Biên quán triệt đúng kế hoạch của TW Đảng, góp phần cũng cả nước giải phóng miền Nam, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ. Hoạt động 5: Tập thể và cá nhân Đặt câu hỏi: Theo em, sau 1975 huyện An Biên có những thuận lợi gì? HS trả lời, GV chốt ý. Đặt câu hỏi: Theo em, nhân dân An Biên có những đức tính gì nổi bật trong chiến đấu và lao động? HS trả lời, GV chốt ý An Biên có căn cứ UMT, trung tâm của cách mạng nên địch bắn phá điên cuồng, từ đó để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nhất là tình trạng vượt biên trái phép, lợi dụng tôn giáo gieo rắc sợ hải trong nhân dân (truyền đơn) - Các đối tượng là công an, sĩ quan, tình báo, mật vụ, nhân viên cao cấp… giao về cấp trên giải quyết. Đối tượng là hạ sĩ quan triệu tập về huyện học tập chính trị rồi trả về gia đình. Đối với các tên đại gian ác thì tử hình theo đúng pháp luật. Hoạt động 6: Tập thể và cá nhân 805USD tương đương 14.649.000đ I. NHỮNG TRẬN ĐÁNH TIÊU BIỂU CỦA QUÂN VÀ DÂN AN BIÊN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ MỸ. 1. Thời kỳ chống thực dân Pháp (1945 – 1954) - Khi Pháp trở lại xâm lược, quân và dân An Biên chiến đấu anh dũng bảo vệ quê hương, nhiều tấm gương tiêu biểu đã hi sinh như: Phạm Phương Tri, Bạch Cẩm Thái, Danh Coi… - Từ đầu 1953 – 1954, ta mở nhiều cuộc tấn công và tiêu diệt các căn cứ ở Xẻo Rô và quận Thứ Ba. - Tiêu biểu là chiến thắng lớn ngày 6/3/1954 tại Bàu Môn, ta tiêu diệt hơn 300 quân, thu toàn bộ vũ khí - 25/4/1954 An Biên được giải phóng. 2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) a. Diệt chi khu Xẻo Rô (30/10/1959) - Hoàn cảnh: Những năm 1957 – 1959 CM An Biên gặp nhiều khó khăn, tổn thất do đạo Luật 10/59 của Ngô Đình Diệm. Trong đó, chi khu Xẻo Rô là một “lò sát sanh” ở An Biên. - Diễn biến: + 10/9/1959 Tỉnh ủy Rạch Giá triển khai kế hoạch tiêu diệt chi khu Xẻo Rô. + Đêm 30/10/1959 ta đồng loạt nổ súng tấn công. Sau 39 phút, ta chiếm được chi khu. - Kết quả: Ta tiêu diệt 42 tên đầu sỏ gian ác (tiêu biểu là Lâm Quang Quận), bắt sống 24 tên, thu 56 súng các loại. Giải thoát 113 người bị giam. - Ý nghĩa: Tạo sự phấn khởi trong nhân dân, hệ thống chính quyền địch tan rã. Chấm dứt thời kì khủng bố của Mỹ - Diệm. b. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. - 29/1/1968, BTV Tỉnh ủy họp tại Bờ Dừa (Đông Yên –An Biên) và quyết định mở cuộc tổng tiến công chiến lược vào các huyện thị, trọng tâm là Rạch Giá. - 31/1/1968 (Rạng sáng mùng 2 tết) quân ta đồng loạt nổ súng tấn công vào các cứ điểm ở chi khu Thứ Ba và giành nhiều thắng lợi lớn. - Cuối 1968, địch củng cố lại lực lượng, phản công và gây cho ta nhiều khó khăn. è Dù không đạt được mục tiêu kế hoạch nhưng cuộc tấn công đã góp phần làm thất bại “Chiến tranh cục bộ” và mở ra cuộc đàm phán tại Paris. c. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. - 5/4/1975, Tỉnh ủy Kiên Giang họp và quyết định thực hiện Tổng khởi nghĩa và quyết tâm giành thắng lợi. - 25/4/1975 Ban chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh tại huyện An Biên được thành lập do đ/c Nguyễn Văn Bớt đứng đầu. - 29/4/1975 ta tiêu diệt các đồn: Chủ Vàng, Bà Điền, Chệt Ớt, Cán Gáo và Vàm Xáng. - 12h đêm 30/4/1975 An Biên hoàn toàn giải phóng. II. AN BIÊN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (1975 – 2010) 1. Những thuận lợi và khó khăn sau chiến tranh a. Thuận lợi: - Đất nước hòa bình, độc lập và tiến lên XHCN. - Có sự lãnh đạo của Đảng. - Người dân An Biên có truyền thống anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động. b. Khó khăn: - Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề. Cơ sở vật chất chưa có. - Nền kinh tế (NN) lạc hậu - Trình độ dân trí thấp. Nhiều tàn dư còn tồn tại - Sự lôi kéo, chống phá của kẻ thù. 2. An Biên 2 năm đầu giải phóng (1975 – 1976) - 5/5/1975 Thường vụ Huyện ủy họp và quyết định thực hiện chiến dịch X1 nhằm truy quét tàn quân địch để xử lý hoặc cải tạo. - 9/1975 An Biên thực hiện chiến dịch X2 nhằm xóa bỏ giai cấp tư sản và tàn dư phong kiến. - 22/9/1975 thực hiện chiến dịch X3 thu hồi tiền cũ đổi tiền mới. 3. An Biên 35 năm xây dựng và bảo vệ quê hương - Từ 1975 – 2010 Đảng bộ An Biên trải qua 10 kỳ Đại hội với nhiều kế hoạch 5 năm - Thành tựu: + Kinh tế: Từ chổ thiếu ăn (1975) vươn lên đạt 225.860 tấn (2010) và chuyển sang xuất khẩu. Thu nhập bình quân 805 USD/năm (2010) + VH-XH: Được đầu tư và nâng cao. Có 3 trường THPT, 100% xã đều có kết nối Internet. + QPAN: Luôn được giữ vững. 3. Củng cố: Nhấn mạnh các kiến thức quan trọng 4. Dặn dò: Chuẩn bị thi học kỳ. GV soạn: Nguyễn Trường Duy THPT An Biên
File đính kèm:
- Su An Bien.doc