Trắc nghiệm ôn tập giảng văn Lớp 6 học kỳ I

Câu 9 : Trong truyện cổ Sọ Dừa, phú ông hoa cả mắt khi thấy đồ sính lễ do gia đình Sọ Dừa mang qua. Phú ông đành gọi ba cô con gái ra hỏi xem có ai đồng ý lấy sọ dừa làm chồng. Hai cô chị thì bĩu môi lắc đầu. Còn cô út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Cô út bằng lòng là vì

a) Cô đã nằm mộng thấy một vị thần khuyên cô láy Sọ Dừa làm chồng.

b) Nhiều lần cô rình xem và thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú ngồi thổi sáo trên chiếc võng đào cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở bên.

c) Cô giàu tình thương kẻ bất hạnh.

d) Cô thich sống khác người.

Câu 10 : Trong truyện cổ Thạch Sanh cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng, vì

a) Quân lính của Thạch Sanh quá đông.

b) Quân tướng của Thạch Sanh quá thiện chiến .

c) Binh tướng của các hoàng tử không chống cự lại nổi búa thần và cung tên bằng vàng của Thạch Sanh.

d) Quân sĩ của các hoàng tử bủn rủn chân tay, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm ôn tập giảng văn Lớp 6 học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP GIẢNG VĂN LỚP 6 HỌC KỲ I
Đọc kỹ và khoanh tròn vào chữ cái đánh số thứ tự của câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1 : Truyền thuyết là loại truyện dân gian
a) Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.
b) Viết về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời cổ đại( Thời kỳ đầu dựng nước).
c) Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời cổ đại, thường có yếu tố tưởng tượng thần kỳ.
d) Kể về các nhân vật và sự kiện hoàn toàn do trí tưởng tượng của con người tạo nên.
Câu 2 : Con rồng cháu tiên là truyền thuyết
a) Ca ngợi sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ của Lạc Long Quân.
	b) Ca ngợi sắc đẹp tuyệt trần của Aâu Cơ.
	c) Ca ngợi một trăm người con của Lạc Long Quân và Aâu Cơ.
	d) Nhằm giải thích nguồn gốc, suy tôn giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt. 
Câu 3 : Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy nhằm để
a) Phản ánh cách thức chọn người nối ngôi của Hùng Vương thứ sáu.
b) Vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa đề cao thành tựu văn minh nông nghiệp vào thời kỳ đầu dựng nước.
c) Giải thích việc Lang Liêu phải chịu quá nhiều thiệt thòi nên được đền bù
d) Giải thích chỉ có ngày Tết mới làm bánh chưng , bánh giầy.
Câu 4 : Thánh Gióng là truyển thuyết 
a) Kể lại sự kỳ lạ của một cậu bé ở làng Gióng.
b) Kể lại sự xâm lăng tàn bạo của giặc Aân.
c) Thể hiện ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của tổ tiên ngay từ thời dựng nước.
d) Ca ngợi tình thương yêu đùm bọc của bà con làng xóm.
Câu 5 : Truyển thuyết Sơn tinh, Thuỷ tinh được dân ta truyền tụng nhằm để.
a) Chứng minh thần thánh cũng giận dữ còn hơn con người.
b) Ca ngợi sự tài giỏi của Thuỷ Tinh.
c) Ca ngợi tài chọn rể của Hùng Vương thứ mười tám..
d) Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ đại trong việc chế ngự thiên tai.
Câu 6 : Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết không chỉ nhằm giải thích tên gọi Hồ Gươm ( Hồ Hoàn Kiếm) mà còn
a) Kể lại chuyện xuất hiện của lưỡi gươm thần.
b) Ca ngợi tài dụng binh của Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
c) Chứng tỏ tình thương của Long Quân với Lê Lợi.
d) Kể lại chuyện xuất hiện của lưỡi gươm thần như là biểu tượng sức mạnh của truyền thống đoàn kết để chống và thắng giặc ngoại xâm của dân tộc Việt.
Câu 7 : - ". . . nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ . . ." 
- " Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng . . . tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời".
- " Một người . . . vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi . . . Một người . . . gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về . . .".
Các chi tiết trên là những chi tiết : 
a) Tự sự.
b) Miêu tả hiện thực.
c) Tưởng tượng thần kỳ.
d) Miêu tả nhân vật.
Câu 8 : a) Truyện cổ dân gian là truyện viết về các dũng sĩ và những người có tài năng kỳ lạ.
b) Truyện cổ dân gian là truyện kể về những nhân vật thần kỳ.
c) Truyện cổ dân gian là loại truyện người dân kể cho nhau nghe để giải trí.
d) Truyện cổ dân gian là truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như những người bất hạnh, dũng sĩ, người có trí thông minh, tài năng kỳ lạ, kẻ ngốc nghếch, động vật có những đặc tính như con người. 
Câu 9 : Trong truyện cổ Sọ Dừa, phú ông hoa cả mắt khi thấy đồ sính lễ do gia đình Sọ Dừa mang qua. Phú ông đành gọi ba cô con gái ra hỏi xem có ai đồng ý lấy sọ dừa làm chồng. Hai cô chị thì bĩu môi lắc đầu. Còn cô út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Cô út bằng lòng là vì
a) Cô đã nằm mộng thấy một vị thần khuyên cô láy Sọ Dừa làm chồng.
b) Nhiều lần cô rình xem và thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú ngồi thổi sáo trên chiếc võng đào cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở bên.
c) Cô giàu tình thương kẻ bất hạnh. 
d) Cô thich sống khác người.
Câu 10 : Trong truyện cổ Thạch Sanh cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng, vì
