Trắc nghiệm Ancol – phenol – dẫn xuất halogen (Bài số 1)

Câu 25 : Cho m gam phenol vào dung dịch chứa m gam NaOH thu được dung dịch chứa 17 gam chất tan. Trộn m gam etilen glicol vào m gam phenol thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,516 B. 4,615 C. 5,146 D. 5,416

Câu 26 : Hỗn hợp X gồm 3 ancol no đơn chức mạch hở và etilenglicol trong đó etilenglicol chiếm 50% tổng số mol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na tri dư thu được 8,4 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 35,504 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng etilenglicol trong hỗn hợp X là

A. 47,32% B. 48,64% C. 56,14% D. 53,52%

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Ancol – phenol – dẫn xuất halogen (Bài số 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN XUẤT HALOGEN–ANCOL–PHENOL (1)
Câu 1 : Hãy chọn định nghĩa đúng của dẫn xuất halogen:
A. dẫn xuất halogen là hợp chất của halogen ;
B. dẫn xuất halogen là những hợp chất đi từ halogen ;
C. dẫn xuất halogen là dẫn xuất thu được khi cho anken cộng hợp với halogen ;
D. dẫn xuất halogen (hoặc dẫn xuất halogen của hiđrocacbon) là hợp chất thu được khi thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro bằng một hay nhiều nguyên tử halogen (F, Cl, Br, I).
Câu 2 : Đun nóng ancol P với hỗn hợp (lấy dư) KBr và H2SO4 đặc, thu được chất hữu cơ Q. Hơi của 12,3 gam Q nói trên chiếm một thể tích bằng thể tích của 2,8 gam nitơ trong cùng điều kiện. Khi đun nóng với CuO, ancol P không tạo thành anđehit. Công thức cấu tạo P là công thức nào?
A.CH3OH	B.CH3CH2CH(OH)–CH3	C.CH3CH2CH2OH 	D.CH3CH(OH)CH3
Câu 3 : Cho các phản ứng:
HBr + C2H5OH 	C2H4 + Br2 ®	
C2H4 + HBr ®	C2H6 + Br2 
Số phản ứng tạo ra C2H5Br là : A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 4 :Cho sơ đồ chuyển hoá:
Trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính. Công thức của Z là
A. CH3-CH(MgBr)-CH2-CH3	B. (CH3)3C-MgBr
C. CH3-CH2-CH2-CH2-MgBr	D. (CH3)2CH-CH2-MgBr
Câu 5 : Cho sơ đồ biến hóa :
Tên của C là :
A.isobutilen 	B.but–2–en	C.đibutylete 	D.đi-sec–butylete
Câu 6 : Cho sơ đồ biến hóa :
ABCADPolime
A,B,C,D lần lượt là :
A.C2H5OH, C2H4, C2H5Br, (C2H5)2O	B.C2H4 , C2H5Cl, C2H5OH, C4H6	
C.C2H5OH, C2H4, C2H5Br, C4H6	D.Tinh bột, C6H12O6, C2H5OH, C2H4
Câu 7 : Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là:
A. m=2a–V/11,2	B. m=a–V/5,6	C. m=2a–V/22,4	D. m=a+V/5,6
Câu 8 :Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.	B. C2H5OH và C4H9OH.
C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.	D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
Câu 9 : Đốt cháy hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ . Xác định công thức và phần trăm số mol mỗi ancol trong hỗn hợp đầu?
A.CH3OH : 48% ; C2H5OH : 52% 	B.C2H5OH : 40%; C3H7OH : 60%	
C.CH3OH : 52% ; C2H5OH : 48% 	D.C2H5OH : 60% ; C3H7OH : 40%
Câu 10 : Oxi hóa 4 gam ancol đơn chức Z bằng O2(có mặt xúc tác) thu được 5,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Tên của Z và hiệu suất phản ứng là ở đáp án nào?
A.Metanol, 75%	B.Etanol, 75%	C.Propanol–1, 80%	D.Metanol, 80%
Câu 11 : Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là 
A. C3H7OH và C4H9OH 	B. C2H5OH và C3H7OH 	
C. CH3OH và C2H5OH 	D. C3H5OH và C4H7OH
Câu 12 : Có bao nhiêu ancol bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%? (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là	A. C3H8O3. B. C3H4O. C. C3H8O2. D. C3H8O.
Câu 14 : Liên kết hiđro bền nhất trong hỗn hợp metanol–nước theo tỉ lệ mol 1:1 là liên kết nào?
Câu 15: Khả năng phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm -OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:
A. phenyl clorua, propyl clorua, anlyl clorua.	B. anlyl clorua, phenyl clorua, propyl clorua.
C. phenyl clorua, anlyl clorua, propyl clorua.	D. anlyl clorua, propyl clorua, phenyl clorua.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm metanol, etilenglicol và glixerol trong đó hiđro chiếm 9,259% khối lượng hỗn hợp. Đốt 5,184 gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36	B. 4,68	C. 4,57	D. 3,89
