Tổng hợp kiểm tra ngân hàng câu hỏi Giáo dục công dân lớp 9

BIÊN SOẠN CÂU HỎI

Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận

MÔN HỌC: GDCD

Thông tin chung

* Lớp 9 Học kì II

* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế

* Chuẩn cần đánh giá:

 - Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

 - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

 - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.

* Mức độ tư duy: Thông hiểu

 

doc36 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9228 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng hợp kiểm tra ngân hàng câu hỏi Giáo dục công dân lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, để trở thành người năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế.
BÀI
MỨC ĐỘ
NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Năng
Năng động và sáng tạo
(5 câu)
Nhận biết
1. Em hãy nêu biểu hiện của năng động sáng tạo?
2. Em hãy nêu ý nghĩa của năng động sáng tạo trọng học tập, lao động và hàng ngày?
Đáp án: 
1. Biểu hiện 
 Say mê, tìm tòi, phát hiện , linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động và cuộc sống.
2. ý nghĩa của năng động sáng tạo
- Là phẩm chất của con người
- Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, rút ngắn thời gian để đạt mục đích.
- Con người làm nên thành công , kì tích, vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
1 điểm
1 điểm
Thông hiểu
1. Em hiểu thế nào là năng động sáng tạo? cho ví dụ.
Đáp án: 
1.
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê, tìm tòi để tạo ra giá trị mớivề vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
1 điểm
Vận dụng
1. Chúng ta cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào?
2. em hãy tìm những gương năng động sáng tạo mà em biết?
Đáp án: 
1. Cách rèn luyện 
- Cần cù, chăm chỉ
- Biết vượt qua khó khăn thử thách
- Tìm ra cái tốt nhất khoa học để đạt mục đích.
2. Hs tự nêu
1 điểm
2 điểm
Bài 14:
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
(5 câu)
Nhận biết
1, Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
2, ý nghĩa cuả việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Đáp án: 
1. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả
 Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
2. ý nghĩa
- Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân,gia đìnhvà XH.
1 điểm
1 điểm
Thông hiểu
1, Trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng để làm việc việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
2, Tìm những biểu hiện làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả trong gia đình, nhà trường?
Đáp án: 
1. Trách nhiệm của CD-HS.
- Trách nhiệm của công dân.
+ Lao động tự giác kỷ luật.
+ Luôn năng động, sáng tạo.
+ tích cực học hỏi,r èn luyện.
Trách nhiệm của HS
+ học tập và rèn luyện ý thức kỷ luật tốt
+ tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
+ Có lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn XH.
2. Ỷ lại, lười nhác, làm giàu băng con đường bất chính.
- Lưừi học, đua đòi, chạy theo thành tích, học vẹt.
- Làm bừa, làm ẩu, hàng nhái hàng nhập lậu.
2 điểm
 1 điểm
Vận dụng
1, Em hãy tìm những gương tốt trong lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả xung quanh em?
Đáp án:
1. Hs nêu gương tốt, việc tốt.
1điểm
1.Tên chủ đề: Bài 12 Tiết 20 
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Câu hỏi
Nội dung (câu hỏi và đáp án)
Điểm
Câu 1: (Biết) 5’
Thế nào là hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính?
1,5
Đáp án
Bị ép buộc
Vì tiền tài
Vì danh vọng...
Câu 2: 
(Biết) 15’
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân?
2,5
Đáp án
Được kết hôn: 
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được 
kết hôn. 
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cấm kết hôn:
- Với những người đang có vợ hoặc chồng. 
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Cùng dòng máu trực hệ. Có họ trong phạm vi 3 đời.
- Cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ vợ (chồng) với dâu (rễ), bố dượng với con riêng vợ, mẹ kế với con riêng chồng.
- Cùng giới tính.
Qui định của quan hệ vợ chồng:
Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Câu 3: (Biết) 5’
Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân?
1
Đáp án
* Là cơ sở quan trọng của hôn nhân; chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà hợp hạnh phúc. Có tình yêu chân chính, con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh.
Câu 4: 
(Hiểu) 15’
Hôn nhân là gì? Trong hôn nhân Nhà nước ta đã đề ra những nguyên tắc nào?
3
Đáp án
* Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
* Những qui định của Pháp luật nước ta về hôn nhân:
- Nguyên tắc cơ bản:
+ Hôn nhân tự nguyện; tiến bộ, 1 vợ 1 chồng; vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân VN thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người không theo tôn giáo với người theo tôn giáo, giữa người VN với người nước ngồi đều được tôn trọng và được PL bảo vệ.
+ Vợ chồng phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số.
Câu 5: 
(Vận dụng) 15’
Vì sao nhà nước ta lại đề ra chính sách về dân số ? Em hãy nêu lên một số trường hợp hôn nhân vi phạm PL ?
2
Đáp án
*Vì:
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con, đứa đầu cách đứa sau từ 3 đến 5 năm.
- Nhằm hạn chế tỉ lệ tăng dân số để có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn, hạn chế việc gây áp lực về kinh tế, việc làm đối với nhà nước. Khoảng cách sinh con được quy định như vậy là nhằm bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
