Tìm hiểu nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên - Dầu mỏ

Xăng Mogas 95 (M95) {Còn gọi là xăng A95}

Có mùi phân, màu vàng, được sử dụng cho phương tiện có tỉ số nén trên 9,5/1 như các

xe hơi đời mới, xe đua,. có trị số ốctan là 95.

-Xăng Mogas 92 (M92) {Còn gọi là xăng A92}

Có mùi đặc trưng, màu xanh lá, được sử dụng cho phương tiện có tỉ số nén dưới 9,5/1, có

trị số octan là 92.

-Xăng Mogas 83 (M83)

Có mùi đặc trưng, màu vàng, được sử dụng cho phương tiện có tỉ số nén 8/1, có trị số

ốctan là 83. Hịện xăng này không được sử dụng trên thị trường Việt Nam.

pdf15 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên - Dầu mỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU NGUỒN 
HIDROCACBON TRONG 
THIÊN NHIÊN 
Dầu mỏ 
 Dầu mỏ  
**************************** 
I.Tổng quát 
-Dầu mỏ là một chất lỏng sánh đặc màu nâu 
hoặc ngả lục. Dầu mỏ tồn tại trong các lớp 
đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. 
-Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở 
thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp 
chất của hydrocarbon, thuộc gốc ankan, 
thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ 
chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và 
xăng. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn 
nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản 
phẩm của ngành hóa dầu như dung 
môi, phân bón hóa học, nhựa,thuốc trừ sâu, nhựa đường... 
-Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do 
dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt 
dầu trong một tương lai không xa. 
Một số mỏ dầu ở Việt Nam: 
Việt Nam là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn. 
Các mỏ dầu mỏ Việt Nam: Mỏ Sư tử Nâu,Sư tử đen, 
Sư tử đen NE, Sư tử Vàng, Sư tử trắng,Rạng 
Đông,Bạch Hổ, Mộc Tinh, Hải Thạc , Lan Tây, Rồng 
Đôi 
Dầu thô khai thác được được vận chuyển về đất liền 
qua đường ống Nam Côn Sơn 
Suối dầu khí tự nhiên ở Korňa, Slovakia 
Sản lượng dầu mỏ ở Việt Nam là 300,600 thùng/ngày; tốc độ khai thác là 0.36% so với 
thế giới và Việt Nam đứng 28 trong danh sách các quốc gia theo trữ lượng dầu mỏ với 
4400 triệu thùng dầu thô .Ngoài ra,Việt Nam cũng đứng thứ 36 trên thế giới trong Danh 
sách các quốc gia theo sản lượng dầu thô năm 2013. 
II.Thành phần: 
Thành phần của dầu mỏ rất đa dạng, từ dầu mỏ ta có thể điefu chế ra nhiều sản phẩm 
khác nhau 
Các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân 
đoạn. Các sản phẩm thu được từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hỏa, benzen, xăng, 
sáp parafin, nhựa đường v.v. 
-Trong điều kiện thông thường, bốn alkan nhẹ nhất — CH4 (mêtan), C2H6 (êtan), 
C3H8(prôpan) và C4H10 (butan) — ở dạng khí, sôi ở nhiệt độ -161.6 °C, -88.6 °C, -42 °C, và 
-0.5 °C . 
-Các chuỗi trong khoảng C5-7 là các sản phẩm dầu mỏ nhẹ, dễ bay hơi. Chúng được sử 
dụng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản phẩm làm khô nhanh khác. Các 
chuỗi từ C6H14 đến C12H26 bị pha trộn lẫn với nhau được sử dụng trong đời sống với tên 
gọi là xăng. Dầu hỏa là hỗn hợp của các chuỗi từ -C10 đến C15, tiếp theo là dầu 
điêzen/dầu sưởi (C10 đến C20) và các nhiên liệu nặng hơn được sử dụng cho động cơ tàu 
thủy. Tất cả các sản phẩm từ dầu mỏ này trong điều kiện nhiệt độ phòng là chất lỏng. 
-Các dầu bôi trơn và mỡ (dầu nhờn) nằm trong khoảng từ C16 đến C20. 