Câu 17 : Hỗn hợp X gồm etanol, metanol, propanol, etilenglicol. Để chuyển hết nhóm chức ancol trong m gam hỗn hợp X thành cacbonyl cần 25,6 gam CuO . Đốt m gam hỗn hợp X cần 17,696 lít O2 (đktc). Mặt khác 0,56 mol hỗn hợp X hoà tan tối đa 3,92 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là
A. 12,62	B. 13,24	C. 13,88	D. 13,82
Câu 18: Hỗn hợp X gồm 1 ancol no 2 chức mạch hở A và 1 ancol no đơn chức mạch hở B (các nhóm chức đều bậc 1) có tỉ lệ mol nA : nB = 3 : 1. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 7,84 lít khí H2. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với CuO dư đun nóng, sau phản ứng thu được 35,8 gam hỗn hợp anđêhit và hơi nước. Để đốt cháy hết m gam hỗn hợp X cần bao nhiêu lít O2 biết các khí đều đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn. 
A. 26,88 lít	 B. 24,64 lít	 C. 29,12 lít 	D. 22,4 lít
Câu 19: Hỗn hợp X gồm ancol etylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy m gam X thu được 1 mol CO2 và 1,4 mol H2O. Cũng m gam X tác dụng tối đa với 14,7 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là 
A. 29,2. 	B. 26,2. 	C. 40,0. 	D. 20,0
Câu 20: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol anlylic (CH2=CH–CH2OH), glixerol, etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 10,752 lít H2 (đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 37,856 lít O2 (đktc) thu được 30,6 gam H2O. Phần trăm khối lượng ancol anlylic trong hỗn hợp X là 	A. 28,29% 	B. 24,70% 	C. 29,54% 	D. 30,17%
Câu 21: Hỗn hợp X gồm etilenglicol, ancol etylic, ancol metylic và glixerol. Cho a mol hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được a mol H2 (đktc). Đốt m gam hỗn hợp X cần 4,8832 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O có tỉ lệ số mol CO2:H2O=43:63. Hấp thụ hết hỗn hợp Y vào 125 gam dung dịch NaOH x % thu được dung dịch 2 muối trong đó nồng độ % của NaHCO3 là 1,47%. Giá trị của x là 
A. 11,20 	B. 10,84 	C. 10,24 	D. 11,48
Câu 22: Cho 14,4 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, ancol anlylic và glixerol tác dụng với Na kim loại (dư) thu được 4,48 lít khí H2(ở đktc). Mặt khác, đốt 14,4 gam hỗn hợp X, sản phẩm thu được cho qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc (dư) thấy khối lượng bình tăng 12,6 gam, khí còn lại được dẫn qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 (dư) thu được m gam kết tủa. 
Giá trị của m là 	A. 108,35. 	B. 98,50. 	C. 88,65. 	D. 78,80. 
Câu 23 : Hỗn hợp X gồm 3 ancol C2H5OH, C4H8(OH)2, C6H11(OH)3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 8,064 lít hiđro (đktc). Đốt m gam hỗn hợp X thu được 33,12 gam H2O. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt 12 gam hỗn hợp X là 
A. 15,68 lít 	B. 16,55 lít 	C. 17,89 lít 	D. 19,53 lít
Câu 24 : Tổng hệ số cân bằng của phương trình phản ứng : 
HO–CH2–CºC–CH2OH+K2Cr2O7+H2SO4àHOOC–COOH+Cr2(SO4)3+K2SO4+H2O 
là 	A. 76 	B. 84 	C. 92 	D. 89 
Câu 25 : Cho m gam phenol vào dung dịch chứa m gam NaOH thu được dung dịch chứa 17 gam chất tan. Trộn m gam etilen glicol vào m gam phenol thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là 
A. 4,516 	B. 4,615 	C. 5,146 	 D. 5,416
Câu 26 : Hỗn hợp X gồm 3 ancol no đơn chức mạch hở và etilenglicol trong đó etilenglicol chiếm 50% tổng số mol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na tri dư thu được 8,4 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 35,504 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng etilenglicol trong hỗn hợp X là 
A. 47,32% 	B. 48,64% 	C. 56,14%	 D. 53,52% 
Câu 27 : Hỗn hợp X gồm phenol, catechol, xiclohexanol, hexan–1–ol trong đó catechol chiếm 40% tổng số mol hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,92 lít H2 (đktc). Đốt m gam hỗn hợp X sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 400 ml dung dịch KOH x mol/l thu được dung dịch chứa 26,292 gam chất tan. Giá trị của x là 
A. 0,64 	B. 0,71 	C. 0,75 	D. 0,68