* Một số trường hợp hôn nhân vi phạm PL :
- Ép buộc, chồng đánh vợ, sinh đông con; không cho người theo tôn giáo này kết hôn với tôn giáo khác...
2. Tên chủ đề: Bài 13: 
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Câu hỏi
Nội dung (câu hỏi và đáp án)
Điểm
Câu 1: (Biết) 5’
Công dân có nghĩa vụ gì trong kinh doanh và đóng thuế?
1,5
Đáp án
- Nhận biết, tố cáo những hành vi vi phạm PL về TD KD; biết vận động gia đình và mọi xung quanh đóng thuế theo quy định của nhà nước
- CD phải sử dụng đúng quyền TD KD và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.
- Nếu không có thuế thì cơ cấu kinh tế không phát triển hợp lí, thị trường không ổn định.
 VD: hàng hóa nước ngồi tràn vào quá nhiều sẽ làm kìm hãm hàng hóa trong nước hoạc các ngành phát triển mạnh sẽ lấm át các ngành khác...
Câu 2: 
(Biết) 2’
Kinh doanh có các hoạt động cơ bản
0,5
Đáp án
- Sản xuất; Dịch vụ, trao đổi hàng hóa (lưu thông hàng hóa)
Câu 3: (Biết) 15’
Kinh doanh, quyền tự do kinh doanh? Hãy kể một số hoạt động kinh doanh: 
3
Đáp án
- Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Quyền tự do kinh doanh: Công dân có quyền được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh nhưng phải theo qui định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước.
- Một số hoạt động kinh doanh: Có ba loại hoạt động kinh doanh:
+ Sản xuất (làm ra các sản phẩm hàng hóa như...)
+ Dịch vụ (cắt tóc, may quần áo)
+ Trao đổi hàng hóa (mua bán bánh kẹo, trao đổi lúa gạo)
Câu 4: 
(Hiểu) 15’
Em hiểu thuế là gì? Tác dụng của thuế?
3
Đáp án
- Thuế: Là một phần thu nhập của công dân và các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung.
- Tác dụng của thuế: Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước
Câu 5: 
(Vận dụng) 10’
Vì sao nhà nước ta quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau đối với các mặt hàng?Trách nhiệm của công dân trong kinh doanh và thuế?
2
Đáp án
- Vì lý do nhà nước ta khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển đối với những ngành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân thì miễn thuế hoặc mức thuế thấp, hạn chế một số mặt hàng xa xỉ không cần thiết đối với đời sống nhân dân thì đánh thuế rât cao.
- Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.
3. Tên chủ đề: Bài14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân 
Câu hỏi
Nội dung (câu hỏi và đáp án)
Điểm
Câu 1: (Biết) 5’
Hợp đồng lao động là gì? Có mấy loại hợp đồng lao động?
2
Đáp án
* Hợp đồng lao động Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
* Có các loại hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn(từ 12 đến 36 tháng).
- Hợp đồng lao động theo thời vụ (mùa vụ) (dưới 12 tháng).
Câu 2: 
(Biết) 15’
Lao độnglà gì? Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
3
Đáp án
* Lao động: là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại. Mọi hoạt động lao động, miễn là có ích đều đáng quí trọng
* Quyền lao động của công dân: Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
*Nghĩa vụ lao động của công dân: Công dân phải có nghĩa vụ lao động để nuôi bản thân, gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.
Câu 3: (Biết) 5’
Luật lao động quy định tuổi của người lao động là bao nhiêu tuổi? Trách nhiệm của bản thân công dân?
2
Đáp án
- Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khẳ năng lao động va có giao kết hợp đồng lao động.
- Tuyên truyền vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người công dân. Góp phần đấu tranh chống những biểu hiện sai trái, trái pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân.
Câu 4: 
(Hiểu) 15’
Qui định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên.
Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo hộ người lao động?
3
Đáp án
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
- Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm việc nặng, nguy hiểm, độc hại.
- Cấm ngược đãi, cưỡng bức ngược đãi người lao động.
- Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
* Qui định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động. Khuyến khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác. Ủng hộ mọi hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động.
Câu 5: 
(Vận dụng) 15’
Chú ý xử lí các tình huống đưa ra ở các bài tập: Hải là con trai độc nhất trong một gia đình giàu có nhưng lười học nên không thi đậu vào đại học. Không học, cũng chẳng có công việc làm, suốt ngày Hải lao vào chơi bi- da, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hải về công việc và tương lai Hải trả lời: “Nhà tớ thiếu gì tiền! Tớ không cần phải đi học, vì tớ không cần lao động!”.
a. Theo em suy nghĩ của Hải là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu được khuyên Hải, em sẽ nói điều gì?
2
Đáp án
Gợi ý:
a. Hải suy nghĩ như vậy là sai, vì chúng ta phải có tính tự lập, không trông chờ phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác, phải phấn đấu vươn lên bằng sức lao động của chính mình.
b. Em sẽ khuyên Hải không nên trông chờ ỷ lại vào gia đình, phải lo học nghề để tạo dựng tương lai .
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
 - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
* Mức độ tư duy: Nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông của công dân. 
Câu1: Có các loại hợp đồng lao động:
1- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