-Các chuỗi trên C20 tạo thành các chất rắn, bắt đầu là sáp parafin, sau đó là hắc ín và 
nhựa đường bitum. 
-Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạn trong điều 
kiện áp suất khí quyển tính theo độ C là: 
 Xăng ête: 40-70 °C (được sử dụng như là dung môi) 
 Xăng nhẹ: 60-100 °C (nhiên liệu cho ô tô) 
 Xăng nặng: 100-150 °C (nhiên liệu cho ô tô) 
 Dầu hỏa nhẹ: 120-150 °C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình) 
 Dầu hỏa: 150-300 °C (nhiên liệu) 
 Dầu điêzen: 250-350 °C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sưởi) 
 Dầu bôi trơn: > 300 °C (dầu bôi trơn động cơ) 
 Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác 
III.Ảnh hưởng đến môi trường 
-Môi số tàu chở dầu khi bị đắm gây ra hiện tượng tràn dầu, dầu nhẹ và nổi trên mặt 
nước tạo thành lớp phân cách ngăn oxi khuếch tán vào nước ảnh hưởng tới hệ sinh thái 
biển. 
-Dầu mỏ đem đốt cũng gây ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO2, CO2. Xe cộ, máy 
móc... chạy bằng xăng góp phần làm Trái Đất nóng lên 
IV. Một số sản phẩm chính của dầu mỏ 
1> Dầu hỏa 
-Dầu hỏa (còn gọi là Kêrôsin) là hỗn hợp của 
các hiđrôcacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. 
-Dầu hỏa thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt 
độ 150 °C đến 275 °C (các chuỗi cacbon từ C12 đến C15). 
-Dầu hỏa được sử dụng trong các đèn dầu hỏa, hiện nay nó 
được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực 
(Avtur, Jet-A, Jet-B, JP-4 hay JP-8). Một dạng của dầu hỏa là 
RP-1 cháy trong ôxy lỏng, được sử dụng làm nhiên liệu 
cho tên lửa. 
-Thông thường, dầu hỏa được chưng cất trực tiếp từ 
dầu thô phải được xử lý tiếp, hoặc là trong các khối 
Merox hay trong các lò xử lý nước để giảm thành phầnlưu 
huỳnh cũng như tính ăn mòn của nó. Dầu hỏa cũng có thể 
được sản xuất bằng crăckinh dầu mỏ. 
-Nó cũng được sử dụng như là nhiên liệu cho các bếp 
dầu để nấu ăn ở các nước chậm phát triển, thông thường 
ở đó dầu hỏa không được làm tinh khiết tốt và còn 
nhiềutạp chất hay thậm chí còn cả những mảnh vụn. 
-Nhiên liệu máy bay phản lực là dầu hỏa nặng với 
các thông số nghiêm ngặt hơn, người ta đặ biệt chú ý tới 
điểm cháy và điểm đóng băng của dầu. 
CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG 
Dầu hỏa 
Đèn dầu hỏa 
1) Màu sắc của dầu: Dầu lửa thường không màu, hay có dầu lửa màu tím.Dầu lửa có màu 
càng nhạt (càng không màu) thì chất lượng càng cao (ngọn lửa sáng, nóng, ít khói, ít hao 
dầu). 
2) Chiều cao và màu sắc ngọn lửa: (> 20mm) 
+Chiều cao ngọn lửa (tính từ đầu tim đèn lên đến chỗ bắt đầu khói) càng lớn thì màu 
ngọn lửa càng xanh trong, chất lượng của dầu càng tốt. 
+Dầu lửa có nhiều keo nhựa thường có ngọn lửa thấp và vàng đục(ví dụ: như dầu lửa đỏ) 
khi sử dụng sẽ gây bẩn (do nhiều khói), gây hao tốn dầu (do dầu cháy không hết mà bị 
phân hủy). 
Thông thường dầu lửa phải có chiều cao ngọn lửa không khói không nhỏ hơn 20mm 
(theo TCVN) 
Ngoài ra tính chất khác của dầu lửa cũng có yêu cầu tương tự như mặt hàng xăng (tính 
ổn định hóa học, không có tính ăn mòn, tạp chất cơ học và nước) 
2> Xăng 
-Xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa Hyđrocacbon, dễ bay 
hơi, dễ bốc cháy, được chưng cất từ dầu mỏ. 
-Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để 
làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong sử dụng xăng, 
chất đốt dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như đun 
nấu, một số lò sưởi, trong một số loại bật lửa,.... Làm dung 
môi hòa tan một số chất, đùng để tẩy một số vết bẩn bám 
trên vải, kim loại, kính, nhựa,...Một số loại vũ khí như súng 
phun lửa, bom, mìn,... 
-Xăng được chế biến từ dầu mỏ bằng phương pháp chưng 
cất trực tiếp và Cracking, có tỷ trọng d15= từ 0.07 đến 0.75, 
dễ bay hơi, dễ cháy, có mùi đặc trưng, nhiệt độ sôi từ 35-200 °C. 
- Xăng động cơ được dùng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, kiểu bộ chế hòa khí 
(động cơ xăng). 
a.CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG: 
Tính chống kích nổ 
Xăng(Gasoline) 
Có hai hiện tượng cháy có thể xảy ra: 
+Cháy bình thường 
+Cháy kích nổ 
Trị số octan của xăng biểu hiện tính chống kích nổ của xăng. Xăng có trị số octan càng 
cao thì tính chống kích nổ càng cao. Xăng có trị số octan cao sử dụng cho động cơ có tỉ 
số nén cao. Nếu sử dụng xăng có trị số octan thấp cho xe có tỉ số nén cao sẽ gây hiện 
tượng cháy kích nổ. Nếu sử dụng xăng có trị số octan cao cho xe có tỉ số nén thấp thì 
xăng sẽ khó cháy, cháy không hết tạo cặn than làm bẩn máy, hao xăng. 
Tính bay hơi thích hợp 
-Xăng muốn cháy được trong máy thì cần phải bay hơi, trộn với một lượng oxy vừa đủ để 
đạt được hiệu suất đốt cao nhất, đối với động cơ đốt trong, chúng được trộn với nhau 
thông qua bộ chế hòa khí. Nếu xăng bay hơi không thích hợp thì máy sẽ không phát huy 
được hết công suất, hao xăng nhiều và gặp phải những sự cố kỹ thuật sau: 
+Hiện tượng nghẹt xăng hay nút hơi 
+Hiện tượng ngộp xăng (sặc xăng) 
Tính ổn định hóa học cao 
-Khả năng giữ vững bản chất hóa học chống lại ảnh hưởng của môi trường xung quanh 
gọi là tính ổn định hóa học của xăng. Tính ổn định hóa học của xăng bị ảnh hưởng nhiều 
bởi các yếu tố: nhiệt độ, diện tiếp xúc với không khí, độ sạch và khô của vật chứa, mức 
độ tồn chứa và thời gian tồn chứa Xăng có hàm lượng keo nhựa càng cao thì có tính ổn 
định hóa học càng thấp. 
Không có sự ăn mòn, tạp chất cơ học và nước 
-Xăng có tính ăn mòn kim loại do sự có mặt của các hợp chất lưu hùynh, các axít, keo 
nhựa chưa tinh chế hết trong quá trình chế biến. 
-Tạp chất cơ học có trong xăng gồm những chất từ bên ngoài rơi vào trong quá trình 
bơm rót, vận chuyển như cát, bụi, các chất được pha thêm trong quá trình sản xuất, chế 
biến như nhiên liệu cháy, chất ổn định,  
-Nước từ bên ngoài rơi vào xăng trong quá trình xuất, nhập, tồn chứa.... 
b.CÁC LOẠI XĂNG Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 
-Xăng Mogas 95 (M95) {Còn gọi là xăng A95} 
Có mùi phân, màu vàng, được sử dụng cho phương tiện có tỉ số nén trên 9,5/1 như các 
xe hơi đời mới, xe đua,... có trị số ốctan là 95. 
-Xăng Mogas 92 (M92) {Còn gọi là xăng A92} 
Có mùi đặc trưng, màu xanh lá, được sử dụng cho phương tiện có tỉ số nén dưới 9,5/1, có 
trị số octan là 92. 