Câu 28 : Đun nóng 32 gam một ancol no đơn chức mạch hở X bậc 1 với CuO dư đun nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm anđehit, hơi ancol dư và hơi nước có phân tử khối trung bình là 40,444 trong đó anđehit chiếm 44,444% thể tích hỗn hợp Y. Để đốt 10 gam X cần bao nhiêu lít O2 (đktc)? 	
A. 18,162 lít 	B. 16,800 lít 	 C. 14,610 lít 	D. 10,500 lít 
Câu 29 : Cho 18 gam X là muối natri của 1 ancol no đơn chức mạch hở vào nước dư thu được dung dịch chứa 21,375 gam chất tan. Nếu đốt 18 gam X cần bao nhiêu lít O2 (đktc) (biết rằng sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và Na2CO3)? 
A. 25,20 	B. 28,0 0 	C. 26,32 	D. 19,60
Câu 30: Hỗn hợp X gồm ancol etylic, đimetylete, butan–1,2–điol, butan–2,3–điol, butan–1,3–điol. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 26,88 lít CO2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với natri dư thu được 5,824 lít H2 (đktc). Khối lượng đimetylete có trong m gam hỗn hợp X là 
A. 4,14 gam 	B. 3,22 gam 	C. 3,45 gam 	D. 3,68 gam 
Câu 31 : X là 1 ancol no 2 chức mạch hở. Đốt m gam X cần 1,956m gam oxi. Mặt khác m gam X hoà tan tối đa 17,64 gam Cu(OH)2 trong nước. Giá trị của m là 
A. 22,32 	B. 27,36 	C. 32,40 	D. 37,44 
Câu 32 : Đun nóng m gam ancol etylic với CuO dư đun nóng sau 1 thời gian thu p gam được hỗn hợp khí và hơi X gồm anđehit, H2O, ancol dư có tỉ khối so với hiđro là 17. Làm lạnh hỗn hợp X và cho tác dụng với Na dư thu được 2,016 lít H2 (đktc). Giá trị của p là 
A. 10,68 	B. 9,88 	C. 10,20 	D. 9,56 
Câu 33 : Hỗn hợp X gồm 1 ancol no mạch hở 2 chức X và 1 ancol no đơn chức mạch hở Y (các nhóm chức đều bậc 1). Có tỉ lệ số mol nX:nY=1:3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Natri dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với CuO dư đun nóng sau khi phản ứng kết thúc thu được 38,64 gam hỗn hợp anđehit và hơi nước. Để đốt cháy m gam hỗn hợp X cần bao nhiêu lít O2 (đktc)? 
A. 43,008 	B. 47,040 	C. 37,632 	D. 32,310 
Câu 34 : Trong công nghiệp, glixerol được điều chế từ propen theo sơ đồ sau: 
Propen 3-clopropen1,3-Điclopropan-2-ol Glixerol 
Tính số mol Cl2 cần lấy để có thể điều chế 92,0 gam glixerol 
A. 4,0 mol 	 B. 4,5 mol 	C. 6,5 mol 	D. 2,5 mol
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,08 mol một ancol đa chức và 0,05 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được x mol khí CO2 và 9,36 gam H2O. Giá trị của x là
A. 0,44	B. 0,34	C. 0,49	D. 0,39
Câu 36: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là
A. 46%	B. 16%	C. 23%	D. 8%
Câu 37: Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O?
A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 12,9	B. 15,3	C. 12,3	D. 16,9
Câu 39 : Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là
A. 8,8	B. 6,6	C. 2,2	D. 4,4.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol đơn chức trong 0,7 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 1 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là
A. 8,6 gam.	B. 6,0 gam.	C. 9,0 gam.	D. 7,4 gam.
Câu 41 : Đem đốt cháy 0,1mol hai ancol no đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp. Dẫn toàn bộ sản phẩm qua 1,0 lit dung dịch Ba(OH)2 0,3M thu được 53,19 gam kết tủa trắng và dung dịch X. Biết X có khả năng làm phenolphtalein chuyển màu. Vậy hai ancol trên có số nguyên tử cacbon là
A. 4 và 5	B. 2 và 3	C. 1 và 2	D. 3 và 4
Câu 42 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 11,20.	B. 4,48.	C. 14,56.	D. 15,68.
Câu 43 : Hãy chọn các câu phát biểu đúng về ancol :
1) ancol là hợp chất hữu cơ mà phân tử chứa một hay nhiều nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với một hoặc nhiều nguyên tử cacbon no (chính xác hơn là cacbon tứ diện, lai hóa sp3) ;
2) tất cả các ancol đều không thể cộng hợp hiđro ;
3) tất cả các ancol đều tan trong nước vô hạn ;
4) chỉ có ancol bậc 1, bậc 2, bậc 3, không có ancol bậc 4 ;
5) Ancol đơn chức chỉ có thể tạo thành liên kết hiđro giữa các phân tử, không thể tạo thành liên kết hiđro nội phân tử.
A. 1, 2, 4 ;	B. 1, 2, 5 ;	C. 1, 4, 5 ;	D. 1, 3, 4, 5.

File đính kèm:

  • docDANXUATHALOGENANCOLPHENOL_1.doc