Tổng hợp lý thuyết hóa học vô cơ lớp 8+9

3. Axit

- Làm đổi mày quỳ tím sang màu đỏ

- Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại (SGK trang 54)

- Tác dụng với bazơ sinh ra muối và nước: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + H2O (dung dịch xanh)

- Tác dụng với oxit bazơ: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O – Note: Fe + 2HCl→FeCl2 + H2↑

- Tác dụng với muối (nếu có kết tủa, có khí thoát ra) 2HCl + CaCO3→CaCl2 + H2O + CO2↑

* Điều chế: - Cho oxit axit tác dụng với nước

 - Cho bazơ tác dụng với axit

v.v

* H2SO4 đặc có tính háo nước, hút ẩm. Khi cho H2SO4 tác dụng với đường C12H22O11 sẽ hút nước trong đường, tạo thành than (C) và hơi nước: C12H22O11 + H2SO4 → 12C + 11H2O

 

docx4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4657 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết hóa học vô cơ lớp 8+9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/2/2015 
Tổng hợp lý thuyết hóa học vô cơ
Lớp 8+9
I – CÁC KHÁI NIỆM CẦN GHI NHỚ
1. Nguyên tử 
- Là hạt vô cùng nhỏ - Trung hòa về điện
- Gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo vởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. 
- Hạt nhân tạo vởi proton và nơtron, trong mỗi nguyên tử số proton (p, +) bằng số electron (e, -). 
- Eletron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. 
2. Nguyên tố hóa học
- Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. 
- Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái đầu trong tên gọi La – tinh của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa gọi là kí hiệu hóa học. 
- Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Một đơn vị cacbon (đvC) = 1/12 khối lượng của nguyên tử C. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. 
3. Đơn chất 
- Là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa hock. Thường người ta dựa vào tính chất vật lí của các đơn chất để chia nó thành đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. 
- Một nguyên tố có thể tạo ra nhiều đơn chất. Thí dụ: nguyên tố oxi có hai đơn chất là oxi (O2) và ozone (O3). 
4. Hợp chất 
- Là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên. Thí dụ: CaO, H2O, CaSO4,
- Những hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại (muối có gốc = CO3),) là hợp chất hữu cơ, còn lại là vô cơ. 
5. Phân tử
- Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
II – CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ 
1. Số mol chất rắn
n=mM(mol) Trong đó m là khối lượng; 
 M là khối lượng mol (g/mol) = Nguyên tử khối hoặc phân tử khối
2. Số mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc) 
n=V22.4 (mol) Trong đó V là thể tích đo ở đktc
3. Dung dịch
C%=mchất tanmdung dịch . 100% (%) : Nồng độ % của dung dịch, cho biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch. 
CM=nchất tanVdung dịch . 100% (mol/l): Nồng độ mol của dung dịch, cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. 
III- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT
1. Định luật bảo toàn khối lượng 
Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. 
2. Định luật Avogađro * 
Ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, 1 mol của chất khí đều chiếm một thể tích như nhau. Ở đktc, 1 mol chất khí có thể tích 22,4 lít. 
IV – TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
1. Oxit bazơ (RxOy với R là kim loại, x, y là các chỉ số) thường ở dạng rắn
- Tác dụng với nước (chỉ có 4 oxit bazơ Na2O, BaO, CaO, K2O) tạo ra dung dịch kiềm BaO + H2O → Ba(OH)2
- Tác dụng với axit tạo ra muối và nước: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
- Tác dụng với oxit axit (thường là những oxit của KL kiềm, kiềm thổ như CaO, Na2O, BaO, MgO,) sinh ra muối
CaO + CO2 → CaCO3 
* Điều chế: - Cho kim loại tác dụng với oxi trong nhiệt độ cao
 - Nung vôi sống (CaCO3) trong nhiệt độ cao
 - Nung các hiđroxit không tan trong nước 
v..v
2. Oxit axit (MxOy với M là phi kim, x, y là các chỉ số) thường ở dạng khí
- Tác dụng với nước tạo ra axit: P2O5 + H2O → H3PO4 *Hiện tượng mưa axit bào mòn các công trình kiến trúc kim loại do các oxit axit ở dạng khí trong không khí tác dụng với nước
- Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước: CO2 + CaO → CaCO3 + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối (như phần 1)
* Điều chế: - Cho phi kim tác dụng với oxi trong nhiệt độ cao
 - * Cho kim loại tác dụng với axit H2SO4 đặc, HNO3 đặc: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
 - Đốt quặng pirit sắt (FeS2) để thu được SO2 và Fe2O3
 - Cho muối cacbonat tác dụng với axit
v..v
3. Axit
- Làm đổi mày quỳ tím sang màu đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại (SGK trang 54) 