-Xăng Mogas 83 (M83) 
Có mùi đặc trưng, màu vàng, được sử dụng cho phương tiện có tỉ số nén 8/1, có trị số 
ốctan là 83. Hịện xăng này không được sử dụng trên thị trường Việt Nam. 
-Xăng sinh học E5 
Xăng sinh học sử dụng Êtanol như là một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay 
phụ gia chì. Xăng sinh học là hỗn hợp của xăng A95 pha 5% ethanol. 
Từ ngày 1/1/2015, xăng E5 được bán rộng rãi trên cả nước. 
c.Đánh giá và sử dụng đúng loại xăng 
Dựa vào tính chống kích nổ của xăng mà ta 
nên chọn loại xăng phù hợp. 
-Mỗi động cơ sẽ được quy định mức tỉ số nén 
khác nhau, mà vì thế xăng cũng được chia ra 
nhiều mức Octan nhằm tối ưu hóa khả năng 
hoạt động của động cơ. 
-Xăng có trị số Octan cao sử dụng cho động 
cơ có tỉ số nén cao và ngược lại. Xăng A95 thích 
hợp cho những động cơ có tỉ số nén từ 9,5:1 
hoặc cao hơn, còn xăng A92 sẽ lý tưởng 
cho những động cơ tỉ số nén dưới 9,5:1 
Lấy ví dụ chiếc Honda SH động cơ có tỉ số nén 11:1, thì loại xăng tốt nhất dành cho nó là 
A95. Khi đó thời điểm nổ của động cơ sẽ là tốt nhất, tức là khi xy lanh di chuyển hết hành 
trình đến điểm chết trên ở cuối kỳ nén và tạo ra được lực nén cao nhất lên hỗn hợp cháy 
gồm có xăng + không khí. Nếu đổ xăng A92 dễ cháy hơn vào thì thời điểm nổ có thể 
diễn ra sớm hơn quy định. Lúc này, hỗn hợp cháy vẫn chưa được nén tối ưu mà bị bắt nổ 
sớm sẽ gây ra hiện tượng mất công suất, hay công suất không đạt được như thiết kế. 
Ngược lại, nếu đổ xăng A95 vào chiếc Wave có tỉ số nén 9:1 phù hợp với xăng A92 hơn 
thì xăng A95 sẽ khó cháy hết do chưa đạt được độ nén lý tưởng và từ đó tạo ra cặn than 
lâu ngày làm bẩn máy, giảm hiệu suất và khiến xe hao xăng. 
Tỉ số nén của một số loại xe máy và loại xăng phù hợp 
3> Sáp Parafin 
Tổng quát: 
-Sáp parafin Là một loại chế phẩm từ dầu 
thô dùng trong công nghiệp sản xuất nên, 
cao su, bút màu, bút chì, giấy chống ẩm, 
bạt, bôi trơn vỏ máy móc(dùng nhiều trong 
công ty giày da), gỗ MDF... 
- Sáp paraffin có mầu trắng hoặc màu trắng 
hơi ngả vàng, không mùi, dạng khối hoặc 
hạt 
- Không nên nhầm lẫn sáp parafin với sáp 
thực sự (ví dụ sáp ong) chủ yếu là hỗn hợp 
của các este. 
Phân Loại 
-Loại 1(paraffin wax semi refined): đã qua xử lý 
1 nửa có độ tinh dầu thấp 1.5% đến 2.5% 
-Loại 2(paraffin wax refined fully):đã qua xử lý 
hoàn toàn có độ tinh dầu thấp 0.5% đến 
0.8%. 
Ứng dụng : 
- Sản xuất nến. 
- Tạo lớp phủ cho các loại giấy hay vải sáp. 
- Tạo lớp phủ cho nhiều loại phó mát cứng, 
chẳng hạn phó mát Edam. 
- Tạo các mẫu trong nghiên cứu thuộc lĩnh 
vực mô học. 
- Chất đẩy rắn cho các loại tên lửa lai ghép. 
- Gắn xi cho bình, chai, lọ. 