2- Hợp đồng lao động xác định thời hạn(từ 12 đến 36 tháng).
3- Hợp đồng lao động theo thời vụ (mùa vụ) (dưới 12 tháng).
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
Cả 3 đáp án trên đúng
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
 - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông của công dân.
Câu2: Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
+ Quyền: CD có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình đẻ học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
+ Nghĩa vụ: CD lao động để nuôi sống bản thân, gia đình; góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội; duy trì và phát triển đất.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
 - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
* Mức độ tư duy: Nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông của công dân.
Câu3: Em đồng ý với với ý kiến nào sau đây về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân:
 A. Chỉ người đủ 15 tuổi trở lên mới phải lao động .
 B. Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa phải lao động.
 C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động .
 D. Những người khuyết tật không cần lao động .
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
C
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
 - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông của công dân.
Câu 4: Để trở thành người lao động tốt, mỗi học sinh chúng ta cần làm gì?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
Để trở thành người lao động có ích, ngay từ bây giờ mỗi học sinh cần phải:
Chăm chỉ học tập để có đủ kiến thức chuẩn bị cho một nghề nghiệp trong tương lai
Chăm chỉ làm việc giúp đỡ gia đình, tham gia các buổi lao động tập thể để làm quen với lao động.
Tích cực rèn luyện cơ thể, chăm sóc sức khỏe để có một cơ thể khỏe mạnh.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
 - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
 - Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
* Mức độ tư duy: vận dụng
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông của công dân.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng trẻ em dưới 15 tuổi thì không phải tham gia một hình thức lao động nào ? Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
- Không tán thành. 
 - Vì ý kiến này là không đúng
 + Trẻ em dưới 15T không phải tham gia lao động kiếm tiền nuôi sống gia đình, nhưng vẫn có bổn phận lao động
 + Những hình thức lao động của trẻ em là học tập, giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp sức mình, tham gia lao động ở trường, lớp, ở khu dân cư
 + Lao động vừa sức giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, góp phần XD cuộc sống gia đình và rèn luyện thói quen lao động ngay từ nhỏ để sau này trở thành người lao động có ích.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
 - Kể được các loại vi phạm pháp luật
 - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
 - Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ 
Câu 1: Theo em, các tình huống sau, tình huống nào vi phạm pháp luật:
1. A rất ghét B và có ý định đánh B một trận thật đau cho bỏ ghét.
2. Anh Tuấn say rượu đi xe máy.
3. Bé Hoa (5 tuổi) nghịch lửa đã làm cháy một số đồ đạc của nhà bên cạnh
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
Ý - 2
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
 - Kể được các loại vi phạm pháp luật
 - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
 - Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 2: Thế nào là vi phạm pháp luật ? Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
- Vi phạm pháp là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xa hội được pháp luật bảo vệ. 
- Có 4 loại vi phạm pháp luât:
+ VPPL hình sự (tội phạm)
+ VPPL Hành chính
+ VPPL Dân sự
+ VP Kỉ luật
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
 - Kể được các loại vi phạm pháp luật
 - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
 - Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: vận dụng
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 3: Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau ở các loại trách nhiệm pháp lí? Việc áp dụng trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa gì ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
 1. Điểm giống và khác nhau ở các loại TNPL  
- Giống: Đều là những hành vi sai trái và phải chịu xử phạt trước Pháp luật.
- Khác: Mức độ xử phạt không giống nhau và do các cơ quan khác nhau áp dụng.
2. Ý nghĩa :
- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người VPPL để giáo dục họ có ý thức tôn trọng và chấp hành tốt PL (không tái phạm)
- Răn đe mọi người không VPPL, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành PL.
- Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào PL và công lí trong nhân dân.
- Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xóa bỏ hiện tượng VPPL trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
 - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
 - Kể được các loại vi phạm pháp luật
 - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
 - Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 4: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự:
A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty.
B. Trộm cắp xe máy của người khác.
C. Từ chối không nhận quyền t

File đính kèm:

  • docNgan hang GDCD9- 2013-2014- Đa kt.doc