a) Quân lính của Thạch Sanh quá đông..
b) Quân tướng của Thạch Sanh quá thiện chiến .
c) Binh tướng của các hoàng tử không chống cự lại nổi búa thần và cung tên bằng vàng của Thạch Sanh. 
d) Quân sĩ của các hoàng tử bủn rủn chân tay, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa.
Câu 11 : Em bé thông minh thuộc loại truyện cổ tích nhằm để 
a) Ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của em bé trong nhiều tình huống oái oăm tạo nên sự cảm phục, thích thú đối với người đọc.
b) Trình bày cách tuyển chọn nhân tài của nhà vua.
c) Mọi người nghe chơi rồi quên. 
d) Chê bai, phê phán vua quan ngày ấy bất tài.
Câu 12 : Ý nghĩa của truyện cổ Cây bút thần là
Miêu tả cuộc sống của đứa bé thông minh sống côi cút một mình để gây xúc động lòng người.
Ca ngợi tài năng của Tiên ông
Phê phán bọn phú hộ, ông vua có lòng tham không đáy.
Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, về mục đích của nghệ thuật đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người.
Câu 13 : Truyện cổ Oâng lão đánh cá và con cá vàng được kể bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đối lập với biện pháp nghệ thuật chính mà A.Puskin đã vận dụng đó là:
Vận dụng tối đa trí tưởng tượng của nhà văn.
Cho vào truyện nhiều chi tiết hoang đường.
Tình huống chính trong truyện được lặp lại theo chiều tăng tiến.
Kể chuyện với lời văn trau chuốt.
Câu 14 : Thầy bói xem voi là một 
Truyện ngắn.
Truyện cổ.
Truyện cười.
Truyện ngụ ngôn.
Câu 15 : Đeo nhạc cho mèo là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa 
Chê cười họ nhà chuột nhát ganTruyện ngắn.
Thể hiện tình thương với chuột chù.
Chê mèo chỉ có tài rình mò bắt lén.
Phê phán những kẻ tham sống sợ chết, trút mọi việc khó khăn, nguy hiểm cho người dưới quyền mà không hề cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện.
Câu 16 : Chân, tay, tai, mắt, miệng là truyện ngụ ngôn khuyên mỗi người sống với quan niệm 
Luôn kèn cựa, so bì với người khác.
Mình là người quan trọng nhất trong gia đình, trong tập thể.
Mỗi người có quan hệ đến nhiều ngườinên phải biết hợp tác, tôn trọng nhau trong công việc để cùng tồn tại.
Sống tách biệt hoàn toàn để khỏi đụng chạm.
Câu 17 :Truyện cười là loại truyện 
Chỉ để cho thiên hạ cười vui.
Chỉ để phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
Của những kẻ chuyên vạch lá tìm sâu để chế nhạo người khác.
Tạo nên tiếng cười vui vẻ vf những thói hư tật xấu trong xã hội để thức tỉnh những kẻ phạm phải
Câu 18 : Truyện cười Treo biển, ngoài việc tạo ra tiếng cười vui vẻ còn có ý nghĩa 
Nhạo báng người bán cá. 
Ca ngợi sự tiếp thu ý kiến nhanh chóng của người bán cá.
Phê phán nặng nề sự ngu dốt của người bán cá.
Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu suy xét kỹ góp ý người khác trước khi sửa đổi sai sót của mình.
Câu 19 : Lợn cưới, áo mới là truyện cười 
Miêu tả sự ngây ngô của hai chàng trai mới lớn. 
Chế giễu, phê phán những người có tính ưa khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
Ca ngợi sự kiên nhẫn của anh có áo mới.
Ca ngợi thật thà của anh đi tìm lợn.
Câu 20 : Truyện cổ thời trung đại thuộc loại truyện 
Truyền khẩu (truyền miệng). 
Được viết bằng chữ nôm.
Văn xuôi viết bằng chữ Hán được dịch ra chữ quốc ngữ.
Văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ.
Câu 21 : Con hổ có nghĩa trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh , do Hoàng Hưng dịch là truyện 
Hoàn toàn hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật). 
Miêu tả thời đại con người và các loài động vật khác sống chung thân thiện.
Miêu tả chuyện có thật xảy ra lúc bấy giờ.
Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người chằm đè cao ân nghĩa trong đạo làm người.
 Câu 22 : Mẹ hiền dạy con do
Oân Như Nguyễn Văn Ngọc viết bằng chữ Hán 
Oân Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên dịch từ sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc
Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán, trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục - Oân Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân dịch, in trong Cổ học tinh hoa ( quyển nhất).
Oân Như Nguyễn Văn Ngọc viết bằng chữ quốc ngữ
Câu 23 : Mẹ hiền dạy con là truyện có nội dung giống với câu tục ngữ.
Cá không ăn muối cá ươn / Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Chơi dao có ngày đứt tay.
Câu 24 : Cái hay của truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là ở
Nghệ thuật biết xoáy vào một tình huống gay cấn để làm tăng tính hấp dẫn của truyện.
Nghệ thuật tạo tình huống gay cấn để làm rõ tính cách nhân vật chằm ca ngợi phẩm chất cao quý của vị thái y lệnh họ Phạm (đại diện cho các vị lương y)
Ca ngợi vua Trần Anh Vương.
Nghệ thuật viết dối thoại của Hồ Nguyên Trừng.
Câu 25 : Người xưa sáng tác ca dao, truyện kẻ, truyện cười . . . với mục đích nào là chính ?
Để mọi người giải trí cười vui.
Để chứng tỏ mình là người tài giỏi hơn người
Để khuyên nhủ người đời sống đúng với đạo làm người (văn dĩ tải đạo).
Để thỏa mãn với ý thích sáng tác thơ văn của mình.

File đính kèm:

  • docTRAC NGHIEM VAN 6.doc
Giáo án liên quan