Sáp Parafin 
Nến từ sáp Parafin 
- Trong da liễu học, nó được dùng làm thuốc làm mềm (giữ ẩm) 
- Được dùng cho các ván lướt sóng như là một thành phần của loại sáp dành cho ván 
lướt sóng. 
- Thành phần chủ yếu của sáp trượt, dùng trong các xki và ván trượt tuyết. 
- Trong vai trò của phụ gia thực phẩm, chất tạo độ bóng có số E bằng E905 chính là 
parafin cấp thực phẩm. 
- Các thử nghiệm parafin được sử dụng trong pháp y để phát hiện các hạt thuốc súng 
còn trong tay của người bị tình nghi. 
Sáp Parafin đã qua xử lí 1 nửa: Sáp KunLun (nơi sản xuất: Trung Quốc) 
4> Nhựa đường 
Tổng quát 
Các ankan với độ dài mạch cacbon khoảng từ 35 trở lên được tìm thấy trong bitum, được sử dụng chủ 
yếu trong nhựa đường để rải đường 
-Nhựa đường là một chất lỏng hay chất 
bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen, nó 
có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và 
trong một số trầm tích tự nhiên. Thành 
phần chủ yếu của nhựa đường là bitum. 
-Do có mạch Cácbon rất dài, khối lượng 
phân tử lớn, nhiệt độ nóng chảy cao nên 
nhựa đường có thể dễ dàng nấu chảy mà 
không lo cháy nổ như xăng dầu. 
-Nhựa đường có thể được tách ra từ các 
thành phần khác của dầu thô (chẳng 
hạn naphtha, xăng và dầu điêzen) bằng 
quy trình chưng cất phân đoạn, thông 
thường dưới các điều kiện chân không 
- Việc chia tách tốt hơn nữa có thể đạt 
được bằng cách xử lý tiếp các phần nặng 
nhất của dầu mỏ trong các khối khử 
nhựa đường sử dụng prôpan hoặc butan trong pha siêu tới hạn để hòa tan các phân tử 
nhẹ hơn và sau đó được tách ra. Có thể xử lý tiếp bằng cách "thổi" sản phẩm: cụ thể là 
bằng cách cho nó phản ứng với ôxy. Phương pháp này làm cho sản phẩm cứng và nhớt 
hơn. 
-Các trầm tích tự nhiên chứa nhựa đường bao gồm các hồ nhựa đường (chủ yếu khai 
thác từ hồ Trinidad ở Trinidad, hồ Bermudez ở Venezuela), gilsonit, biển Chết ở Israel và 
các loại cát hắc ín. 
Vận chuyển: 
-Nhựa đường đủ cứng để vận chuyển theo các đống rời (nó chỉ mềm đi khi bị nóng quá) 
vì thế đôi khi nó được trộn lẫn với dầu điêzenl hay dầu lửa cho dễ vận chuyển. Vào lúc 
giao hàng, các chất nhẹ hơn này sẽ được tách ra khỏi hỗn hợp. Hỗn hợp này thông 
thường được gọi là bitum nguyên liệu (BFS). 
-Ứng dụng lớn nhất của nhựa đường là sản xuất bê tông atphan để rải đường, nó chiếm 
khoảng 80% toàn bộ lượng nhựa đường thương phẩm được tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Việc gắn 
kết các ván ốp chiếm chủ yếu phần còn lại. Các ứng dụng khác còn có: làm thuốc xịt cho 
động vật, xử lý cột hàng rào và chống thấm nước cho công trình xây dựng. 
Phân loại nhựa đường: 
-Nhựa đường đặc nóng: được gia nhiệt ở nhiệt độ 120oC đến 145oC, được vận chuyển 
dưới dạng xá (lỏng). 
Toàn cảnh kho nhựa đường Thượng Lý, Hải Phòng 
-Nhựa đường đặc: được chứa trong thùng phuy, trong bao polymer ở nhiệt độ môi 
trường. Khi sử dụng phải đun nóng chảy để trở về trạng thái lỏng sau đó lấy ra khỏi phuy 
và đưa vào trạm trộn bê tông asphalt. 
-Nhựa đường MC, nhựa đường nhũ tương, nhựa đường polymer,: là các chế phẩm của 
nhựa đường ở dạng lỏng, được chứa trong các thùng phuy hoặc vận chuyển bằng xe 
bồn, ISO tank. 