- Tác dụng với bazơ sinh ra muối và nước: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + H2O (dung dịch xanh)
- Tác dụng với oxit bazơ: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O – Note: Fe + 2HCl→FeCl2 + H2↑
- Tác dụng với muối (nếu có kết tủa, có khí thoát ra) 2HCl + CaCO3→CaCl2 + H2O + CO2↑
* Điều chế: - Cho oxit axit tác dụng với nước 
 - Cho bazơ tác dụng với axit 
v..v
* H2SO4 đặc có tính háo nước, hút ẩm. Khi cho H2SO4 tác dụng với đường C12H22O11 sẽ hút nước trong đường, tạo thành than (C) và hơi nước: C12H22O11 + H2SO4 → 12C + 11H2O 
4. Bazơ
- Làm xanh giấy quỳ tím, làm dung dịch phenolphthalein không màu chuyển thành màu đỏ
- Tác dụng với oxit axit 
- Tác dụng với axit 
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy 
Cu(OH)2 to CuO + H2O; 
Nếu nung ngoài không khí (có mặt oxi): 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O; nếu nung không có mặt oxi thì tương tự phản ứng của Cu(OH)2 
5. Dung dịch muối
- Tác dụng với kim loại 
 + 4 kim loại phản ứng được với nước (K, Na, Ba, Ca) thì phản ứng với nước trong dung dịch muối trước, sinh ra dung dịch kiềm, sau đó dung dịch kiềm phản ứng với muối. VD: Khi cho Na vào dung dịch CuCl2
 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (1)
 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2↓ (2)
 + Các kim loại còn lại, kim loại cần đứng trước kim loại của muối trong dãy hoạt động hóa học, sinh ra muối mới và kim loại mới (bám vào thanh kim loại cũ) 
- Tác dụng với axit
- Muối tác dụng với muối (khi có kết tủa, có khí bay ra) AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3 (kết tủa trắng) 
- Tác dụng với bazơ
- Một số muối dễ bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao: 2KClO3 to 2KCl + 3O2; CaCO3 to CaO + CO2↑
* Điều chế: - Cho kim loại tác dụng với phi kim ở điều kiện nhiệt độ cao 
 - Cho kim loại tác dụng với axit 
 - Cho oxit bazơ tác dụng với axit, oxit axit
 - Cho oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm, oxit bazơ 
 - Cho bazơ tác dụng với axit, oxit axit, muối 
v..v
6. Nhôm
- Có đầy đủ tính chất hóa học chung của kim loại 
- Tác dụng với dung dịch NaOH: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2↑
- Có thể điều chế bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit làm xúc tác, sinh ra Al và O2
 7. Dung dịch kiềm và oxit axit
Dạng 1. Bài toán CO2 tác dụng với NaOH, KOH 
 Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch KOH, NaOH có thể xảy ra các phản ứng sau:
	NaOH + CO2 → NaHCO3	(1)
	2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O	(2)
Trường hợp 1: Biết số mol các chất tham gia phản ứng
 Khi bài toán cho biết số mol NaOH và CO2 tham gia phản ứng thì trước tiên phải lập tỉ lệ số mol T= nNaOHnCO2 . Sau đó kết luận phản ứng xảy ra và tính toán theo dữ kiện bài toán.
	Nếu T ≤ 1: Chỉ xảy ra phản ứng (1), muối thu được chỉ có NaHCO3
	Nếu 1 < T < 2: Xảy ra cả phản ứng (1) và (2), sản phẩm thu được có 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3.
	Nếu T ≥ 2: Chỉ xảy ra phản ứng (2), muối thu được chỉ có Na2CO3
	(1)	 1	 (1) và (2)	 2	(2)
 T	 	
	 NaHCO3 NaHCO3 + Na2CO3	 Na2CO3
 Chú ý: Khi T < 1 thì CO2 còn dư, NaOH phản ứng hết
	Khi 1 ≤ T ≤ 2 : Các chất tham gia phản ứng đều hết
	Khi T > 2: NaOH còn dư, CO2 phản ứng hết
Trường hợp 2: Khi chưa biết số mol các chất tham gia phản ứng
 Khi chưa biết số mol các chất tham gia phản ứng thì phải viết cả 2 phản ứng sau đó đặt số mol của từng muối, tính toán số mol các chất trong phương trình phản ứng và tính toán.
Dạng 2. Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2
 Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 có thể xảy ra các phản ứng sau:
	Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2	(1)
	Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O	(2)
Trường hợp 1: Biết số mol các chất tham gia phản ứng
 Khi biết số mol CO2 và Ca(OH)2 thì trước tiên phải lập tỉ lệ T = nCa(OH)2nCO2 . Sau đó kết luận phản ứng xảy ra và tính toán theo dữ kiện bài toán tương tự như với bài toán kiềm 1 lần kiềm.
Trưòng hợp 2. Khi chưa biết số mol các chất tham gia phản ứng
 Với bài toán dạng này thường cho biết trước số mol của CO2 hoặc Ca(OH)2 và số mol CaCO3. Khi giải phải viết cả 2 phản ứng và biện luận từng trường hợp
 TH1: Chỉ xảy ra phản ứng tạo kết tủa, T = 1
 TH2: Xảy ra cả 2 phản ứng tạo muối trung hoà (kết tủa) và muối axit. nCO2 = 2. nCa(OH)2 - n↓
Chú ý: - Khi bài cho thể tích CO2 và khối lượng kết tủa, yêu cầu tính lượng kiềm thì thường chỉ xảy ra 1 trường hợp và có 1 đáp án phù hợp .
 - Khi cho số mol kiềm và khối lượng kết tủa, yêu cầu tính thể tích CO2 tham gia thì thường xảy ra 2 trường hợp và có 2 kết quả thể tích CO2 phù hợp

File đính kèm:

  • docxTong_hop_ly_thuyet_hoa_vo_co_SGK_lop_8__9_20150725_112526.docx