Ứng dụng: 
Là nguyên vật liệu để sản xuất bê tông nhựa asphalt dùng trong thi công đường bộ, sân 
bay, bến bãi . 
Ngoài ra nhựa đường còn được dùng trong việc gắn kết các ván ốp chiếm chủ yếu phần 
còn lại. Các ứng dụng khác còn có: làm thuốc xịt cho động vật, xử lý cột hàng rào và 
chống thấm nước cho công trình xây dựng. 
*.Mở rộng thêm về bitum: 
Bitum là một loại chất lỏng hữu 
cơ có độ nhớt cao, màu đen, nhớp 
nháp. Tan được trong cacbon 
Bitum 
đisulfua (CS2),benzen, cloruafooc và 1 số dung môi hữu cơ khác. Theo nguồn gốc thì 
bitum có thể chia làm 3 loại chính: Bitum dầu mỏ, Bitum đá dầu, Bitum thiên nhiên.Nhựa 
đường và hắc ín là cách nói khác được sử dụng khi nhắc đến bitum. 
Sản xuất: 
Nguồn tự nhiên 
Bitum tự nhiên và các trầm tích nhựa đường có ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, chủ 
yếu là do các dầu khoáng thấm qua lòng đất. Mỏ nhựa đường tự nhiên lớn nhất và nổi 
tiếng nhất là hồ Trinidad, nó là hỗn hợp của khoảng 39% bitum, 32% khoáng chất khác 
và 29% nước và khí. 
Sản xuất nhân tạo 
Tổng sản lượng sản xuất bitum trên thế giới năm 1973 khoảng 90 triệu tấn. Năm 1979, 
sản lượng này đạt mức khoảng 100 triệu tấn và vẫn tiếp tục tăng cho đến nay, mặc dù với 
tỷ lệ tăng thấp hơn. 
Bằng tinh luyện và xử lý thì các loại bitum sau được sản xuất: 
 Bitum "thẳng": 
Là chất còn lại sau khi chưng cất trong chân không hay không khí các loại dầu mỏ chứa 
nhựa đường. Đối với các ứng dụng đặc biệt, cặn bitum loại chứa dầu hắc ín rất cứng có 
thể thu được nhờ chưng cất dầu mỏ đã qua crackinh. 
 Bitum "thổi": 
Được sản xuất bằng cách thổi luồng không khí ngược chiều với luồng bitum thẳng nóng 
chảy. Phản ứng ôxi hóa diễn ra dẫn tới việc khử hiđrô và polyme hóa các thành phần 
thơm và chưa no. Trong quá trình này, các phân tử vòng thơm cao phân tử lượng có thể 
được tạo ra. 
 Bitum "cắt bớt" (hay loại bitum lỏng hơn): 
Thu được bằng cách trộn bitum với các dung môi dầu mỏ hay dầu khoáng, đôi khi với 
hắc ín hay các chất thơm cao phân tử được chiết ra. 
 Bitum nhũ tương: 
Được tạo ra bằng cách nhũ tương hóa 50-65% bitum trong nước với sự tham gia của 0,5-
1,0% chất chuyển thể sữa, thông thường là xà phòng và nói chung được sử dụng ở dạng 
lạnh cho các mục đích công nghiệp và làm đường. 
Dầu Đá Phiến 
 Theo thuyết sinh vật học thì dầu mỏ được hình thành từ các vật chất hữu cơ được 
sinh ra sau quá trình phân rã xác các sinh vật thời tiền sử. Qua hàng thiên niên kỷ, 
các vật chất hữu cơ này trộn với bùn, và bị chôn sâu dưới các lớp trầm tích dày. 
 Môi trường áp suất lớn và nhiệt độ cao khi bị các lớp trầm tích đè lên đã khiến các 
vật chất hữu cơ này bị phân giải, hình thành dầu và khí. Dưới dạng khí lỏng chúng 
len lỏi trong các lớp đá có độ thấm và độ rỗng cao, và dồn về nơi có áp suất thấp 
hơn tạo thành các túi dầu thô và khí đốt. Đây chính là các mỏ dầu mà con người 
khai thác trong hơn 100 năm qua. 
 Tuy nhiên, với các vật chất hữu cơ này ở độ sâu chưa đủ tạo ra áp suất và nhiệt độ 
cao và ở những lớp đá có độ thấm và độ rỗng thấp thì dầu và khí dù được hình 
thành song không thể tập trung vào một chỗ để tạo thành các mở dầu khí. Khi đó, 
chúng sẽ tích tụ trong các lỗ hổng nhỏ, không liên thông, nằm xen kẽ giữa các lớp 
đá phiến. Dầu và khí được tạo ra trong trạng thái như vậy gọi là dầu khí đá phiến. 
 Theo một báo cáo được thực hiện năm 2013 của Cơ quan Thông tin năng lượng 
Hoa Kỳ (EIA) thì dầu đá phiến có mặt tại 41 quốc gia khác nhau với 137 có thể điểm 
khai thác được, trong đó bao gồm Mỹ, Nga, Canada, Trung Quốc, Brazil, Australia, 
một số quốc gia châu Âu và Bắc Phi. 
 Tổng trữ lượng dầu đá phiến có thể khai thác được theo tính toán của EIA là 345 tỉ 
thùng. Trong khi đó, tổng khối lượng khí đá phiến (shale gas) có thể khai thác được 
vào khoảng 206,6 ngàn tỉ mét khối. 
 Điều đáng nói là, trữ lượng dầu và khí đá phiến có thể khai thác được đã tăng lên 
đáng kể so với năm 2011, nghĩa là chỉ 2 năm trước đó. 
 Theo EIA, vào năm 2011, số quốc gia được cho là có trữ lượng dầu khí đá phiến có 
thể khai thác được chỉ là 32 quốc gia với tổng trữ lượng dầu là 32 tỉ thùng và khối 
lượng khí là 187,5 ngàn tỉ mét khối. 
 Cũng theo báo cáo này, Nga là quốc gia có trữ lượng dầu đá phiến lớn nhất thế 
giới với 75 tỉ thùng. Đứng ở vị trí thứ 2 chính là Mỹ với 58 tỉ thùng. Ở các vị trí tiếp 
theo là Trung Quốc, Argentina, Lybia, Australia, Venezuela với trữ lượng lần lượt là 
32, 27, 26 và 18 tỉ thùng. 
 Trong khi đó, trữ lượng khí đá phiến tập nhiều nhất ở Trung Quốc với 31,5 ngàn tỉ 
mét khối. Đứng thứ 2 là Argentina với 22,7 ngàn tỉ mét khối. Mỹ xếp vị trí thứ 4 với 
18,8 ngàn tỉ mét khối còn Nga xếp ở vị trí thứ 9 với 8 ngàn tỉ mét khối. 
 Tuy vậy, cần lưu ý rằng, trữ lượng dầu đá phiến (345 tỉ thùng) chỉ chiếm một phần 
mười tổng trữ lượng dầu thô trên toàn thế giới và trữ lượng khí đá phiến (206.6 
ngàn tỉ mét khối) chiếm khoảng một phần ba tổng trữ lượng khí đốt toàn thế giới. 
 Riêng đối với Mỹ, trữ lượng dầu và khí đá phiến chiếm khoảng một phần tư tổng 
trữ lượng dầu và khí. Trung Quốc mặc dù có trữ lượng khí đá phiến nhiều hơn gần 
gấp đôi Mỹ nhưng hiện nay vẫn loay hoay với bài toán khai thác thế nào cho hiệu 
quả. 
Xem Thêm: >Quá trình khai thác dầu đá phiến bằng phương pháp thủy lực phân 
rã(Video) Và Tàu khoan tạo giếng thăm dò và khai thác dầu khí (đã đính kèm trong file Ankan11D) 
Danh sách thành viên: >Xem Ankan11D 
Bản đồ phân bố trữ lượng dầu khí đá phiến trên thế giới. (Ảnh: EIA) 

File đính kèm:

  • pdfBai_37_Nguon_hidrocacbon_thien_nhien_20150726_100313.pdf
Giáo án liên quan